Mô hình khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong kế toán công tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước của một quốc gia, việc quản lý chi tiêu công hiệu quả là một trong những yêu cầu quan trọng của chính sách tài chính nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính công phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. Một trong những mô hình quản lý chi tiêu được nhiều

quốc gia áp dụng hiện nay là Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (viết tắt là MTEF). Đây là

khái niệm được đưa ra vào những năm 1980 và 1990 tại các quốc gia thuộc khối cộng

đồng châu Âu. Cho đến thời điểm hiện nay thì VN vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu về

khung lý thuyết của MTEF và quá trình áp dụng tại các nước thực tế như thế nào. Bằng

phương pháp nghiên cứu tổng quát hóa tài liệu và tổng hợp thông tin, mục tiêu chính

của bài viết là cung cấp một bức tranh toàn cảnh về lý thuyết của MTEF cùng với việc

triển khai tại ba quốc gia, qua đây rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng

ở VN trong thời gian tới.

pdf 6 trang yennguyen 4700
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong kế toán công tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong kế toán công tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Mô hình khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong kế toán công tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
76
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Toàn cầu hóa hiện đang là xu 
thế tất yếu, khách quan, tác động 
mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia, 
dân tộc, đến đời sống xã hội của 
cả cộng đồng nhân loại, cũng như 
cuộc sống của mỗi con người. Toàn 
cầu hoá không chỉ tạo ra cho các 
nước cơ hội, mà cả những thách 
thức to lớn về quá trình điều hành 
của chính phủ một nước. Khi quản 
lý một quốc gia thì việc tính toán 
sử dụng nguồn ngân sách nhà nước 
cho từng hoạt động, từng chương 
trình, từng đơn vị công và lớn hơn 
chính là dự tính cho từng năm. 
Tuy nhiên, trong thực tế thì giữa 
việc dự toán và số thực tế thường 
có một khoảng cách lớn, dẫn đến 
sự không thể chủ động của chính 
phủ khi thu, chi các khoản (Vũ Sỹ 
Cường, 2012). Bên cạnh đó, quản 
lý chi tiêu công hiện đại đòi hỏi mô 
hình quản trị tài chính công phải đạt 
được 3 yêu cầu chính: Phân bổ các 
nguồn lực tài chính theo các mục 
tiêu phù hợp với thứ tự ưu tiên; các 
khoản chi tiêu đạt được mục tiêu 
và kết quả đề ra ban đầu; kỷ luật tài 
khóa tổng thể được tôn trọng. Từ 
đó, thế giới đã đề xuất việc sử dụng 
mô hình xác lập các khoản chi tiêu 
của chính phủ không chỉ trong thời 
gian một năm, mà tính toán dài hạn 
hơn, thường là từ ba đến năm năm. 
Mô hình này gọi là khuôn khổ chi 
tiêu trung hạn, gọi tắt là phương 
pháp MTEF (Diamond, 2003). 
Đây là một quy trình soạn lập và 
xây dựng kế hoạch ngân sách minh 
bạch, trong đó đề ra giới hạn nguồn 
lực trung hạn được phân bổ từ trên 
xuống nhằm đảm bảo kỷ luật tài 
khóa tổng thể và đòi hỏi việc xây 
dựng dự toán chi phí thực hiện 
chính sách từ dưới lên, thống nhất 
với chính sách chi tiêu theo ưu tiên 
chiến lược. MTEF được xây dựng 
trên nhận thức nguồn lực tài chính 
của quốc gia có giới hạn và không 
tăng trong khoảng thời gian trung 
hạn nên cần phải áp dụng một mức 
trần ngân sách trong thời kỳ này 
(Heller, 2005). Áp dụng MTEF 
trong quản lý chi tiêu công nhằm 
khắc phục được tình trạng tăng 
Mô hình khuôn khổ 
chi tiêu trung hạn trong kế toán công 
tại một số quốc gia và bài học 
kinh nghiệm cho Việt Nam
ThS. Phạm Quang huy
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước của một quốc gia, việc quản lý chi tiêu công hiệu quả là một trong những yêu cầu quan trọng của chính sách tài chính nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính công phục vụ 
cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. Một trong những mô hình quản lý chi tiêu được nhiều 
quốc gia áp dụng hiện nay là Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (viết tắt là MTEF). Đây là 
khái niệm được đưa ra vào những năm 1980 và 1990 tại các quốc gia thuộc khối cộng 
đồng châu Âu. Cho đến thời điểm hiện nay thì VN vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu về 
khung lý thuyết của MTEF và quá trình áp dụng tại các nước thực tế như thế nào. Bằng 
phương pháp nghiên cứu tổng quát hóa tài liệu và tổng hợp thông tin, mục tiêu chính 
của bài viết là cung cấp một bức tranh toàn cảnh về lý thuyết của MTEF cùng với việc 
triển khai tại ba quốc gia, qua đây rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng 
ở VN trong thời gian tới.
Từ khóa: Khu vực công, MTEF, chi tiêu trung hạn, tài chính công, ngân sách 
nhà nước.
Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
77
giảm ngân sách một cách tùy tiện, 
thiếu minh bạch trong phân bổ 
nguồn lực và không có ưu tiên rõ 
ràng.
Khi sử dụng mô hình này thì 
việc lập kế hoạch chi ngân sách 
nhiều năm, sẽ khắc phục sự mất 
cân đối giữa các mục tiêu phát 
triển kinh tế - xã hội (Foster & 
Fozzard, 2000). MTEF cũng sẽ 
cho phép nâng cao hiệu quả chính 
sách tài khóa nhờ không gian tài 
khóa có tầm nhìn trung hạn, giúp 
cho việc lập kế hoạch và thực hiện 
chính sách tài khóa thuận lợi hơn 
và có sự gắn kết tốt hơn với các 
mục tiêu tài khóa trung hạn, khắc 
phục những bất cập giữa nhu cầu 
chi và khả năng hạn chế về nguồn 
lực, đảm bảo tính bền vững của 
tài khóa. Với những ưu điểm này 
thì bài viết sẽ tiến hành tìm hiểu 
khung lý thuyết cơ bản về MTEF 
cùng việc vận dụng tại một số quốc 
gia để có thể học tập một số kinh 
nghiệm cho VN thông qua ba phần 
nội dung sau đây.
2. Tổng quan lý luận về khuôn 
khổ chi tiêu trung hạn
Mô hình về khuôn khổ chi 
tiêu trung hạn được các quốc gia 
áp dụng đối với việc dự toán các 
khoản chi tiêu từ ngân sách nhà 
nước. Theo Alexander Hamilton 
(2013) thì ngân sách của một nước 
không chỉ dừng lại ở việc tính toán 
các con số, mà nó còn giúp phản 
ánh về tính chất ưu tiên, những nhu 
cầu, những cam kết của chính phủ 
đối với các chương trình đã, đang 
và sẽ thực hiện.
Vậy khuôn khổ chi tiêu trung 
hạn là gì? Theo Yan (2005) thì 
MTEF là một công cụ giúp liên 
kết giữa chính sách, kế hoạch và 
ngân sách trong một khoản thời 
gian trung hạn (thường được hiểu 
là khoảng ba năm) tại cấp độ chính 
phủ trung ương. Nó bao gồm việc 
hoạch định nguồn lực từ trên xuống 
và ước đoán từ dưới lên theo các 
chính sách hiện hành. MTEF sẽ 
giúp phản ánh, điều chỉnh sự phù 
hợp giữa những ưu tiên trong chính 
sách và ngân sách trong bối cảnh 
của việc lập ngân sách hàng năm; 
đồng thời nó sẽ hỗ trợ một cách 
tích cực đối với việc chuyển đổi 
ngân sách mỗi năm khi có sự thay 
đổi chính sách của quốc gia (EU, 
2007). Qua đó, có thể hiểu được 
MTEF sẽ hướng đến 6 mục tiêu cụ 
thể đối với ngân sách của khu vực 
công như sau:
- Tăng cường kỷ luật tài chính 
bằng việc ước tính số dư thực chất 
hơn đối với kinh tế vĩ mô.
- Tích hợp thứ tự ưu tiên chính 
sách khác nhau vào ngân sách năm 
để đảm bảo tính thích hợp.
- Giúp phân bổ nguồn lực giữa 
các ngành khác nhau và giữa các 
đơn vị trong cùng ngành.
- Tiên đoán ngân sách dài hơi 
hơn từng ngành bằng việc cung 
cấp tầm nhìn từ 3 đến 5 năm.
- Thúc đẩy hiệu quả cho quá 
trình hoạt động và làm cho chất 
lượng tăng cùng chi phi giảm.
- Nhấn mạnh đến trách nhiệm 
giải trình đối với các khoản chi tiêu 
công.
Đi sâu vào nội dung của lý 
thuyết MTEF trên thế giới, mô 
hình này đã đưa ra những hoạt 
động chính trong quá trình lập dự 
toán ngân sách theo một sơ đồ. 
Chính phủ các nước cần nhận thức 
rằng, thực chất MTEF và quá trình 
lập dự toán vừa là hai thành phần 
có tính chất tương đối tách biệt 
nhưng lại có quan hệ hỗ trợ nhau 
và kết hợp với nhau thành một chu 
trình thống nhất (Holmes & Evans, 
2003). Nó giúp xây dựng khả năng, 
sự ưu đãi, phát triển cơ chế phản 
hồi từ các cơ quan, bộ ngành, và 
phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ, 
quyền hạn giữa cơ quan tài chính 
và các đơn vị công khác. Sơ đồ này 
được biểu hiện qua Hình 1.
3. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn 
trong kế toán công ở một số 
quốc gia
Thông qua phần lý luận nêu 
trên, có thể nói một cách đơn giản 
là mô hình MTEF được xem là 
một quy trình phối hợp chặt chẽ 
giữa việc tính toán, xác định mức 
chi tiêu chung cho toàn bộ nền 
kinh tế ở cấp trung ương (còn gọi 
là kỷ luật tài khóa tổng thể) với 
Hình 1
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
78
việc phân bổ hạn mức đó cho các 
bộ phận, các ngành theo thứ tự ưu 
tiên thực thi của khu vực đó. Toàn 
bộ quá trình phân bổ nguồn ngân 
sách nhà nước như vậy phải đặt 
trong một bối cảnh thời gian trung 
hạn thường là 3 năm thay vì lập 
cho hàng năm như truyền thống 
trước đây (Hương Thảo, 2012). Từ 
đó, MTEF đã được đưa vào thực 
hiện tại một số nước với những nội 
dung cơ bản như sau:
3.1. Thái Lan
Phương pháp MTEF được 
nước này đưa vào thực hiện từ năm 
tài khóa 2003. Quá trình này được 
chính phủ xác định là gồm 2 công 
việc, đó là ước đoán theo phương 
thức tính toán từ trên xuống (top-
down) và tính toán từ dưới lên 
(bottom-up). Chu trình sẽ thực hiện 
2 công việc cơ bản, đó là:
- Ước đoán tài chính vĩ mô: dùng 
để thiết lập mức trần ngân sách dựa 
vào các loại nguồn lực (như thuế 
hay các chính sách tài chính khác 
nhau); các hạn chế của quốc gia có 
thể chịu ảnh hưởng (như nợ chính 
phủ hoặc công nợ tiềm tàng) và các 
giả định chung cho nền kinh tế.
- Ước đoán trên cơ sở vi mô: 
việc này dùng để thiết lập mức chi 
tiêu dựa trên cơ sở của các chính 
sách đang tồn tại tại bất kỳ cấp độ 
nào.
Với những công việc đó thì 
chính phủ Thái Lan đã thiết lập 
MTEF bằng việc thành lập hai loại 
khuôn khổ về ngân sách trước và 
chúng được thiết kế theo một quy 
trình thể hiện qua Hình 2
Dựa vào quy trình trên thì có thể 
thấy MTEF là nhân tố cốt lõi trong 
hệ thống chi tiêu của chính phủ, là 
sự kết nối giữa hai bộ phận trong 
một đất nước, đó là chính sách 
vĩ mô và mức ngân sách sử dụng 
(OECD, 2006). Từ đó, đi sâu vào 
quá trình MTEF của Thái Lan, đây 
là một chuỗi quy trình gồm 5 bước 
chính theo một sơ đồ như Hình 3
Thông qua mô hình của Thái 
Lan, có thể rút ra những bài học 
có giá trị là: dự đoán ngân sách 
trong thời gian của nhiều năm và 
thường là từ 2 đến 4 năm; hiểu biết 
được một cách khá đầy đủ về các 
cơ quan khác nhau thuộc chính 
phủ; giúp ổn định tình hình chính 
trị và kinh tế quốc gia (Schiavo & 
Tommasi, 1999).
3.2. Na Uy
Vương quốc Na Uy có nền 
chính trị xã hội ổn định, giáo dục 
phát triển nên có lực lượng lao 
động có trình độ khoa học kỹ thuật 
và tay nghề cao. Đây là quốc gia 
có hệ thống kinh tế xã hội ổn định 
và phát triển cao qua các năm tài 
chính. Na Uy là một quốc gia tương 
đối nhỏ với dân số chừng 4,6 triệu 
người, nhưng lại là nước xuất khẩu 
dầu lớn thứ ba trên thế giới. Na Uy 
là một trong những nước châu Âu 
đầu tiên ủng hộ VN ra nhập WTO. 
Nguồn: Ủy ban phát triển kinh tế xã hội quốc gia (NESDB)
Hình 2
Hình 3
Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
79
Do đó, quan hệ song phương VN 
– Na Uy luôn có những bước phát 
triển tích cực. Quốc hội Na Uy đã 
thông qua “Chiến lược châu Á” 
nhằm tăng cường quan hệ chính trị 
và mở rộng hợp tác kinh tế, thương 
mại, văn hoá lâu dài với các nước 
ở khu vực này. Trong những năm 
qua, nền kinh tế thế giới gặp nhiều 
khó khăn và chịu ảnh hưởng không 
nhỏ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế 
nhưng Na Uy vẫn giữ tốc độ phát 
triển khá tốt. Điều này có được do 
một trong những nguyên nhân là 
nước này có chiến lược trong việc 
sử dụng tiết kiệm nguồn ngân sách 
nhà nước. 
Đi vào chi tiết, Na Uy đã thiết 
lập một mô hình lập ngân sách 
dựa trên kết quả hoạt động (gọi là 
Performance Based Budgeting – 
PBB). Mô hình này đã được thiết 
kế nhằm hướng đến việc thực hiện 
một cách nghiêm túc, mang tính 
kỷ luật tài chính cao liên quan đến 
khuôn mẫu kinh tế vĩ mô. Ngoài 
ra, một đặc tính mà mô hình này 
cũng mong đợi hướng đến chính là 
sự cam kết về chính trị hay nói một 
cách khác là kiểm soát chi tiêu theo 
kết quả đầu ra. Nội dung chính của 
mô hình PBB chính là dựa trên một 
nền tảng quan trọng, đó là phương 
pháp MTEF sẽ làm cơ sở cho việc 
dự toán. Xét về cấu trúc về tài 
chính công của quốc gia, cách thức 
tổ chức các cơ quan nhà nước được 
sắp xếp theo Hình 4.
Theo Le Houerou & Robert 
(2002), dựa vào kết cấu tổ chức của 
các cơ quan thuộc chính phủ, nước 
này đã vận dụng PBB cũng như 
MTEF vào quá trình quản lý ngân 
sách nhà nước và ghi chép trong 
kế toán các đơn vị công với 6 công 
việc chính có nội dung như sau:
- Hình thành các mục tiêu về 
hoạt động của các tổ chức công có 
thể đo lường được.
- Sử dụng quy trình lập dự 
toán ngân sách theo hướng từ trên 
xuống.
- Phân cấp thực hiện ngân sách 
các đơn vị.
- Phân cấp việc quản trị nguồn 
nhân lực và chính sách quản lý số 
lượng, chất lượng nhân sự.
- Sử dụng nguồn lực hiệu quả 
hơn bằng việc đo lường chi phí 
một cách chính xác.
- Lập dự toán và thực hiện chế 
độ kế toán công theo cơ sở kế toán 
dồn tích.
Với những mảng phần hành do 
chương trình quản lý ngân sách và 
chi tiêu thực hiện như trên, có thể 
thấy rằng MTEF giúp cho ngân 
sách được lập dự toán theo gần 
như là khớp với thực tế phát sinh 
trong năm, giúp cho các thành viên 
của chính phủ có thể dựa quy định 
tài chính của quốc gia để dự đoán 
được tình hình chi tiêu trong năm 
hiện hành và những năm kế tiếp.
3.3. Áo
Tại nước này, quá trình cải cách 
tài chính công và quản lý ngân sách 
được điều hành thực hiện bởi Bộ 
tài chính. Đây là cơ quan được giao 
quyền để thực thi việc thiết lập các 
nội dung: chính sách tài khóa vĩ mô 
theo Luật về các định chế công, lập 
dự toán ngân sách trung ương và 
quy tắc thu chi ngân sách, văn bản 
về thuế và lệ phí, phương thức đánh 
giá tính hiệu quả của các chính sách 
kinh tế trong năm. Do quốc gia này 
cũng gặp một hạn chế trong ngân 
sách là tính lồng ghép giữa các cấp 
khá lớn, điều này tương đồng với 
VN, nên Áo đã quyết định tiến hành 
cải cách ngân sách liên bang theo 2 
giai đoạn của hai năm là 2009 và 
2013. Nội dung của hai giai đoạn 
này cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1 vào năm 2009: 
điểm quan trọng đáng chú ý trong 
giai đoạn này chính là quá trình 
chuyển đổi việc lập ngân sách năm 
sang việc áp dụng mô hình MTEF. 
Mô hình này giúp chính phủ thiết 
Hình 4
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
80
lập được trần chi tiêu hàng năm và 
lập được dự toán thu chi trong thời 
gian 4 năm. Mô MTEF giúp xác 
định được các khoản chi tiêu chính 
xác đến 75% tổng chi, phần còn lại 
là các biến động của từng cơ quan 
bộ ngành.
- Giai đoạn 2 vào năm 2013: Nội 
dung quan trọng được thực hiện cải 
cách trong năm này chính là việc 
chuyển đổi cơ sở kế toán của quốc 
gia, từ kế toán trên cơ sở tiền sang 
kế toán vừa cơ sở tiền và vừa cơ 
sở dồn tích. Với việc thay đổi này, 
chính phủ tập trung vào điều hành 
những việc sau: dự đoán tài chính 
dài hạn hơn trong thời gian lớn hơn 
30 năm, xác lập kỷ luật tài khóa và 
các ưu đãi, lập ngân sách trên cơ sở 
hoạt động. 
Các công việc được đưa ra trong 
từng giai đoạn nêu trên hướng đến 
bộ nguyên tắc cơ bản của ngân 
sách Áo, đó là TOTE. Cụ thể là 4 
nguyên tắc: Minh bạch ngân sách 
(Transparency), tập trung vào đầu 
ra (Outcomes), trung thực và hợp 
lý (True and Fair) và hiệu quả ngân 
sách (Efficiency). Các nguyên tắc 
này sẽ tập trung cải cách chế độ 
kế toán và lập ngân sách năm theo 
Hình 5.
Sự phối hợp về các báo cáo 
trên là một đầu ra quan trọng mà 
phương pháp MTEF hướng đến. 
Ngoài ra, nếu nhìn một cách tổng 
thể thì chu trình ngân sách theo 
MTEF sẽ được minh họa bằng sơ 
đồ sau để qua đây có thể thấy được 
từng khâu trong việc tính toán mức 
ngân sách cho mỗi năm. (Hình 6)
Tóm lại, MTEF là một cơ chế 
giúp phân bổ các nguồn lực công 
giữa các ngành và các hoạt động 
của một ngành trong phạm vi mức 
trần ngân sách xác định trước. Nói 
cách khác, MTEF giúp phân bổ 
nguồn tài chính công hạn chế phù 
hợp với chính sách và các ưu tiên 
chiến lược của chính phủ trong một 
không gian tài khóa nhiều năm, có 
xét đến chi phí cơ hội của các quyết 
định.
3.4. Một số bài học kinh nghiệm 
cho VN khi thực hiện MTEF
Khung chi tiêu trung hạn là một 
quy trình minh bạch về hoạch định 
ngân sách và lập kế hoạch trong 
đó chính phủ và các cơ quan trung 
ương thiết lập các hợp đồng đáng 
tin cậy cho việc phân bổ các nguồn 
lực nhà nước theo những ưu tiên 
chiến lược mà vẫn đảm bảo được 
kỷ luật tài chính tổng thể. Nhìn 
chung, MTEF là một phương pháp 
thiết lập ngân sách theo hướng tiếp 
cận khoảng thời gian trung hạn, 
thường là 3 năm và tiếp nối theo 
những năm sau đó. MTEF dùng 
để lập kế hoạch trong nhiều năm. 
Ngân sách năm sắp tới (N+1) sẽ 
nhằm trong phạm vi ngân sách của 
một số năm. Kỳ kế hoạch trung 
hạn từ 3 đến 5 năm. Năm năm là 
tương đối thông dụng bởi vì nó 
phù hợp với khuôn khổ của các 
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 
năm năm, mà kế hoạch này được 
Hình 5
Nguồn: Budgeting in Austria - Christina Schilhan (April, 2011)
Nguồn: Austrian Federal Ministry of Finance (2012)
Hình 6
Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
81
xây dựng ở nhiều nước chuyển đổi. 
Tuy nhiên chất lượng và khả năng 
thực tế của bất kỳ một dự báo chi 
tiết và thu ngân sách cho bốn năm 
năm thường là rất hạn chế. Hơn thế 
nữa, MTEF được dùng cho toàn 
ngành. Một bộ thông số xây dựng 
MTEF không phải chỉ thể hiện 
cho các nguồn ngân sách mà còn 
sử dụng cho việc kiểm soát đơn vị 
nào sẽ chi tiêu các nguồn lực đó 
và liệu các nguồn này có phải trực 
tiếp từ bộ thông qua bộ chủ quản 
hoặc trực tiếp cho các thể chế có 
liên quan hay không, hay là từ các 
nguồn khác. Do đó, từ những công 
việc mà các nước đã thực hiện, có 
thể rút ra một số bài học và đặc 
điểm về các nội dung đã làm cho 
VN như sau:
- Khi thực hiện thiết lập theo 
mô hình MTEF, các nước thường 
phải theo 7 bước cơ bản như sau: 
ước tính sự phát triển của các 
nguồn lực, xác định được giới hạn 
các nguồn lực đó trong khuôn khổ 
trung hạn, lập chương trình cho các 
khu vực, xem xét tính khả thi các 
chương trình này, nộp các chương 
trình sau khi đã điều chỉnh cho 
chính phủ, quyết toán ngân sách và 
báo cáo quốc hội, rà soát và thực 
hiện quay vòng công việc.
- Thiết lập MTEF luôn gắn liền 
và có mối quan hệ chặt chẽ với quá 
trình cải cách tài chính công và kế 
toán thu, chi ngân sách nhà nước 
của một quốc gia. Theo đó, hướng 
đến việc hoàn thiện dần hệ thống kế 
toán thu, chi ngân sách VN và lập 
dự toán theo hướng dài hạn, thống 
nhất quản lý chi tiêu công giữa các 
đơn vị, vùng miền, tỉnh thành của 
quốc gia.
- Khi tiến hành cải cách tài chính 
và làm theo MTEF thì chính phủ 
các nước luôn hướng đến 6 nguyên 
tắc nền tảng, đó là: tính minh bạch 
và trách nhiệm giải trình; tính đầy 
đủ trong ngân sách; khả năng có 
thể dự đoán về nguồn lực và các 
chính sách; tính linh hoạt; tính có 
thể kiểm tra đối chiếu; tính hiện 
hữu và sự chia sẻ thông tin.
- Tiếp cận theo hướng hài hòa 
hoặc hội tụ với hệ thống chuẩn 
mực kế toán công quốc tế, bởi lẽ 
điều này sẽ mang lại sự minh bạch, 
rõ ràng trong ngân sách, giúp quá 
trình lập dự toán dễ dàng và số liệu 
sẽ phù hợp hơn với các chính sách 
hay chương trình mục tiêu hàng 
năm.
4. Kết luận
Con đường đưa MTEF vào 
áp dụng trên diện rộng ở VN còn 
nhiều khó khăn và để áp dụng 
MTEF thành công cần xây dựng lộ 
trình hợp lý và kế hoạch hành động 
khả thi ở cấp quốc gia, ngành và 
địa phương nhằm từng bước khắc 
phục các khó khăn, thách thức. 
Lập kế hoạch ngân sách trung hạn 
là việc cần làm để bảo đảm sự bền 
vững của nền tài chính quốc gia, 
trong đó hướng đến sự cân bằng 
giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết 
kiệm và đầu tư đồng thời cơ cấu lại 
nguồn thu. Khi có được kế hoạch 
chi tiêu trung hạn sẽ kiểm soát chi 
tiêu bền vững. Chi tiêu trung hạn 
được xây dựng dựa trên nhận thức 
nguồn lực tài chính của quốc gia. 
Để đạt được những kết quả cao hơn 
từ những nguồn lực hiện có đòi hỏi 
phải thiết lập các công cụ để phân 
bổ nguồn lực này phù hợp với mục 
tiêu chiến lược ưu tiên. Chi tiêu 
trung hạn là phương pháp soạn lập 
ngân sách được xác định trong một 
giai đoạn dài hơn, trong đó giới hạn 
nguồn lực tổng thể từ trên xuống 
và kết hợp với các dự toán kinh phí 
từ dưới lên, từ đó hợp thành chính 
sách chi tiêu được phân bổ phù hợp 
với các ưu tiên chiến lược đã được 
Chính phủ chấp nhận. 
(Xem tiếp trang 100)

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_khuon_kho_chi_tieu_trung_han_trong_ke_toan_cong_tai.pdf