Vấn đề cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam

TÓM TẮT

Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng không chỉ là sắp xếp lại các ngân hàng

thương mại nhỏ, yếu kém mà là một quá trình kết hợp các giải pháp lâu dài như nhằm đạt

các mục tiêu quan trọng như nắm được chính xác lượng cung tiền trong lưu thông, làm

cho hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh và bền vững. Việc tái cấu trúc hệ thống ngân

hàng thương mại (NHTM) thành công sẽ giúp tăng cường hiệu quả cho cơ chế phân bổ

nguồn lực trở nên tốt hơn (ví dụ như tín dụng), nhờ đó giúp giải quyết nhược điểm cố hữu

của nền kinh tế là đầu tư quá lớn, tín dụng quá nhiều nhưng hiệu quả thấp và cũng là việc

kiểm tra và xác định đúng "sức khỏe" của từng ngân hàng và hệ thống ngân hàng thương

mại ở nước ta hiện nay.

pdf 5 trang yennguyen 4980
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Vấn đề cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 22 - Thaùng 8/2014 
35 
VẤN ĐỀ CẤU TRÚC LẠI 
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 
TRƯƠNG VĂN KHÁNH(*) 
TÓM TẮT 
Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng không chỉ là sắp xếp lại các ngân hàng 
thương mại nhỏ, yếu kém mà là một quá trình kết hợp các giải pháp lâu dài như nhằm đạt 
các mục tiêu quan trọng như nắm được chính xác lượng cung tiền trong lưu thông, làm 
cho hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh và bền vững. Việc tái cấu trúc hệ thống ngân 
hàng thương mại (NHTM) thành công sẽ giúp tăng cường hiệu quả cho cơ chế phân bổ 
nguồn lực trở nên tốt hơn (ví dụ như tín dụng), nhờ đó giúp giải quyết nhược điểm cố hữu 
của nền kinh tế là đầu tư quá lớn, tín dụng quá nhiều nhưng hiệu quả thấp và cũng là việc 
kiểm tra và xác định đúng "sức khỏe" của từng ngân hàng và hệ thống ngân hàng thương 
mại ở nước ta hiện nay. 
Từ khóa: tái cấu trúc, hệ thống ngân hàng, kinh tế, giải pháp. 
ABSTRACT 
Not only the process of restructure of banking system is a structural adjustment of the 
weak commercial banks of small size, but also a long term coordination with the important 
solutions such as to hold an accurative amount of supplying mone flow process, making 
the banking system development healthy and sustainable. The success of commercial 
banking system restructuring will make the mechanism of financial resource distribution 
better and more effective (credit organizations for instance). Thanks to this, thr chronic 
weakness of the economy – so big invesment, so big credit, but very low in the outcome – 
will be eliminated. It is also the way to examine and diagnoses the economic life of 
different banks, as well all banking system in Vietnam at present. 
Keywords: banking system restructuring, economy, solution. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ(*) 
Việc mở cửa thị trường ngân hàng, tài 
chính là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội 
nhập quốc tế, nhất là kể từ khi Việt Nam 
gia nhập WTO đã mang lại rất nhiều cơ hội 
cũng như thách thức cho hệ thống NHTM 
Việt Nam. Các NHTM Việt Nam phải đối 
mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ các ngân 
hàng nước ngoài đến từ các khu vực tài 
chính phát triển như Mỹ, Châu Âu, 
Singapore, Nhật Bản,... và chịu tác động 
(*)TS, Trường Đại học Sài Gòn 
của những biến động trên thị trường tài 
chính quốc tế nhiều hơn. Cuộc khủng 
hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn 
cầu kéo dài từ năm 2008 và đến nay vẫn 
còn để lại hậu quả nặng nề ở nhiều nước, 
đặc biệt là ở Mỹ mà nguyên nhân chính là 
sự yếu kém của hệ thống NHTM. Điều đó 
buộc các quốc gia phải quan tâm, đánh giá 
lại toàn bộ hoạt động của các NHTM. Việc 
tái cấu trúc hệ thống NHTM đã trở nên phổ 
biến và cấp thiết ở mỗi quốc gia để đảm 
bảo cho các NHTM thích nghi được với 
nhu cầu phát triển mới trong bối cảnh nền 
36 
kinh tế thế giới đầy biến động. Ở Việt 
Nam, khi mà thị trường chứng khoán chưa 
phát triển, gánh nặng về vốn còn dồn lên 
vai các NHTM thì việc giữ cho hệ thống 
NHTM ổn định và lành mạnh càng cần 
phải đặc biệt quan tâm. 
Đến nay, có thể nói nền kinh tế cũng 
như hệ thống NHTM Việt Nam đã cơ bản 
vượt qua cơn khủng hoảng tài chính. Tuy 
nhiên, những hệ lụy của nó đã bộc lộ nhiều 
vấn đề bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng, đó 
là: thanh khoản khó khăn, nợ xấu có dấu 
hiệu tăng cao, năng lực quản trị điều hành 
hạn chế, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, lợi 
nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng, rủi ro 
cao ảnh hưởng đến an toàn hệ thống,  
Bên cạnh đó, vấn đề sở hữu chéo; hệ thống 
mạng lưới các NHTM phát triển với tốc độ 
quá nhanh, số lượng nhiều, chất lượng hoạt 
động chưa cao, không ít NHTM hoạt động 
vì lợi ích cục bộ, chạy đua lãi suất gây ảnh 
hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng và thị 
trường tiền tệ. Do đó, nếu không có biện 
pháp can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ xảy 
ra rủi ro gây mất an toàn hệ thống. 
Để ổn định và phát triển nền kinh tế 
hiệu quả, bền vững, Hội nghị trung ương 3, 
khóa 11 (tháng 10 năm 2011) đã nhấn 
mạnh sự cần thiết tái cấu trúc nền kinh tế, 
trong đó tái cấu trúc hệ thống NHTM và 
các tổ chức tài chính là một trong ba lĩnh 
vực chủ đạo, quan trọng nhất. Đây là chủ 
trương lớn thể hiện quyết tâm của Đảng 
nhằm cải tổ nền kinh tế cùng với đẩy lùi 
tác động, ảnh hưởng tiêu cực của khủng 
hoảng kinh tế thế giới. 
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 
thương mại là thực hiện các biện pháp 
nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hệ 
thống ngân hàng thương mại nhằm mục 
đích duy trì sự phát triển ổn định (bền 
vững, an toàn) và hiệu quả chức năng trung 
gian tài chính của hệ thống ngân hàng 
thương mại trong nền kinh tế, đặc biệt là 
chức năng thanh toán và trung gian tín 
dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt 
động của các NHTM. 
Tái cấu trúc (restructuring) được hiểu 
là quá trình tổ chức lại (re-organize) hệ 
thống nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn để 
thực hiện những mục tiêu đề ra. Một 
chương trình tái cấu trúc toàn diện sẽ diễn 
ra trên hầu hết các lĩnh vực như cơ cấu tổ 
chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều 
hành; các hoạt động và các quá trình; các 
nguồn lực khác. Tái cấu trúc hệ thống ngân 
hàng tại Việt Nam được xác định là cơ cấu 
lại quản trị, điều hành và cấu trúc lại tình 
hình tài chính của các ngân hàng1. 
Do trình độ quản lý yếu kém của các 
NHTM nói riêng cũng như các chính sách 
điều hành của Chính phủ và những tác 
động của kinh tế thế giới thời gian qua đã 
ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước ta. Hệ 
thống ngân hàng Việt Nam đang đứng 
trước tình trạng bất ổn, xoay quanh vấn đề 
nợ xấu, tình trạng mất thanh khoản, và sự 
tồn tại của những ngân hàng yếu kém, vì 
vậy cần phải tái cấu trúc nhằm thanh lọc hệ 
thống ngân hàng thương mại, vực dậy nền 
kinh tế Việt Nam2. 
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện 
nay được diễn ra theo 2 hướng: cải tổ 
những ngân hàng thương mại còn yếu kém 
và sáp nhập, hợp nhất các NHTM, các 
TCTD nhỏ để có các NHTM và TCTD với 
quy mô lớn, hoạt động lành mạnh, bảo đảm 
tính thanh khoản và an toàn hệ thống. Từ 
giữa năm 2011 cho đến nay, đã có nhiều 
ngân hàng hợp nhất theo hướng vừa nêu. 
Tuy nhiên, việc tái cấu trúc cũng gặp khá 
nhiều bất cập và lộ rõ những yếu kém trong 
khâu quản lý của Nhà nước. Để có liều 
thuốc đặc trị cho hệ thống ngân hàng 
37 
thương mại hiện nay, theo quan điểm 
của tác giả không phải là chỉ sáp nhập 
các ngân hàng nhỏ, yếu kém là xong mà 
phải tìm ra những lỗ hổng hiện nay của 
hệ thống ngân hàng để từ đó có những 
liều thuốc đặc trị thích hợp. 
2. LỖ HỔNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN 
HÀNG THƯƠNG MẠI HIỆN NAY 
- Chưa thực thi chặt chẽ Luật các tổ 
chức tín dụng: Một trong những nguyên 
nhân các ngân hàng thương mại tự gây ra 
những vấn đề rủi ro về thanh khoản là chưa 
thực thi tốt Luật các TCTD như sử dụng 
một lượng lớn vốn huy động ngắn hạn để 
cho vay trung và dài hạn, trong thời gian 
bất động sản và chứng khoán tăng trưởng 
“nóng” thì các NHTM tìm cách lách luật 
để rót vốn vào thị trường này, 
- Chính phủ can thiệp quá sâu vào 
ngân hàng nhà nước (NHNN) trong việc 
cung tiền cho nền kinh tế, NHNN cũng can 
thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh 
của NHTM, như chỉ đạo các NHTM cấp 
tín dụng ưu đãi, cho vay tín chấp đối với 
một số dự án, 
- Chưa có hệ thống thông tin cấp quốc 
gia để NHNN nắm được chính xác lượng 
cung tiền ra lưu thông để có điều chỉnh vĩ 
mô kịp thời. 
- Trong thời gian vừa qua đã cho ra đời 
quá nhiều ngân hàng thương mại: Theo số 
liệu của ngân hàng nhà nước tính đến 2014 
ở Việt Nam có 4 NHTM nhà nước, 1 ngân 
hàng chính sách, 1 ngân hàng phát triển, 37 
NHTM cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 28 
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 43 văn 
phòng đại diện. Điều này đã làm cho hệ 
thống ngân hàng thương mại phát triển 
nhanh về lượng, trong khi đó chất chưa đáp 
ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. 
3. MỤC TIÊU 
Theo World Bank, việc tái cấu trúc 
nhằm hướng đến mục tiêu ngắn hạn, trung 
hạn và dài hạn, nhằm giải quyết các yêu 
cầu về một ngân hàng thương mại “khỏe 
mạnh”, đáp ứng đầy đủ các điều kiện để 
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 
3.1. Các mục tiêu ngắn hạn và 
trung hạn: 
- Thứ nhất, duy trì sự ổn định của hệ 
thống ngân hàng thương mại, đảm bảo khả 
năng thanh khoản, chi trả và hoạt động của 
các trung gian tài chính không bị đình trệ. 
Đây là mục tiêu cơ bản nhất của việc tái 
cấu trúc nhằm đảm bảo tính ổn định trong 
hoạt động của hệ thống ngân hàng thương 
mại và của cả nền kinh tế. 
- Thứ hai, khôi phục lại niềm itn của 
công chúng đối với hệ thống ngân hàng 
thương mại. Khi hệ thống đươc cơ cấu lại, 
tính thanh khoản của cả hệ thống ổn định, 
mức đọ tín nhiệm của ngân hàng được nâng 
cao sẽ tạo lòng tin cho các thành phần kinh 
tế đối với hệ thống ngân hàng thương mại. 
- Thứ ba, tối thiểu hóa chi phí tái cấu 
trúc đối với ngân hàng trung ương 
(NHTW), bảo hiểm tiền gửi hay Chính 
phủ. Song song với những mục tiêu củng 
cố sức mạnh cho hệ thống ngân hàng 
thương mại thì việc tái cơ cấu cũng nhằm 
mục đích giảm thiểu tới mức nhỏ nhất các 
chi phí liên quan đến NHTW, bảo hiểm 
tiền gửi hay Chính phủ, để mang lại hiệu 
quả cao nhất cho quá trình tái cấu trúc. 
3.2. Các mục tiêu dài hạn: 
- Thứ nhất, tạo ra một khuôn khổ quản 
lý nhà nước mới, quản trị phù hợp hơn với 
các chuẩn mực quốc tế, theo đó cần khuyến 
khích các nguồn vốn mới của khu vưc tư 
nhân tham gia vào hoạt động ngân hàng 
thương mại. 
- Thứ hai, tăng cường cơ sở hạ tầng 
tổng thể của hệ thống tài chính, góp phần 
thúc đẩy 
38 
- Thứ ba, xây dựng tính cạnh tranh và 
khả năng chống chịu của hệ thống ngân 
hàng thương mại, đảm bảo hệ thống ngân 
hàng đủ tiềm lực để có thể đạt các chuẩn 
mực quốc tế; tăng cường sức mạnh nội tại 
của ngân hàng, chống lại các mầm móng 
bất ổn và khủng hoảng. 
Chúng ta phải nhớ rằng mục tiêu của 
tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại 
là làm cho hệ thống ngân hàng thương mại 
vững mạnh, phát triển bền vững, thể hiện 
vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn 
cho nền kinh tế phát triển, góp phần ổn 
định kinh tế vĩ mô; đặc biệt là giải quyết 
vấn đề cung tiền bằng cầu tiền trong nền 
kinh tế. Do vậy, việc tái cấu trúc lại hệ 
thống ngân hàng thương mại phải luôn 
tuân thủ các mục tiêu trên. 
4. PHƯƠNG PHÁP 
- Thống kê lại toàn bộ lượng cung tiền 
thực tế trên thị trường, số tiền nợ xấu hiện 
nay tại các NHTM: Thống kê đầy đủ lượng 
cung tiền trên thị trường để Chính phủ có 
chính sách tiền tệ phù hợp nhằm đạt mục 
tiêu: Cung tiền bằng cầu tiền trên thị 
trường. Thống kê số tiền nợ xấu tại các 
NHTM để thiết lập một cơ cấu để phục hồi 
tối đa các khoản nợ xấu. Phần nợ xấu sau 
khi đã được phân loại thì chuyển giao xử lý 
cho (i) một bộ phận độc lập trong ngân 
hàng, chuyên trách về việc phục hồi tài 
sản; hoặc (ii) một cơ quan chuyên trách của 
Chính phủ như công ty quản lý tài sản 
(ACM) chuyên tiếp nhận, quản lý và thanh 
lý tài sản xấu. 
- Có biện pháp chế tài để thực thi 
nghiêm chỉnh Luật các tổ chức tín dụng 
(TCTD), dứt khoát chế tài đủ mạnh đối với 
các NHTM sử dụng vốn huy động ngắn 
hạn để cấp tín dụng trung và dài hạn vượt 
quá qui định, 
- Tổ chức hệ thống thông tin tài chính 
(CIC) cấp Quốc gia về lượng cung tiền ra 
lưu thông của các NHTM để NHNN có 
thông tin chính xác để ra các quyết định về 
chính sách tiền tệ chính xác. 
- Thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho 
can thiệp của Chính phủ nhằm đảm bảo 
rằng hệ thống bảo hiểm tiền gửi có đủ vốn 
để xử lý khủng hoảng và có thể được sử 
dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả, 
và Chính phủ có được một quy trình toàn 
diện về theo dõi và đánh giá liên tục tình 
trạng nợ xấu và mất thanh khoản trong hệ 
thống ngân hàng thương mại, tránh được 
tình trạng bị động. 
- Chỉ đạo các NHTM áp dụng hệ thống 
các tiêu chí đánh giá nợ xấu thống nhất 
theo tiêu chuẩn, cũng như hoàn thiện chính 
sách pháp luật về việc lập dự phòng nợ 
xấu, bên cạnh việc xử lý nghiêm các 
NHTM báo cáo không đầy đủ, không đúng 
về số liệu nợ xấu tại ngân hàng mình. 
- Tổ chức hội thảo cấp Quốc gia và thế 
giới để có giải pháp hữu hiệu về vấn đề 
những lỗ hổng của hệ thống ngân hàng 
hiện nay; mạnh dạn nhận ra những khuyếm 
khuyết trong việc điều hành của Chính phủ 
để các chuyên gia đề xuất những giải pháp 
hữu hiệu. 
5. KẾT LUẬN 
Nền kinh tế Việt Nam đang còn rất 
nhiều bất ổn như thâm hụt ngân sách kéo dài, 
nợ công tăng cao, nhập siêu, cơ cấu phát 
triển kinh tế chưa phù hợp, nguyên nhân là 
do sự quản lý nhà nước về kinh tế còn yếu 
kém của các cơ quan quản lý nhà nước. 
Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân 
hàng không chỉ là sắp xếp lại các ngân 
hàng thương mại nhỏ, yếu kém mà là một 
quá trình kết hợp các giải pháp lâu dài như 
nhằm đạt các mục tiêu quan trọng như nắm 
được chính xác lượng cung tiền trong lưu 
thông, làm cho hệ thống ngân hàng phát 
39 
triển lành mạnh và bền vững. 
Tóm lại, việc tái cấu trúc hệ thống 
NHTM thành công sẽ giúp tăng cường hiệu 
quả cho cơ chế phân bổ nguồn lực trở nên 
tốt hơn (ví dụ như tín dụng), nhờ đó giúp 
giải quyết nhược điểm cố hữu của nền kinh 
tế là đầu tư quá lớn, tín dụng quá nhiều 
nhưng hiệu quả thấp và cũng là việc kiểm 
tra và xác định đúng "sức khỏe" của từng 
ngân hàng và hệ thống ngân hàng thương 
mại ở nước ta hiện nay. 
Chú thích: 
1
 Bùi Thị Hồng Thu (2011), Tái cấu trúc 
ngân hàng, 
2
 TS. Phan Minh Ngọc (2011), Ngân hàng 
Việt Nam đã lún sâu vào khó khăn, 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Thị Hồng Thu (2011), Tái cấu trúc ngân hàng, 
2. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành (2010), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, 
NXB Thống kê; 
3. Phan Minh Ngọc (2011), Ngân hàng Việt Nam đã lún sâu vào khó khăn,  
* Ngày nhận bài: 05/4/2014. Biên tập xong: 30/7/2014. Duyệt đăng: 05/8/2014 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_cau_truc_lai_he_thong_ngan_hang_thuong_mai_o_viet_nam.pdf