Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh

Abstract: In this article, we present the theoretical and practical basis, from which, propose some

measures to manage teaching activities in the direction of student competency development in

secondary schools in Ho Chi Minh City. Research results are not only meaningful for the study

area but can also be applied to other localities with similar conditions in all the country.

pdf 7 trang yennguyen 6000
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh

Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 9-14; 19 
9 
Email: nvhieu06@yahoo.com 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Nguyễn Văn Hiếu - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 20/01/2019; ngày sửa chữa: 01/02/2019; ngày duyệt đăng: 20/02/2019. 
Abstract: In this article, we present the theoretical and practical basis, from which, propose some 
measures to manage teaching activities in the direction of student competency development in 
secondary schools in Ho Chi Minh City. Research results are not only meaningful for the study 
area but can also be applied to other localities with similar conditions in all the country. 
Keywords: Measures, teaching activities, competency development, secondary schools. 
1. Mở đầu 
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi 
mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã nêu 9 nhiệm vụ và giải 
pháp, trong đó có: “... Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng 
bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi 
trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học... Đổi 
mới căn bản công tác quản lí giáo dục, đào tạo, bảo đảm 
dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã 
hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lí chất 
lượng” [1]. Thực hiện nghị quyết này, Bộ GD-ĐT đã triển 
khai và công bố Chương trình giáo dục phổ thông 
- Chương trình tổng thể vào ngày 26/12/2018 [2]. Theo 
đó, chương trình tiếp cận theo hướng phát triển phẩm 
chất và năng lực học sinh (HS), do đó mọi hoạt động dạy 
học (HĐDH) ở trường phổ thông đều phải chuyển sang 
cách tiếp cận này; điều đó đồng nghĩa với việc quản lí 
HĐDH của hiệu trưởng các trưởng cũng phải có những 
biện pháp đổi mới để đáp ứng yêu cầu mới. Nghị quyết 
Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ X, 
nhiệm kì 2015-2020 cũng đã đưa ra 12 nhiệm vụ và giải 
pháp chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ: “Đổi mới mạnh mẽ 
phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng hiện đại, 
đáp ứng chuẩn giáo dục khu vực và quốc tế; phát triển 
tốt nhất năng lực sáng tạo của HS, coi trọng thực hành, 
thực tế; chú trọng giáo dục lối sống, nhân cách, đạo đức, 
lí tưởng và truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc...” [3]. 
Như vậy, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và 
triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, TP. 
Hồ Chí Minh đã đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu 
Đảng bộ Thành phố những nhiệm vụ và giải pháp cụ 
thể hướng tới thay đổi trong HĐDH. Để thực hiện 
thành công Chương trình giáo dục phổ thông mới, 
công tác quản lí giáo dục, đặc biệt là quản lí HĐDH 
có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, công tác này trong 
cả nước nói chung, TP. Hồ Chí Minh nói riêng vẫn còn 
đang trong giai đoạn “chuyển mình” dần dần để “thích 
ứng” với sự thay đổi về cách tiếp cận nên vẫn còn gặp 
nhiều khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, bài viết này đề 
xuất một số biện pháp quản lí HĐDH theo định hướng 
phát triển năng lực (PTNL) HS ở các trường trung học 
cơ sở TP. Hồ Chí Minh, giúp cho các nhà quản lí vận 
dụng một cách linh hoạt vào điều kiện của từng trường 
trên địa bàn Thành phố. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Căn cứ đề xuất biện pháp 
- Các văn bản pháp quy: Căn cứ Luật Giáo dục 2015 
được sửa đổi bổ sung năm 2009; Nghị quyết số 
29-NQ/TW; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. 
Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kì 2015-2020; Nghị quyết 
số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội; Quyết 
định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng 
Chính phủ; Chương trình giáo dục phổ thông - Chương 
trình tổng thể của Bộ GD-ĐT; Chiến lược phát triển giáo 
dục 2011-2020 
- Định hướng lí luận: Căn cứ lí luận quản lí, lí luận 
về HĐDH theo định hướng PTNL HS, chúng tôi nhận 
thấy, để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất 
lượng quản lí HĐDH theo định hướng PTNL HS nói 
riêng, hiệu trưởng không phải chỉ cần nắm vững các lí 
luận về quản lí nhà trường mà quan trọng hơn cả là phải 
biết vận dụng những lí luận ấy vào thực tiễn đơn vị mình 
quản lí, phải dám nghĩ, dám làm và biết đề ra các biện 
pháp quản lí phù hợp, khả thi. 
- Thực trạng quản lí HĐDH theo định hướng PTNL 
HS ở các trường trung học cơ sở TP. Hồ Chí Minh: 
+ Về mặt nhận thức: Vẫn còn một bộ phận không 
nhỏ cán bộ quản lí chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan 
trọng của công tác quản lí HĐDH theo định hướng PTNL 
HS, ít chú ý nâng cao năng lực quản lí bằng khoa học 
quản lí và khoa học giáo dục. Vì thế, trong quản lí còn 
dựa vào kinh nghiệm là chính. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 9-14; 19 
10 
+ Về mặt quản lí HĐDH: Qua nghiên cứu và tổng 
kết thực tiễn, chúng tôi nhận thấy, trình độ và năng lực 
điều hành, quản lí của CBQL trường trung học cơ sở ở 
TP. Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, hẫng hụt về nhiều 
mặt. Cụ thể: Đa số hiệu trưởng làm việc dựa theo kinh 
nghiệm cá nhân, chưa coi trọng công tác dự báo, xây 
dựng chiến lược và kế hoạch hành động, do đó thường 
rơi vào sự vụ, tình thế; kiến thức về pháp luật, tổ chức bộ 
máy và tài chính còn hạn chế, do đó còn nhiều lúng túng 
trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền; chỉ đạo hoạt 
động giáo dục còn thiếu tính hệ thống, đôi khi xa rời thực 
tế, kém khả năng phối hợp; hệ thống các văn bản pháp 
quy cho quản lí còn thiếu và không kịp thời. Một số tổ 
trưởng chuyên môn quản lí kế hoạch dạy học, quản lí 
sinh hoạt chuyên môn, yêu cầu giáo viên (GV) lập kế 
hoạch và duyệt kế hoạch chưa linh hoạt, sáng tạo, đôi khi 
còn nặng về hình thức và thủ tục hành chính; quản lí đổi 
mới phương pháp dạy học (PPDH), tổ chức dạy học theo 
định hướng PTNL HS còn mang tính hình thức; việc 
quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ và rút kinh 
nghiệm chưa thật sự đi vào chiều sâu, do đó chất lượng 
dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu mới; việc hướng dẫn 
và tổ chức tập huấn cho GV tiếp cận các PPDH mới theo 
định hướng PTNL HS chưa được chủ động thực hiện mà 
chủ yếu dựa vào các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Sở, 
Phòng GD-ĐT tổ chức; tính chuyên nghiệp chưa cao, 
khả năng chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy 
phạm pháp luật chưa tốt. Một số cán bộ quản lí còn có tư 
tưởng ỷ lại, thiếu chủ động, trông chờ vào sự chỉ việc, 
hướng dẫn của cấp trên dẫn đến chậm trễ trong việc giải 
quyết các vấn đề tại cơ sở. 
2.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo 
định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường 
trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh 
2.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo 
viên về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển 
năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở 
2.2.1.1. Mục đích của biện pháp 
- Giúp đội ngũ cán bộ quản lí, GV và HS trong 
các trường trung học cơ sở có nhận thức đầy đủ hơn 
về vai trò, tầm quan trọng của HĐDH theo định 
hướng PTNL HS. 
- Tạo ra sự đồng tâm, nhất trí, đoàn kết phấn đấu của 
cả đội ngũ cán bộ quản lí, GV và HS trong các nhà 
trường. Từ đó, giúp họ thay đổi trong nhận thức và hành 
động, điều chỉnh mọi hoạt động, đặc biệt là HĐDH theo 
tiếp cận PTNL HS để nâng cao chất lượng dạy học và 
giáo dục của nhà trường đáp ứng được yêu cầu đổi mới 
hiện nay. 
2.2.1.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện 
Trước hết, hiệu trưởng - người đứng đầu nhà trường 
phải không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trương 
chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đặc biệt là 
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị 
lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về 
đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; Nghị quyết số 
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về “đổi 
mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, 
góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào 
tạo”; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của 
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án đổi mới 
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, 
Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể 
của Bộ GD-ĐT, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ 
TP. Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kì 2015-2020... Trên 
cơ sở này, hiệu trưởng phân tích hệ thống các mục tiêu 
quản lí của nhà trường, trong đó có mục tiêu quản lí 
HĐDH theo định hướng PTNL HS trong giai đoạn đổi 
mới hiện nay. 
Nhận thức được chính xác vị trí, vai trò của HĐDH 
theo định hướng PTNL HS, hiệu trưởng cần có hình thức 
phù hợp để nâng cao nhận thức trong toàn đội ngũ cán 
bộ quản lí, GV, nhân viên của trường về tầm quan trọng 
của HĐDH theo định hướng PTNL HS đối với việc thực 
hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà trường, đặc biệt với 
việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành Giáo dục trong 
giai đoạn mới hướng tới việc phát triển phẩm chất và 
năng lực của người học. Cụ thể: 
- Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên tuyên 
truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán 
bộ quản lí, GV về vai trò, vị trí quan trọng của HĐDH 
theo định hướng PTNL HS trong nhà trường, chỉ đạo các 
đơn vị trong trường tổ chức tốt các hội nghị cấp tổ, hội 
nghị công chức, viên chức hằng năm, giao chỉ tiêu phấn 
đấu cho từng lớp và thực hiện kí kết giữa hiệu trưởng với 
GV về từng mặt phấn đấu cụ thể để từ đó GV có những 
định hướng và nhận thức rõ về HĐDH theo định hướng 
PTNL HS. 
- Hiệu trưởng xác định HĐDH theo định hướng 
PTNL HS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong 
năm học, nhiệm vụ chính trị của nhà trường; thường 
xuyên thông qua các hoạt động giáo dục tập thể, toàn 
trường, họp hội đồng trường, sinh hoạt tổ chuyên môn, 
các đợt bồi dưỡng chuyên môn, hội thảo..., đặc biệt là 
định kì tổ chức các cuộc họp với các GV để kiểm tra, chỉ 
đạo triển khai các HĐDH theo định hướng PTNL HS bên 
cạnh các hoạt động khác trong nhà trường để cán bộ quản 
lí, GV toàn trường chú ý thực hiện tốt HĐDH; cung cấp 
những tài liệu cần thiết mà mỗi GV cần phải nắm được 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 9-14; 19 
11 
như: chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, mục tiêu cấp học, 
chương trình giảng dạy các môn học, kế hoạch năm học 
của trường, cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan để 
từ đó GV hiểu rõ được cách làm, thấy rõ được vai trò 
trách nhiệm của mình. 
- Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận tổ chức tốt các 
chuyên đề đội trong năm học, các hội thảo về chương 
trình giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho HS ngoài các 
chủ đề theo quy định của cấp trên như: “Phòng chống ma 
túy và các tệ nạn xã hội trong học đường”, “Phòng chống 
tác hại của thuốc lá”, “Phòng tránh lạm dụng game”, các 
chuyên đề giáo dục về giới cho HS, cùng các hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo giúp cho HS được tham gia, 
được thể hiện bản thân và học tập qua từng hoạt động. 
Từ đó, giúp HS hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của học 
tập theo định hướng PTNL HS. 
- Bên cạnh đó, hiệu trưởng nhà trường cũng cần quan 
tâm đến việc nâng cao nhận thức của phụ huynh HS về 
HĐDH theo định hướng PTNL HS, giúp họ thấy được 
vai trò quan trọng của mình trong việc phối hợp với GV 
để giáo dục con em mình thông qua một số hình thức như 
tuyên truyền trong các cuộc họp phụ huynh, mời phụ 
huynh tham dự các buổi chuyên đề, hội giảng về HĐDH 
theo định hướng PTNL HS, gửi tới phụ huynh một số các 
văn bản quan trọng của nhà trường liên quan đến HĐDH 
theo định hướng PTNL HS,... 
- Chỉ đạo bộ phận phụ trách treo các khẩu hiệu tuyên 
truyền và các hình ảnh về HĐDH theo định hướng PTNL 
HS tại phòng GV và các vị trí dễ quan sát trong nhà 
trường nhằm động viên, khuyến khích GV và HS tích 
cực dạy và học theo định hướng PTNL HS. 
2.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp 
- Hiệu trưởng cần có ý thức thường trực, đi đầu và 
hành động đổi mới trong quản lí theo định hướng 
“chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến 
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất 
người học”. 
- Đội ngũ cán bộ quản lí mà đứng đầu là hiệu trưởng 
phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tìm 
kiếm tích luỹ các nguồn tài liệu, khai thác các thông tin 
có liên quan đến công tác quản lí HĐDH theo định hướng 
PTNL HS. 
- Mỗi GV phải nhận thức sâu sắc công việc quan 
trọng của mình là làm sao tạo được những điều kiện 
thuận lợi nhất để mỗi HS mình có thể phát triển hết khả 
năng vốn có của bản thân, hình thành được những tính 
cách thói quen như mục tiêu chương trình giáo dục phổ 
thông đã đề ra. 
2.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho 
đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 
2.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 
Xây dựng được đội ngũ GV có phẩm chất và năng 
lực tốt, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc 
đào tạo thế hệ trẻ, thường xuyên phấn đấu để trở thành 
GV giỏi toàn diện đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo 
dục hiện nay. 
2.2.2.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện 
Năng lực tổ chức dạy học của GV hết sức quan trọng. 
GV là nhân tố quyết định đến chất lượng và sự thành 
công của đổi mới giáo dục. Nếu năng lực tổ chức dạy học 
của GV kém thì HĐDH theo định hướng PTNL HS 
không thể đạt được mục tiêu đặt ra. Do đó, hiệu trưởng 
cần chỉ đạo các bộ phận thực hiện tốt các công việc sau: 
- Hiệu trưởng chủ động phối hợp với các trường đào 
tạo sư phạm, phòng GD-ĐT để tổ chức các chuyên đề, 
hội thảo tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội 
ngũ GV. Hằng năm, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đào 
tạo, bồi dưỡng cử các GV đi học nâng cao trình độ 
chuyên môn, trình độ chính trị. Tạo điều kiện về thời 
gian, kinh phí, tài liệu cho GV tham gia học tập. Thực 
hiện nghiêm túc việc học bồi dưỡng thường xuyên tại 
đơn vị, Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra, ghi nhận, 
đánh giá việc học tập của từng GV để có những điều 
chỉnh phù hợp; thực hiện tốt việc sinh hoạt chuyên môn, 
khuyến khích các cá nhân mạnh dạn trao đổi giải pháp, 
cách thức tổ chức lớp học, PPDH hiệu quả để giúp mọi 
người học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 
lẫn nhau. 
- Ban Giám hiệu tích cực dự giờ, góp ý tiết dạy nhằm 
giúp GV nhận rõ mục đích, nội dung và các hình thức tổ 
chức tiết học hiệu quả theo tinh thần đổi mới, thực hiện 
đổi mới PPDH, xây dựng đề kiểm tra, đánh giá theo 
hướng PTNL cho HS trong tập thể GV nhà trường. 
- Hàng năm, hiệu trưởng thực hiện việc điều tra cơ 
bản về chất lượng đội ngũ GV, nhu cầu học tập của cán 
bộ, GV, nhân viên để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, 
bồi dưỡng nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực tại 
đơn vị, tìm ra các nguyên nhân của hạn chế, yếu kém để 
khắc phục. 
- Sắp xếp lại đội ngũ GV thật hợp lí dựa theo năng 
lực chuyên môn. Thống kê trình độ, năng lực đội ngũ GV 
để tham mưu với Phòng Nội vụ quận/huyện có kế hoạch 
luân chuyển GV giữa các trường để điều hòa chất lượng 
giảng dạy giữa các trường trong quận một cách đồng đều 
giúp theo dõi và giúp đỡ những GV còn yếu về năng lực 
tổ chức dạy học từng bước tự tin nâng cao chất lượng 
giảng dạy của bản thân. 
- Tham mưu tích cực với UBND quận/huyện tuyển 
đủ số GV dạy các môn, đặc biệt là các môn quan trọng 
cho HĐDH theo định hướng PTNL HS (tin học, ngoại 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 9-14; 19 
12 
ngữ); tham mưu cho việc xây dựng cơ chế tuyển chọn 
GV căn cứ vào trình độ, năng lực giảng dạy, phẩm chất 
nghề nghiệp. Ưu tiên tuyển chọn các GV có trình độ trên 
chuẩn, ...  nhắc nhở, phê bình những cá nhân 
chưa thật sự cố gắng; tổ chức trao đổi kinh nghiệm với 
các trường bạn và tiếp tục duy trì, củng cố việc đổi mới 
PPDH qua các năm tiếp theo. 
- Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH, áp 
dụng các PPDH tích cực phải được triển khai và tiến hành 
một cách đồng bộ trong các tổ chuyên môn và từng GV 
trong nhà trường. Hằng năm, hiệu trưởng cần rà soát lại 
trình độ, năng lực của GV, phân công GV giảng dạy cho 
phù hợp, thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học. Trên cơ 
sở bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH theo định hướng 
PTNL HS, hiệu trưởng chỉ đạo GV thực hiện đổi mới triệt 
để trong từng tiết dạy, từng bài học và từng môn học; đưa 
các PPDH tích cực vào vận dụng phù hợp với thực tế từng 
lớp cùng với các hình thức học tập tích cực như học cá 
nhân, học theo nhóm, dạy học cả lớp, dạy học ngoài lớp 
nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của HS; chỉ 
đạo GV phát huy hiệu quả việc sử dụng đồ dùng, trang 
thiết bị dạy học trong các tiết học, tận dụng tối đa đồ dùng 
được cấp phát. Chủ động và tích cực làm đồ dùng dạy học 
phục vụ cho bài dạy; phát động phong trào thi đua làm đồ 
dùng dạy học, thành lập câu lạc bộ trong nhà trường nhằm 
thu hút HS cùng tham gia làm đồ dùng dạy học với GV; 
khuyến khích soạn bài, giảng dạy bằng giáo án điện tử, tích 
cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Ban 
Giám hiệu, tổ chuyên môn tăng cường dự giờ, thăm lớp 
dưới nhiều hình thức để nắm được thực trạng đổi mới 
PPDH của GV. Tổ chức rút kinh nghiệm giờ dạy của GV 
đảm bảo tính khoa học, chính xác, đặc biệt về PPDH, sử 
dụng đồ dùng dạy học, làm tốt công tác tư vấn cho GV 
2.2.3.3. Điều kiện thực hiện 
- Hiệu trưởng phải giao quyền chủ động cho Ban chỉ 
đạo trong việc xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH, tạo các 
điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại 
và cả nguồn lực cho việc thực hiện đổi mới PPDH. 
- Hiệu trưởng cần động viên, khích lệ và có chế độ 
đãi ngộ để tạo động lực cho tập thể đội ngũ GV có sự 
quyết tâm thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng 
PTNL HS. 
- Đội ngũ GV phải có ý thức vươn lên, sáng tạo, tự 
giác tiếp cận nhanh trong việc đổi mới PPDH theo định 
hướng PTNL HS. 
2.2.4. Tăng cường quản lí việc thực hiện chương trình, 
kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn 
2.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp 
- Giúp cho HĐDH trong nhà trường đi vào nền nếp, 
thực hiện đúng theo phân phối chương trình, đảm bảo 
không có sự cắt xén hay giãn tiết mà vẫn có hướng mở 
trong việc linh động phù hợp với thực tế trình độ của HS, 
nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn, từ đó góp 
phần nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở. 
- Nhằm thu thập thông tin về tình hình chất lượng, nội 
dung và tổ chức HĐDH theo định hướng PTNL HS trên 
thực tế có phù hợp với kế hoạch đặt ra không để phát hiện 
kịp thời các sai lệch và đưa ra các điều chỉnh kịp thời. 
- Nhằm phát hiện các mối liên hệ ngược về bản 
thân và các quyết định quản lí dạy học có phù hợp 
không để điều chỉnh, nâng cao tính khả thi của quyết 
định. Từ đó, tác động đến hành vi của GV nhằm nâng 
cao tinh thần trách nhiệm của nhà giáo đáp ứng yêu 
cầu đổi mới giáo dục. 
2.2.4.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện 
- Hiệu trưởng tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy 
chế chuyên môn bằng cách: + Xây dựng và thực hiện có 
hiệu quả kế hoạch kiểm tra GV theo quy định mà Bộ, Sở, 
Phòng GD-ĐT đề ra. Thực hiện tốt hướng dẫn sau kiểm 
tra, phát huy triệt để hiệu quả công tác tự kiểm tra của 
hiệu trưởng, đẩy mạnh kiểm tra đột xuất theo chuyên đề; 
+ Xây dựng và hoàn chỉnh các tiêu chí đánh giá giờ dạy 
theo định hướng PTNL HS sao cho hợp lí, khoa học và 
dân chủ; + Kiện toàn đội ngũ làm công tác kiểm tra giáo 
dục (phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn). Thường 
xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ, chính trị cho đội ngũ này; + Tăng cường công tác 
kiểm tra tập trung vào việc thực hiện chương trình, kế 
hoạch của GV, của tổ chuyên môn dưới các hình thức: 
toàn diện, chuyên đề, đột xuất. Đặc biệt, tăng cường kiểm 
tra đột xuất để kịp thời phát hiện ra các sai phạm trong 
HĐDH; + Phân công cụ thể nhiệm vụ cho các cá nhân, 
bộ phận trong tổ kiểm tra; quy định rõ ràng các loại hồ 
sơ chuyên môn, cách thức, tiêu chí đánh giá trong kiểm 
tra ngay từ đầu năm học; + Chỉ đạo thống nhất các tổ, 
nhóm chuyên môn về kế hoạch dạy học, cách thức báo 
cáo, duy trì dự giờ, thao giảng, chuyên đề để nâng cao 
năng lực giảng dạy cho GV; + Ban Giám hiệu tích cực 
tham gia các cuộc họp tổ khối theo đúng quy định 
(2 lần/tuần) để có những góp ý, điều chỉnh cho việc thực 
hiện kế hoạch của từng tổ khối. Chú ý việc sinh hoạt tổ 
khối cần hướng vào việc nghiên cứu mục tiêu bài học, thảo 
luận các phương phương dạy học hiệu quả cho các bài dạy 
trong hai tuần tới, những lưu ý chung của phân môn, của 
chương trình sao cho việc giảng dạy trong tổ khối thống 
nhất, đồng đều và đạt được mục tiêu bài học. Hiệu trưởng 
chú ý tổ khối trong việc giúp đỡ các GV trẻ, mới ra trường; 
chú trọng xây dựng, bồi dưỡng những nhân tố tích cực 
trong mỗi tổ khối để tạo nguồn kế cận, tiến cử và đề bạt 
với cấp trên việc bổ nhiệm các cá nhân nổi trội để làm động 
lực phấn đấu như một kết quả xứng đáng với nỗ lực, cống 
hiến cho tập thể, cho ngành Giáo dục. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 9-14; 19 
14 
- Hiệu trưởng tổ chức các hội thảo, chuyên đề, hội thi 
nhằm chia sẻ về kinh nghiệm giảng dạy, PPDH hiệu quả, 
đưa ra những tháo gỡ cho việc dạy học các môn học, tiết 
học mà nhiều GV còn băn khoăn, thắc mắc; thường 
xuyên tổ chức hội thi GV giỏi, GV chủ nhiệm giỏi cấp 
trường nhằm lựa chọn ra các nhân tố nổi trội tuyên 
dương, khen thưởng và đẩy mạnh phong trào thi đua dạy 
tốt - học tốt tại trường. 
2.2.4.3. Điều kiện thực hiện 
- Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải xây dựng kế 
hoạch năm, kế hoạch chuyên môn trường thật cụ thể, từ 
đó cố gắng phát huy hết tác dụng của tổ khối trong việc 
thực hiện các kế hoạch đã đặt ra; tránh việc sinh hoạt tổ 
khối chỉ là chiếu lệ không đi vào thực chất, không hướng 
vào việc giải quyết các khó khăn trong giảng dạy của 
từng GV. 
- Hiệu trưởng phải lựa chọn các tổ trưởng chuyên 
môn là những người có uy tín, phẩm chất và năng lực tốt, 
nhiệt tình công tác; đồng thời phải tạo điều kiện tối ưu về 
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và cả tài chính cho các tổ 
chuyên môn hoạt động một cách hiệu quả nhất. 
- Mọi hoạt động kiểm tra phải hướng đến mục tiêu 
nhằm giúp đỡ GV thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bản thân, 
tránh gây tâm lí căng thẳng cho GV khi thực hiện kiểm tra. 
2.2.5. Tăng cường xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất, 
trang thiết bị dạy học; khai thác hiệu quả công nghệ 
thông tin trong quản lí hoạt động dạy học 
2.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp 
- Tạo điều kiện quan trọng cho việc đổi mới và nâng 
cao chất lượng dạy học, góp phần PTNL HS theo đúng 
định hướng đổi mới giáo dục hiện nay và thực hiện tốt 
nguyên lí giáo dục của Đảng và Nhà nước “Học đi đôi 
với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà 
trường gắn liền với xã hội”. 
- Tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động học tập của HS 
trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức, thông qua hoạt 
động thực hành, thí nghiệm, trải nghiệm sáng tạo và giúp 
GV thực hiện tốt việc đổi mới PPDH trên cơ sở của sự 
đồng bộ, hệ thống và chất lượng cao của cơ sở vật chất, 
thiết bị dạy học. HS được tiếp cận với nhiều đồ dùng trực 
quan hiệu quả và các trang thiết bị dạy học hiện đại để có 
cơ hội học thông qua các hoạt động, được quan sát, tìm 
tòi, phát hiện, tự khám phá kiến thức qua sự hướng dẫn, 
giúp đỡ của GV. 
2.2.5.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện 
- Hiệu trưởng cần tham mưu với phòng GD-ĐT cũng 
như cấp ủy chính quyền địa phương trong việc tập trung 
các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 
cho nhà trường. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cũng tham 
mưu với phòng GD-ĐT để cung cấp đầy đủ trang thiết bị 
dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ 
GD-ĐT quy định, bổ sung thường xuyên những thiết bị 
đồ dùng bị hỏng, tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học 
hiện đại (máy chiếu đa năng, bảng tương tác) cho nhà 
trường; phát động và duy trì hiệu quả phong trào thi đua 
làm đồ dùng dạy học của GV để bổ sung thêm nguồn đồ 
dùng dạy học cho việc giảng dạy đạt hiệu quả. Công tác 
xã hội hóa giáo dục cần được đẩy mạnh nhằm huy động 
mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường, các tổ chức, cá 
nhân có lòng hảo tâm đóng góp xây dựng nhà trường 
ngày một khang trang hơn. 
- Phân công quản lí việc bảo quản, tu bổ cơ sở vật chất 
và đồ dùng dạy học cho phó hiệu trưởng phụ trách hành 
chính - bán trú và nhân viên thư viện - thiết bị; thường 
xuyên kiểm tra việc mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, thiết 
bị dạy học hàng tháng và theo định kì hàng năm. 
- Hiệu trưởng chủ động bố trí kinh phí trang bị máy 
tính, máy chiếu, hòa mạng Internet phục vụ cho công 
tác quản lí, chỉ đạo: thông tin, báo cáo qua mạng, xây 
dựng trang web nhà trường. Ban Giám hiệu chủ động học 
tập, nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin, sử 
dụng các phần mềm quản lí HS, phần mềm ra đề kiểm 
tra, quản lí hồ sơ GV 
- Tạo điều kiện trang bị đầy đủ các phương tiện dạy 
học hiện đại cho GV từ nhiều nguồn (tham mưu, xã hội 
hóa). Tổ chức tập huấn cho GV cách thức sử dụng các 
thiết bị dạy học, cách soạn giảng trên các phần mềm bổ trợ 
PowerPoint, active... để tạo ra các tiết dạy hào hứng, sôi 
động, cuốn hút HS tích cực học tập. Tổ chức các kì thi thiết 
kế bài giảng hay thi GV dạy giỏi để khuyến khích việc ứng 
dụng công nghệ thông tin của GV. Xây dựng các kho tư 
liệu bài giảng tại trường để GV cùng sử dụng và thường 
xuyên kiểm tra, rút kinh nghiệm việc vận dụng công nghệ 
thông tin trong giảng dạy của GV. Xây dựng đội ngũ GV 
nòng cốt về công nghệ thông tin để triển khai và đẩy mạnh 
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. 
2.2.5.3. Điều kiện thực hiện 
- Hiệu trưởng phải có đủ uy tín, có khả năng tham 
mưu, thuyết phục sự ủng hộ của chính quyền địa phương 
và các lực lượng xã hội trong việc đầu tư cơ sở vật chất 
của nhà trường. 
- Khi sử dụng các nguồn tài chính, hiệu trưởng phải 
công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng chế độ chính 
sách và tiết kiệm; có đủ hồ sơ, sổ sách thu, chi đầy đủ rõ 
ràng, đúng quy định tài chính. 
- Cán bộ, GV, nhân viên nhà trường phải có nhận 
thức đúng đắn về vai trò của cơ sở vật chất, thiết bị dạy 
học trong HĐDH, từ đó có ý thức sử dụng và bảo quản 
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học một cách hợp lí. 
(Xem tiếp trang 19)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 15-19 
19 
được huy động các nguồn lực từ xã hội thông qua vay tín 
dụng trong nước và nước ngoài, để bổ sung nguồn vốn cho 
phát triển GD-ĐT, xây dựng cơ sở vật chất... 
3. Kết luận 
Từ những vấn đề trên, có thể khẳng định, cuộc 
CMCN 4.0 ra đời là xu hướng tất yếu của thời đại. Nó 
đặt ra cho các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta nói chung, 
các TCĐ nói riêng phải vận động không ngừng. Theo 
đó, các nhà trường muốn nâng cao được chất lượng đào 
tạo nhằm đáp ứng thiết thực với nhu cầu của NNL mà thị 
trường lao động đang cần trong bối cảnh này thì cần phải 
tranh thủ mọi tiềm năng vốn có của mình; biết khai thác 
tối ưu những giá trị mà cuộc cách mạng đem lại, nhất là 
những thành tựu về lĩnh vực công nghệ thông tin, số hóa 
vào trong đào tạo; từng bước đưa những kiến thức, yêu 
cầu mà xu hướng của cuộc cách mạng đang hiện hữu để 
đưa vào trong chương trình, nội dung đào tạo... thì mới 
đảm bảo cho các nhà trường tồn tại và ngày càng phát 
triển, đáp ứng tốt với nhu cầu của thực tiễn đặt ra. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. 
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc 
gia - Sự thật. 
[3] Nguyễn Hồng Minh (2017). Cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống 
giáo dục nghề nghiệp. Tạp chí Lao động và Xã hội, 
số tháng 2/2017. 
[4] Nguyễn Viết Thảo (2017). Cách mạng công nghiệp 
lần thứ tư. Tạp chí Lí luận chính trị, số 5/2017. 
[5] Phan Chí Thành (2018). Cách mạng công nghiệp 
4.0 - Xu thế phát triển của giáo dục trực tuyến. Tạp 
chí Giáo dục, số 421, tr 43-46; 19. 
[6] Thủ tướng Chính phủ (2012). Chiến lược phát triển 
giáo dục 2011-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định 
số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012). 
[7] Phạm Ngọc Trang (2018). Cách mạng công nghiệp 
4.0 - Thực tiễn và thách thức đặt ra đối với các 
trường đại học và đội ngũ giảng viên trẻ. Tạp chí 
Giáo dục, số đặc biệt, kì 2 tháng 5, tr 90-93. 
[8] Nguyễn Thị Thanh Tùng - Ngô Văn Tuần (2018). 
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học Việt 
Nam đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0. Tạp chí Giáo dục, số 426, tr 1-4. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ... 
(Tiếp theo trang 14) 
3. Kết luận 
Thực tế cho thấy, không có biện pháp nào là “vạn 
năng” mà thông thường, để giải quyết một nhiệm vụ, một 
vấn đề cụ thể, phải vận dụng, phối hợp nhiều biện pháp. 
Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp 1 có ý nghĩa 
định hướng, đóng vai trò nền tảng cho việc thực hiện các 
biện pháp khác vì chỉ có nhận thức đúng thì mới có hành 
động đúng; biện pháp 2 có tính hạt nhân, đóng vai trò 
then chốt, quyết định đến chất lượng HĐDH; các biện 
pháp 3, 4, 5 có vai trò quan trọng, tạo điều kiện, hỗ trợ 
HĐDH, để các nhà quản lí phát huy sức mạnh tổng hợp 
trong quản lí HĐDH theo định hướng PTNL HS trong 
bối cảnh hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. 
[2] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ 
thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo 
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 
của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 
[3] Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh (2015). 
Nghị quyết đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ 
Chí Minh lần thứ X nhiệm kì 2015 -2020. 
[4] Trần Trung Dũng (2016). Quản lí hoạt động dạy học 
ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát 
triển năng lực học sinh. Luận án tiến sĩ Khoa học 
Giáo dục, Trường Đại học Vinh. 
[5] Đỗ Thị Thanh Thuỷ (chủ biên) - Nguyễn Thành 
Vinh - Hà Thế Truyền - Nguyễn Thị Tuyết Hạnh 
(2017). Quản lí hoạt động dạy học trong trường phổ 
thông. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[6] Hoàng Anh Tuấn (2017). Quản lí hoạt động dạy học 
của các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, 
thành phố Cần Thơ. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 
76 (137) - tháng 7/2017, tr 113-115. 
[7] Phạm Thị Mai Loan (2016). Một số giải pháp nâng 
cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn trung học cơ 
sở tại thành phố Hải Phòng theo tiếp cận phát triển 
năng lực người học. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt 
tháng 5, tr 168-172; 167.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_quan_li_hoat_dong_day_hoc_theo_dinh_huong_p.pdf