Mô phỏng đặc tính thủy động lực học của tuabin thủy triều

Tóm tắt

Một số đặc tính thủy động lực học không ổn định của một mô hình tuabin thủy triều đã được

nghiên cứu bằng phần mềm FAST từ phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia Mỹ

(NREL). Lý thuyết động lượng phần tử cánh (BEM) được áp dụng để thiết kế cánh tuabin với

prophin S814. Góc bước ban đầu được tối ưu hóa đảm bảo tuabin thủy triều làm việc ở hiệu

suất cao nhưng nhẹ tải. Mô hình tuabin thủy triều, sau đó, được cho hoạt động dưới các dòng

chảy dao động điều hòa với biên độ và tần số đơn đa dạng. Kết quả mô phỏng chỉ ra rằng các

cánh tuabin không xảy ra chòng chành động lực học và góc bước tối ưu được duy trì trên suốt

chiều dài cánh trong quá trình hoạt động.

pdf 6 trang yennguyen 8600
Bạn đang xem tài liệu "Mô phỏng đặc tính thủy động lực học của tuabin thủy triều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô phỏng đặc tính thủy động lực học của tuabin thủy triều

Mô phỏng đặc tính thủy động lực học của tuabin thủy triều
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019 
Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 57 - 01/2019 5 
KHOA HỌC - KỸ THUẬT 
MÔ PHỎNG ĐẶC TÍNH THỦY ĐỘNG LỰC HỌC CỦA TUABIN THỦY TRIỀU 
MODELLING THE HYDRODYNAMIC BEHAVIOUR OF TIDAL TURBINES 
TRẦN BẢO NGỌC HÀ 
Khoa Cơ sở Cơ bản, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 
Email liên hệ: hatbn@vimaru.edu.vn 
Tóm tắt 
 Một số đặc tính thủy động lực học không ổn định của một mô hình tuabin thủy triều đã được 
nghiên cứu bằng phần mềm FAST từ phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia Mỹ 
(NREL). Lý thuyết động lượng phần tử cánh (BEM) được áp dụng để thiết kế cánh tuabin với 
prophin S814. Góc bước ban đầu được tối ưu hóa đảm bảo tuabin thủy triều làm việc ở hiệu 
suất cao nhưng nhẹ tải. Mô hình tuabin thủy triều, sau đó, được cho hoạt động dưới các dòng 
chảy dao động điều hòa với biên độ và tần số đơn đa dạng. Kết quả mô phỏng chỉ ra rằng các 
cánh tuabin không xảy ra chòng chành động lực học và góc bước tối ưu được duy trì trên suốt 
chiều dài cánh trong quá trình hoạt động. 
Từ khóa: Tuabin thủy triều, BEM, thủy động lực học, góc bước, chòng chành động học. 
Abstract 
 Some unsteady hydrodynamic characteristics of a scale model tidal turbine have been 
researched by FAST software from National Renewable Energy Laboratory (NREL). The 
Blade Element Mometum theory (BEM) is applied to design the turbine blades of S814 profile. 
The initial angle of attack is optimized to ensure that the turbine model operates at high 
efficiency but light loads. Simulation results show that the tidal turbine model does not 
experience dynamic stall phenomenon and the optimal angle of attack is remained along the 
blade length during its operation. 
Keywords: Tidal turbine, BEM, hydrodynamic, angle of attack, dynamic stall. 
1. Đặt vấn đề 
 Tuabin thủy triều hoạt động trong các dòng chảy không ổn định suốt tuổi thọ của nó. Sự không 
ổn định bắt nguồn từ sự rối dòng chảy gây ra bởi độ nhám đáy biển, các hoạt động sóng và gió trên 
bề mặt nước. Bởi vậy, các đặc trưng thủy động lực học trên cánh tuabin thủy triều thường biến đổi 
liên tục theo thời gian, dẫn đến sự thay đổi tương ứng của các tải trọng cánh cũng như độ bền cấu 
trúc và tuổi thọ của chúng. Việc thiếu hiểu biết về đặc trưng thủy động lực học không ổn định này 
dẫn đến sự thiết kế quá cỡ của các tuabin thủy triều hoặc những sự phá hủy mỏi không báo trước. 
 Các nhà nghiên cứu đã sử dụng những biện pháp khác nhau để khai thác đặc điểm thủy động 
lực học không ổn định của tuabin thủy triều [1-10]. Các nghiên cứu đã được tiến hành sử dụng mô 
hình trong các bể thử [1-4] và phương pháp số dựa trên lý thuyết động lượng phần tử cánh [5, 6] để 
nghiên cứu ảnh hưởng từ mật độ rối dòng chảy, sóng và góc tới cảm ứng. Mặc dù vậy, các biện 
pháp được sử dụng vẫn chưa tạo ra được những thông tin phục vụ cho việc tính toán rộng rãi các 
tuabin thủy triều ở kích thước thực tế. Các phương pháp số khá phức tạp và bị hạn chế trong việc 
tạo ra các dữ liệu có thể được áp dụng cho các tuabin thủy triều kích thước thật. Bởi vậy, phần mềm 
FAST [8] được đề xuất trong nghiên cứu này như một phần mềm kỹ thuật thân thiện với người sử 
dụng để đạt được các mô phỏng chính xác về các đặc trưng thủy động lực học không ổn định trên 
tuabin thủy triều. 
 Thêm vào đó, các nghiên cứu trên đặc điểm thủy động lực học không ổn định của tuabin thủy 
triều thường được tiến hành bởi các thí nghiệm trong các dòng chảy dao động hai chiều [1, 7]. Tuy 
nhiên, toàn bộ vùng dòng chảy dao động hai chiều này vẫn chưa được đưa trọn vẹn vào các phương 
pháp số để mô phỏng đặc trưng thủy động lực học của tuabin thủy triều. Điều này được giải thích 
bởi sự hạn chế của các phương pháp số và mô hình toán học đang tồn tại trong việc mô phỏng 
chuyển động dao động. 
 Bởi vậy, nghiên cứu này mục đích mô phỏng một số đặc điểm thủy động lực học không ổn 
định của một mô hình tuabin thủy triều dưới các dòng chảy dao động hai chiều ở các tần số phân 
biệt trên phần mềm FAST từ phòng nghiên cứu năng lượng tái tạo quốc gia Mỹ (NREL). Các dòng 
chảy được mô phỏng trên phần mềm TurbSim [10] cũng từ NREL để tạo ra các dao động đa dạng 
về tần số và mật độ so với dòng chảy thực. Đặc trưng động lực học không ổn định của mô hình 
tuabin thủy triều được thể hiện qua góc bước và hệ số lực nâng và lực cản tại một số tiết diện cánh 
nhất định. 
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019 
6 Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 57 - 01/2019 
2. Mô hình tuabin thủy triều 
 Một mô hình tuabin thủy triều ba cánh xoắn với prophin S814 và đường kính D = 0,5 m được 
thiết kế. Thay vì xác định sự phân bố của góc tới cảm ứng và chiều dài dây cung dọc theo các bán 
kính cánh trước thì một góc bước không đổi = 2o dọc theo chiều dài cánh, tương ứng với tỷ số 
lực nâng và lực cản cao nhất L/D = 22,2 đã được lựa chọn. Sau đó, công thức Schimitz [11] được 
sử dụng để tính toán chiều dài dây cung dọc theo các bán kính cánh. Cuối cùng, sự phân bố của 
góc tới cảm ứng và chiều dày dây cung dọc theo chiều dài cánh được xác định như Hình 1. 
Hình 1. Sự phân bố của chiều dài, chiều dày dây cung và góc tới cảm ứng dọc theo cánh 
 Mô hình tuabin thủy triều này được tính toán để hoạt động tối ưu ở tốc độ dòng chảy U = 1 m/s, 
tỷ số tốc độ đầu mút cánh tối ưu  = 6, công suất trục quay P = 39,3 W ứng với hệ số công suất 
CP = 0,391 (nhìn Hình 2) 
Hình 2. Sơ đồ mô hình tuabin thủy triều hoàn chỉnh 
3. Phương pháp mô phỏng 
 Phần mềm FAST [8] là viết tắt của Fatigue - Aerodynamics - Structures - Turbulence được sử 
dụng để tính toán các đặc điểm độ bền mỏi, thủy động lực học và cấu trúc của tuabin thủy triều và 
tuabin gió. Trong nghiên cứu này, phần mềm FAST được ứng dụng để mô phỏng các đặc điểm thủy 
động lực học không ổn định của một mô hình tuabin thủy triều. Phần mềm FAST yêu cầu 9 nhóm 
thông số đầu vào, trong đó một số nhóm thông số được đạt được từ các phần mềm khác như phần 
mềm VABS [12] từ trường Đại học Utah và Viện công nghệ Georgia, phần mềm Bmodes [13] và 
TurbSim [10]. Quá trình mô phỏng được biểu diễn bởi Hình 3. 
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019 
Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 57 - 01/2019 7 
Hình 3. Sơ đồ quá trình tính toán các đặc điểm thủy động lực học của tuabin thủy triều 
 Trong nghiên cứu này, dòng chảy tới dao động điều hòa được sử dụng: 
U(t) = U + Uasin(2 ft) (1) 
 Trong đó: U(t) là tốc độ dòng chảy tức thời có một thành phần trung bình U và một thành phần 
dao động hình sin Uasin(2 ft). Ua và f là biên độ và tần số của dao động; đây là hai thông số chính đặc 
trưng cho sự không ổn định của dòng chảy và được phản ánh qua hai thông số không kích thước: hệ 
số dòng chảy  = Ua/U và tần số quy đổi k = c/2r. Ở đây,  là tần số góc của dao động dòng chảy: 
 = 2 f, r là bán kính rô-to và c là chiều dài dây cung tại vị trí 75% chiều dài cánh. 
 Milne et al. [14] đã giả định rằng đối với một mô hình tuabin thủy triều, ở vị trí bán kính 0,75R, 
tần số quy đổi nên trong phạm vi k = 0,01  0,07. Khi k > 0,05, ảnh hưởng của dòng chảy lên các 
đặc tính thủy động lực học trên cánh tuabin trở nên đáng kể hơn. Bởi vậy, để phục vụ cho mục đích 
mô phỏng các đặc điểm thủy động lực học của tuabin thủy triều ở điều kiện thiết kế, 10 tần số dao 
động khác nhau được lựa chọn như trong Bảng 1. 
Bảng 1. Mối quan hệ giữa tần số dao động f, tần số quy đổi k và trạng thái dòng chảy 
Tần số f 
(Hz) 
Tần số 
quy đổi k 
Tình trạng dòng chảy 
(Milne et al. [14]) 
Tần số f 
(Hz) 
Tần số 
quy đổi k 
Tình trạng dòng chảy 
(Milne et al. [14]) 
1,1 0,019 Không ổn định 4 0,07 Không ổn định cao 
2 0,035 Không ổn định 4,3 0,075 Không ổn định cao 
2,9 0,05 Không ổn định 4,6 0,08 Không ổn định cao 
3,5 0,061 Không ổn định cao 5,2 0,09 Không ổn định cao 
3,8 0,066 Không ổn định cao 5,8 0,1 Không ổn định cao 
 Hệ số dòng chảy trong phạm vi  = 0,1  0,3 được lựa chọn do khả năng áp dụng của nó tới 
các tuabin thủy triều trong thực tế [14]. Bởi vậy, ba giá trị Ua = 0,1; 0,2 và 0,3 m/s được lựa chọn, 
phù hợp với tốc độ dòng chảy trung bình U = 1m/s, và tương ứng với mật độ rối dòng chảy I = 7,1%, 
14,1% và 21,2% - đây là các giá trị điển hình của dòng chảy thủy triều. Trường dòng chảy này được 
đưa vào phần mềm TurbSim để tạo ra trường thời gian đầu ra của ba thành phần vận tốc dòng chảy 
tới tuabin, tương thích với trường đầu vào của hai phần mềm AeroDyn [15] và FAST [8]. Cách tiếp 
cận này vượt qua các giới hạn của các mô hình toán học trước đây trong việc miêu tả toàn bộ trường 
tốc độ của dòng chảy. 
4. Kết quả và thảo luận 
 Trong nghiên cứu này, để làm sáng tỏ các đặc điểm thủy động lực học không ổn định của 
tuabin thủy triều, chỉ một thông số được thay đổi tại một thời điểm trong khi các thông số khác được 
giữ nguyên. 
4.1. Sự biến thiên của góc bước dọc theo chiều dài cánh 
 Hình 4 chỉ ra sự biến thiên của góc bước tại 6 mặt cắt cánh ở hai tần số quy đổi k = 0,019 và 
0,035 với hai hệ số dòng chảy  = 0,1 và 0,3. Đại lượng thời gian không thứ nguyên  = t/T, với t là 
thời gian thực (giây) và T là chu kỳ dao động của dòng chảy (giây). 
Phần mềm 
FAST 
Phần mềm 
VABS 
Phần mềm 
BModes 
Phần mềm 
TurbSim 
Xác định đặc 
trưng hình học 
mặt cắt ngang 
cánh 
Tính toán cấu trúc cánh và tháp của tuabin 
Mô phỏng dòng chảy tới tuabin 
Mô phỏng đặc điểm thủy động lực học 
không ổn định của tuabin thủy triều 
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019 
8 Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 57 - 01/2019 
Hình 4. Sự biến thiên của góc bước tại mỗi nút cánh ở U = 1 m/s: (a) -  = 0,1, f = 1,1 Hz, k = 0,19; 
(b) -  = 0,1, f = 2 Hz, k = 0,035; (c) -  = 0,3, f = 1,1 Hz, k = 0,019; (d) -  = 0,3, f = 2 Hz, k = 0,035 
 Góc chòng chành cho prophin cánh S814 trong điều kiện dòng chảy ổn định là = 14o. Tại 
U = 1 m/s và  = 6, như trên Hình 4, tất cả các mặt cắt đều trải qua góc < 10o; điều này nhấn 
mạnh rằng các cánh không trải qua chòng chành. Hơn nữa, các góc bước đều dao động điều hòa 
quanh góc thiết kế ban đầu = 20. 
 Dễ nhận thấy rằng tần số dao động có ảnh hưởng nhỏ đến sự biến thiên của góc bước trong 
khi hệ số dòng chảy lại có tác động đáng kể. Nói một cách khác, sự tăng của mật độ rối dòng chảy 
dẫn đến sự tăng đáng kể của góc bước dọc theo cánh. 
 Mặt khác, sự xuất hiện của các bước (bao gồm các đỉnh và đáy) trên đồ thị góc bước có thể 
được giải thích bởi việc xảy ra đồng thời sự quay của tuabin trong nước và sự dao động điều hòa 
của dòng chảy tới cánh đã hình thành hiện tượng dao động tần số 1P. 
 Thêm vào đó, phạm vi góc bước dọc theo cánh ở các hệ số dòng chảy khác nhau dao động 
từ -2o đến 8o. Đây là vùng mà các giá trị hệ số lực nâng biến thiên gần như tỷ lệ tuyến tính với góc 
bước. Hiện tượng này tương tự với hiện tượng đã quan sát được trong [7] trên một mô hình tuabin 
thủy triều cùng sử dụng prophin S814. 
 Việc mô phỏng sự biến thiên của góc bước ở các mặt cắt bất kỳ dọc theo cánh tuabin xoắn 
sử dụng phần mềm FAST được cho là một sự mở rộng của nghiên cứu [16]. 
4.2. Sự biến thiên của hệ số lực nâng và lực cản 
 Sự biến thiên của hệ số lực nâng và lực cản được lấy trung bình theo pha tại vị trí 25% bán 
kính cánh ở các giá trị khác nhau của k và  được chỉ ra trên Hình 5 ứng với U = 1 m/s. 
 Các hệ số lực nâng và lực cản hình thành nên các vòng hysteresis với kích thước khác nhau 
phụ thuộc vào hệ số dòng chảy. Những vòng hysteresis của lực nâng có dạng hình elip và sự biến 
thiên của nó xấp xỉ tuyến tính với góc bước, nghĩa rằng các lớp biên trên bề mặt cánh vẫn duy trì 
bám dính. 
 Cùng với sự biến thiên của góc bước được phân tích trong Mục 4.1, có thể khẳng định rằng 
các cánh không trải qua sự chòng chành động học. 
 Hình 5 cũng chỉ ra rằng chiều dài của các vòng hysteresis ngắn hơn khi k tăng. Điều này phù 
hợp với sự giảm của phạm vi hoạt động của góc bước khi k tăng. Hơn nữa, khi k tăng, trong khi các 
hệ số lực nâng giảm thì các hệ số lực cản lại tăng. Điều này tác động đến tải trọng thủy động học 
không ổn định trên cánh. 
Khi xét đến ảnh hưởng của biên độ dòng chảy, có thể thấy rằng, hệ số dòng chảy càng lớn thì 
vòng hysteresis càng rộng. Hiện tượng này nhấn mạnh rằng việc tăng mật độ rối của dòng chảy dẫn đến 
sự tăng của tải trọng thủy động lực học không ổn định. Hơn nữa, việc giảm độ dốc của các đường cong 
lực nâng trong tất cả các trường hợp khảo sát tương tự với kết quả nghiên cứu trong [17]. 
 Các mạch hysteresis tại k = 0,066 (ứng với f = 3,8 Hz) không trơn tru như những trường hợp 
khác vì trong trường hợp này tần số dao động của dòng chảy đúng bằng với tần số quay của rô-to. 
Hay nói cách khác, hiện tượng cộng hưởng đang xảy ra. 
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019 
Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 57 - 01/2019 9 
Hình 5. Vòng hysteresis của hệ số lực nâng và lực cản ở vị trí 25% bán kính cánh khi U = 1 m/s. 
Sự dao động được thực hiện ở  = 0,1, 0,2 và 0,3 và f = 1,1, 2,9 và 3,8 Hz tương ứng từ trái qua phải 
5. Kết luận 
 Phần mềm FAST từ NREL đã được sử dụng chính để mô phỏng đặc điểm thủy động lực học 
không ổn định của một mô hình tuabin thủy triều trong điều kiện dòng chảy dao động điều hòa với 3 
hệ số dòng chảy cùng một sự đa dạng của các tần số quy đổi. Kết quả mô phỏng chỉ ra rằng góc 
bước trên mỗi cánh biến thiên điều hòa quanh giá trị góc bước tối ưu ban đầu 20 tương tự như sự 
dao động của dòng chảy ban đầu; trị số của chúng không vượt quá giá trị chòng chành tĩnh. Bởi vậy 
hiện tượng chòng chành không xảy ra. Sự biến thiên của các hệ số lực nâng và lực cản ở các dao 
động tần số đơn khác nhau đã hình thành các vòng hysteresis dạng elip tuyến tính với góc bước. 
Điều này chỉ ra rằng các lớp biên vẫn duy trì bám dính trên bề mặt cánh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] D. M. McNae, Unsteady hydrodynamics of tidal stream turbines, Doctoral dissertation, Imperial 
College London (2013). 
[2] P. Mycek, B. Gaurier, G. Germain, G. Pinon, and E. Rivoalen, Experimental study of the 
turbulence intensity effects on marine current turbines behaviour. Part I: One single 
turbine. Renewable Energy, 66,pp. 729-746, 2014. 
[3] E. Fernandez-Rodriguez, T. J. Stallard, and P. K. Stansby, Experimental study of extreme 
thrust on a tidal stream rotor due to turbulent flow and with opposing waves. Journal of Fluids 
and Structures, 51, 354-361 (2014). 
[4] T. A. De Jesus Henriques, T. S. Hedges, I. Owen, and R. J. Poole, The influence of blade 
pitch angle on the performance of a model horizontal axis tidal stream turbine operating under 
wave-current interaction. Energy, 102, pp. 166-175, 2016. 
[5] J. Fulton, L. Luznik, K. Flack, and E. Lust, Effects of waves on BEM theory in a marine tidal 
turbine environment. OCEANS'15 MTS/IEEE Washington, pp.1-5, 2015. 
[6] K. Ai, E. J. Avital, T. Korakianitis, A. Samad, and N. Venkatesan,Surface wave effect on marine 
current turbine, modelling and analysis, Mechanical and Aerospace Engineering (ICMAE), 
2016 7th International Conference on, pp.180-184, 2016. 
[7] I. A. Milne, An experimental investigation of turbulence and unsteady loading on tidal turbines, 
Doctoral dissertation, Ph. D. thesis, The University of Auckland, 2014. 
[8] J. M. Jonkman, and M. L. Buhl Jr, FAST user’s guide, National Renewable Energy Laboratory, 
Golden, CO, Technical Report No. NREL/EL-500-38230, 2005. 
[9] P. Ouro, M. Harrold, T. Stoesser, and P. Bromley, Hydrodynamic loadings on a horizontal axis 
tidal turbine prototype. Journal of Fluids and Structures, 71, pp.78-95, 2017. 
[10] J. B. Jonkman, and L. Kilcher, TurbSim User’s Guide: Version 1.06.00, National Renewable 
Energy Laboratory, Technical Report, 2012. 
[11] R. Gasch, and J. Twele, Wind power plants: fundamentals, design, construction and 
operation, Springer Science and Business Media, 2011. 
[12] W. Yu, VABS manual for users, Logan, Utah: Utah State University, 2011. 
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019 
10 Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 57 - 01/2019 
[13] G. S. Bir, User's guide to BModes, Golden, CO: National Renewable Energy Laboratory, 
2005. 
[14] I. A. Milne, A. H. Day, R. N. Sharma, and R. G. Flay, Blade loads on tidal turbines in planar 
oscillatory flow, Ocean Engineering, 60, pp.163-174, 2013. 
[15] P. J. Moriarty, and A. C. Hansen, AeroDyn theory manual, Salt Lake City, Utah, USA: National 
Renewable Energy Laboratory, 2005. 
[16] C. P. Butterfield, A. Hansen, D. Simms, and G. Scott, Dynamic stall on wind turbine blades, 
National Renewable Energy Lab, 1991. 
[17] G. J. Leishman, Principles of helicopter aerodynamics with CD extra, Cambridge university 
press, 2006. 
Ngày nhận bài: 01/11/2018 
Ngày nhận bản sửa: 03/12/2018 
Ngày duyệt đăng: 07/12/2018 

File đính kèm:

  • pdfmo_phong_dac_tinh_thuy_dong_luc_hoc_cua_tuabin_thuy_trieu.pdf