Mô hình trò chuyện tiếng Anh với người nước ngoài qua phần mềm Skype (Vietskype) tại khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bài báo này sẽ giới thiệu mô hình của dự án VietSkype, nói chuyện với tình nguyện viên nước

ngoài thông qua Skype, đã được áp dụng thành công tại Khoa Ngoại ngữ. Bài viết sẽ trình bày cơ

sở lí luận về mô hình học tập ngoài lớp học thông qua phần mềm Skype, chỉ ra những lợi ích khi

sử dụng phương thức lớp học này, từ đó đề xuất quy trình ứng dụng phần mềm Skype trong phát

triển kỹ năng khẩu ngữ cho sinh viên trong hoàn cảnh dạy học của Việt Nam, đặc biệt là tại các cơ

sở đào tạo đại học. Bài viết cùng trình bày thử nghiệm thực tế mô hình VietSkype tại Khoa Ngoại

ngữ - Đại học Thái Nguyên bao gồm các bước tiến hành và bước đầu đánh giá về tính hiệu quả của

mô hình này.

pdf 6 trang yennguyen 6060
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình trò chuyện tiếng Anh với người nước ngoài qua phần mềm Skype (Vietskype) tại khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình trò chuyện tiếng Anh với người nước ngoài qua phần mềm Skype (Vietskype) tại khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Mô hình trò chuyện tiếng Anh với người nước ngoài qua phần mềm Skype (Vietskype) tại khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 201(08): 19 - 24 
 Email: jst@tnu.edu.vn 19 
MÔ HÌNH TRÒ CHUYỆN TIẾNG ANH VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 
QUA PHẦN MỀM SKYPE (VIETSKYPE) TẠI KHOA NGOẠI NGỮ 
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
Nguyễn Thị Minh Loan 
 Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Bài báo này sẽ giới thiệu mô hình của dự án VietSkype, nói chuyện với tình nguyện viên nước 
ngoài thông qua Skype, đã được áp dụng thành công tại Khoa Ngoại ngữ. Bài viết sẽ trình bày cơ 
sở lí luận về mô hình học tập ngoài lớp học thông qua phần mềm Skype, chỉ ra những lợi ích khi 
sử dụng phương thức lớp học này, từ đó đề xuất quy trình ứng dụng phần mềm Skype trong phát 
triển kỹ năng khẩu ngữ cho sinh viên trong hoàn cảnh dạy học của Việt Nam, đặc biệt là tại các cơ 
sở đào tạo đại học. Bài viết cùng trình bày thử nghiệm thực tế mô hình VietSkype tại Khoa Ngoại 
ngữ - Đại học Thái Nguyên bao gồm các bước tiến hành và bước đầu đánh giá về tính hiệu quả của 
mô hình này. 
Từ khóa: VietSkype; mô hình; giao tiếp; môi trường; khẩu ngữ. 
Ngày nhận bài: 05/11/2018; Ngày hoàn thiện: 23/4/2019; Ngày duyệt đăng: 06/6/2019 
MODEL OF VIETSKYPE PROJECT AT THE SCHOOL OF FOREIGN 
LANGUAGES - THAI NGUYEN UNIVERSITY 
Nguyen Thi Minh Loan 
TNU – School of Foreign Languages 
ABSTRACT 
This article will introduce the model of VietSkype project, English conversations with volunteers 
from English speaking countries through Skype, has been successfully applied in the School of 
Foreign Languages. The article shows the benefits of using Skype, thereby suggesting the model 
of VietSkype to develop students’ oral communication in the context of teaching in Vietnam, 
especially at institutions of higher education. This article also presents the experimental model of 
VietSkype at the School of Foreign Languages - Thai Nguyen University and initial evaluation of 
the effectiveness of this model. 
Key words: VietSkype; model; communication; environment; oral proficiency. 
Received: 05/11/2018; Revised: 23/4/2019; Approved: 06/6/2019 
Email: loannguyen.sfl@tnu.edu.vn 
Nguyễn Thị Minh Loan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 19 - 24 
 Email: jst@tnu.edu.vn 20 
1. Phần mở đầu 
Hiện nay, sinh viên ngôn ngữ nói chung và 
sinh viên chuyên ngành tiếng Anh nói riêng 
của Khoa Ngoại ngữ chưa có nhiều cơ hội tiếp 
xúc với ngôn ngữ đang theo học. Trong khi 
sinh viên có thể tự rèn luyện kỹ năng đọc và 
viết thì kỹ năng nghe và nói cần một môi 
trường để thực hành tiếng. Trong đó, luyện tập 
với người bản địa là cách nhanh nhất để người 
học vận dụng, phát huy và phát triển kỹ năng 
tiếng của mình. Vì vậy, việc xây dựng một môi 
trường thực hành tiếng, mà ở đó, sinh viên 
được trực tiếp tham gia vào các cuộc đối thoại 
với các cá nhân đến từ các quốc gia nói tiếng 
Anh là điều vô cùng cần thiết trong nỗ lực 
nâng cao hiệu quả việc dạy và học ngoại ngữ 
của Khoa Ngoại ngữ nói chung và Đại học 
Thái Nguyên (ĐHTN) nói riêng. 
Một vấn đề quan trọng cần quan tâm nữa là 
người học, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh 
tại ĐHTN có rất nhiều đặc điểm khác biệt so 
với các trường Đại học khác như trình độ đầu 
vào, đặc điểm vùng miền, dân tộc, tiếng mẹ 
đẻ khác nhau. Việc đạt chuẩn C1 đối với đại 
đa số sinh viên gặp rất nhiều khó khăn và 
thách thức đối với cả thầy và trò tại các 
trường có đào tạo chuyên ngữ thuộc ĐHTN. 
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã thực 
hiện một dự án có tên là VietSkype nhằm 
mục đích nâng cao khả năng khẩu ngữ cũng 
như nhận thức về văn hoá của sinh viên học 
tiếng Anh. Dự án này tập trung vào một công 
cụ công nghệ cụ thể nhằm giải quyết những 
thiếu sót hiện có trong lớp học ngoại ngữ 
(Blake, 2008) [1]. Những khó khăn phổ biến 
này có thể dễ dàng giải quyết bằng cách thực 
hiện nói chuyện qua Skype, tạo cơ hội tuyệt 
vời cho sự phát triển năng lực nói tiếng Anh 
và năng lực liên văn hoá. Việc xây dựng một 
mô hình giảng dạy và học tập ứng dụng hiệu 
quả cũng sẽ góp phần giải quyết vấn đề chuẩn 
đầu ra của sinh viên, nâng cao chất lượng đào 
tạo của ĐHTN. 
Về mặt lý luận, mô hình này sẽ góp phần khoả 
lấp khoảng trống về lý luận đối với việc học 
ngoại ngữ không chính thức trong bối cảnh 
ngôn ngữ đích được sử dụng rất ít bên ngoài 
lớp học. Tiếp cận từ góc độ thực tiễn, việc kết 
hợp hoạt động dạy học trong các lớp học ngoại 
ngữ và việc hình thành môi trường hoạt động 
ngoài lớp học là việc cần thiết giúp cho sinh 
viên có cơ hội tiếp xúc và sử dụng các kiến 
thức đã học vào giao tiếp thực tế và giúp họ có 
cơ hội phát triển năng lực tiếng Anh một cách 
tối đa, đặc biệt là năng lực sử dụng ngôn ngữ 
đích một cách tự nhiên, thuần thục phục vụ các 
nhu cầu giao tiếp hàng ngày và trong công 
việc. Nghiên cứu của Collentine và Freed 
(2004) [2] và những nhận định của Krashen 
(1982, 2012) [3] [4] có ý nghĩa rất lớn trong 
việc tổ chức, triển khai các chương trình tăng 
cường cho các lớp học truyền thống bằng cách 
bù đắp những hạn chế mà cách tổ chức dạy 
học này chưa giải quyết được. Có thể thấy, 
trong khi trong lớp chính quy có thế mạnh giúp 
người học lĩnh hội những kiến thức về ngôn 
ngữ đích thì hạn chế của nó là chưa giúp người 
học sử dụng được ngoại ngữ một cách tự tin, 
thành thục. Chính vì vậy, những tương tác bên 
ngoài lớp học giữ vai trò then chốt trong việc 
phát triển năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ 
của người học. 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Hình thức giao tiếp được hỗ trợ bằng 
máy tính (CALL) 
CALL đã nhận được sự chú ý đáng kể trong 
suốt 20 năm qua để nâng cao việc dạy và học 
ngoại ngữ. Sự ra đời của công nghệ đã làm 
cho CALL có thể đáp ứng được nhu cầu của 
người học ngoại ngữ trong các ngữ cảnh khác 
nhau (Levy & Stockwell, 2006) [5]. CMC 
hoạt động tốt cho giảng dạy kỹ năng nói tiếng 
Anh, đặc biệt trong môi trường tiếng Anh là 
ngoại ngữ. Theo Chang (2007) [6], có hai loại 
CMC: không đồng bộ thông tin liên lạc máy 
tính trung gian (ACMC) (ví dụ như e-mail, 
bảng thông báo, và diễn đàn thảo luận) và 
đồng bộ thông tin liên lạc máy tính trung gian 
(SCMC) (ví dụ như Skype, Blackboard, và 
Adobe Connect). 
So với ACMC, được mô tả là sự tương tác 
trên mạng, nơi thường xuyên có sự chậm trễ 
đáng kể giữa việc tiếp nhận và đáp lại tin 
nhắn (Murray, 2000) [7], SCMC dùng để chỉ 
giao tiếp viễn thông trực tuyến kết hợp các 
chức năng văn bản, video và âm thanh để 
người học có thể giao tiếp và tương tác với 
Nguyễn Thị Minh Loan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 198(05): 19 - 24 
 Email: jst@tnu.edu.vn 21 
nhau qua máy tính và Internet. Có hai loại 
công nghệ SCMC: SCMC dựa trên văn bản 
và SCMC dựa trên giọng nói. SCMC dựa trên 
giọng nói quan trọng hơn trong việc dạy và 
học tiếng Anh vì nó là một công cụ hiệu quả 
để tạo ra một cộng đồng học ngôn ngữ trong 
đó người học học ngôn ngữ giao tiếp miệng 
với các đối tác nhằm chia sẻ ý tưởng và ý 
kiến của họ (Tsui, 2001) [8]. 
2.2. Phần mềm Skype 
Trong số tất cả các phần mềm SCMC dựa 
trên giọng nói, Skype đã nhận được nhiều sự 
chú ý. Theo Chang (2007) [6], Skype dường 
như được coi là phần mềm được thiết kế tốt 
nhất vì tính năng truy cập của nó. 
Skype cung cấp không chỉ một - một, một - 
nhiều - nhiều, mà còn rất nhiều văn bản trực 
tuyến và mạng thoại. Do đó, Skype đã được 
áp dụng vào giảng dạy / học ngoại ngữ trên 
toàn thế giới, và một trong những lợi ích lớn 
nhất của nó là nó tạo điều kiện cho việc học 
song song. Nói chung, Skype là một lựa chọn 
tốt có thể cải thiện năng lực khẩu ngữ của 
người học. 
Những lợi ích mà phương thức học tập này 
mang lại thường có biên độ rộng hơn những 
tác động trong lớp học, ví dụ: 
- Giúp người học phát triển các bình diện 
ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và ngữ dụng 
- Học thông qua tương tác và kiến tạo nội 
dung có nghĩa 
- Cải thiện cả mức độ trôi chảy và chính xác 
trong sử dụng ngôn ngữ đích 
- Mở rộng cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ đích 
(cụ thể là tiếng Anh) 
- Tận dụng được các thể thức học tập khác 
nhau, phong cách học khác nhau 
- Phát triển kỹ năng tự học, năng lực tự chủ 
trong học tập 
- Phát triển việc sử dụng các chiến lược 
giao tiếp. 
3. Mô hình Vietskype 
3.1. Mục tiêu chương trình 
- Tạo môi trường để sinh viên Khoa Ngoại 
ngữ nói riêng và sinh viên các trường trong 
ĐHTN luyện tập và phát triển kỹ năng khẩu 
ngữ tiếng Anh với người bản ngữ ngay tại nhà 
thông qua công cụ trực tuyến. 
- Thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa giữa các tình 
nguyện viên đến từ các quốc gia nói tiếng 
Anh trên thế giới và sinh viên tại ĐHTN. 
3.2. Đối tượng tham gia 
- Đối tượng: sinh viên thuộc ĐHTN. 
- Sinh viên muốn tham gia đăng kí trực tiếp 
với Câu lạc bộ (CLB) tiếng Anh của trường 
hoặc Bộ môn tiếng Anh. 
3.3. Các bước tổ chức chính 
- Bước 1: tuyển tình nguyện viên (TNV) 
thông qua hình thức online và phỏng vấn 
TNV qua Skype. 
- Bước 2: tuyển sinh viên dựa trên số lượng 
TNV và phỏng vấn qua Skype. 
- Bước 3: tổ chức hướng dẫn sinh viên sử 
dụng phần mềm ghi lại cuộc trò chuyện 
(screen cast omatic) hoặc các lưu ý khi cần 
thiết; hướng dẫn sinh viên chọn thời gian nói 
chuyện phù hợp với thời gian của TNV; làm 
một bài kiểm tra đánh giá khả năng giao tiếp 
của sinh viên trước khi tham gia chương trình. 
- Bước 4: sinh viên nói chuyện và ghi chép lại 
video thông qua phần mềm ghi màn hình và 
gửi cho Ban tổ chức (BTC) qua email hàng 
tuần; sinh viên điền vào nhật kí trò chuyện sau 
mỗi buổi nói chuyện để nghiên cứu về sau. 
- Bước 5: nghiên cứu sự thay đổi năng lực của 
sinh viên sau một khoảng thời gian nhất định 
thông qua bài kiểm tra sau khi tham gia 
chương trình, các video được gửi lại và nhật 
kí hàng tuần. 
3.4. Thời lượng: Khóa học kéo dài 3 tháng 
bao gồm 12 tuần với 12 chủ đề. Sinh viên và 
TNV sẽ dành 45 phút đến 1 tiếng mỗi tuần 
cho một chủ đề. 
3.5. Yêu cầu sinh viên khi tham gia 
chương trình 
- Có mong muốn thực sự để nâng cao trình độ 
tiếng Anh của bản thân và có trách nhiệm với 
thời gian và TNV mà mình đã đăng kí. 
- Có thể thay đổi thời gian trò chuyện từ ban 
đầu nếu phù hợp hơn với lịch của bản thân. 
- Cần báo lại với BTC mọi thay đổi thông qua 
điện thoại hoặc email. Điều này là cần thiết vì 
nhiều thay đổi nhỏ sẽ đem lại những thay đổi 
lớn cho chương trình. 
- Trong thời gian ôn thi sinh viên vẫn nói 
chuyện bình thường và có thể nhờ TNV 
hướng dẫn phần nói Tiếng Anh. 
- Không đề cập tới những vấn đề chính trị, 
sắc tộc hoặc tôn giáo hoặc các vấn đề nhạy 
cảm khác. 
Nguyễn Thị Minh Loan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 19 - 24 
 Email: jst@tnu.edu.vn 22 
3.6. Nội dung cụ thể 
Tuần Chủ đề 
1 
Greetings (chào hỏi) 
Sinh viên có thể chào hỏi một cách tự nhiên với người nước ngoài và chia sẻ với TNV về các 
cách chào hỏi tại Việt Nam. 
2 
Food (các món ăn) 
Sinh viên có thể gọi món ăn trong nhà hàng và chia sẻ về một số món ăn truyền thống nổi tiếng 
tại Việt Nam hoặc cách chế biến. 
3 
Climate (khí hậu) 
Sinh viên có thể mô tả, chia sẻ đơn giản về khí hậu ở Việt Nam và so sánh với khí hậu của quốc 
gia TNV đang sinh sống. 
4 
Hobbies (sở thích) 
Sinh viên có thể chia sẻ với TNV về sở thích của bản thân mình và chia sẻ về sở thích số đông 
người Việt Nam ở tuổi của họ muốn làm. 
5 
Friends (bạn bè) 
Sinh viên có thể chia sẻ với TNV về những người bạn của mình, công việc thường làm với nhau... 
6 
Family (gia đình) 
Sinh viên có thể chia sẻ về cuộc sống gia đình của bản thân và những truyền thống gia đình họ giữ gìn. 
7 
Holidays (các ngày lễ) 
Sinh viên có thể chia sẻ với TNV về các ngày lễ quan trọng tại Việt Nam: mọi người làm gì và vì sao... 
8 
Languages (ngôn ngữ) 
Sinh viên có thể dạy TNV một số từ đơn giản tiếng Việt như: xin chào, tạm biệt và chia sẻ những 
điều liên quan đến tiếng Việt cũng như tiếng Anh. 
9 
Arts (nghệ thuật) 
Sinh viên có thể chia sẻ về những hình thức nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như dân ca. 
10 
Clothes (trang phục) 
Sinh viên có thể chia sẻ về loại trang phục đang được ưa chuộng tại Việt Nam và trang phục 
truyền thống của người Việt. 
11 
Habbits (thói quen) 
Sinh viên có thể chia sẻ về những thói quen làm việc hằng ngày, công việc của một ngày thường làm. 
12 
Health (sức khỏe) 
Sinh viên có thể chia sẻ về các vấn đề sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình. 
3.7. Tiến trình thực hiện 
Giai đoạn Công việc Người thực hiện Ghi chú 
Trước khi thực hiện 
- Phỏng vấn sinh viên đăng ký tham gia nhằm 
khảo sát năng lực. 
- Thu thập thông tin TNV, sắp xếp lịch trình. 
Bộ môn tiếng Anh 
CLB tiếng Anh 
Trong khi thực hiện 
- Tổ chức các cuộc trò chuyện bằng công cụ 
trực tuyến có sự hỗ trợ của các giảng viên 
hoặc thành viên CLB. 
- Thường xuyên ghi chép lại các phát hiện hay 
sự thay đổi trong quá trình thực hiện. 
Bộ môn tiếng Anh 
CLB tiếng Anh 
Sau khi thực hiện 
- Thực hiện phỏng vấn hoặc kiểm tra sinh viên 
đã tham gia nhằm đánh giá mức độ hứng thú, 
phát triển khả năng khẩu ngữ của sinh viên. 
- Báo cáo lại kết quả. 
Bộ môn tiếng Anh 
CLB Tiếng Anh 
4. Áp dụng mô hình Vietskype tại Khoa 
Ngoại ngữ 
Để tối đa hóa cơ hội giao tiếp với người nước 
ngoài, một dự án thử nghiệm được tiến hành 
cho sinh viên tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ 
nhằm tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với 
ngôn ngữ đích thông qua trò chuyện trực tiếp 
với người nước ngoài qua mạng Internet. Dự 
án “Trò chuyện tiếng Anh với người nước 
ngoài qua phần mềm Skype” giúp kết nối sinh 
viên với những người nói tiếng Anh ở khắp nơi 
trên thế giới. Chương trình đã được thí điểm 
Nguyễn Thị Minh Loan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 198(05): 19 - 24 
 Email: jst@tnu.edu.vn 23 
với nhóm sinh viên tiếng Anh gồm 20 em. Các 
em này được thường xuyên trò chuyện với hơn 
20 TNV đến từ các quốc gia khác nhau như 
Canada, Mỹ, Úc, Phillipines, Venezuela, 
Vương quốc Anh, Ấn Độ, nhưng phần lớn có 
quốc tịch Mỹ và Canada. Hầu hết những TNV 
này đều làm trong lĩnh vực giáo dục và đa số là 
những người về hưu. 
Dự án được thực hiện qua các bước sau: 
4.1. Trước khi thực hiện 
Các nhà nghiên cứu đã nhờ ông Roger 
Gillespie, một người Canada, tuyển TNV cho 
chương trình thông qua hình thức online và 
phỏng vấn TNV qua Skype. Đây là đường link 
của Trang tuyển TNV chính thức: 
Sau đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục tuyển sinh 
viên tham gia khóa học dựa trên số lượng TNV 
và phỏng vấn sinh viên qua Skype. 
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một bài kiểm 
tra nói và nghe theo dạng thức IELTS trước 
khi triển khai mô hình VietSkype để kiểm tra 
kỹ năng nói của sinh viên trước khi tham gia 
khóa học. 
4.2. Trong khi thực hiện 
Các nhà nghiên cứu đã tổ chức hướng dẫn sinh 
viên sử dụng phần mềm ghi lại cuộc trò chuyện 
(screen cast omatic) hoặc các lưu ý khi cần 
thiết; hướng dẫn sinh viên chọn thời gian nói 
chuyện phù hợp với thời gian của TNV. 
Sinh viên được yêu cầu nói chuyện và ghi 
chép lại video thông qua phần mềm ghi màn 
hình cuộc trò chuyện của sinh viên với TNV, 
sau đó UPLOAD lên đường dẫn do giáo viên 
đưa ra (https://goo.gl/uPSQrw) và lưu nó theo 
định dạng: Order_date / month / year_topic). 
4.3. Sau khi thực hiện 
Sau khi kết thúc khóa học, các nhà nghiên 
cứu tiến hành đánh giá sự thay đổi về năng 
lực nói tiếng Anh của sinh viên thông qua bài 
kiểm tra theo dạng thức IELTS (đã làm ở giai 
đoạn trước chương trình). Bên cạnh đó, sự 
thay đổi về năng lực nói tiếng Anh của sinh 
viên cũng được đánh giá thông qua các video 
và phiếu điều tra dành cho TNV. 
5. Kết quả 
Do khuôn khổ của bài báo, chúng tôi không 
trình bày tường minh các đánh giá định lượng 
mà chỉ trình bày tóm tắt các kết quả khảo sát 
ở Khoa Ngoại ngữ để minh chứng tính hiệu 
quả của dự án VietSkype. Kết quả được thống 
kê như sau: 
5.1. Kết quả bài kiểm tra 
Hiệu quả của dự án đã được đánh giá qua kết 
quả so sánh điểm nghe và nói của 20 sinh 
viên trước và sau khi tham gia dự án. Kết quả 
cho thấy cả kỹ năng nghe và nói của sinh viên 
tham gia dự án qua Skype đều được cải thiện. 
5.2. Kết quả phiếu điều tra 
Khảo sát đối với 20 sinh viên tham gia dự án 
và 20 TNV nước ngoài cũng cho thấy những 
tác động rất tích cực của dự án đến thái độ và 
động lực của sinh viên. 
Tất cả sinh viên và TNV đều đồng ý rất cao 
với ý kiến cho rằng sinh viên đã có sự tiến 
triển đáng kể về kỹ năng nghe nói sau khi 
tham gia dự án. Đặc biệt, TNV có ý kiến đồng 
tình rất cao về sự thay đổi thái độ, hứng thú, 
tương tác và phát âm của sinh viên tham gia 
dự án. Sự ủng hộ của sinh viên và TNV đối 
với việc duy trì hoạt động này cũng rất cao. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc sinh 
viên thực hành tiếng Anh thông qua trò 
chuyện với người nước ngoài qua mạng 
Internet có tác dụng đáng kể cho việc cải 
thiện kỹ năng nghe và nói của sinh viên. 
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng hoạt động trò 
chuyện với người nước ngoài cũng giúp thúc 
đẩy trao đổi văn hóa giữa sinh viên Việt Nam 
và người nước ngoài, qua đó tăng cường mở 
rộng kiến thức và hình thành tâm lý tự tin khi 
giao tiếp cho sinh viên. 
5.3. Đánh giá chung: Kết quả trên đây đã 
chứng minh việc vận dụng mô hình 
VietSkype tại Khoa Ngoại ngữ đã có hiệu quả 
bước đầu nhằm góp phần phát huy tính tích 
cực của người học và giúp nâng cao khả năng 
khẩu ngữ tiếng Anh cho sinh viên chuyên 
ngành tiếng Anh. 
Nguyễn Thị Minh Loan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 19 - 24 
 Email: jst@tnu.edu.vn 24 
6. Kết luận 
Thông qua mô hình áp dụng phần mềm Skype 
vào môi trường giảng dạy thực tế tại Khoa 
Ngoại ngữ, các nhà nghiên cứu nhận thấy mô 
hình đã giúp nâng cao khả năng khẩu ngữ 
tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành tiếng 
Anh cụ thể như sau. Thứ nhất mô hình đã giải 
quyết vấn đề thiếu môi trường giao tiếp cho 
sinh viên chuyên ngành tiếng Anh bằng cách 
đem người bản ngữ đến với sinh viên thông 
qua công cụ trực tuyến miễn phí Skype. Thứ 
hai, mô hình đã giúp sinh viên luyện tập thêm 
nội dung trên lớp học bằng cách tích hợp nội 
dung các cuộc trò chuyện giữa tình nguyện 
viên và sinh viên theo nội dung học trên lớp. 
Dựa trên kết quả nghiên cứu kể trên, đề tài 
cũng đưa ra một số gợi ý sau. Đối với mô 
hình VietSkype đã được đánh giá qua nghiên 
cứu, nên tiến hành áp dụng trên diện rộng cho 
sinh viên của Khoa Ngoại ngữ và thực hiện 
chuyển giao đến các cơ sở khác trong ĐHTN. 
Thậm chí, mô hình này đã thực hiện thành 
công với các ngành đào tạo tiếng Anh cũng có 
thể áp dụng cho các ngành đào tạo ngoại ngữ 
khác trong Khoa Ngoại ngữ. Cần tiếp tục tiến 
hành đánh giá mô hình này để có cơ sở khoa 
học nhân rộng mô hình cho số lượng sinh 
viên lớn hơn và chuyển giao mô hình cho các 
đơn vị khác. 
Cần tranh thủ các nguồn lực người nước 
ngoài tham gia thúc đẩy môi trường học tiếng 
cho sinh viên. Đây là nguồn lực có rất nhiều 
tiềm năng có thể khai thác được. Cần thay đổi 
tư tưởng sử dụng người nước ngoài một cách 
truyền thống. Một là các cơ sở đào tạo nên 
chú ý khai thác những người nước ngoài chưa 
đến hoặc có thể không bao giờ đến. Đây mới 
là nguồn nhân lực nước ngoài vô tận giúp cho 
sinh viên có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ 
thực tế ngay tại Việt Nam. Với sự phát triển 
của Internet, việc khai thác nguồn lực người 
nước ngoài như mô hình Trò chuyện qua 
Skype hoàn toàn có thể được đẩy mạnh áp 
dụng cho nhiều sinh viên. Hai là cần thay đổi 
cách sử dụng giáo viên nước ngoài một cách 
hết sức truyền thống ở hầu hết các nhà trường 
khi công việc chủ yếu của giáo viên nước 
ngoài là dạy các giờ theo thời khóa biểu phân 
công. Thật lãng phí nếu không biết khai thác 
người bản ngữ vào các hoạt động khác như 
kết nối với đồng hương của họ, tìm các nguồn 
tài trợ về học liệu tiếng nước ngoài, hỗ trợ các 
hoạt động ngoại khóa, hoạt động của câu lạc 
bộ sinh viên, các hoạt động của truyền thông 
liên quan đến sinh viên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Blake, R., Brave New Digital Classroom: 
Technology and Foreign Language Learning. 
Washington, D.C.: Georgetown UP, 2008. 
[2]. Collentine, J., & Freed, B. F., Learning 
context and its effects on second language 
acquisition: Introduction. Studies in Second 
Language Acquisition, 26(02), 153-171, 2004. 
[3]. Krashen, S., Principles and practices in 
second language acquisition. Oxford, 
England: Pergamon, 1982. 
[4]. Krashen, S., Second Language Acquisition 
and Second Language Learning. University of 
Southern California, 2012. 
[5]. Levy, M., & Stockwell, G., CALL dimensions: 
options and issues in computer assisted 
language learning. Mahwah, NJ: Lawrence 
Erlbaum Associates, 2006. 
[6]. Chang, Y.Y., The potential of synchronous 
text-based computer-mediated communication 
for second language acquisition. Issues in 
Information Systems, 8(2), 355–361, 2007. 
[7]. Murray, D. E., Protean communication: The 
language of computer-mediated communication. 
Tesol Quarterly, 34(3), 397-421, 2000. 
[8]. Tsui, A. B. M., Maximizing computer-
mediated communication as a collaborative 
learning environment for ESL teachers. 
Information Technology & Multimedia in 
English Language Teaching. Retrieved 
December 1, 2015, from  
edu.hk/conference papers/tsui.html, 2001. 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_tro_chuyen_tieng_anh_voi_nguoi_nuoc_ngoai_qua_phan_m.pdf