Mở rộng sự hiểu biết của doanh nghiệp về hệ thống kiểm soát nội bộ
TÓM TẮT
Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) luôn cần thiết và tất yếu cho hoạt động quản lý trong mỗi
doanh nghiệp để đảm bảo tính trung thực, hợp lý của thông tin đặc biệt là thông tin kế toán; giúp
cho doanh nghiệp bảo vệ tài sản và tránh những rủi ro. HTKSNB bao gồm rất nhiều yếu tố nhưng
tựu thành ba bộ phận chính là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát (cơ chế
kiểm soát). Ngoài những vấn đề bản chất của HTKSNB, bài viết còn chỉ rõ trong các yếu tố trên
đâu là yếu tố quan trọng, những vấn đề cần chú ý để xây dựng và duy trì HTKSNB hữu hiệu cho
doanh nghiệp
Bạn đang xem tài liệu "Mở rộng sự hiểu biết của doanh nghiệp về hệ thống kiểm soát nội bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mở rộng sự hiểu biết của doanh nghiệp về hệ thống kiểm soát nội bộ
Dương Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 33 - 37 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỞ RỘNG SỰ HIỂU BIẾT CỦA DOANH NGHIỆP VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ Dương Phương Thảo* Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh- ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) luôn cần thiết và tất yếu cho hoạt động quản lý trong mỗi doanh nghiệp để đảm bảo tính trung thực, hợp lý của thông tin đặc biệt là thông tin kế toán; giúp cho doanh nghiệp bảo vệ tài sản và tránh những rủi ro. HTKSNB bao gồm rất nhiều yếu tố nhưng tựu thành ba bộ phận chính là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát (cơ chế kiểm soát). Ngoài những vấn đề bản chất của HTKSNB, bài viết còn chỉ rõ trong các yếu tố trên đâu là yếu tố quan trọng, những vấn đề cần chú ý để xây dựng và duy trì HTKSNB hữu hiệu cho doanh nghiệp. Từ khóa: Hệ thống kiểm soát nội bộ, môi trường kiểm soát, cơ chế kiểm soát, rủi ro, hữu hiệu Trong bất kỳ đơn vị nào, chức năng kiểm tra - kiểm soát trong quản lý luôn giữ một vai trò quan trọng và được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát nộ bộ (KSNB). Hệ thống KSNB tồn tại trong mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp, với mọi quy mô khác nhau, kể cả doanh nghiệp đã có quá trình hoạt động lâu dài cũng như doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên, việc các nhân viên trong doanh nghiệp biết về hệ thống này là rất ít. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, đến cả những nhà quản lý khi được hỏi về hệ thống KSNB cũng chưa hiểu biết được các chức năng, vai trò quan trọng của hệ thống này đối với doanh nghiệp của mình chính vì vậy mà chưa xây dựng được một hệ KSNB hữu hiệu cho doanh nghiệp. Điều đó cho thấy cần phải có một sự đổi mới tư duy trong quản lý, mở rộng tầm hiểu biết về hệ thống KSNB cho tất cả những người đang là nhân viên trong các doanh nghiệp, đặc biệt là những nhà quản lý doanh nghiệp. Bản chất hệ thống KSNB Có rất nhiều cách phát biểu khác nhau về hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400: Hệ thống KSNB là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian Tel: 0976848307 , Email: lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị [1,222]. Hệ thống KSNB bao gồm 3 bộ phận chính là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát [1,226]. Môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát bao gồm những yếu tố bên trong doanh nghiệp (như nhận thức, quan điểm, sự quan tâm của những nhà quản lý của đơn vị đối với hệ thống KSNB; cơ cấu tổ chức; đội ngũ nhân sự và chính sách nhân sự; hệ thống kế hoạch và dự toán; bộ phận kiểm toán nội bộ) và những yếu tố bên ngoài đơn vị (như chính sách, pháp luật của nhà nước; chỉ đạo hoặc hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; ). Đây là bộ phận quan trọng trong hệ thống KSNB của doanh nghiệp bởi vì nó bao gồm tất cả các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thiết kế, vận hành các thủ tục kiểm soát và duy trì hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp. Hệ thống kế toán: Là các quy định về kế toán và các thủ tục kế toán mà doanh nghiệp áp dụng để thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính. Trong đó, quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng trong công tác KSNB của đơn vị. Các thủ tục kiểm soát: Là các quy chế và thủ tục do lãnh đạo doanh nghiệp thiết lập và chỉ đạo thực hiện trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc bất kiêm Dương Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 33 - 37 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm và chế độ ủy quyền phê chuẩn. Theo cách tiếp cận từ các rủi ro, hệ thống KSNB của doanh nghiệp là hệ thống các cơ chế kiểm soát trong doanh nghiệp được cụ thể hóa bằng các quy chế quản lý do ban lãnh đạo ban hành nhằm giảm thiểu những rủi ro cho doanh nghiệp và đạt được mục tiêu của mình. Trong đó quy chế quản lý của doanh nghiệp được hiểu là tất cả những tài liệu do cấp có thẩm quyền ban hành và yêu cầu một cá nhân, một nhóm người, một bộ phận, một số bộ phận trong doanh nghiệp hay toàn doanh nghiệp phải tuân thủ theo, nhằm cùng với doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Hệ thống KSNB thiết lập theo chiều dọc là việc kiểm soát từng bộ phận, từng cá nhân; theo chiều ngang là việc kiểm soát từng quy trình, nghiệp vụ [4]. Như vậy, bản chất hệ thống kiểm soát nội bộ là sự tích hợp một loạt các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy, chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong đơn vị nhằm giúp cho đơn vị tránh được những rủi ro trong mọi hoạt động của mình và có được những điều mong muốn. Sự cần thiết của hệ thống KSNB Tất cả các doanh nghiệp đều phải kiểm soát tốt đối với những nguồn lực mà mình bỏ ra. Vì vậy doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức để phân định quyền hạn, trách nhiệm, chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng thành viên, đặc biệt là bộ phận kế toán, tài vụ với những kế toán viên làm công việc hạch toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị; Phải xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; Đề ra các quy định về chế độ và các thủ tục thanh quyết toán Đồng thời là một thực tể kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp đó nhất thiết đặt trong sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước và tuân thủ theo các quy định, pháp luật, chính sách của Nhà nước. Tất cả các yếu tố trên đã thể hiện 3 bộ phận chủ yếu của hệ thống KSNB. Điều đó cho thấy sự tồn tại của hệ thống KSNB là tất yếu, khách quan và cần thiết cho hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong các doanh nghiệp có sự tham gia của rất nhiều thành viên, với những lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể cùng tồn tại song hành nhưng có khi lại trái ngược nhau. Nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ, dễ dẫn đến việc người lao động vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của doanh nghiệp, của người sử dụng lao động. Làm thế nào có thề phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên cảm tính? Trong doanh nghiệp có nhiều hoạt động, các hoạt động có thể lặp đi lặp lại, diễn ra liên tục. Với khối lượng công việc nhiều như vậy làm thế nào nhà quản lý có thể nắm bắt, kiểm soát được để xử lý, ra quyết định quản lý nếu không có HTKSNB. Theo một số quan niệm thì “các nhà quản lý là những người chỉ lo mà không làm". Vậy công cụ nào giúp các nhà quản lý không phải tham gia trực tiếp vào từng công việc mà vẫn đảm bảo rằng hoạt động đó diễn ra một cách thuận lợi, hợp lý hợp pháp và đạt hiệu quả? Tất cả những điều trên chỉ có thể được giải quyết bằng hệ thống kiểm soát nội bộ. Như vậy, nhờ có hệ thống KSNB nhà quản lý đơn vị có thể thực hiện được sự kiểm soát lên tất cả các hoạt động đặc biệt là hoạt động tài chính kế toán nhằm đạt được các mục tiêu quản lý, chính vì vậy đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ giúp đem lại các lợi ích sau cho công ty: Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của công ty; Giảm bớt rủi ro gian lận đối với công ty do bên thứ ba hoặc nhân viên của công ty gây ra; Giảm bớt rủi ro sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho công ty; Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của công ty; Ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không định trước. [2] Đâu là yếu tố quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ Đối với doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động lâu dài, điều quan trọng là phải kiểm soát sự duy trì các thủ tục, chính sách một cách có hiệu quả ở phạm vi toàn bộ doanh nghiệp. Ngoài ra cần hoàn thiện các thủ tục kiểm soát sao cho phù hợp tối ưu với tình hình thực tế nếu có thay đổi. Dương Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 33 - 37 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đối với các doanh nghiệp mới thành lập phải chú trọng đến việc hoàn thiện môi trường kiểm soát, đồng thời chủ động tìm hiểu các thủ tục kiểm soát chung cũng như của các đơn vị bạn rồi xây dựng cho phù hợp với hoạt động của đơn vị mình. Như vậy, có thể nói có hai yếu tố đặc biệt quan trọng trong hệ thống KSNB của mỗi doanh nghiệp đó là cơ chế kiểm soát và yếu tố quản lý. Cơ chế kiểm soát Cơ chế kiểm soát là các thủ tục được xác lập nhằm mục đích ngăn chặn hoặc phát hiện rủi ro. Các cơ chế kiểm soát phải được "luật hóa" thành quy chế quản lý, được thể hiện bằng văn bản rõ ràng, cụ thể. Hay có thể nói cơ chế kiểm soát là "mặt chìm" còn quy chế quản lý là mặt nổi của hoạt động kiểm soát. Các cơ chế kiểm soát (thủ tục kiểm soát) như: Phê duyệt: Là việc cho phép hay chấp nhận vấn đề gì đó xảy ra. Doanh nghiệp phải quy định rõ về cấp phê duyệt (người có đúng thẩm quyền), cơ sở của phê duyệt, dấu hiệu của phê duyệt và cấp ủy quyền. Thủ tục này cần lưu ý: Tránh chồng chéo làm tăng phiền phức, mất thời gian, ảnh hưởng tới tiến độ và hiệu quả công việc. Thủ tục định dạng trước: Là việc áp dụng chương trình máy tính vào công tác quản lý. Đây là thủ tục hữu hiệu vì máy tính sẽ không cho phép xử lý bất cứ nghiệp vụ nào nếu các yêu cầu không được tuân thủ đầy đủ, chính xác. Nhưng nhược điểm của thủ tục này là nếu có sai sót thì sẽ có sai sót hàng loạt. Thủ tục báo cáo bất thường: Tất cả các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp phải có trách nhiệm báo cáo về các trường hợp bất thường, bất hợp lý mà họ phát hiện ra ở mọi nơi và mọi lúc, ở cả trong và ngoài bộ phận của mình cũng như doanh nghiệp nếu có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp phải có quy định cụ thể như thế nào là bất thường, thế nào là bất hợp lý, thế nào là đáng lưu ý và người có trách nhiệm tiếp thu và xử lý các bất thường này. Thủ tục bảo vệ tài sản: Là tất cả các hoạt động của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu các rủi ro đối với tài sản như: mất mát, hư hỏng, lãng phí, phá hoại, lạm dụng. Các thủ tục như: quy định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý, sử dụng, bảo vệ nhằm hạn chế tiếp cận tài sản; thủ tục kiểm kê tài sản; sử dụng các thiết bị quan sát Thủ tục bất kiêm nhiệm: Là việc phân tách 4 chức năng phê duyệt, thực hiện, giữ tài sản, ghi nhận. Thực hiện thủ tục này nhằm tăng cường sự kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận, các cá nhân. Một nghiệp vụ phải có sự phân chia trách nhiệm thực hiện cho nhiều bộ phận để giảm thiểu gian lận. Thủ tục đối chiếu: Là việc so sánh đối chiếu số liệu, thông tin giống nhau được thể hiện ở các bộ phận, các cá nhân đảm nhiệm khác nhau. Thực hiện thủ tục này nhằm ngăn ngừa gian lận, sai sót trong ghi chép và xử lý các nghiệp vụ. Cần lưu ý phải quy định rõ thời gian đối chiếu cho phù hợp đảm bảo tính kịp thời, nếu có sự khác biệt phải điều tra rõ và phải có người độc lập theo dõi việc đối chiếu. Thủ tục sử dụng chỉ tiêu: Là việc lượng hóa các mục tiêu cho từng cá nhân, bộ phận, sau đó sẽ kiểm soát theo các chỉ tiêu đã đặt ra thông qua một hệ thống tính toán, báo cáo định kỳ. Thủ tục kiểm tra theo dõi: Việc kiểm tra, theo dõi có thể do ban giám đốc tự thực hiện (nếu đơn vị nhỏ), hoặc giao cho một cá nhân hoặc một bộ phận tiến hành kiểm tra và theo dõi thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất (kiểm toán nội bộ). Yếu tố quản lý Những nhà quản lý doanh nghiệp là người trực tiếp hoặc chịu trách nhiệm về việc xây dựng và duy trì hệ thống KSNB trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng như năng lực, kinh nghiệm quản lý của họ ảnh hưởng lớn tới chất lượng hệ thống KSNB được xây dựng, ảnh hưởng tới tính hữu hiệu trong triển khai và duy trì hệ thống này. Nhà quản lý phải có "tâm" có "tài", không chỉ dám nghĩ, dám làm mà còn biết cách làm và làm tới cùng. Khi đã xây dựng và triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ, nhà quản lý kiểm soát mọi hoạt động bằng quy chế và cơ chế, khi đó nhà quản lý sẽ không "làm" mà chỉ "lo" 2 vấn đề chính, thứ nhất là chiến lược và kiểm tra việc thực hiện chiến lược; thứ 2 là bảo vệ công ty bằng các Dương Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 33 - 37 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hoạt động đối ngoại chứ ko phải đối thủ. Để triển khai thành công hệ thống KSNB, nhà quản lý phải quản lý bằng kinh nghiệm và lòng tin, làm sao tạo ra sự đồng thuận trong toàn doanh nghiệp. Một số gợi ý để có hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu Khi doanh nghiệp triển khai hệ thống KSNB mới thì nhất thiết các nhà quản trị doanh nghiệp đó phải tiến hành dựa trên nguyên tắc "không ép buộc nhân viên mà phải thuyết phục trên cơ sở lợi ích của nhân viên sau đó mới đến lợi ích của công ty và lợi ích của chủ doanh nghiệp" để không những gặp phải sự phản ứng tiêu cực, sự e ngại mà lại được sự đồng lòng hưởng ứng của nhân viên. Mọi doanh nghiệp luôn phải quan tâm trước tiên đến việc xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mình và xây dựng hệ thống quy chế quản lý hoàn chỉnh. Một cơ cấu tổ chức tốt phải đảm bảo việc phân định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, không có sự chồng chéo và đảm bảo bao quát tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Việc xây dựng quy chế của một doanh nghiệp phải là sự tham gia của một nhóm người hiểu rõ về mục tiêu và đặc điểm của doanh nghiệp, thuê chuyên gia nếu cần thiết nhưng phải có sự tham gia của người đứng đầu mỗi bộ phận trong doanh nghiệp. Các nhân viên của doanh nghiệp là người thực hiện những quy chế đã xây dựng vì vậy doanh nghiệp phải chú tâm đến việc truyền đạt những quy chế đã ban hành cho toàn thể nhân viên của mình hiểu, nắm chắc và thực hiện cho đúng, đặc biệt là đối với những nhân viên mới. Để có hệ thống KSNB hữu hiệu, các nhà quản lý doanh nghiệp không được thỏa mãn với hệ thống kiểm soát hiện tại đã thiết lập mà phải thường xuyên đánh giá hệ thống KSNB và cập nhật rủi ro để điều chỉnh hệ thống KSNB. Đánh giá hệ thống KSNB theo các mức độ như sau: Không có hệ thống quy chế quản lý hoàn chỉnh, hoặc có nhưng manh mún. Có hệ thống quy chế quản lý tương đối đầy đủ, nhưng trong các quy chế ít chứa đựng các cơ chế kiểm soát. Có hệ thống quy chế quản lý tương đối đầy đủ và trong các quy chế có chứa đựng hầu hết các cơ chế kiểm soát, nhưng các quy chế quản lý này không được thực hiện triệt để và do đó các cơ chế kiểm soát không được vận hành. Có hệ thống quy chế quản lý tương đối đầy đủ trong các quy chế có chứa đựng hầu hết các cơ chế kiểm soát, và các quy chế quản lý này được thực thi triệt để và do đó các cơ chế kiểm soát được vận hành một cách hữu hiệu. Đối với mỗi mức độ như trên, nhà quản lý doanh nghiệp sẽ phải có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Qua mỗi lần đánh giá, điều chỉnh, hệ thống KSNB sẽ dần đi vào hoàn thiện và hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài chính (2005), Các văn bản pháp luật về kiểm toán, Nxb Tài chính [2] Mekong Capital (2004), Giới thiệu về Kiểm soát nội bộ [3] GS.TS. Nguyễn Quang Quynh (2005), Giáo trình lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội [4] co-che-kiem-soat/ WIDENING THE UNDERSTANDING OF ENTERPRISES ABOUT INTERNAL CONTROL SYSTEM Duong Phuong Thao Economics and Business Administration - Thai Nguyen University Tel: 0976848307 , Email: Dương Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 33 - 37 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên SUMMARY Internal control system (ICS) is necessary and indispensable for the management activities of each enterprise to ensure the trueful, and resonable of information, especially accounting information; help enterprises save its assests and avoid risks. Internal control system includes many factors, however, three main factors are environmental control, accounting system, and procedural control. Not only basic problems about nature of internal control system, but also this paper analyzes thoes factors which are important factors, some attentive problems in order to build and maintain effectively internal control sytem for enterprises. Keywords: Internal control system, enviromental control, procedural control, risk, effectiveness.
File đính kèm:
- mo_rong_su_hieu_biet_cua_doanh_nghiep_ve_he_thong_kiem_soat.pdf