Một số khía cạnh pháp lý và thể chế của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

GIỜI THIỆU CHUNG

 Thành lập 1945, với mục đích chính là:

 (i) tạo lập một hệ thống thanh toán đa phương;

 (ii) ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng tài chính-kinh tế do

chính sách bảo hộ của các nước;

 (iii) cung cấp các khoản vay ổn định cán cân thanh toán.

 29 thành viên sáng lập, hiện nay có 187 thành viên.

 Tổng nhân viên khoản 2300, trong đó 2/3 là các nhà

kinh tế học

pdf 24 trang yennguyen 5200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số khía cạnh pháp lý và thể chế của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số khía cạnh pháp lý và thể chế của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Một số khía cạnh pháp lý và thể chế của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
GIỜI THIỆU CHUNG
 Thành lập 1945, với mục đích chính là: 
 (i) tạo lập một hệ thống thanh toán đa phương;
 (ii) ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng tài chính-kinh tế do 
chính sách bảo hộ của các nước;
 (iii) cung cấp các khoản vay ổn định cán cân thanh toán.
 29 thành viên sáng lập, hiện nay có 187 thành viên.
 Tổng nhân viên khoản 2300, trong đó 2/3 là các nhà 
kinh tế học.
Mục đích của IMF (Điều 1):
1. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ quốc tế
2.Tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển cân
bằng và mở rộng, thúc đẩy tạo việc làm và thu nhập thực,
phát triển các nguồn lực hiệu quả ở các nước;
3.Thúc đẩy ổn định tỷ giá, tránh tình trạng canh tranh
phá giá;
4. Hỗ trợ thiết lập hệ thống thanh toán đa phương cho
giao dịch vãng lai, hỗ trợ loại bỏ các hạn chế giao dịch
gây tổn hại thương mại thế giới;
5. Cung cấp các khoản vai tạm thời;
6. Rút ngắn thời gian và giảm tình trạng mất cân
bằng trong cán cân thanh toán quốc tế.
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
 Giám sát chính sách tài chính-tiền tệ;
 Tư vấn, đào tạo kỹ thuật [Hỗ trợ kỹ thuật];
 Cung cấp các khoản cho vay [Hỗ trợ tài chính].
TƯ VẤN
CHO VAYGIÁM SÁT
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
 GIÁM SÁT
 Giám sát thường xuyên định kỳ chính sách tài chính-tiền tệ của
các QG thành viên;
 Theo dõi, đánh giá hiện trạng tài chính-tiền tệ khu vực và toàn
cầu; dự báo xu hướng phát triển.
 HỖ TRỢ KỸ THUẬT
 HỖ TRỢ TÀI CHÍNH
 Cung cấp các khoản cho vay có điều kiện cho các QG thành
viên khi các nước này yêu cầu;
 Mục đích của các khoản vay: nhằm tái lập cân bằng cán cân
thanh toán (ngắn hạn), và/hoặc tái cơ cấu hệ thống tài chính của
QG thành viên (dài hạn, đến 10 năm).
 Các khoản vay có tính lãi xuất trên cơ sở tham chiếu lãi xuất thị
trường tài chính. Riêng các nước nghèo nhất, lãi suất cố định ở
mức 0.5%.
NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA IMF
 Chủ yếu từ việc đóng góp của các QG thành viên;
 Từ các Thỏa thuận chung vay mượn (General 
Agreements on Borrowing): ký với các nước và các thể
chế tài chính như ngân hàng trung ương các nước.
 Từ hoạt động đầu tư, cho vay.
THÀNH VIÊN
 “Tư cách thành viên được mở cho mọi quốc gia tại mọi 
thời điểm và phù hợp với các điều kiện có thể được đưa 
ra bời BOG. Những điều kiện này, bao gồm điềi kiện về
đóng góp, phải dựa trên các nguyên tắc tương tự như
các nguyên tắc áp dụng vơi các nước đã là thành viên.” -
Điều II.2
 => (i) là quốc gia; (ii) sẵn sàng và có khả năng thực thi 
các nghĩa vụ; và (iii) chấp nhận các điều kiện của BOG.
Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng Thống đốc 
(BOG)
2. Hội đồng Giám đốc điều 
hành (BED)
3. Giám đốc điều hành
 Hội đồng Thống đốc (BOG): là cơ quan quyền lực cao
nhất của IMF, gồm đại diện của tất cả các thành viên
IMF (cấp Bộ trưởng Tài chính hoặc thống đốc ngân
hàng nhà nước), họp 1 lần/1 năm.
 Quyết định đưa ra thông thường là đa số thông
thường, trừ một số trường hợp 70%, 85%. Mỗi nước
bỏ phiếu cho chính nước mình.
 Quyền quyết định của BOG bao gồm tất cả các vấn đề
không được trực tiếp trao cho BED và Tổng Giám đốc
IMF theo Thỏa thuận IMF.
 BOG có thể ủy quyền cho BED quyết định các vấn đề,
trừ vấn đề trực tiếp được quy định trong Thỏa thuận
IMF.
 Giúp việc cho BOG là 2 ủy ban: Uỷ bản Tài chính
tiền tệ quốc tế và Ủy ban Phát triển IMF-WB.
 Hội đồng Giám đốc điều hành (BED) điều hành hoạt
động hành ngày của Quỹ, gồm 24 thành viên.
 5 thành viên do 5 nước có đóng góp nhiều nhất trong
IMF chỉ định. Hiên nay là Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp.
 19 thành viên còn lại do 182 nước còn bầu chọn (có
nhiệm kỳ 2 năm). Số lượng có thể được BOG thay đổi
bằng bỏ phiếu đa số 85%.
 Chủ tịch BED là Tổng giám đốc IMF, có vai trò chủ trì các
cuộc họp, không có quyền bỏ phiếu.
 Hầu hết các quyết định được đưa ra bằng đa số thông
thường, trong một số trường hợp là 70% hoặc 85%. Tuy
nhiên trên thực tế, việc bỏ phiếu rất hiếm được tiến hành,
hầu hết các quyết định được đưa ra bằng đồng thuận (bỏ
phiếu không chính thức)
BED
 Hiện tại, có 8 thành viên BED chỉ đại diện cho 1
nước. Gồm 5 thành viên được chỉ định và 3 thành viên
được bầu chọn (Trung Quốc, Nga, Arb Saudi).
 Der Jiun Chia (Singapore) là đại diện cho Việt Nam
tại IMF, đồng thời là đại diện cho 12 nước khác. Là
thành viên có số phiếu cao đứng thứ 10, thành viên
đại diện Trung Quốc đứng thứ 11.
Hội đồng BED chọn ra Tổng giám đốc IMF (không là
thành viên của BOG và BED). Thông thường do các
nước châu Âu đề cử.
Ủy ban Tài chính và Tiền 
tệ quốc tế
BOG Ủy ban hỗi hợp IMF –
WB về Phát triển
EB (BED)
Văn phòng Đáng 
giá độc lập
Tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc
Cơ chế ra quyết định
 Quyết định được thông qua bằng đa số phiếu, trừ các ngoại lệ.
 85 % thay đổi quota, thay đổi nguyên tắc định giá SDR bởi BOG; 70% 
thay đổi nội tệ bằng đồng tiền khác khi tăng quota;
 Số phiếu của mỗi thành viên sẽ được tính bằng tổng của phiếu cơ
bản và phiếu quota:
 Phiếu cơ bản là phần chia đều cho mỗi thành viên trong 5.502% tổng
số phiếu,
 Phiếu quota là tổng số phiếu tính theo quota của từng nước; 1 phiếu
tương đương 100.000 SDR.
 Số phiếu của 1 thành viên = PCB + PQT
 1949 - 2008, PCB là 250, tỷ lệ giảm từ 11% xuống còn 2.1% trên tổng số
phiếu.
 Hiện nay, PCB là 741.
 Số phiếu của 1 thành viên = PCB + PQT
 PCB = (5.502% x Tổng số phiếu của tất cả thành viên IMF) /187
 PQT = tổng quota / 100.000 SDR
 Tổng số phiếu = 187 x PCB + tổng phiếu quota tất cả thành viên
 Hiện nay, tổng số phiếu là 2.518.101 phiếu.
Quota 
 Quota là tỷ lệ đóng góp của các nước thành viên vào IMF,
tính theo đơn vị Quyền rút đặc biệt (SDR). Khi gia nhập, các
nước đóng góp 25% quota bằng SDR hoặc các đồng tiền
mạnh, 75% bằng nội tệ.
 Quota của các nước do Hội đồng Thống đốc (BOG) quyết
định, thay đổi quota cần quyết định bằng 85% tổng số phiếu.
 Quota của nước mới gia nhập được tính ngang bằng với
nước thành viên có quy mô nền kinh tế và tính chất tương
đương.
Quyền rút đặc biệt (SDR)
 Ra đời năm 1969.
 Không phải là một đồng tiền;
 Bản chất là khả năng yêu cầu các đồng tiền được sử
dụng rộng rãi của các nước thành viên IMF;
 Các nước có thể sử dụng SDR đổi lấy các đồng tiền 
mong muốn theo 2 cách:
 Thỏa thuận tự nguyện giữa các nước;
 Theo chỉ định của IMF.
SDR
 Phân bổ SDR cho các nước thành viên tương ứng với 
quota của các nước đó; 5 năm xem xét.
 3 lần tái phân bổ SDR: 1970-1972, 1980-1981, và 2009.
 1969: 1 SDR = 0.888671 gram vàng = 1 USD
 Từ 1974, được tính theo “rổ các đồng tiền mạnh” (gồm 
USD, Bảng Anh, Euro, Yen Nhật); được xác định lại mỗi 
5 năm. Xét 3 yếu tố chính: giá trị xuất nhập khẩu và 
khối lượng dự trữ các đồng tiền mạnh của các nước 
thành viên.
SDR
 SDR được tính bằng tổng một khối lượng cụ thể các 
đồng tiền được định giá theo USD, theo tỷ giá giao dịch 
giữa trưa của thị trường Luân Đôn (hoặc thị trường New 
York, Frankfurt);
Đồng tiền Khối lượng Tỷ giá vớiUSD
Giá trị trong
SDR theo USD
Euro 0.4230 1.30290 0.551127
Yen 12.1000 77.89000 0.155347
Pound 0.1110 1.55280 0.172361
USD 0.6600 1.00000 0.660000
1.538835
USD = SDR 0.649842
SDR = USD 1.53884
IMF - QUỐC GIA THÀNH VIÊN
 Trách nhiệm của IMF cung cấp ý kiến tư vấn (sau giám 
sát đánh giá), hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính có 
điều kiện (quyền từ chối cho vay).
 Trách nhiệm của QG: cam kết chịu sự giám sát của 
IMF; thực thi các chính sách không gây hại cho sự ổn 
định tiền tệ - tài chính khu vực và thế giới; cung cấp 
thông tin/dữ liệu kinh tế cho IMF.
 Quyền của QG được hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các 
khoản vay (sau khi đạt được một thỏa thuận với IMF).
chế tài của IMF
 Đóng băng SDR của nước thành viên nếu từ chối cung 
cấp đồng tiền của thành viên đó khi có yêuc ầu của 
IMF; việc đóng băng SDR không đồng nghĩa với việc 
hủy bỏ nghĩa vụ cung cấp
IMF và UN
 IMF là một cơ quan chuyên môn của UN (không
là cơ quan trực thuộc) theo điều 57 và 63 của Hiến
chương LHQ.
 IMF có nghĩa vụ “lưu ý” đến các quyết định theo
Chương VII (UN Charter) của UNSC (Điều 4,
Thỏa thuận IMF và UN).
 Thành viên của UN có nghĩa vụ thực thi quyết
định của UNSC thông qua các thể chế quốc tế
(Điều 48.2 UN Charter).
IMF - WTO
 Quan hệ hợp tác, bổ trợ. WTO có nghĩa vụ tham vấn
đầy đủ IMF trong các vấn đề liên quan đến cán cân
thanh toán, dự trữ tiền tệ, tỷ giá hối đối.
 Ý kiến của IMF có giá trị ràng buộc giới hạn trong các
đáng giá về mức độ phù hợp của các biện pháp điều
chỉnh tỷ giá và các thông tin về dự trữ ngoại tệ.
 Trong quá trình xét xử, WTO (DSU) được phép tham
vấn ý kiến của IMF và ngược lại.
 => trường hợp có mâu thuẩn?
IMF - WB
 Cùng được thành lập trong Hội nghị Breton Woods; IMF 
chịu trách nhiệm đảm bảo ổn định tài chính; WB (gồm 
IBRD và IDA) chịu trách nhiệm phục hồi sau chiến tranh 
và hỗ trợ phát triển.
 Quan hệ tham vấn ở mức cao, chặt chẽ; hoạt động độc lập, 
trên cơ chế khác nhau;
 Thành viên của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế
IBDR phải là thành viên của IMF.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_khia_canh_phap_ly_va_the_che_cua_quy_tien_te_quoc_te.pdf