Một số giải pháp đổi mới tài chính đối với giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

Tóm tắt

Giáo dục đại học Việt Nam sau nhiều lần cải cách, đổi mới đã đạt được

những thành tựu quan trọng, góp phần phát triển lực lượng lao động trình độ cao

đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, giáo

dục đại học Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, mất cân đối về cơ cấu đào tạo và

chất lượng còn bất cập. Một trong những nguyên nhân của các hạn chế trên là từ

khía cạnh tài chính. Bài viết nêu lên một số hạn chế, bất cập của tài chính giáo dục

đại học của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện vấn đề này.

pdf 11 trang yennguyen 7040
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp đổi mới tài chính đối với giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp đổi mới tài chính đối với giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

Một số giải pháp đổi mới tài chính đối với giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
 1 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI 
HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Some solutions for financial innovation in higher education in Vietnam at 
present. 
ThS. NGUYỄN HỮU NĂNG 
Trường Đại học Văn Hiến 
Tóm tắt 
Giáo dục đại học Việt Nam sau nhiều lần cải cách, đổi mới đã đạt được 
những thành tựu quan trọng, góp phần phát triển lực lượng lao động trình độ cao 
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, giáo 
dục đại học Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, mất cân đối về cơ cấu đào tạo và 
chất lượng còn bất cập. Một trong những nguyên nhân của các hạn chế trên là từ 
khía cạnh tài chính. Bài viết nêu lên một số hạn chế, bất cập của tài chính giáo dục 
đại học của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện vấn đề này. 
Từ khóa: đổi mới, giáo dục đại học, giải pháp tài chính 
Abstract 
Vietnam university education after several reforms, innovation has made 
significant achievements, contributing to the development of highly - qualified 
labor force to meet the needs of economical and social development. However, 
under a comprehensive review, Vietnam higher education still possesses many 
limitations, structural imbalance and inadequate quality of education. One of the 
causes is the restrictions on the financial aspects. This article raised a number of 
limitations and shortcomings of finance situation in higher education in Vietnam 
and proposed some solutions to tackle this problem. 
Keywords: innovation, higher education, financial solutions. 
 2 
1. Đặt vấn đề 
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi 
phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản. Trong khi đó, nguồn 
lực tài chính của Nhà nước không thể đủ để đáp ứng mọi nhu cầu đào tạo, nhất là 
đào tạo đại học. Vì thế, việc tìm ra một cơ chế chính sách hợp lý để huy động 
nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học là rất cần thiết. Bên cạnh đó, tài chính cho 
giáo dục đại học cũng bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, cần có giải pháp đổi mới trong 
bối cảnh hiện nay. 
2. Thực trạng tài chính cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay 
2.1. Về cơ chế tài chính cho giáo dục đại học hiện hành 
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến hết năm 2014, cả nước có 413 trường 
đại học và trường cao đẳng (trong đó có 219 trường đại học, 217 trường cao đẳng, 
không tính các trường thuộc khối quốc phòng, an ninh, quốc tế). Hiện nay, giáo dục 
đại học Việt Nam và hệ thống cấp kinh phí vẫn mang tính tập trung cao. Cụ thể là: 
2.1.1 Về cơ chế cấp phát tài chính từ nguồn ngân sách: Nguồn tài chính do 
Nhà nước cấp cho giáo dục đại học được xem như một khoản kinh phí mua sản 
phẩm đào tạo, sản phẩm nghiên cứu, mua dịch vụ chuyển giao tri thức, chuyển giao 
công nghệ hay cấp để thực hiện phúc lợi học tập đại học cho dân chúng, về nguyên 
tắc, có 5 cách Nhà nước cung cấp tài chính cho các trường đại học, đó là: 
Cách thứ nhất, trường trình một dự toán ngân sách định kỳ (thường là một 
năm) dựa trên những tính toán của trường về chi phí đối với lương của cán bộ quản 
lý, giảng viên và các yếu tố đầu vào khác. Với những khoản tiền được cấp, trường 
phải sử dụng các khoản tiền này vào những khoản mục đã đề ra (cấp ngân sách nhà 
nước theo đầu vào). 
 3 
Cách thứ hai, trường được cấp một khoản kinh phí “trọn gói”, dựa trên số tiền 
được cấp năm trước cộng với khoản gia tăng thêm hàng năm và được phép sử dụng 
số tiền này theo mục tiêu của mình trong khuôn khổ của pháp luật. 
Cách thứ ba, tiền được cấp dựa trên một công thức phản ánh được các hoạt 
động đã qua, nhưng trường được tự do sử dụng tiền theo mục tiêu của mình. Cơ sở 
để tính cho phần lớn các công thức là số lượng các hoạt động đào tạo (số môn, số 
cấp học, hệ số quy đổi để phản ánh chất lượng học tập của sinh viên...). 
Cách thứ tư, Chính phủ mua dịch vụ học thuật của các trường đại học. Điều 
này tương tự như cách thứ ba nêu trên, nhưng tiền được cấp dựa trên khả năng hoạt 
động của trường trong tương lai chứ không dựa trên hoạt động đã qua của nhà 
trường (cấp theo đầu ra). 
Cách thứ năm, trường đại học bán các dịch vụ giảng dạy, nghiên cứu và tư 
vấn cho nhiều loại hình khác nhau, cho những người sử dụng là sinh viên và các cơ 
quan công quyền để lấy kinh phí hoạt động. 
Ngoài ra, Nhà nước còn thực hiện việc cấp phát kinh phí để thực hiện các chế 
độ về học phí, học bổng và tín dụng cho sinh viên theo các chủ trương, chính sách 
cụ thể. 
2.1.2. Về cơ chế thu của các trường đại học: Nhà nước cho phép các trường 
đại học công lập được thu học phí (thu sự nghiệp) theo khung học phí do Nhà nước 
quy định. 
Nhà nước cũng cho phép và khuyến khích các trường đại học công lập tăng 
nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động đào tạo gắn với 
nhu cầu sử dụng, phát triển các doanh nghiệp trong nhà trường, tham gia sản xuất 
của cải vật chất, phát huy vai trò của nhà trường là trung tâm nghiên cứu ứng dụng 
khoa học, kỹ thuật. 
 4 
Các trường có thể tận dụng mọi nguồn viện trợ thông qua chương trình hợp 
tác song phương và đa phương đối với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức 
phi chính phủ... để tăng nguồn đầu tư cho giáo dục. 
Ngoài ra, nguồn thu của các trường đại học còn có thể huy động được từ các 
nguồn khác, như: do các hoạt động sinh lời (mua bán chứng khoán, cho thuê các 
phương tiện và cơ sở vật chất của nhà trường, các dịch vụ cộng đồng...) hay đạt giải 
thưởng. 
2.1.3. Về cơ chế chi ngân sách cho giáo dục đại học: Các trường đại học công 
lập được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp để chi trả 
cho các hoạt động của trường, như: chi hoạt động thường xuyên, chi hoạt động sản 
xuất, cung ứng dịch vụ, chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, chi 
đầu tư phát triển, chi các nhiệm vụ đột xuất được giao và các khoản chi khác. 
Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 30/8/2006 của Chính phủ, các 
trường được tự chủ tài chính có thể chi nhiều khoản, nhưng phải đáp ứng được các 
yêu cầu cơ bản, như: Phải lập dự toán thu chi hàng năm; Chi đúng quy định, sử 
dụng đúng mục đích; Chi tiết kiệm và có hiệu quả. Quản lý chặt chẽ tài chính nội 
bộ, thực hiện chi tiêu, lập và sử dụng các quỹ, theo đúng quy định của Nhà nước. 
2.2. Một số hạn chế về cơ chế tài chính cho giáo dục đại học hiện nay 
2.2.1. Về học phí, thời gian qua, khung học phí tại các cơ sở giáo dục công lập 
được điều chỉnh tăng qua các năm học, nhưng ở mức thấp so với chi phí đào tạo và 
so với chính nhu cầu tài chính của các trường. Lấy một ví dụ so sánh, mức trần học 
phí tại các trường đại học công lập năm học 2014-2015 áp dụng cho sinh viên khối 
kinh tế là 550.000 đồng/tháng, thu 10 tháng/năm học, tính toàn khóa (4 năm) tổng 
học phí ở mức khoảng 22 triệu đồng. Số thu này quá nhỏ so với học phí 661 triệu 
đồng áp dụng đối với sinh viên ngành kinh tế - tài chính của Trường Đại học RMIT 
Việt Nam (RMIT, 2015). 
 5 
 Chính sách học phí thấp kéo theo một số hệ lụy: 
(i) Các cơ sở giáo dục đại học công lập không đủ nguồn lực tài chính để đầu 
tư phát triển, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Báo cáo của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo năm 2014 cho thấy, thiết bị đào tạo, phòng thí nghiệm các trường đại 
học, cao đẳng còn yếu kém, chỉ có 22,5% phòng thí nghiệm được đánh giá có chất 
lượng các thiết bị tốt; nhưng chỉ có gần 20% phòng thí nghiệm được đánh giá có 
công nghệ thiết bị hiện đại; 15,5% phòng thí nghiệm được các trường đánh giá là 
đạt về mức độ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, chủ yếu là của các trường đại 
học trọng điểm. Số máy tính trang bị cho giảng viên và sinh viên còn thấp, tính 
trung bình 3,6 giảng viên/máy tính; 27,3 sinh viên/máy tính. Có tới gần 90% trường 
có thư viện truyền thống, nhưng chỉ có gần 40% thư viện áp dụng tiêu chuẩn thư 
viện hiện đại. Chưa kể, diện tích thư viện chật hẹp, số lượng tài liệu sách ít, ít tài 
liệu chuyên sâu. Trong khi đó, với mức học phí cao, khiến các cơ sở giáo dục dân 
lập gặp không ít trở ngại trong khâu tuyển sinh. 
(ii) Nhà nước duy trì chính sách học phí thấp hàm ý tăng khả năng tiếp cận 
giáo dục đại học đối với người nghèo, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Nhưng 
mục tiêu này không đạt được như mong muốn. Bởi lẽ, trong tổng số sinh viên theo 
học có một bộ phận không nhỏ đến từ tầng lớp trung lưu trở lên. Mất công bằng 
càng hiển thị rõ khi số sinh viên thuộc tầng lớp trung lưu sau khi tốt nghiệp có việc 
làm tại thành thị và có thu nhập cao, trong khi đó nhiều lao động tại các khu vực có 
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn chưa được đào tạo do thiếu nguồn lực tài chính. 
 2.2.2. Về lương giảng viên, hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học công lập chi 
trả tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy 
định. Đối với phần thu nhập tăng thêm, các cơ sở giáo dục đại học công lập được 
chủ động sử dụng quỹ bổ sung thu nhập để thực hiện phân chia cho người lao động 
trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, tối đa không quá 01 lần quỹ tiền 
lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định đối 
 6 
với đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên, không 
quá 2 lần đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và không quá 3 lần 
đối với đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên. 
Tuy nhiên, với cơ chế tiền lương giảng viên gắn với ngạch, bậc nói chung là 
thấp và chưa phản ánh rõ nét sự tương xứng với trình độ, chất xám của giảng viên 
đại học - lực lượng lao động có trình độ (rất) cao. Cơ chế tiền lương hiện mang đặc 
tính cào bằng là chủ yếu. Sự không hợp lý thể hiện ở chỗ, có thể một giảng viên có 
trình độ tiến sĩ, nhưng lương không cao bằng một cán bộ công tác tại đơn vị 
phòng/ban thực hiện công việc hỗ trợ đào tạo vì thâm niên công tác ít hơn. 
 Tiền lương thấp khiến đội ngũ giảng viên có trình độ, uy tín ít mặn mà với 
việc giảng dạy tại cơ sở giáo dục nơi mình công tác, mà có xu hướng hoàn thành 
định mức được giao để dành thời gian, nguồn lực thực hiện giảng dạy cho các cơ sở 
giáo dục khác (thù lao giảng dạy được tính sát với cơ chế thị trường), hoặc cung 
cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, những tổ chức xã hội khác có nhu cầu. Ở một 
giác độ nào đó điều này sẽ làm giảm thời gian cống hiến cho cơ sở giáo dục nơi 
giảng viên công tác, sinh viên ít có cơ hội học tập, nghiên cứu với thầy, cô có trình 
độ. Chất lượng đào tạo vì thế không cao. 
 Bên cạnh đó, tiền lương thấp khó hấp dẫn được lực lượng lao động có trình 
độ trở thành giảng viên. Không nhiều sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp mong muốn 
trở thành giảng viên. Một cơ sở giáo dục không thể chất lượng giảng dạy tốt nếu 
đội ngũ giảng viên được hình thành từ những cá nhân có năng lực học tập, giảng 
dạy, nghiên cứu ở mức độ trung bình. Và, sẽ thực sự là vấn đề nghiêm trọng khi mở 
rộng ra với cả nền giáo dục - đào tạo nước nhà! 
 2.2.3. Về phân bổ ngân sách cho giáo dục, hiện nay mặc dù chi ngân sách 
cho giáo dục liên tục gia tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, nhưng chi thực tế 
vẫn chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của các trường. Nhu cầu chi phát triển giáo 
dục đại học ngày càng gia tăng sức ép đối với Nhà nước. Trong khi đó, các cơ sở 
 7 
giáo dục đại học luôn gặp khó khăn về tài chính và đây được xem như là điểm mấu 
chốt kìm hãm chất lượng đào tạo. Điển hình như trường hợp của Đại học An 
Giang, hiện chi phí hoạt động của Trường mỗi năm khoảng 70-80 tỷ đồng, nhưng 
chỉ được cấp 5 tỷ đồng. Do thiếu kinh phí nên Trường không thể nâng cao chất 
lượng đào tạo, không thể mở thêm ngành nghề đào tạo. Sinh viên ra trường thất 
nghiệp nhiều (Loan Trần, 2015). 
 2.2.4. Về hỗ trợ tài chính cho người học, chương trình tín dụng dành cho 
sinh viên được triển khai từ tháng 03/1998 theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg, 
ngày 02/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập quỹ tín dụng đào tạo; ngày 
27/09/2007, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-
TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên những chính sách này đã thực sự trở 
thành chương trình tín dụng lớn, có tác động mạnh đến xã hội nói chung và sinh 
viên nghèo nói riêng. Theo đó, mức trần cho vay được điều chỉnh tăng dần phù hợp 
với điều kiện thực tế. Tháng 10/2007, mức trần cho vay là 800.000 đồng/sinh 
viên/tháng, đến nay mức cho vay tối đa là 1.100.000 đồng/sinh viên/tháng. Tuy 
nhiên, với mức tăng học phí, cũng như giá cả sinh hoạt hàng năm, mức vay này 
mới đáp ứng một phần nhu cầu của sinh viên. 
2.3. Một số giải pháp 
2.3.1. Nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập về học 
phí; học phí dần dần được tính đủ chi phí và theo nguyên tắc thị trường. 
Các cơ sở giáo dục đại học công lập cần nâng cao tính tự chủ trong việc tính 
và thu học phí trên cơ sở bù đắp toàn bộ các khoản chi phí cấu thành: tiền lương 
giáo viên, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định. Học 
phí trở về bản chất đúng nghĩa là một loại giá dịch vụ đào tạo và phản ánh được 
chất lượng dịch vụ cung cấp. Những cơ sở giáo dục có chất lượng cao, tương ứng 
với đó là học phí cao. Để tránh sốc đối với xã hội và cũng phù hợp với khả năng 
chuyển đổi của các cơ sở đào tạo, chúng tôi đồng tình với việc xác định lộ trình 
 8 
tính đủ chi phí như quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 về 
cơ chế tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, đến năm 2016 tính đủ chi 
phí tiền lương, chi phí trực tiếp; đến năm 2018 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí 
trực tiếp, chi phí quản lý; đến năm 2020 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, 
chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. 
2.3.2. Nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập về lương 
giảng viên. 
 Nên trao quyền tự chủ cao hơn cho các cơ sở giáo dục đại học công lập thực 
hiện chi trả lương cho đội ngũ giảng viên. Về lâu dài, tiền lương giảng viên đại học 
phải phản ánh vị trí, chất lượng, hiệu quả công việc; thâm niên chỉ là một yếu tố 
(thứ yếu) trong số các yếu tố chi phối tiền lương của giảng viên. Các cơ sở giáo dục 
cần chủ động đổi mới mô hình hoạt động theo quy định của pháp luật, năng động 
trong quản lý nhằm tạo nhiều cơ hội việc làm có tính chuyên môn phù hợp cho đội 
ngũ giảng viên. Mức khống chế hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo 
tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân tại Nghị định số 16 theo 
ý kiến chúng tôi có thể nới rộng hơn (có thể đến 3 lần) hoặc do hội đồng quản lý 
của đơn vị (nếu có) tự quyết định nhằm khuyến khích sự năng động, sáng tạo trong 
quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị, chống cào bằng trong phân phối. 
 2.3.3. Nhà nước thực hiện vai trò là người đặt hàng mua dịch vụ đối với 
những lĩnh vực đào tạo Nhà nước cần; không thực hiện bao cấp những ngành nghề 
xã hội có thể tự trang trải được. 
Theo đó, đối với những lĩnh vực đào tạo xã hội cần, trong tương lai người học 
có thể “thu hồi” những lợi ích tương xứng với nguồn lực mình bỏ ra và người học 
sẵn sàng “đầu tư”, thì Nhà nước nên để thị trường tự điều tiết. Có nghĩa là người 
học phải chi phí đầy đủ cho việc học của mình. Ví như các lĩnh vực đào tạo: kinh 
tế, tài chính, kế toán, ngân hàng, luật, ngoại ngữ, tin học, kỹ thuật điện tử Đây là 
các lĩnh vực xã hội cần, người học dễ dàng nhận được những bồi hoàn thỏa đáng 
 9 
khi đầu tư “học” các mảng kiến thức này, do đó người học phải trả tiền theo mức 
giá dịch vụ cung cấp mà cơ sở đào tạo đưa ra. Nhà nước không thực hiện bao cấp 
nữa. 
Đối với những lĩnh vực đào tạo có ý nghĩa thiết yếu cho sự phát triển chung 
của đất nước, lĩnh vực Nhà nước cần, nhưng sự bù đắp của xã hội cho lực lượng lao 
động thuộc lĩnh vực này không cao và số lượng người đăng ký học ít, như: Hán 
nôm, Việt Nam học, Đông phương học, kỹ thuật hạt nhân, kỹ thuật tài nguyên 
nước, kỹ thuật trắc địa, các ngành khoa học tự nhiên thì Nhà nước đặt hàng với 
các cơ sở giáo dục đại học. Ví dụ, Nhà nước cần đào tạo 100 cử nhân Hán nôm thì 
thực hiện đặt hàng với các cơ sở đào tạo. Ở đây không có sự phân biệt giữa cơ sở 
đào tạo công lập hay dân lập. Nguyên tắc được áp dụng là đấu thầu và cạnh tranh 
bình đẳng. Cơ sở đào tạo có chất lượng cao, uy tín, có đủ điều kiện theo yêu cầu để 
thực hiện đào tạo và “mức giá hợp lý” được Nhà nước lựa chọn thực hiện đơn 
hàng. Thực hiện thành công giải pháp này cũng có nghĩa Nhà nước đã thực hiện 
được chức năng quan trọng của mình đó là khắc phục khiếm khuyết của thị trường. 
 2.3.4. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng và phát triển một số cơ sở đào 
tạo đại học mũi nhọn, có uy tín cao. 
Đã đến lúc Nhà nước không thể và không nên đầu tư dàn đều cho tất cả các 
trường đại học theo tiêu thức giống nhau. Theo ý kiến của chúng tôi, Nhà nước nên 
tập trung xây dựng và phát triển các trường đại học trọng điểm (phần còn lại để thị 
trường điều tiết hoặc đầu tư sau) đạt uy tín và chất lượng cao trong khu vực. Có cơ 
chế đãi ngộ thỏa đáng thu hút các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến giảng 
dạy và nghiên cứu khoa học, đồng thời thu hút du học sinh nước ngoài. Bên cạnh 
đó, tiếp tục xác định mục tiêu ưu tiên nguồn vốn ODA cho các trường đại học, viện 
nghiên cứu và đào tạo trọng điểm; xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi thu 
hút các trường đại học danh tiếng trên thế giới xây dựng cơ sở đào tạo đại học tại 
Việt Nam. 
 10 
Ngoài ra, trong bối cảnh nguồn lực hạn hẹp, có lẽ tăng cường đào tạo cử 
tuyển, Nhà nước cử người học đi học và trả tiền cho đối tượng học này để tạo điều 
kiện ràng buộc công tác sau này, là phương thức đầu tư hiệu quả hơn xây dựng cơ 
sở đào tạo tại những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. 
2.3.5. Thúc đẩy hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người học. 
 Trước mắt, mức trần cho vay của chương trình tín dụng cần được nâng cao 
phù hợp với sự gia tăng học phí giá cả sinh hoạt. Tuy nhiên, cần phân theo mức 
tương ứng với khung học phí của từng nhóm ngành đào tạo (Bảng). 
Bảng: Đề xuất mức trần tín dụng hỗ trợ cho sinh viên 
ĐVT: Đồng/tháng 
Khối ngành 
Mức trần tín 
dụng năm học 
2014-2015 
Mức trần tín 
dụng đề xuất 
Khoa học - xã hội, kinh tế, 
luật, nông, lâm thủy sản 
550.000 1.150.000 
Khoa học tự nhiên; kỹ 
thuật, công nghệ; thể dục 
thể thao; nghệ thuật; khách 
sạn du lịch 
650.000 1.200.000 
Y dược 800.000 1.300.000 
Nguồn: Đề xuất của tác giả 
 Để kiểm soát dòng vốn và đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, ngân 
hàng có thể áp dụng phương thức giải ngân trực tiếp đến các cơ sở đào tạo tiền học 
phí, cũng như các chi phí sinh hoạt khác (nếu có) mà sinh viên thụ hưởng từ cơ sở 
đào tạo. 
 Về lâu dài, với định hướng học phí được tính đủ chi phí, không nên coi tín 
dụng sinh viên là chương trình hỗ trợ của Nhà nước, mà nên hướng chương trình 
này hoạt động theo cơ chế thị trường. Đối tượng vay được mở rộng đến toàn bộ 
sinh viên có nhu cầu. Người vay là sinh viên chứ không phải là hộ gia đình. Mức 
 11 
cho vay đảm bảo trang trải đầy đủ học phí, các chi phí sinh hoạt trong suốt thời 
gian học. Lãi suất cũng tiệm cận mức lãi suất thị trường. Ngoài Ngân hàng Chính 
sách Xã hội, các ngân hàng thương mại cũng có thể tham gia thực hiện chương 
trình hỗ trợ tín dụng cho sinh viên. 
3. Kết luận 
Với những quan điểm đề xuất nêu trên cho thấy, nếu các cơ quan hoạch định 
chính sách quyết tâm điều chỉnh, thay đổi chính sách thu học phí, thay đổi chính 
sách phân bổ kinh phí theo các tiêu chí đầu vào gắn với cơ sở giáo dục đại học như 
hiện nay sang các tiêu chí theo kết quả đầu ra, gắn với đối tượng thụ hưởng, gắn 
với người học thì trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đại 
học không tăng, nhưng thông qua việc thay đổi phương thức hỗ trợ, thay đổi cơ cấu 
chi của ngân sách nhà nước, chúng ta vẫn hoàn toàn có có thể xây dựng được một 
hệ thống giáo dục đại học hoạt động có chất lượng, gắn với mục tiêu công bằng và 
hiệu quả./. 
Tài liệu tham khảo 
1. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 về quy 
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ 
năm học 2014-2015 và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 khối đại học, cao 
đẳng, ngày 22/10/2015. 
3. RMIT (2015), Bảng học phí chương trình đại học, truy cập từ 
4. Loan Trần (2015), Ranh giới giữa xã hội hóa giáo dục và tư nhân hóa giáo 
dục?, truy cập từ 
hoa-giao-duc-va-tu-nhan-hoa-giao-duc.html. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_doi_moi_tai_chinh_doi_voi_giao_duc_dai_hoc.pdf