Mối quan hệ giữa chất lượng Báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán
Mục tiêu nghiên cứu về chất lượng báo cáo tài chính (BCTC) và chất lượng kiểm toán đều hướng về yếu
tố quyết định chất lượng và các nhà nghiên cứu ở cả hai lĩnh vực đã thực hiện, tập hợp các biến làm gia
tăng hoặc suy giảm chất lượng. Mục đích của bài báo nhằm tổng quan khái niệm về chất lượng BCTC, chất
lượng kiểm toán và cách thức đo lường cả hai khái niệm này. Tiếp đến, thảo luận về mối quan hệ tương hỗ
giữa chất lượng BCTC và chất lượng kiểm toán. Từ đó hiểu hơn mối tương quan giữa hai khái niệm, cũng
như cơ hội cho các nghiên cứu trong tương lai
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa chất lượng Báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa chất lượng Báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 11Số 132 - tháng 10/2018 MoÁi Quan Heä giöÕa cHaÁt LöôÏng Baùo caùo taøi cHÍnH Vaø cHaÁt LöôÏng kieÅM toaùn PGS.TS. MAI THị HOÀNG MINH* ThS. NGUYỄN VĩNH KHƯơNG* * Trường Đại học Kinh tế TP.HCM; Khoa Kế toán-Kiểm toán_Trường Đại học Kinh tế-Luật Mục tiêu nghiên cứu về chất lượng báo cáo tài chính (BCTC) và chất lượng kiểm toán đều hướng về yếu tố quyết định chất lượng và các nhà nghiên cứu ở cả hai lĩnh vực đã thực hiện, tập hợp các biến làm gia tăng hoặc suy giảm chất lượng. Mục đích của bài báo nhằm tổng quan khái niệm về chất lượng BCTC, chất lượng kiểm toán và cách thức đo lường cả hai khái niệm này. Tiếp đến, thảo luận về mối quan hệ tương hỗ giữa chất lượng BCTC và chất lượng kiểm toán. Từ đó hiểu hơn mối tương quan giữa hai khái niệm, cũng như cơ hội cho các nghiên cứu trong tương lai. Từ khóa: Chất lượng kiểm toán, chất lượng BCTC, biến đại diện chất lượng. The relationship between the financial reporting quality of and audit quality of financial statements The primary goal studies on the financial reporting quality and audit quality is to understand the determinants of quality and the researchers in both fields were identified, a set of variables increases or quality deterioration. The purpose of the paper to review the concept of financial reporting quality and audit quality and how to measure both concepts. Discuss the relationship between the financial reporting quality and audit quality. Finally, helps to understand the relationship between the two concepts, as well as opportunities for future research. key words: Financial reporting quality; audit quality; quality proxies. 1. Giới thiệu Chất lượng luôn là sự thách thức và là mối quan tâm hàng đầu mà bất kỳ tổ chức và doanh nghiệp nào đều phải đối mặt trong quá trình hoạt động của mình. Chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán có tầm quan trọng đối với cơ quan quản lý, do đó, đây là chủ đề rất được sự quan tâm bởi các nhà nghiên cứu hàn lâm. Vì vậy, trước khi phân tích mối liên hệ giữa chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán thì cần xác định khái niệm cho cả hai khái niệm này. Trong bài báo này, tác giả thông qua tổng quan về khái niệm chất lượng kiểm toán và chất lượng báo cáo tài chính nhằm thu hẹp dần khoảng cách từ hai khái niệm. Cả hai lĩnh vực đều cố gắng đưa ra các thành phần tạo nên “chất lượng cao” BCTC/ kiểm toán nhưng chưa đưa ra một khái niệm rộng rãi về chất lượng. Vì vậy, đầu tiên tác giả định nghĩa về chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán dựa trên các nghiên cứu trước đây. Nói chung, “chất lượng” được định nghĩa là mức độ xuất sắc về một điều gì đó, được đo lường dựa trên việc so sánh với những việc tương tự (Từ điển Oxford, 2015). Cả về chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh tế tại doanh nghiệp, vì vậy, sự thay đổi về hoạt động tại doanh nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC và chất lượng kiểm toán. Đây cũng là tiền NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN12 Số 132 - tháng 10/2018 đề của cả hai khái niệm. Do đó, tác giả tiếp tục đưa ra các biến đại diện nhằm đo lường hai khái niệm này. Từ đó, đưa ra mối tương quan giữa các biến đo lường nhằm tìm thấy mối quan hệ giữa chất lượng BCTC và chất lượng kiểm toán. 2. khái niệm và đo lường chất lượng báo cáo tài chính - Khái niệm chất lượng báo cáo tài chính Hiện tại, chưa có định nghĩa về chất lượng báo cáo tài chính chung được chấp nhận rộng rãi trong các tài liệu học thuật (McDaniel, Martin và Maines, 2002; Cohen, Krishnamoorthy và Wright, 2004). Tuy nhiên, khuôn mẫu lý thuyết về báo cáo Tài chính giúp xác định các thang đo phù hợp cho chất lượng báo cáo tài chính. Theo khuôn mẫu lý thuyết, các báo cáo tài chính cung cấp “thông tin về các nguồn lực kinh tế của tổ chức và các nghĩa vụ của tổ chức” và “thông tin về ảnh hưởng của giao dịch và các sự kiện khác làm thay đổi nguồn lực kinh tế và nghĩa vụ của tổ chức”(FASB, 2010). Do đó, mục tiêu của báo cáo tài chính là cung cấp các góc nhìn về công ty dựa trên các thông tin. Luật Kế toán Việt Nam (2015) không có mục riêng để nêu các đặc tính có liên quan đến chất lượng thông tin BCTC, tuy nhiên khi so sánh nội dung trình bày trong chương “Những quy định chung” với phần khuôn khổ khái niệm của AAA, FASB, IASB, PCG, có thể thấy rằng những thuộc tính về được liệt kê tại mục “Yêu cầu KT” và tại chuẩn mực chung (Bộ Tài chính, 2002), theo đó, các thuộc tính thuộc về CLTT BCTC bao gồm: Trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, có thể hiểu được, có khả năng so sánh. Dựa trên khuôn mẫu lý thuyết, có thể định nghĩa chất lượng báo cáo tài chính ở mức độ cao khi có mức độ cao hơn về tính đầy đủ, khách quan, không có sai sót và cung cấp thông tin có giá trị dự đoán hoặc xác thực hữu ích hơn về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty. - Đo lường chất lượng báo cáo tài chính Các nghiên cứu hàn lâm đã sử dụng các biện pháp khác nhau để đo lường chất lượng báo cáo tài chính. Các biện pháp này có được những khía cạnh khác nhau về chất lượng được mô tả trong NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 13Số 132 - tháng 10/2018 khuôn mẫu lý thuyết. Ví dụ, một số nghiên cứu tập trung vào khía cạnh hoàn thiện của chất lượng báo cáo tài chính, đo lường chất lượng như mức độ công bố thông tin tự nguyện (Botosan, 1997; Botosan và Plumlee, 2002). Các nghiên cứu khác tập trung vào giá trị xác thực và giá trị dự đoán. Ví dụ: thước đo về chất lượng dồn tích được sử dụng rộng rãi do Dechow và Dichev (2002) phát triển, có thể thấy được biến dồn tích ngắn hạn trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nghiên cứu cũng đã sử dụng các thước đo về sự tồn tại của thu nhập và các khía cạnh của chất lượng báo cáo tài chính (Dechow và cộng sự, 2010) và cho thấy giá trị dự đoán của thu nhập phụ thuộc vào độ tin cậy của các phép đo (Bratten, Causholli và Khan, 2016). Hướng nghiên cứu tiếp cận đo lường chất lượng báo cáo tài chính thông qua tính khách quan và không có sai sót. Một số trong những nghiên cứu này sử dụng những dấu hiệu về những sai sót trong báo cáo tài chính (ví dụ, Aier và cộng sự 2005; Cao và cộng sự, 2012). Các nghiên cứu khác thu thập các sai sót cố ý bằng cách đo lường khả năng thao túng thu nhập (Cheng và Warfield, 2005; Burgstahler và cộng sự, 2006; Dechow và cộng sự, 2010). Mặc dù, việc thao túng thu nhập không thể chấp nhận được, nhưng các nghiên cứu này lại nắm bắt được khả năng thao túng thông qua tổng dồn tích, các khoản thu nhập bất thường, ổn định thu nhập. Một số nghiên cứu của McDaniel và cộng sự, 2002; Clor-ProellProell và Warfield, 2014; Müller và Sellhorn, 2015 thay vì đo lường chất lượng báo cáo tài chính bằng sự khác biệt trong báo cáo tài chính thì đánh giá chất lượng báo cáo tài chính bằng cách kiểm tra mức độ hữu ích của thông tin trong báo cáo tài chính đến người sử dụng. Các nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm tra chất lượng báo cáo tài chính được nhận thấy bằng cách trực tiếp yêu cầu những người tham gia thử nghiệm đánh giá chất lượng báo cáo tài chính (McDaniel và cộng sự, 2002). Trong các nghiên cứu tổng hợp, sự khác biệt về tính hữu ích của các báo cáo tài chính nhìn chung được đo bằng cách kiểm tra sự khác biệt về lợi nhuận bất thường xung quanh việc phát hành các báo cáo (ví dụ: hệ số chi trả thu nhập). Sự phụ thuộc vào báo cáo tài chính của thị trường có thể phản ánh những nhận thức của các nhà đầu tư về giá trị dự báo của các báo cáo, đó là một chức năng của cả sự thích hợp và trình bày trung thực của báo cáo tài chính. Điều quan trọng cần lưu ý là những thước đo về chất lượng báo cáo tài chính này có được từ góc nhìn về những khía cạnh chất lượng được chấp nhận khác nhau. Ngoài ra, một số nghiên cứu sử dụng các thước đo về chất lượng báo cáo tài chính không có căn cứ trong khuôn mẫu lý thuyết. Nghiên cứu giải thích sự tổn thất trước đó như là một dấu hiệu chất lượng báo cáo tài chính cao hơn (Barth và cộng sự, 2008), mặc dù khuôn mẫu lý thuyết cho thấy chất lượng báo cáo tài chính liên quan đến tính trung lập. Nghiên cứu của Ahmed và cộng sự (2013) cho rằng ổn định thu nhập có khả năng dự đoán cao hơn nhưng xem xét mức độ ổn định thu nhập để trở thành chỉ số chất lượng báo cáo tài chính thấp hơn. Điều này cho thấy khi lựa chọn cách đo lường chất lượng báo cáo tài chính, các nhà nghiên cứu phải suy nghĩ cẩn thận về các khía cạnh của chất lượng báo cáo tài chính mà nhà nghiên cứu muốn đề cập để đảm bảo tính tin cậy cho nghiên cứu. 3. khái niệm và đo lường chất lượng kiểm toán - Khái niệm chất lượng kiểm toán Tương tự như chất lượng báo cáo tài chính, việc xác định và khái niệm hóa chất lượng kiểm toán là một thách thức đối với các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán gần đây đã nhận được sự quan tâm và nhấn mạnh khi Ủy ban giám sát công ty đại chúng Mỹ (PCAOB) vào năm 2013 đã thiết lập Dự án chỉ số chất lượng NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN14 Số 132 - tháng 10/2018 kiểm toán với mục đích phát triển các biện pháp đo lường chất lượng kiểm toán được sử sụng toàn cầu và ổn định theo thời gian (PCAOB, 2013). Trong dự án này, PCAOB xác định chất lượng kiểm toán là “việc đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư” để đáp ứng các cuộc kiểm toán độc lập và đáng tin cậy và “thông tin truyền thông của ủy ban kiểm toán tốt” về báo cáo tài chính, công bố, kiểm soát nội bộ và khả năng hoạt động liên tục. PCAOB đặc biệt lưu ý rằng định nghĩa này là phù hợp với khuôn mẫu lý thuyết số 8 với cách tiếp cận dựa trên “kết quả” và có trọng tâm “nhu cầu của khách hàng”. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các định nghĩa của chất lượng BCTC, PCAOB nói thêm rằng ngoài việc đánh giá kết quả, cần cân nhắc đến đầu vào và quy trình, vì tất cả đều là các yếu tố quyết định quan trọng cho chất lượng kiểm toán. Để hỗ trợ dự án PCAOB và các quan điểm khác nhau của các bên liên quan đến cuộc kiểm toán, Viện Chất lượng Kiểm toán (CAQ) cho biết định nghĩa chất lượng kiểm toán phải bao gồm vai trò của ủy ban kiểm toán, tuân thủ các quy định và chuẩn mực, hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán, cũng như liên kết đến việc kiểm soát chất lượng của PCAOB và các chuẩn mực chuyên nghiệp (ví dụ như kiến thức, kinh nghiệm...). Phù hợp với khái niệm này, Hội đồng Chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo quốc tế (IAASB) tập trung vào quy trình kiểm toán như một thước đo về chất lượng: “Theo quan điểm của IAASB, chất lượng kiểm toán có thể đạt được khi ý kiến của kiểm toán viên về các báo cáo tài chính có thể dựa trên bằng chứng đầy đủ, phù hợp thu được bởi nhóm dịch vụ kiểm toán thực hiện (IAASB 2013, trang 10).” Nghiên cứu hàn lâm về chất lượng kiểm toán đã chủ yếu sử dụng một định nghĩa dựa trên tiếp cận trên cơ sở kết quả về chất lượng kiểm toán của DeAngelo (1981): Chất lượng kiểm toán đánh giá bởi một kiểm toán viên sẽ phải đạt cả hai yêu cầu: khi khám phá ra một sự vi phạm trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo vi phạm. DeFond và Zhang (2014) mở rộng định nghĩa để kết hợp vai trò của kiểm toán viên trong việc đảm bảo chất lượng báo cáo tài chính và xác định chất lượng kiểm toán “cao hơn” như là cung cấp “sự đảm bảo lớn hơn cho rằng báo cáo tài chính phản ánh trung thực các nghiệp vụ kinh tế của công ty trên cơ sở hệ thống báo cáo tài chính và các đặc điểm của công ty”. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn không kết hợp các khía cạnh đầu vào và quy trình về chất lượng kiểm toán được coi là quan trọng với một số bên liên quan (Knechel và cộng sự, 2013). Từ các quan điểm trên, các cơ quan ban hành và quản lý như PCAOB và IAASB đánh giá chất lượng kiểm toán dựa trên các yếu tố đầu vào và quá trình kiểm toán, cũng như các kết quả kiểm toán, xem một cuộc kiểm toán có chất lượng cao khi bằng chứng kiểm toán có đầy đủ và thích hợp. Theo quan điểm này, ngay cả khi một ý kiến kiểm toán thực tế là hợp lý, cuộc kiểm toán vẫn được xem là có chất lượng thấp nếu các thủ tục kiểm toán được áp dụng trong quá trình kiểm toán dùng làm cơ sở để xác định ý kiến kiểm toán là không đầy đủ. Các công ty kiểm toán có thể có các quan điểm khác nhau về chất lượng kiểm toán, xác định các cuộc kiểm toán có chất lượng cao hơn từ những việc đã hoàn thành theo các chính sách và thủ tục của công ty. Cuối cùng, theo quan điểm của các nhà đầu tư và những người sử dụng báo cáo tài chính, chất lượng kiểm toán ở mức độ cao là cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên cung cấp ý kiến kiểm toán có thông tin (DeFond và Zhang 2014). Các bên liên quan khác nhau có thể có quan điểm khác nhau về định nghĩa chính xác (và các thước đo tốt nhất) về chất lượng kiểm toán nhưng đều đồng nhất về việc tập trung vào yếu tố đầu vào, quá trình kiểm toán và kết quả đầu ra. Ngay cả các bên liên quan như các nhà đầu tư, những người dường như quan tâm nhiều hơn đến kết quả đầu ra, có thể hiểu rằng các kết quả đầu ra mang tính xác suất và yếu tố đầu vào NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 15Số 132 - tháng 10/2018 và quá trình kiểm toán sẽ làm tăng khả năng đạt được kết quả đầu ra. Do đó, định nghĩa về chất lượng kiểm toán của chúng tôi tập trung vào quan điểm này. Cụ thể, chất lượng kiểm toán ở mức độ cao là cuộc kiểm toán cung cấp mức bảo đảm cao hơn mà ở đó kiểm toán viên đã có đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh rằng báo cáo tài chính được trình bày trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị. - Đo lường chất lượng kiểm toán Theo tổng quan các nghiên cứu trước đây, có nhiều cách thức đo lường về chất lượng kiểm toán đã được sử dụng (Francis, 2004). DeFond và Zhang (2014) dựa trên các nghiên cứu tổng hợp cho rằng đo lường chất lượng kiểm toán từ một trong hai quan điểm: đầu vào đến quá trình kiểm toán (ví dụ: quy mô công ty kiểm toán) và kết quả của quá trình kiểm toán (ví dụ như ý kiến kiểm toán). Hơn nữa, các nhà nghiên cứu phân loại cách tiếp cận yếu tố đầu vào thành các vấn đề liên quan đến đặc điểm của kiểm toán viên và các vấn đề liên quan đến hợp đồng của công ty kiểm toán - khách hàng. Cách đo lường dựa trên kết quả đầu ra được phân loại thành thay đổi báo cáo tài chính, gian lận, vấn đề truyền thông của kiểm toán viên, chất lượng báo cáo tài chính và nhận thức. Cách tiếp cận này sử dụng phương pháp thử nghiệm và xem các biến này là biến đại diện cho chất lượng kiểm toán. Mặc dù, do tính chất của việc thu thập dữ liệu, các nghiên cứu thử nghiệm có xu hướng tập trung nhiều hơn vào các biện pháp dựa trên quá trình kiểm toán (Ví dụ: các quyết định về kế hoạch kiểm toán, đánh giá bằng chứng, sử dụng chuyên gia...) (Knechel và cộng sự, 2013) và cách đo lường dựa trên nhận thức về kết quả đầu ra (ví dụ như nhận thức của các nhà đầu tư về chất lượng kiểm toán). Các biến đại diện cho chất lượng kiểm toán có mức tương quan cao với nhau, chất lượng kiểm toán là khái niệm đa hướng, không có cách đo lường có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp nghiên cứu về chất lượng kiểm toán. Ngoài ra, một số biến đại diện cho chất lượng NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN16 Số 132 - tháng 10/2018 kiểm toán không phù hợp với các khái niệm về chất lượng kiểm toán và không thể khái quát hóa cho tất cả các công ty hoặc theo thời gian. Ví dụ, báo cáo kiểm tra PCAOB ghi nhận sự thiếu sót đôi khi được sử dụng như một thước đo chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, thay vì sử dụng một phương pháp lựa chọn thống kê, PCAOB sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro Do đó, khó có thể đưa ra các kết luận rõ ràng về chất lượng kiểm toán dựa trên kết quả kiểm tra. Tóm lại, vì chất lượng kiểm toán phụ thuộc vào quan điểm khác nhau của các bên liên quan, vì vậy, không có một thước đo phù hợp cho tất cả quan điểm. Do đó, các nhà nghiên cứu cần xác định khía cạnh, quan điểm về chất lượng kiểm toán để lựa chọn biến đại diện phù hợp. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu nên xem xét việc sử dụng biến đại diện dựa trên yếu tố đầu vào, quá trình và kết quả đầu ra (Francis, 2011; Knechel và cộng sự, 2013; DeFond và Zhang, 2014). 4. Mối quan hệ giữa chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán Từ các định nghĩa về chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán là các khái niệm nghiên cứu khác nhau. Chất lượng báo cáo tài chính được hiểu là mức độ mà báo cáo tài chính phản ánh tình trạng “sức khỏe” của công ty, trong khi chất lượng kiểm toán đạt được khi mức độ đảm bảo rằng kiểm toán viên có đủ bằng chứng thích hợp rằng báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình trạng “sức khỏe” công ty. Mặc dù là các khái niệm nghiên cứu khác nhau, chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán thường có mối liên hệ. Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây lúng túng về sự phân biệt giữa chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán và sử dụng cùng biến đại diện cho chất lượng báo cáo tài chính hoặc chất lượng kiểm toán. Ví dụ: gian lận, kiện tụng, chất lượng dồn tích, thao túng thu nhập. Thư hai, đo lường chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán nói chung không thể tách rời khi sử dụng các kết quả đầu ra như là biến đại diện cho chất lượng. Vì vậy, mặc dù chất lượng kiểm toán và chất lượng báo cáo tài chính là những khái niệm riêng biệt, do đó, nên sử dụng các biến đại diện khác nhau. Chất lượng báo cáo tài chính trước kiểm toán so với chất lượng báo cáo tài chính sau kiểm toán nhìn chung không đáng lưu ý. Ví dụ, chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán không được chú ý một cách riêng biệt bằng cách đo lường mức độ thay đổi báo cáo, sai lệch báo cáo tài chính hoặc quản trị thu nhập như là biến đại diện cho chất lượng. Thứ ba, cả chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán đều bị ảnh hưởng mạnh bởi các nghiệp vụ kinh tế. Mặc dù, cách đo lường này có nhiều cách đo như các khoản thu nhập bất thường và chi phí kiểm toán bất thường. Điều này cho thấy rằng các thước đo về chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán có thể thấp hơn do sự thay đổi hoặc không đồng đều giữa tiêu chuẩn ngành giữa các công ty. Cuối cùng, rất ít nghiên cứu đề cập các vấn đề liên quan đến đo lường chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán thường là trường hợp nội sinh. Quan điểm cho rằng chất lượng kiểm toán là yếu tố quyết định chất lượng báo cáo tài chính sau kiểm toán được các nghiên cứu trước đây đồng thuận (DeFond và Zhang, 2014). Tuy nhiên, quan niệm cho rằng mối quan hệ giữa chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán theo cách đo hồi quy lặp lại ít được xem xét. Ví dụ, nhiều khả năng kỳ vọng về chất lượng kiểm toán ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính trước kiểm toán. 5. kết luận Bài viết đưa ra các quan điểm nhìn nhận về chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 17Số 132 - tháng 10/2018 thông qua các nghiên cứu trước đây. Từ các quan điểm khác nhau, các biến đại diện cho cách thức đo lường hai khái niệm cũng được bàn luận. Từ đó, cung cấp góc nhìn toàn diện hơn về hai khái niệm và tạo tiền đề cho các nghiên cứu tương lai. Nghiên cứu trong tương lai về chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán có thể cung cấp cái nhìn sâu hơn về các yếu tố quyết định và ảnh hưởng của chất lượng nếu xét đến những thay đổi và khác nhau về tình hình kinh tế có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và kết quả kiểm toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmed, A. S., M. Neel, and D. Wang. 2013. Does mandatory adoption of IFRS improve accounting quality? Preliminary evidence. Contemporary Accounting Research 30 (4): 1344-1372; 2. Barth, M., W. Landsman, and M.H. Lang. 2008. International accounting standards and accounting quality. Journal of Accounting Research 46 (3): 467-498; 3. Botosan, C. A. 1997. Disclosure level and the cost of equity capital. The Accounting Review.72 (3): 323-349; 4. Botosan, C. A. and M. A. Plumlee. 2002. A re-examination of disclosure level and the expected cost of equity capital. Journal of Accounting Research 40 (1): 21-40; 5. Brandon, D. M., A. D. Crabtree, and J. J. Maher. 2004. Nonaudit fees, auditor independence, and bond ratings. Auditing: A Journal of Practice & Theory 23 (2): 89-103; 6. Bratten, B., L.M. Gaynor, L. McDaniel, N.R. Montague, and G. Sierra. 2013. The Audit of Fair Values and Other Estimates: The Effects of Underlying Environmental, Task, and Auditor- Specific Factors. Auditing: A Journal of Practice & Theory 32 (Supplement 1): 7-44; 7. Bratten, B., R. Jennings, and C. M. Schwab. 2015. The effect of using a lattice model to estimate reported option values. Contemporary Accounting Research 32 (1): 192-222; 8. Bratten, B., M. Causholli, and U. Khan. 2016a. Usefulness of fair values for predicting banks’ future earnings: Evidence from other comprehensive income and its components. Review of Accounting Studies 21 (1): 280-315; 9. Brown-Liburd, H. L, J. Cohen, and G. Trompeter. 2013. Effects of earnings forecasts and heightened professional skepticism on the outcomes of client-auditor negotiation. Journal ofBusiness Ethics 116 (2): 311-325; 10. Center for Audit Quality (CAQ). 2013. Audit quality indicators [Letter to the PCAOB]; 11. Chen, Q., K. Kelly, and S. E. Salterio. 2012. Do changes in audit actions and attitudes consistent with increased auditor skepticism deter aggressive earnings management? An experimental investigation. Accounting, Organizations and Society 37 (2): 95-115; 12. Clor-Proell, S. M., C. A. Proell, and T. D. Warfield. 2014. The effects of presentation salience and measurement subjectivity on nonprofessional investors’ fair value judgments. Contemporary Accounting Research 31 (1): 45-66. 13. DeAngelo, L. 1981. Auditor size and audit quality. Journal of Accounting and Economics 3 (3): 183–199; 14. Dechow, P. M. and I. D. Dichev. 2002. The quality of accruals and earnings: The role of accrual estimation errors. The Accounting Review 77 (s-1): 35-59; 15. Dechow, P, W. Ge, and C. Schrand. 2010. Understanding earnings quality: A review of theproxies, their determinants and their consequences. Journal of Accounting and Economics 50 (2): 344-401; 16. DeFond, M. and J. Zhang. 2014. A review of archival auditing research. Journal of A ccounting and Economics 58 (2): 275-326; 17. Francis, J.R. 2011. A framework for understanding and researching audit quality. Auditing: AJournal of Practice & Theory 30 (2): 125–152; 18. International Auditing and Assurance Standards Board (IAASB). 2013. A Framework for Audit Quality (Consultation Paper, January 2013). New York: International Federation ofAccountants; 19. Knechel, R. W., G. V. Krishnan, M. Pevzner, L. B. Shefchik, and U.K. Velury. 2013. Auditing quality: Insights from the academic literature. Auditing: A Journal of Practice & Theory 32 (Supplement 1): 385-421; 20. Müller, M. A., E. J. Riedl, and T. Sellhorn. 2015. Recognition versus disclosure of fair values. The Accounting Review 90 (6): 2411-2447; 21. Public Company Accounting Oversight Board (PCAOB). 2015a. Concept Release on AuditQuality Indicators (Release No. 2015-005, July 1, 2015). Washington, DC: PCAOB.
File đính kèm:
- moi_quan_he_giua_chat_luong_bao_cao_tai_chinh_va_chat_luong.pdf