Một số giải pháp giúp dệt may Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Tóm tắt
Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may
đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế
nói chung ở Việt Nam. Những thành tựu này là nhờ doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm, gây dựng và
củng cố quan hệ bạn hàng với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới, đồng thời tận dụng hiệu quả nguồn
lao động dồi dào, khéo tay, có chi phí thấp. Triển vọng của ngành dệt may đang sáng dần, nhất là khi
nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu khởi sắc sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu. Tuy nhiên giá trị gia tăng của các sản phẩm dệt may nước ta còn thấp, nguyên nhân là do ngành dệt
may nước ta mới chỉ dừng công đoạn may gia công là chủ yếu chứ chưa tham gia sâu được vào chuỗi
giá trị toàn cầu. Bài viết góp phần làm rõ chuỗi giá trị dệt may toàn cầu đồng thời đánh giá việc tham
gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may nước ta, trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số giải pháp giúp
ngành dệt may nước ta tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu từ đó nâng cao được giá trị gia tăng
của ngành
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp giúp dệt may Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 27 (52) - Thaùng 4/2017 68 Một số giải pháp giúp dệt may Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu Some solutions to boost intense involvement of Vietnam’s Textile - Clothing industry into the global value-chain ThS. Nguyễn Văn Luân, Trường Đại học Luật Hà Nội Nguyen Van Luan, M.A., Hanoi Law University ThS. Lương Thị Thoa, Trường Đại học Luật Hà Nội Luong Thi Thoa, M.A., Hanoi Law University Tóm tắt Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Những thành tựu này là nhờ doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm, gây dựng và củng cố quan hệ bạn hàng với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới, đồng thời tận dụng hiệu quả nguồn lao động dồi dào, khéo tay, có chi phí thấp. Triển vọng của ngành dệt may đang sáng dần, nhất là khi nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu khởi sắc sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên giá trị gia tăng của các sản phẩm dệt may nước ta còn thấp, nguyên nhân là do ngành dệt may nước ta mới chỉ dừng công đoạn may gia công là chủ yếu chứ chưa tham gia sâu được vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bài viết góp phần làm rõ chuỗi giá trị dệt may toàn cầu đồng thời đánh giá việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may nước ta, trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số giải pháp giúp ngành dệt may nước ta tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu từ đó nâng cao được giá trị gia tăng của ngành. Từ khóa: dệt may, chuỗi giá trị. Abstract The textile and garment industry is one of the leading industries, playing an important role in the export strategy of Vietnam's goods to the world market. With a high export growth rate, the textile and garment industry has contributed significantly to the growth of merchandise exports in particular and economic growth in general in Vietnam. These achievements are due to the fact that the enterprise actively seeks, builds and strengthens its relations with many big importers in the world and at the same time makes full use of abundant, skillful and low cost labor resources. The outlook for the textile and garment industry is getting brighter, especially as the world economy is showing signs of recovery after the global financial crisis and economic recession. However, the added value of Vietnam's textile and garment products is low, due to the fact that our textile and garment industry has just stopped processing the garment, mainly but not deeply involved in the global value chain. This article contributes to the global apparel value chain and assesses the global value chain participation of our textile and garment industry, on which the author provides some solutions to help our textile and garment industry. Engage more deeply in the global value chain thereby enhancing the added value of the industry. Keywords: textile-clothing, value-chain. NGUYỄN VĂN LUÂN - LƯƠNG THỊ THOA 69 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua ngành dệt may là ngành tiên phong trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ khổng lồ. Khoảng 10 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm, trong đó lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới.Tuy nhiên hiệu quả của việc tăng trưởng còn thấp, giá trị gia tăng của các sản phẩm dệt may chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, trong khi đó các chi phí đầu vào liên tục tăng trong thời gian qua cộng với việc các doanh nghiệp dệt may nước ta đang bị cạnh tranh quyết liệt khi một số quốc gia trong khu vực đã có hàng loạt thay đổi về chính sách hỗ trợ cho dệt may phát triển đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh trạnh của các sản phẩm dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó việc đã và đang gia nhập một loạt hiệp định thương mai tự do - FTA thế hệ mới trong đó có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TTP, Hiệp định FTA Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh không hề nhỏ cho các doanh nghiệp trong ngành. Do vậy để nâng cao giá trị gia tăng trong các sản phẩm và khả năng cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải thâm nhập sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị chứ không chỉ dừng lại ở khâu gia công - khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. 2. Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Theo Kaplinsky & Morri thì chuỗi giá trị bao gồm chuỗi giá trị giản đơn và chuỗi giá trị mở rộng. Chuỗi giá trị đơn giản bao gồm bốn hoạt động cơ bản trong một vòng đời sản phẩm là thiết kế và phát triển sản phẩm, sản xuất, marketing và cuối cùng là tiêu thụ và sử dụng. Nguồn: Hand book for vaule chain Các mối quan hệ trong một chuỗi giá trị đơn giản Thiết kế và phát triển sản phẩm Sản xuất: Đề cập đến quá trình chuyển đổi từ đầu vào thành đầu ra cuối cùng Marketing Tiêu thụ và tái sử dụng MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DỆT MAY VIỆT NAM THAM GIA SÂU VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 70 Chuỗi giá trị mở rộng đưa ra một mô hình phức tạp hơn mô hình giản đơn rất nhiều bởi vì nó tính đến cả liên kết thượng nguồn và liên kết hạ nguồn của doanh nghiệp, nghĩa là nó tính đến liên kết ngành dọc trong quá trình từ khi các yếu tố đầu vào vừa được tạo thành cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng Do vậy có thể hiểu chuỗi giá trị toàn cầu là một chuỗi các hoạt động trong đó công nghệ được kết hợp với các nguồn nguyên liệu và lao động. Các nguồn đầu vào này được lắp ráp tạo thành sản phẩm sau đó được marketing và phân phối ra thị trường. Một doanh nghiệp đơn lẻ có thể chỉ là một mắt xích trong dây chuyền này, hoặc cũng có thể được hợp nhất trên phạm vi rộng. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, rất ít doanh nghiệp có thể thống lĩnh toàn bộ chuỗi giá trị nhất là chuỗi giá trị mở rộng. Hiện nay các doanh nghiệp dựa vào thế mạnh của mình để tham gia vào chuỗi giá trị bằng cách chuyên môn hóa từng giai đoạn. Đối với ngành dệt may, chuỗi giá trị toàn cầu có đặc điểm do người mua chi phối: Nguồn: Gereffi và Memodovic, 2003 Chuỗi cung ứng theo định hướng của người mua hàng dệt may Mạng lưới ti thị Mạng lưới xuất khẩu ạng lưới sản xuất Mạng lưới nguyên phụ liệu Mạng lưới ng n liệ th Các nhà máy may mặc (thiết kế, cắt, may, đơm nút, ủi Tất cả các nhà bán lẻ Các nhà bán lẻ Châu Á Các nhà sản xuất h ng ma mặ Bắc M Các công ty dệt Sợi tổng hợp Dệt len, dệt kim Hoá dầu Sợi (dệt đan, hoàn thiện Sợi tổng hợp Các nhà thầu phụ trong nước, exico và v ng vịnh aribe Các nhà thầu phụ may mặc châu Á Các nhà thầu phụ nội địa và nước ngoài Các công ty may mặc có thương hiệu ác văn phòng mua hàng hải ngoại Các công ty thương mại ác đại lý Các cửa hàng chuyên môn Hệ thống đại lý tổng hợp Các chuỗi chiết khấu Bông, len, lụa v.v.. Dầu, khí, thiên nhiên Sợi thiên nhiên NGUYỄN VĂN LUÂN - LƯƠNG THỊ THOA 71 Theo cách tiếp cận này chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp dệt may được chia thành 5 khâu cơ bản: - Khâu cung cấp sản phẩm thô:cung cấp các nguyên liệu tự nhiên như bông, len, tơ sợi, ... Khâu này thường là lợi thế của các nước có điều kiện tự nhiên thích hợp với sự phát triển của cây bông, đay và những ngành trồng dâu nuôi tằm - Khâu sản xuất sản phẩm đầu vào: đây là khâu cung cấp các sản phẩm đầu vào cho quá trình tạo ra các sản phẩm dệt may. Các sản phẩm này bao gồm: nguyên phụ liệu, máy móc chuyên dụng, công nghệ, - Khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm: đây là khâu nghiên cứu thị hiếu của khách hàng, xu hướng thời trang của người tiêu dùng trong từng thời kỳ để từ đó tạo ra hình dáng cho sản phẩm - Khâu sản xuất sản phẩm: đây là khâu hoàn tất sản phẩm và do các công ty may đảm nhiệm. Công việc chủ yếu của khâu bao gồm cắt may và hoàn thiện sản phẩm do vậy rào cản gia nhập khâu này rất thấp - Khâu marketing và phân phối: đây là khâu tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm đến với khách hàng. Khâu này giúp doanh nghiệp xây dựng được các thương hiệu, định vị hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu d ng và đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng Ứng dụng lý thuyết đường cong nụ cười, các nhà nghiên cứu đã biểu diễn chuỗi giá trị dệt may thế giới hiện nay gồm 5 khâu chính: Đồ thị biể diễn giá trị gia tăng ủa h ỗi giá trị dệt ma Nguồn: Nguyễn Thị Hường (2009), Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Giá trị gia tăng đóng góp vào sản phẩm Nguyên liệu thô Nguyên phụ liệu May uất khẩu Marketing & phân phối S huổi giá trị M T SỐ GIẢI PHÁP GIÚP D T MAY VI T NAM THAM GIA SÂU VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 72 3. Thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của dệt may Việt Nam Hiện ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành kinh tế lớn nhất với hơn 6000 doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI với trên khoảng 2,5 triệu lạo động1. Cùng với điện thoại và linh kiện, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta trong những năm qua. Năm 2016 sản phẩm dệt may của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt 28,05 tỷ đô la chiếm 15,9% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nguồn: Tổng cục thống kê Tuy nhiên giá trị gia tăng trong các sản phẩm dệt may của chúng ta còn thấp nguyên nhân là do việc tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp dệt may nước ta chủ yếu mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất - khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi. Khâu cung cấp sản phẩm thô: Ngành trồng bông và kéo sợi là những ngành quan trọng nhất trong khâu cung cấp sản phẩm thô và giữ vai trò quyết định đến khâu sản xuất các sản phẩm đầu vào cho ngành. Thứ nh t về ngành trồng bông, hiện nay diện tích gieo trồng bông của nước ta khoảng 2,7 nghìn héc ta với sản lượng bông khoảng 1,36 nghìn tấn chỉ đáp ứng được khoảng 2% nhu cầu sản xuất của toàn ngành. Nguyên nhân là do Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh tự nhiên và không chú trọng việc trồng bông và sản xuất sơ sợi dẫn đến năng suất bông thấp không thể cạnh tranh về giá cả với các nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi. NGUYỄN VĂN LUÂN - LƯƠNG THỊ THOA 73 Sản lượng b ng Việt Nam (từ ni n vụ 2013/2014 đ n ni n vụ 2014/2015) 2013/2014 2014/2015 % tha đổi ni n vụ 2014/2015 so với ni n vụ 2013/2014 Diện tích gieo trồng (nghìn héc ta 2,5 2,7 8% Năng suất (tấn/héc ta) 1,39 1,38 -0,3% Sản lượng hạt bông (nghìn tấn 3,47 3,74 7,7% Tốc độ tăng trưởng (% 36,5 36,5 Sản lượng bông sợi (nghìn tấn 1,27 1,36 7,7% Sản lượng (nghìn kiện, 218kg/kiện 5,82 6,25 7,7% Nguồ : ộ Nô g g iệp v P riể ô g ô , ổ g ụ ố g kê Việ Nam v guồ k ứ ai về g kéo sợi, trong khoảng 15 năm trở lại đây Việt Nam là một trong rất ít các nước đã mở rộng hoạt động sản xuất ngành kéo sợi, với chỉ 2 triệu cọc kéo sợi năm 2000 đã tăng lên khoảng 6,1 triệu cọc năm 2014. Năm 2012 cả nước có khoảng 100 nhà máy kéo sợi với công suất khoảng 5,1 triệu cọc sợi, tuy nhiên đa phần lại không đảm bảo chất lượng nên chủ yếu d ng để xuất khẩu hoặc d ng để sản xuất các sản phẩm phụ còn ngành dệt may vẫn phải chủ yếu phụ thuộc vào nguồn liệu nhập khẩu để sản xuất. Tổng q an ng nh dệt ma / ng nh kéo sợi ủa Việt Nam 2012 2013 2014 Số lượng cọc sợi 5.100.000 6.000.000 6.100.000 Số lượng rotor 103.348 103.348 103.348 Sản xuất sợi từ bông và polyester/tơ nhân tạo (đ/v: tấn 680 720 828 Sợi xuất khẩu (đ/v: tấn 628 720 858 Sợi nhập khẩu (đ/v: tấn 646 695 740 Sản lượng vải (tỷ m2) 1,0 1,3 - Lượng vải nhập khẩu (tỷ m2) 6,0 6,0 - Nguồ : Hiệp ội sợi Việ Nam (VCOSA) Khâu sản xuất sản phẩm đầu vào: Là khâu thứ hai trong chuỗi bao gồm các công đoạn: sản xuất vải, dệt nhuộm, sản xuất nguyên phụ liệu và cung cấp máy móc phục vụ cho khâu sản xuất. Thứ nh t về ngành s n xu t v i: năm M T SỐ GIẢI PHÁP GIÚP D T MAY VI T NAM THAM GIA SÂU VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 74 2015 ngành may Việt Nam tiêu thụ 8,7 tỉ mét vuông vải, thì chỉ có 3 tỉ mét vuông vải được sản xuất tại Việt Nam2, tương ứng sản xuất chỉ đáp ứng được khoảng gần 35% nhu cầu tiêu thụ của ngành may mặc. Chính vì vậy, số lượng và kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam liên tục tăng nhanh trong thời gian qua. Nhập khẩu vải bao gồm cả vải thô, vải nhuộm – vải sau công đoạn nhuộm, trong đó, vải màu là chủ yếu. Nguồn: Tổng cục Thống kê Kim ngạ h nhậ khẩ vải ủa Việt Nam (đơn vị: triệ USD) Thứ hai về ngành dệt nhuộm: các công ty dệt và nhuộm trong nước chỉ đáp ứng được 11,8% tổng số vải nhuộm, còn lại 6 tỷ mét vải nhuộm phải nhập khẩu. Trong đó, 50% vải nhuộm được nhập khẩu từ Trung Quốc, phần còn lại từ các quốc gia Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Thực tế hiện nay dệt may Việt Nam lại không có nhiều nhà máy nhuộm đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết, năng lực sản xuất lại quá nhỏ nên không thế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất trong nước. Thêm vào đó, đặc thù ngành may Việt Nam là gia công xuất khẩu, việc chọn nguyên liệu may phải theo sự chỉ định của khách hàng, theo những tiêu chuẩn mà đối tác đặt ra và thông thường đối tác chỉ định nguồn nhập khẩu nguyên liệu may hàng. Do đó, phân khúc dệt/nhuộm của doanh nghiệp trong nước cũng khó có thể chen chân được để cung cấp các sản phẩm vải nhuộm cho hàng may xuất khẩu. Thứ ba về ngành s n xu t nguyên phụ liệu: Hiện nay, khả năng đáp ứng nhu cầu phụ liệu may của các cơ sở trong nước còn rất hạn chế. Hiện đã có các cơ sở sản xuất một số chủng loại phụ liệu chính cho ngành dệt may như: chỉ may, bông tấm, mếch dính, cúc nhựa, khóa kéo, băng chun, NGUYỄN VĂN LUÂN - LƯƠNG THỊ THOA 75 nhãn mác, bao bì đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường nội địa. Tuy nhiên, còn nhiều loại sản phẩm trong nước vẫn chưa có khả năng sản xuất như: các loại băng dệt, băng gai Chính vì vậy nhu cầu nhập khẩu phụ liệu may vẫn liên tục tăng trong thời gian qua. Thứ ư về cung c p máy móc thiết bị phục vụ s n xu t: Theo Bộ ông thương, hiện hầu hết các dây chuyền và thiết bị sản xuất của ngành dệt may, da giày hiện nay của Việt Nam đều phải nhập khẩu. Hầu như chưa có các doanh nghiệp trong nước sản xuất các máy móc chuyên phục vụ sản xuất các ngành này. Theo đánh giá của các doanh nghiệp trong ngành hiện máy móc ngành dệt may từ Trung Quốc chiếm đến 50% thị trường. Đối tác cung cấp hàng từ Trung Quốc còn sẵn sàng làm theo đơn đặt hàng ở mọi mức giá cho doanh nghiệp Việt Nam. Khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Trong chuỗi giá giá dệt may toàn cầu, công đoạn nghiên cứu và thiết kế sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao nhất. Đa phần công đoạn thiết kế cho các sản phẩm dệt may của nước ta được thực hiện tại những nước có ngành công. nghiệp thời trang phát triển như háp, Anh, . hỉ có một số ít doanh nghiệp lớn như công ty may Việt Tiến, công ty may Thăng Long bắt đầu mới tham gia vào công đoạn này nhưng mức độ tham gia còn rất hạn chế chủ yếu phục vụ thị trường trong nước. Nguyên nhân là do vai trò thiết kế trong ngành chưa thực sự được coi trong, khoảng cách giữa ngành thời trang nước ta với thế giới còn quá lớn. Bên cạnh đó việc xây dựng thương hiệu riêng của các doanh nghiệp cũng chưa thực sự được coi trọng, hiện nay chỉ có một số doanh nghiệp lớn trong ngành mới bắt đầu quan tâm tới việc xây dựng các thương hiệu dệt may riêng cho mình như may hương Đông, may Việt Tiến, Khâu sản xuất: Khâu sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng thấp nhất chỉ chiếm từ 5-10% tỷ suất lợi nhuận3. Hiện nay mới chỉ có khoảng 30% giá trị xuất khẩu của dệt may Việt Nam là dưới dạng FOB có nghĩa là có sự tham gia vào khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm còn lại là tham gia dưới hình thức gia công cho nước ngoàiĐối với công đoạn may, hiện có khoảng 90% doanh nghiệp dệt may Việt Nam sản xuất dưới hình thức gia công. Theo phương thức này các doanh nghiệp sẽ nhận đơn hàng từ các trung gian nước ngoài và thực hiện các hợp đồng gia công theo mẫu. Tùy theo yêu cầu của các trung gian mà các doanh nghiệp trong nước có thể tự tìm nguyên phụ liệu hoặc các trung gian sẽ cung cấp nguyên phụ liệu chủ yếu. Chính vì vậy dẫn đến sự liên kết giữa các doanh nghiệp may với doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu, sản phẩm phụ trờ còn yếu, các doanh nghiệp không thể tự xây dựng được thương hiệu cho riêng mình. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này vẫn là do nguồn cung cấp nguyên phụ liệu trong nước còn yếu, chất lượng thấp không đáp ứng được các tiêu chuẩn để phục vụ xuất khẩu. Khâu marketing và phân phối: Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện phụ thuộc vào các nhà buôn nước ngoài. ác nhà buôn đóng vai trò rất quan trọng là trung gian trong chuỗi cung ứng hàng dệt may của Việt Nam ra thế giới. Các nhà buôn trong khu vực thường từ Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Những doanh nghiệp bán lẻ, đa số thuộc thị trường EU, Nhật và Hoa Kỳ, sở hữu những thương hiệu hàng đầu quốc tế, những siêu thị, cửa hàng bán sỉ và bán M T SỐ GIẢI PHÁP GIÚP D T MAY VI T NAM THAM GIA SÂU VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 76 lẻ. Các doanh nghiệp bán lẻ lớn tin cậy vào các nhà buôn để phát triển mạng lưới cung ứng của họ ở Việt Nam nhằm giảm chi phí giao dịch. Các doanh nghiệp đầu tư may mặc nước ngoài thường liên hệ trực tiếp với các nhà buôn tại Hồng Kông, Đài Loan hay Hàn Quốc. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các nhà buôn nhỏ trong khu vực. Nói cách khác, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn rất thiếu liên kết với những người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng mà chỉ thực hiện các hợp đồng gia công lại cho các nhà sản xuất khu vực. Ở thị trường trong nước, một số doanh nghiệp trong ngành đã bắt đầu có các hoạt động marketing và tổ chức phân phối các sản phẩm tới tay người tiêu d ng trong đó có thể kể đến hệ thống phân phối của Vinatexmart với hơn 4000 điểm bán hàng trên khắp cả nước. Tuy nhiên các hoạt động này mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp lớn với phạm vi hạn chế còn lại đa phần các doanh nghiệp trong ngành vẫn chỉ tập trung ở khẩu may gia công. Như vậy qua việc phân tích thực trạng việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành chúng ta có thể thấy sau nhiều năm tham gia chuỗi giá trị của ngành với kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu cao nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn chỉ tập trung ở khâu sản xuất may gia công – khâu có giá trị giá tăng thấp nhất trong chuỗi. Muốn nâng cao được giá trị gia tăng trong các sản phẩm buộc ngành dệt may Việt Nam phải có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành 3. Một số giải pháp Phát triển công nghiệp phụ trợ dệt may trong nước Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách nhằm khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp phụ trợ ngành dệt may. Việt Nam nên học tập từ các nước ASEAN đi trước đã thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài có lựa chọn để hướng FDI vào công nghiệp phụ trợ. Họ thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích về thuế, thiết lập các khu thương mại tự do nhằm thực hiện chiến lược định hướng xuất khẩu. Thứ hai, Nhà nước cần có chính sách liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may với nhau và với những doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực như thiết kế, kéo sợi, sản xuất vải và phụ liệu, sản xuất phụ kiện thời trang muốn làm được điều này thì Nhà nước cần có quy hoạch xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để kịp thời cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành Thứ ba, nâng cao năng lực tài chính và trình độ người lao động cho các doanh nghiệp dệt may. Ngành công nghiệp phụ trợ thường có yêu cầu cao về trình độ của người lao động và năng lực tài chính rất cao đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập. Do vậy giải pháp trước mắt Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp lớn trong ngành về mặt tài chính và đào tạo nguồn nhân lực để những doanh nghiệp này đi tiên phong vào ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ nhằm thay đổi vị thế của dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị Xây dựng thương hiệu cho hàng dệt may Việt Nam v thương hiệu của chính doanh nghiệp Để cải thiện vị trí của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu các doanh nghiệp cần phải chú trọng xây dựng thương hiệu vì đó là yếu tố then chốt trong xu hướng thời trang hóa. Hiện nay các cửa hàng thời trang Việt Nam chưa chú ý đến việc trưng bày NGUYỄN VĂN LUÂN - LƯƠNG THỊ THOA 77 sản phẩm để tăng tính hấp dẫn và thu hút khách hàng. Nhiều mặt hàng người Việt Nam ưa chuộng được sản xuất tại Việt Nam nhưng lại mang nhãn mác nước ngoài. Về cơ bản các doanh nghiệp Việt Nam đủ khả năng để đưa các hàng hóa của mình ra thị trường khó tính nước ngoài nhưng họ vấp phải khó khăn lớn nhất là hàng hóa của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa xây dựng được thương hiêu, chưa chiếm được vị trí trong tâm trí người tiêu dùng. Do vậy việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp để các thương hiệu đó ăn sâu vào tâm trí người tiêu d ng là hướng đầu tư chiến lược của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực trên nhiều phương diện trong thời gian lâu dài, nhưng nếu đạt được thành công thì lơi ích các doanh nghiệp thu được sau này sẽ vô cùng lớn. Mỗi doanh nghiệp cần phải thiết kế các mặt hàng của mình phù hợp với các mẫu mốt và thị hiếu của từng thị trường, cần phải xây dưng được các phong cách riêng, nhãn hiệu riêng, Việc này cần tiến hành đồng thời với việc coi trọng công tác xây dựng thương hiệu, đăng kí nhãn mác, thương hiệu sản phẩm. Trên thị trường hiện nay, các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành ở các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Đang rao riết tăng cường nguồn lực cho việc xây dựng thương hiệu thông qua các hoạt động như thời trang hóa dệt may. Một số doanh nghiệp còn chủ động xây dựng thương hiệu trước khi đi tìm kiếm thị trường. Chẳng hạn như các ngành thời trang Thái Lan thì dệt may không chỉ làm công ăn lương mà còn phải hướng tới thời trang hóa, hay như Trung Quốc họ cũng đã hoạch định được chiến lược với trọng tâm là sản xuất những sản phẩm thời trang cao cấp nhằm tạo dựng hình ảnh mới so với hình ảnh cũ chỉ là một nhà gia công của thế giới. Xây dựng hệ thống phân phối với trọng tâm là thị trường trong nước và hướng ra thị trường th giới Thứ nhất: các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển trong nước: để xây dựng vị thế của sản phẩm may mặc Việt Nam trong tâm trí người tiêu dùng toàn cầu thì nhiệm vụ trước mắt đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là tạo ra hình ảnh sản phẩm trong chính con mắt người tiêu dùng trong nước. Với quy mô thị trường gân 90 triệu dân, các doanh nghiệp cần biến thị trường nội địa thành nơi thử nghiệm những ý tưởng chinh phục thị trường của mình đồng thời là điểm tựa để hướng ra thị trường quốc tế. Phát triển thị trường nội địa một mặt giúp các doanh nghiệp tận dụng được các lợi thế sẵn có của mình, mặt khác tạo ra một nguồn thu nhập ổn định cho doanh nghiệp nhờ khai thác được thị trường mà được các chuyên gia đánh giá là tương đối dễ tinh Thứ hai, các doanh nghiệp cần Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Muốn làm được điều này các doanh nghiệp trong ngành cần phối hợp tốt với các sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan để hình thành một hệ thống xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm như EU, Nhật Bản, M tìm kiếm thăm dò thị trường mới như hâu hi, Trung Đông từ đó hình thành các đại diện thương mại. ác đại diện thương mại bên cạnh việc nghiên cứu thị trường còn có nhiệm vụ giúp cho các doanh nghiệp trong nước tìm hiểu, tiếp cận các đối tác, nâng cao hiệu M T SỐ GIẢI PHÁP GIÚP D T MAY VI T NAM THAM GIA SÂU VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 78 quả của việc tham gia quảng cáo tại các hội chợ, triển lãm, mặt khác còn cung cấp những thông tin kịp thời về những biến động của thị trường và các đối tác trong quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó chính phủ cũng cần có các chính sách và biện pháp để cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, và tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế cho doanh nghiệp xuất khẩu để hỗ trợ hơn nữa cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Phát triển ngành thiết kế, thời trang ột trong những cách tốt nhất để nâng cao giá trị gia tăng trong các sản phẩm dệt may là tự thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tổ chức bán hàng và các dịch vụ thời trang từ đó phát triển ngành dệt may thành ngành công nghiệp thời trang đúng nghĩa. Đây là con đường mà các quốc gia có ngành dệt may phát triển đã lựa chọn. Để cho ngành thiết kế, thời trang phát triển Nhà nước hỗ trợ đào tạo ban đầu cho các chuyên viên thiết kế trong nước, đặc biệt là mời các chuyên gia có tiếng trên thế giới để các nhà thiết kế Việt Nam có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với yêu cầu của thị trường quốc tế và làm những sản phẩm được thiết kế ra có khả năng chào bán hơn là chỉ nặng về trình diễn như hầu hết các sản phẩm được thiết kế hiện nay.Bên cạnh đóNhà nước cần hỗ trợ cho các trung tâm lớn, trước hết là Hà Nội và Thành phố Hồ hí inh xây dựng địa điểm thường xuyên tổ chức trình diễn thời trang từ đó phát triển địa điểm này nơi hội tụ các nhà thiết kế, các nhà kinh doanh, các nhà phê bình nghệ thuật và công chúng yêu thời trang. Đây sẽ là một điểm để trao đổi, phát triển k năng, kiến thức cũng như tạo nên một môi trường giao dịch thuận lợi cho ngành công nghiệp thời trang của cả nước Sự hỗ trợ ủa Nh nướ ho á doanh nghiệ Doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu, trong khi chi phí lao động không ngừng tăng cao và nhiều bất cập từ chính sách cũng gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành. Thứ nhất là lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ công từ hính phủ. Việc thiếu cơ sở hạ tầng như đường giao thông, bến cảng và điện, đang làm cho việc phát triển các liên kết hạ nguồn trở nên tốn kém kém hơn và dẫn đến rất khó nâng cấp công nghiệp dệt may. Giải quyết được vấn đề này này sẽ không chỉ có lợi cho ngành dệt may mà còn giúp được nhiều ngành công nghiệp khác của Việt Nam. Khi chi phí trở nên rẻ hơn, các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào k năng, công nghệ và k thuật đễ nâng cấp các ngành thượng nguồn lẫn hạ nguồn. Thứ hai là để thúc đẩy phát triển cần tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước và cải cách quản trị doanh nghiệp. ác nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước Việt Nam thiếu các sáng kiến thương mại và chỉ tận dụng được những ưu đãi về đất đai và vốn từ chính phủ. Việc tìm kiếm ưu đãi này cần phải được thay thế và hính phủ cần phải khuyến khích nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Thứ ba, Nhà nước Hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và vốn đầu tư cơ sở vật chất, k thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo cho ngành Dệt ay, đồng thời dành vốn tín dụng của nhà nước, vốn ODA và vốn của qu môi trường cho các dự án đầu tư xử lý môi trường của các doanh nghiệp trong ngành dệt may. NGUYỄN VĂN LUÂN - LƯƠNG THỊ THOA 79 Chú thích: 1 huong-loi-nhieu-nhat-tu-tpp.html 2 truong/chi-nhap-khau-vai-cua-nganh-det-may- da-len-toi-muc-gan-11-ty-usd-140349.html 3 Đỗ Thị Đông, phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT, Báo cáo ngành Dệt may, tháng 4/2014. 2. Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietinbank, Báo cáo ngành Dệt may Việt Nam, Tháng 4/2014. 3. Đỗ Thị Đông (2010 , Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xu t khẩu Việt Nam, Hà Nội. 4. Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas). 5. Hiệp hội sợi Việt Nam (V OSA . 6. Nguyễn Thị Loan (2008), Đẩy mạnh việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng ao ă g ực cạnh tranh các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 7. Micheal E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Bản dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Raphael Kapplinsky and Mike Morris (2001), A hand book for vaule chain research, globalization network. 9. Qu Mispa, Phân tích VC Lý thuyết và kinh nghiệm từ nghiên cứu ngành chè Việt Nam, Slide10. 10. 11. 12. truong/chi-nhap-khau-vai-cua-nganh-det- may-da-len-toi-muc-gan-11-ty-usd- 140349.html. 13. may-huong-loi-nhieu-nhat-tu-tpp.html. Ngày nhận bài: 14/3/2017 Biên tập xong: 15/4/2017 Duyệt đăng: 20/4/2017
File đính kèm:
- mot_so_giai_phap_giup_det_may_viet_nam_tham_gia_sau_vao_chuo.pdf