Hợp tác toàn diện với doanh nghiệp trong đào tạo theo tiếp cận năng lực tại trường Cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh

Abstract: The orientation of comprehensive cooperation with enterprises are the big goal that the

college determined to perform. On the one hand, improving the quality of practical training for

learners and enhancing the brand with the quality of training is the honor of the college; On the

other hand, comprehensive cooperation with enterprises is very positive, inevitable and beneficial

for both parties. This article proposed cooperation procedures with enterprises in competency -

based training students at Ly Tu Trong College in Ho Chi Minh City to meet the expectations of

job world.

pdf 5 trang yennguyen 3540
Bạn đang xem tài liệu "Hợp tác toàn diện với doanh nghiệp trong đào tạo theo tiếp cận năng lực tại trường Cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hợp tác toàn diện với doanh nghiệp trong đào tạo theo tiếp cận năng lực tại trường Cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh

Hợp tác toàn diện với doanh nghiệp trong đào tạo theo tiếp cận năng lực tại trường Cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 54-58 
54 
HỢP TÁC TOÀN DIỆN VỚI DOANH NGHIỆP 
TRONG ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Phạm Hữu Lộc - Đinh Văn Đệ 
Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 25/12/2018; ngày sửa chữa: 07/01/2019; ngày duyệt đăng: 14/01/2019. 
Abstract: The orientation of comprehensive cooperation with enterprises are the big goal that the 
college determined to perform. On the one hand, improving the quality of practical training for 
learners and enhancing the brand with the quality of training is the honor of the college; On the 
other hand, comprehensive cooperation with enterprises is very positive, inevitable and beneficial 
for both parties. This article proposed cooperation procedures with enterprises in competency - 
based training students at Ly Tu Trong College in Ho Chi Minh City to meet the expectations of 
job world. 
Keywords: Cooperation, enterprises, training, competency. 
1. Mở đầu 
Định hướng đào tạo (ĐT) cho sinh viên (SV) Trường 
Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh theo 
tiếp cận năng lực trên cơ sở gắn kết hữu cơ với doanh 
nghiệp (DN) là định hướng khả thi. Tuy nhiên, không 
phải bất kì DN nào, nhà trường (NT) cũng phải liên kết 
mà tùy thuộc vào từng điều kiện thực tế của DN có đáp 
ứng được kì vọng của SV và NT hay không; mặt khác, 
cần liên kết với những DN có mối quan hệ mật thiết với 
trường lâu năm, có truyền thống gắn bó với NT và được 
phát triển bền vững. 
Để sự liên kết toàn diện giữa NT và DN đảm bảo chất 
lượng và hiệu quả, NT và DN cần thống nhất các tiêu chí sau: 
chương trình ĐT được NT xây dựng theo quy định của Bộ 
chủ quản; thành lập Hội đồng DN tham gia phản biện, kiểm 
định độc lập chương trình ĐT; tham gia công tác ĐT, kiểm 
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên (HSSV); 
đầu tư máy và trang thiết bị để xây dựng mô hình “DN trong 
NT” và “NT trong DN”; thành lập Hội Cựu HSSV để hướng 
dẫn và giúp đỡ HSSV đang học tập tại trường. 
Sự kết hợp này sẽ gắn bó chặt chẽ giữa NT và DN, 
có lợi ích thích đáng cho các bên liên quan. NT ĐT SV 
ra trường có chất lượng, DN cam kết hỗ trợ và tuyển 
dụng lao động theo tiêu chí hai bên cùng có lợi. 
Bài viết này đề xuất một số nội dung về hợp tác với 
DN trong việc ĐT SV theo tiếp cận năng lực tại Trường 
Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh, đáp 
ứng sự mong đợi của thế giới việc làm. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Sự cần thiết của hợp tác giữa nhà trường và doanh 
nghiệp trong đào tạo hiện nay 
Trong tài liệu tổng quan hội nghị khu vực về ĐT nghề 
tại Việt Nam “Đột phá chất lượng ĐT nghề” tổ chức vào 
ngày 10-11/10/2012 có sự tham gia của Tổ chức phát 
triển Đức GIZ, Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Liên 
bang Đức, đã tổng kết những vấn đề về lợi ích trong hợp 
tác ĐT với DN thành 4 nhóm: 
- Nhóm 1: Lợi ích đem lại cho Chính phủ trên các 
phương diện: Cải thiện các điều kiện KT-XH, mức sống 
của nhân dân; tăng tính cạnh tranh của các ngành; cải 
thiện các hoạt động kinh tế, cải thiện sự đầu tư cho giáo 
dục, hỗ trợ nhà nước đạt các mục tiêu phát triển. 
- Nhóm 2: Lợi ích đem lại cho DN: DN có cơ hội tuyển 
dụng nhân lực; giảm bớt sự thiếu hụt nhân lực có trình độ 
tay nghề; có lực lượng lao động lành nghề, tăng tính cạnh 
tranh; công nhân lành nghề có cơ hội phát triển năng lực. 
- Nhóm 3: Lợi ích đem lại cho NT: Xây dựng chương 
trình ĐT có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường lao 
động; có cơ hội nhận hỗ trợ từ DN về cơ sở vật chất, tài 
chính, nhân sự; trở thành đối tác trong hoạt động kinh tế 
của DN; tạo được vị thế NT, gia tăng khả năng tuyển sinh 
tạo việc làm... 
- Nhóm 4: Lợi ích đem lại cho học viên: Sẵn sàng tiếp 
cận việc làm ngay sau khi tốt nghiệp; có nhiều cơ hội việc 
làm được trả lương cao; hài lòng với nghề nghiệp; có chứng 
chỉ về dạy nghề; chuẩn bị tốt hơn cho việc học tập suốt đời. 
Để có được bức tranh toàn cảnh về hợp tác ĐT với 
DN trong thời gian qua và nhằm định hướng phát triển 
trong thời gian sắp tới, năm 2018, chúng tôi đã khảo sát 
122 DN là các công ty, nhà máy, xí nghiệp (trên địa bàn 
TP. Hồ Chí Minh) đã sử dụng nguồn lao động là sản 
phẩm của NT, kết quả thu được như sau: 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 54-58 
55 
2.2. Thực trạng hợp tác giữa nhà trường với doanh 
nghiệp về việc cung cấp thông tin, quảng bá thương 
hiệu dưới góc nhìn của doanh nghiệp 
Mức độ hoạt động hợp tác của NT dưới góc nhìn của 
DN được thể hiện qua biểu đồ 1. 
Thực tế khảo sát DN cho thấy, NT còn chưa thực hiện 
các hoạt động như: NT chưa khảo sát yêu cầu nhân lực 
của DN (ý kiến 18% DN); chưa tổ chức tọa đàm về nghề 
nghiệp cho SV (ý kiến 25% DN); chưa tổ chức tham 
quan thực tế tại DN (ý kiến 28% DN); chưa tổ chức hội 
nghị khách hàng, tuyển dụng (ý kiến 31% DN); chưa tổ 
chức kí kết hợp đồng công việc giữa NT, DN và SV (ý 
kiến 37% DN). 
Do đó, DN đã có kiến nghị với NT như sau: - NT cần 
có chủ trương xây dựng cầu nối chặt chẽ với DN, thường 
xuyên liên lạc, lắng nghe ý kiến từ DN để nắm bắt được 
nhu cầu lao động, chất lượng ĐT SV thực tập; - NT cần 
tổ chức nhiều cuộc giao lưu, tọa đàm hợp tác với DN; 
- Tăng nhiều thời gian để NT, SV và DN được gặp gỡ, 
giao lưu và trao đổi thông tin; - Tổ chức tham quan thực 
tế tại các DN trong quá trình ĐT và các hội nghị trao đổi 
về các kĩ thuật sản xuất hiện đại; - Cần xây dựng một 
kênh thông tin điện tử để DN liên lạc và biết được các 
thông tin ĐT của NT. 
Nhìn chung, đa số các hoạt động của NT trong vấn 
đề tiếp cận với DN chưa được các DN cho là thường 
xuyên mà chỉ là thỉnh thoảng. 
2.3. Thực trạng khả năng hợp tác với nhà trường dưới 
góc nhìn của doanh nghiệp (xem biểu đồ 2 trang bên) 
Về khả năng hợp tác với NT dưới góc nhìn của DN: 
các hoạt động đạt mức cao là về cung cấp địa điểm thực 
tập, tham quan (ý kiến 83% DN); về cung cấp thông tin 
yêu cầu nguồn nhân lực (ý kiến 81% DN); tuyển dụng 
SV sau tốt nghiệp (ý kiến 81% DN). 
Các hoạt động trung bình là về Hợp tác ĐT SV tại 
DN (ý kiến 79% DN); bồi dưỡng giảng viên (ý kiến 67% 
DN); tham gia đánh giá tốt nghiệp (ý kiến 67% DN); xây 
dựng chương trình ĐT (ý kiến 63% DN); hỗ trợ tài chính 
(học bổng) (ý kiến 61% DN). Hỗ trợ máy móc thiết bị 
ĐT (ý kiến 61% DN); hỗ trợ cán bộ kĩ thuật tham gia 
giảng dạy tại Trường (ý kiến 54% DN). 
Các DN còn có một số kiến nghị đối với NT như sau: 
DN mong muốn được hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với 
giảng viên của Trường, sẵn sàng hỗ trợ kinh phí đi lại cho 
SV thực tập; đồng thời, DN cũng rất mong muốn được 
hợp tác với NT trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong thời 
gian tới một cách bền vững, lâu dài. 
2.4. Thực trạng về chất lượng đào tạo (sản phẩm đầu 
ra) của Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ 
Chí Minh 
Như trên đã phân tích, kiểm tra, đánh giá được xem 
là hoạt động chủ đạo nhằm đo lường chất lượng trong 
quá trình ĐT, nhưng trên thực tế, khảo sát hoạt động này 
chưa được quan tâm đúng mức. Dường như, DN và NT 
mặc nhiên thừa nhận kiểm tra, đánh giá là của SV còn 
mờ nhạt. 
Do đó, để đổi mới căn bản về việc phát triển hợp tác 
với NT trong nhiều lĩnh vực khác nhau, Trường đã tiến 
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
Khảo sát yêu cầu 
nhân lực của DN
Tọa đàm về nghề 
nghiệp cho SV
Tham quan thực tế 
tại DN
Hội nghị khách 
hàng, tuyển dụng
Hợp đồng công việc 
NT-DN-SV
Chưa Thỉnh thoảng Thường xuyên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 54-58 
56 
hành khảo sát chất lượng đầu ra của NT (số lượng và thời 
gian khảo sát đã đề cập ở mục 2.1) và được DN đánh giá 
như sau (xem bảng 1). 
2.5. Định hướng triển khai thực hiện hợp tác với doanh 
nghiệp trong đào tạo theo tiếp cận năng lực tại Trường 
Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh 
2.5.1. Xây dựng chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực 
Chương trình ĐT của NT được xây dựng do Hội 
đồng khoa học NT kết hợp với Hội đồng khoa học 
chuyên ngành, thống nhất chọn lựa và mời tham gia các 
chuyên gia giáo dục kinh nghiệm, có học hàm học vị cao, 
có uy tín trong giới học thuật và đặc biệt, có sự tham gia 
của các giảng viên tâm huyết với nghề và những chuyên 
gia đầu ngành đến từ DN. 
DN và NT cùng tham gia xây dựng chương trình ĐT 
theo tiếp cận năng lực của người học đã xóa đi khoảng trống 
DN-NT. NT tích hợp chặt chẽ giữa chương trình ĐT với 
nhu cầu thực tiễn của DN, chương trình ĐT được xây dựng 
trên luận cứ khoa học là khảo sát tường minh và kĩ lưỡng về 
nhu cầu của DN, mô hình ĐT hướng đến kĩ năng, kĩ xảo 
thông thạo, dựa trên các chuẩn mực quốc tế, người học được 
trải nghiệm thực tiễn, là cơ sở quan trọng trong việc gắn kết 
NT với thế giới việc làm, giúp NT nâng cao năng lực đáp 
ứng và trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho xã hội. 
Chương trình ĐT được thống nhất cao từ giảng viên 
đến tổ bộ môn, từ khoa đến NT và từ NT đến DN; sự 
thống nhất này có gắn liền với nhu cầu thực tế ứng dụng 
và sản xuất của DN và thế giới việc làm. 
Thiết kế chương trình ĐT phải xác định rõ mục tiêu, 
vì mục tiêu sẽ quyết định sự thành bại của NT cũng như 
mong muốn của xã hội. ĐT theo mục tiêu là ĐT người 
học đạt những thái độ, kiến thức và kĩ năng và hình thành 
12%
11%
11%
11%
10%
10%
9%
9%
9%
8%
Cung cấp địa điểm thực tập, tham quan
Cung cấp thông tin yêu cầu nguồn nhân lực
Tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp
Hợp tác đào tạo sinh viên tại doanh nghiệp
Hợp tác bồi dưỡng giảng viên tại doanh nghiệp
Tham gia đánh giá tốt nghiệp
Tham gia xây dựng chương trình đào tạo
Hỗ trợ tài chính (Học bổng)
Hỗ trợ máy móc thiết bị đào tạo
Hỗ trợ cán bộ kĩ thuật tham gia giảng dạy tại Trường
Biểu đồ 2: Khả năng hợp tác với NT do DN lựa chọn 
Bảng 1. Mức độ chất lượng của HSSV sau khi ra trường theo DN 
STT NỘI DUNG 
MỨC ĐỘ CHẤT LƯỢNG 
Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 
1 Kiến thức 2% 10% 55% 32% 2% 
2 Kĩ năng, tay nghề 2% 16% 55% 26% 1% 
3 Thái độ, tác phong nghề nghiệp 2% 7% 35% 45% 11% 
4 Kĩ năng làm việc theo nhóm 2% 20% 34% 38% 7% 
5 Kĩ năng giao tiếp 2% 18% 40% 34% 5% 
6 Năng lực thu thập và xử lí thông tin 3% 18% 39% 32% 8% 
7 Năng lực ngoại ngữ 12% 32% 39% 16% 2% 
8 
Khả năng thích ứng với thay đổi 
của công nghệ 
4% 15% 40% 34% 7% 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 54-58 
57 
các năng lực nghề nghiệp mà người sử dụng lao động cần 
đến. Vậy, chương trình ĐT theo mục tiêu là nơi hội tụ 
thái độ, kiến thức và kĩ năng cần có của người học để 
được trải nghiệm có hệ thống cho người học trong quá 
trình ĐT. 
Các chương trình ĐT đều hướng đến thực tiễn nghề 
nghiệp và trang bị những kĩ năng cần thiết cho người học 
trực tiếp bắt tay vào hoạt động nghề nghiệp với đầy đủ 
năng lực tích lũy để làm việc trong các ngành trang bị 
cho họ một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, trong đó kiến 
thức đã được gọt giũa đến cốt lõi; các kĩ năng, năng lực 
thực hiện và thái độ được xây dựng trên nền tảng vững 
chắc của kiến thức khoa học. 
2.5.2. Thành lập Hội đồng doanh nghiệp 
Hội đồng DN được thành lập gồm những doanh nhân 
đến từ các DN có tiếng trong nước. Hội đồng này gồm 
những doanh nhân vừa giỏi chuyên môn vừa tường minh 
phương pháp sư phạm. DN của họ có vị trí vững chắc 
trên thị trường. 
Nhiệm vụ của Hội đồng là tham gia phản biện, kiểm 
định độc lập chương trình ĐT của Trường; căn cứ nhu 
cầu thực tiễn, kinh nghiệm quản lí và trình độ chuyên 
môn. Hội đồng DN chấp thuận hay điều chỉnh chương 
trình phù hợp với yêu cầu cấp bách của DN, của thế giới 
việc làm. Mục tiêu của kiểm định chương trình ĐT sao 
cho các môn học, các học phần giảng dạy phải gắn liền 
với thực tế việc làm tại DN, đặc biệt là những môn học 
thiên về thực hành ứng dụng. 
Hội đồng DN có quyền phủ quyết chương trình ĐT 
được xem là không đạt chuẩn, không hiện thực và không 
đáp ứng yêu cầu của DN. Hội đồng DN đưa ra các tiêu 
chí tiên quyết cần thiết để NT căn cứ điều chỉnh lại 
chương trình ĐT phù hợp với yêu cầu Hội đồng DN và 
thực tế của thế giới việc làm. 
Nếu NT không thực hiện đúng theo yêu cầu của Hội 
đồng thì chương trình ĐT đó không được tổ chức thực 
hiện. Quyết định của Hội đồng DN được thông báo rộng 
rãi trên văn đàn thông tin đại chúng. 
2.5.3. Tham gia công tác đào tạo, kiểm tra, đánh giá kết 
quả học tập của học sinh, sinh viên 
Các DN là nơi cung cấp các yêu cầu, chuẩn mực kĩ 
thuật chuyên môn, kĩ năng mềm mà người học cần phải 
có. NT căn cứ vào đó, cùng với các tiêu chí và tiêu chuẩn 
đặc thù khác sẽ ĐT, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo 
năng lực của người học đáp ứng thực tế nhu cầu thực tiễn 
của xã hội. Ngoài ra, việc NT sát cánh cùng các DN sẽ tạo 
điều kiện cho NT khởi tạo được các không gian trải 
nghiệm (phòng thiết kế, phòng thí nghiệm, xưởng sửa 
chữa, xưởng chế tạo,...) để người học trải nghiệm những 
chuyên môn, nghiệp vụ ngay từ khi còn ngồi trên ghế NT. 
Trong quá trình ĐT, NT nhất thiết phải ĐT theo quy 
luật phát triển của thị trường, ĐT sát với nhu cầu công 
việc mà xã hội và thế giới việc làm đang cần. ĐT phải 
gắn liền với thực tiễn, SV được cọ xát thực tế, được trải 
nghiệm học thực hành bằng công việc cụ thể để rèn luyện 
kĩ năng, kĩ xảo cũng như kinh nghiệm làm việc. 
Giáo viên của NT và những chuyên gia trình độ cao 
của DN đã được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tham 
gia định hướng, hướng dẫn và tổ chức hoạt động học tập; 
nhất thiết loại bỏ dạy theo phương pháp truyền thụ mang 
tính ghi nhớ, tái hiện. Ngoài ra, người tham gia giảng dạy 
cũng tham gia vào công tác kiểm tra, đánh giá kết quả 
học tập của người học thông qua các tiêu chí, các quy 
định và các bước phát triển năng lực, kích thích tinh thần 
tự nghiên cứu, tự học, tự nhận thức và tự chịu trách nhiệm 
về việc học của mình. 
Kiểm tra, đánh giá là sự theo dõi, tác động của người 
kiểm tra đối với người học nhằm thu thập những thông tin 
cần thiết để đánh giá. Đánh giá có nghĩa là xem xét mức 
độ phù hợp của một tập hợp các thông tin thu được với 
một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác 
định nhằm đưa ra quyết định theo một mục đích nào đó. 
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo năng lực 
của người học là nhằm xác định rõ ràng các môn học, bài 
tập thực hành trong chương trình ĐT có tích hợp đầy đủ 
về thái độ, kiến thức và kĩ năng hay không; thiết lập được 
năng lực cần có cho nghề nghiệp, có thường xuyên cập 
nhật và điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu hay không; 
quá trình thực hiện có đúng như kịch bản đã thiết kế và 
đặc biệt có sự tham gia của thế giới việc làm hay không. 
Về hình thức kiểm tra, đánh giá, NT phải thiết kế các 
mẫu công cụ nhằm giúp đội ngũ giảng viên và chuyên 
gia của DN làm quen với phương thức đánh giá mới. 
Hoạt động kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh phù hợp 
chương trình giảng dạy nhằm duy trì và phát triển tính 
thích đáng của chương trình so với nhu cầu của DN về 
chất lượng cũng như việc tăng giảm số lượng ĐT để đảm 
bảo cân đối cung cầu lao động. 
2.5.4. Xây dựng mô hình “doanh nghiệp trong trường” 
và “nhà trường trong doanh nghiệp” 
Nguyên nhân chính của tình trạng “thừa thầy thiếu 
thợ” chính là NT ĐT xa rời thực tiễn, chưa sát với thực 
tế mong đợi và DN khi tuyển dụng đội ngũ này cần phải 
ĐT lại đáp ứng với công việc của DN. 
Để giải quyết bài toán này, NT và DN cần thống nhất 
và liên kết chặt chẽ với nhau trên ba phương diện: NT 
phải đáp ứng chương trình ĐT với sự nhất trí cao của DN; 
NT và DN phối hợp thực hiện công tác giảng dạy cho 
người học theo năng lực thực hiện, đáp ứng được kì vọng 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 54-58 
58 
cho cả ba bên NT - DN và người học; DN hỗ trợ máy và 
trang thiết bị hiện đại để NT thực hiện công tác ĐT. 
Việc DN hỗ trợ máy và trang thiết bị hiện đại để NT 
thực hiện công tác ĐT được thực hiện theo hai tiêu chí: 
- DN hỗ trợ máy và trang thiết bị đặt tại xưởng trường 
để NT và DN tham gia ĐT cho người học theo đúng mục 
tiêu đã đề ra, đó chính là “DN trong NT”; - DN đặt máy 
và trang thiết bị tại xưởng của công ty, giảng viên và 
người học trực tiếp giảng dạy và học tập tại công ty theo 
đúng chương trình ĐT. Trong quá trình ĐT, người học 
có dịp cọ xát với thực tế những gì đã và đang diễn ra tại 
công ty - “NT trong DN”. Đây là sự trải nghiệm đáng 
quý với việc định hướng rõ ràng mục tiêu, người học có 
đủ điều kiện để so sánh kiến thức kĩ năng được hình 
thành trong học tập so với thực tế. Từ đó, người học có 
những quyết định mang tính tích cực và việc học sẽ 
thành công. 
Mô hình “DN trong NT” và “NT trong DN” là mô 
hình tối ưu, hướng người học theo năng lực thực hiện và 
sự trải nghiệm là điều kiện tốt giúp người học tiếp cận 
với thực tế và yêu cầu của DN và thế giới việc làm. 
Mục tiêu ĐT theo mô hình “DN trong NT” và “NT 
trong DN” được viết dưới góc độ người học. Do đó, người 
học phải làm chủ quá trình học tập của mình, tự tin, huy 
động toàn bộ sức lực của bản thân, biết cách học, biết cách 
làm, biết cách tư duy logic, có tính cách, có kiến thức giao 
tiếp, có kĩ năng mềm, biết cách tự khẳng định mình. 
Phương pháp dạy học theo mô hình “DN trong NT” 
và “NT trong DN” là phương pháp lấy người học làm 
trung tâm. Ở đó, người học hoạt động một cách tích cực, 
tư duy, sáng tạo, lấy tự học, tự nghiên cứu là chính; người 
học lấy tập thể hỗ trợ cá nhân; lấy giáo trình, bài giảng, 
sách giáo khoa làm tài liệu học tập; lấy thiết bị giáo dục 
làm phương tiện và lấy máy và trang thiết bị hiện đại của 
DN làm thiết bị thực tập cho mình. 
2.5.5. Thành lập Hội Cựu học sinh, sinh viên 
NT tiến hành thành lập Hội Cựu HSSV, vì cựu HSSV 
là một phần không thể thiếu trong hoạt động của NT. Hội 
Cựu HSSV sẽ là người bạn, một hướng dẫn viên tốt cho 
đàn em là SV của Trường đang học và thực tập tại các 
công ty. 
Thông qua Hội Cựu HSSV, HSSV đang học tại 
Trường có điều kiện tham gia các hoạt động, các hội thảo 
do Hội Cựu HSSV tổ chức; tham gia giao lưu, học hỏi 
với các chuyên gia đầu ngành để tự nâng cao trình độ 
chuyên môn cũng như các kĩ năng mềm. 
Thông qua Hội Cựu HSSV, người học tiếp cận với 
các cơ hội việc làm cho các ngành nghề khác nhau; được 
tư vấn về nghề nghiệp, về chuyên môn, về những khó 
khăn của buổi ban đầu khi làm việc tại DN; quan trọng 
hơn nữa là tư vấn về kĩ năng, chuyên môn, những lưu ý 
cần thiết khi thực hiện một quy trình trong quá trình làm 
việc tại DN. 
Hội Cựu HSSV có tiếng nói quan trọng trong việc 
tuyển chọn nhân sự cho DN, là nhà tư vấn kĩ thuật cho 
DN. Đây là cơ hội tốt cho SV khi tốt nghiệp sẽ có việc 
làm thông qua Hội Cựu HSSV. 
3. Kết luận 
Việc NT và DN liên kết, thống nhất và có mối quan 
hệ bền chặt về chương trình ĐT; ĐT, kiểm tra, đánh giá 
kết quả học tập của HSSV; cung cấp máy và trang thiết 
bị để xây dựng mô hình “DN trong trường” và “NT trong 
DN”; thành lập Hội Cựu HSSV để hướng dẫn và giúp đỡ 
SV đang học tập tại trường là định hướng đúng đắn và có 
ý nghĩa thiết thực. 
Đây là chủ trương khả thi của lãnh đạo NT trong việc 
quyết tâm cùng các DN đầu ngành thực hiện sứ mệnh 
lịch sử của NT là hợp tác toàn diện với DN theo năng lực 
thực hiện tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. 
[2] Trần Khánh Đức (2014). Lí luận và phương pháp 
dạy học hiện đại. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[3] Lê Khánh Bằng (2012). Phương pháp học đại học 
hiệu quả. NXB Đại học Sư phạm. 
[4] Trần Khánh Đức (2011). Sự phát triển các quan 
điểm giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[5] Trần Khánh Đức (2015). Năng lực và tư duy sáng 
tạo trong giáo dục đại học. NXB Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
[6] Đoàn Thị Minh Trinh (đồng chủ biên, 2012). Thiết 
kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn 
đầu ra. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí 
Minh. 
[7] Trần Khánh Đức (2014). Giáo dục và phát triển 
nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. NXB Giáo dục 
Việt Nam. 
[8] Nguyễn Hữu Lộc và các tác giả (2014). Chương 
trình đào tạo tích hợp: từ thiết kế đến vận hành. 
NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
[9] Hồ Chí Minh (2000). Toàn tập. NXB Chính trị Quốc 
gia - Sự thật.

File đính kèm:

  • pdfhop_tac_toan_dien_voi_doanh_nghiep_trong_dao_tao_theo_tiep_c.pdf