Một số kinh nghiệm quản lý trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo

Tóm tắt: Trang thiết bị công nghệ ngày càng đóng góp vai trò vô cùng

quan trọng và không thể thiếu đối với công tác nghiên cứu KHCN. Tại các

đơn vị thuộc Viện KH-CN quân sự nói chung, Viện Hóa học - Vật liệu nói

riêng, việc quản lý, khai thác, sử dụng các trang thiết bị công nghệ nhằm

phục vụ hoạt động KHCN và đào tạo đã được lãnh đạo chỉ huy Viện chú

trọng quan tâm và tăng cường đầu tư. Qua quá trình triển khai thực hiện,

Viện Hóa học - Vật liệu đúc rút một số kinh nghiệm trong công tác quản lý

các trang thiết bị, nhằm sử dụng, khai thác có hiệu quả nhất phục vụ các hoạt

động KHCN và đào tạo tại đơn vị.

pdf 5 trang yennguyen 8400
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm quản lý trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số kinh nghiệm quản lý trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo

Một số kinh nghiệm quản lý trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo
Những vấn đề chung 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 9
MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ 
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO 
Phạm Thị Thu Hạnh*, Nguyễn Tiến Huệ, Nguyễn Văn Đồng 
Tóm tắt: Trang thiết bị công nghệ ngày càng đóng góp vai trò vô cùng 
quan trọng và không thể thiếu đối với công tác nghiên cứu KHCN. Tại các 
đơn vị thuộc Viện KH-CN quân sự nói chung, Viện Hóa học - Vật liệu nói 
riêng, việc quản lý, khai thác, sử dụng các trang thiết bị công nghệ nhằm 
phục vụ hoạt động KHCN và đào tạo đã được lãnh đạo chỉ huy Viện chú 
trọng quan tâm và tăng cường đầu tư. Qua quá trình triển khai thực hiện, 
Viện Hóa học - Vật liệu đúc rút một số kinh nghiệm trong công tác quản lý 
các trang thiết bị, nhằm sử dụng, khai thác có hiệu quả nhất phục vụ các hoạt 
động KHCN và đào tạo tại đơn vị. 
Với vai trò là Viện chuyên ngành phụ trách những hoạt động nghiên cứu 
KH&CN trong lĩnh vực hóa học và vật liệu, Viện Hóa học - Vật liệu trực thuộc 
Viện KH - CN quân sự là một trong các Viện có truyền thống nghiên cứu KHCN 
và đào tạo. Những năm gần đây, cán bộ của Viện Hóa học-Vật liệu đã và đang chủ 
trì, tham gia hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Nhà nước đến cấp cơ sở. 
Trong công tác đào tạo, Viện Hóa học - Vật liệu chủ trì 02 chuyên ngành đào tạo 
trình độ tiến sĩ: Hóa hữu cơ và Kỹ thuật hóa học; phối hợp cùng Viện Công nghệ 
mới/Viện KH - CN quân sự chủ trì 01 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ: Hóa 
lý thuyết và hóa lý. Hoạt động KHCN của Viện đa dạng với các hoạt động nghiên 
cứu khoa học, các đề tài, nhiệm vụ các cấp, song song đó là hoạt động cung cấp, 
đảm bảo vật tư kỹ thuật phục vụ công tác ứng dụng KHCN trong toàn quân. 
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Viện Hóa học -Vật liệu đã nhận được sự 
quan tâm của Đảng, Nhà nước và Quân đội để từng bước tăng cường cơ sở vật 
chất, hiện đại hóa các trang thiết bị nghiên cứu. Nhận thức rõ vai trò quan trọng 
của việc khai thác sử dụng các trang thiết bị công nghệ hiện đại trong việc nâng 
cao hiệu quả thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và đề tài luận án tiến sĩ, 
Đảng ủy, Thủ trưởng Viện Hóa học-Vật liệu đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp 
lãnh đạo phù hợp với đặc điểm, tình hình nhiệm vụ của đơn vị và đã đạt những kết 
quả nhất định. 
Trong giai đoạn 2009 - 2015, Bộ Quốc phòng đã đầu tư Dự án xây dựng Phòng 
Thí nghiệm Vật liệu quân sự (PTN VLQS) cho Viện Hóa học-Vật liệu, đầu tư nâng 
cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng, trang bị nhiều trang thiết bị công nghệ hiện đại. Tính 
đến cuối 2014, Dự án PTN VLQS đã được đầu tư 83 hạng mục thiết bị, trong đó có 
Những vấn đề chung 
P.T.T.Hạnh, N.T.Huệ, N.V.Đồng,“Một số kinh nghiệm  khoa học và đào tạo.” 10 
49 hạng mục thiết bị nghiên cứu được đầu tư đồng bộ, 34 hạng mục thiết bị phụ trợ 
và sản xuất thử nghiệm. Cùng với đó, tính đến tháng 7 năm 2015, Viện Hóa học - 
Vật liệu đã được biên chế 268 hạng mục thiết bị, thiết bị phụ trợ và sản xuất thử 
nghiệm, phục vụ có hiệu quả các hoạt động KHCN và đào tạo. Trong đó, nhiều 
thiết bị chuyên môn sâu phục vụ công tác phân tích vật liệu như: Hiển vi điện tử 
quét, Thiết bị đo nhiễu xạ X-Ray, Thiết bị quang phổ hồng ngoại chuỗi biến đổi 
(FT-IR), Thiết bị phân tích quang phổ liên tục,  Bằng việc phát huy năng lực 
nghiên cứu, kết hợp với khai thác hiệu quả các trang thiết bị hiện có, Viện Hóa học 
- Vật liệu đã thực hiện thành công nhiều đề tài, nhiệm vụ, dự án. Nhiều sản phẩm 
đề tài được triển khai sản xuất thử, thí nghiệm thử nghiệm bằng chính các trang 
thiết bị của Viện. Giai đoạn 2011-2015, Viện Hóa học - Vật liệu đã được giao chủ 
trì thực hiện hàng chục đề tài cấp TCKT, đề tài cấp Sở KH&CN TP. Hà Nội, TP. 
Hồ Chí Minh, đề tài cấp Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương, đề tài độc lập cấp Nhà 
nước, đề tài thuộc Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước,  
Để đạt được kết quả trên, Viện Hóa học - Vật liệu đã thường xuyên quan tâm, 
bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên thông 
qua các khóa đào tạo định kỳ tại đơn vị và các cơ sở đo lường. Cùng với đó, các 
cán bộ công nhân viên trong Viện đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong sử dụng, 
khai thác, bảo quản bảo dưỡng trang thiết bị kỹ thuật, thực hiện nghiêm các quy 
định về sử dụng VKTBKT của Quân đội và đơn vị, tích cực thực hiện Cuộc vận 
động 50 nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, khai thác sử dụng nhằm phát 
huy tối đa tính năng thiết bị, hiệu quả khai thác, đồng thời kéo dài tuổi thọ của các 
trang thiết bị. Trong quá trình khai thác sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật, đặc biệt 
với các thiết bị công nghệ hiện đại, độ chính xác cao đòi hỏi mỗi cán bộ nghiên 
cứu, kỹ thuật viên sử dụng phải nắm chắc nguyên lý, nguyên tắc vận hành, bảo 
quản. 
Các sản phẩm là kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học các cấp, các đề tài 
luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh đã và đang được đo đạc, kiểm tra tính chất, tính 
năng trên các trang thiết bị của Viện, cho những kết quả tin cậy, sát với kết quả của 
các đơn vị kiểm định. Tuy nhiên, hiệu quả khai thác sử dụng với cơ sở vật chất và 
các trang thiết bị hiện đại được đầu tư còn chưa thực sự cao, công tác quản lý cơ sở 
vật chất và các trang thiết bị hiện có còn tồn tại nhiều bất cập. Do đó, cần có những 
giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị 
nhằm khai thác hiệu quả nhất phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và đào 
tạo của đơn vị. Tổng kết hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo, công tác quản 
lý trang thiết bị phục vụ hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo trong 5 năm vừa 
Những vấn đề chung 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 11
qua (giai đoạn 2011-2015), Viện Hóa học - Vật liệu rút ra một số kinh nghiệm và 
bài học như sau: 
Một là, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm giúp đội ngũ cán bộ, 
cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên có nhận thức đúng, đánh giá đúng về công 
tác quản lý trang thiết bị 
Đây là biện pháp quan trọng bởi có nhận thức đúng, đánh giá đúng tầm quan 
trọng của công tác quản lý trang thiết bị thì các cán bộ, công nhân viên mới có sự 
quan tâm đúng mức, tự gắn trách nhiệm bản thân với việc quản lý các trang thiết bị 
được giao. Toàn bộ các trang thiết bị tại Viện Hóa học - Vật liệu được biên chế về 
các phòng nghiên cứu, do đó, nhận thức đúng về công tác quản lý trang thiết bị 
càng trở nên quan trọng. 
Đánh giá được tầm quan trọng của công tác quản lý trang thiết bị, hàng năm Viện 
Hóa học - Vật liệu tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu, các cán bộ quản lý tham gia 
các khóa học tại các trường, học viện, các khóa huấn luyện về công tác quản lý 
trang thiết bị, nhằm có thể ứng dụng tối ưu nhất tại đơn vị. 
Hai là, xây dựng các quy chế, quy định, quy trình quản lý, khai thác trang 
thiết bị rõ ràng, minh bạch 
Hiện nay, toàn bộ các trang thiết bị thuộc Viện Hóa học - Vật liệu được biên chế 
về các phòng nghiên cứu, việc sử dụng, khai thác trang thiết bị vận hành theo từng 
tổ, nhóm cán bộ. Tuy nhiên, do đặc thù hoạt động KHCN và đào tạo luôn có sự 
liên kết, liên hệ giữa các đầu mối trong đơn vị, nên việc sử dụng, khai thác các 
trang thiết bị vào các hoạt động này cần được quy định rõ ràng, minh bạch. Việc 
xây dựng các quy chế, quy định quản lý, khai thác trang thiết bị gắn quyền lợi, 
trách nhiệm của các cán bộ, học viên, nghiên cứu sinh với việc quản lý, sử dụng 
trang thiết bị phục vụ các hoạt động nghiên cứu, hoạt động dịch vụ KHCN mà 
mình tham gia. Cùng với sự rõ ràng, minh bạch về mặt tổ chức quản lý, sử dụng, 
các quy chế, quy định cũng nêu rõ yêu cầu về trình độ phải có của các cán bộ, học 
viên, nghiên cứu sinh khi sử dụng, khai thác các trang thiết bị nghiên cứu tại Viện. 
Giai đoạn 2011- 2015, Viện Hóa học - Vật liệu đã ban hành quy chế quản lý, 
khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị. Cùng tiến hành biên soạn toàn bộ 
các loại tài liệu kỹ thuật liên quan của nhà sản xuất, tài liệu theo dõi quá trình sử 
dụng, vận hành thiết bị theo quy định, xây dựng quy trình sử dụng, vận hành cụ thể 
cho từng loại thiết bị. Các tài liệu kỹ thuật, tài liệu theo dõi quá trình sử dụng, vận 
hành thiết bị, quy trình sử dụng, vận hành thiết bị được bố trí ngay tại vị trí đặt 
thiết bị để người sử dụng, vận hành tiện theo dõi, sử dụng. Người sử dụng thiết bị 
có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ tài liệu kỹ thuật, quy trình vận hành trước khi sử dụng, 
đồng thời phải ghi chép đầy đủ về quá trình vận hành vào tài liệu theo dõi quá trình 
Những vấn đề chung 
P.T.T.Hạnh, N.T.Huệ, N.V.Đồng,“Một số kinh nghiệm  khoa học và đào tạo.” 12 
sử dụng. Hàng tuần, Viện Hóa học - Vật liệu có kiểm tra công tác quản lý, sử dụng, 
khai thác thiết bị của các tổ, các phòng nghiên cứu và có sự điều chỉnh kịp thời 
những thiếu xót xảy ra. Việc theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng, vận hành các 
trang thiết bị giúp Viện quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, tình trạng thiết 
bị, từ đó có kế hoạch khai thác, kế hoạch sửa chữa và dự phòng phù hợp. Cùng với 
đó, việc quản lý vật tư tiêu hao đối với các trang thiết bị có sử dụng vật tư ngoài 
điện, nước cũng được quan tâm đúng mực nhằm tránh lãng phí, gây thất thoát và 
ảnh hưởng tới môi trường. 
Ba là, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, khuyến khích các cán bộ áp 
dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản 
trang thiết bị 
Tại Viện Hóa học - Vật liệu, cán bộ nghiên cứu trực tiếp vận hành các thiết bị công 
nghệ phục vụ các hoạt động KHCN, đồng thời cũng chính là những người lý giải 
các kết quả thu được từ các thiết bị ấy bằng những kiến thức khoa học. Chính vì 
vậy, một mặt yêu cầu các cán bộ, kỹ thuật viên phải có đủ trình độ, năng lực để 
nắm vững nguyên lý hoạt động, vận hành an toàn, hiệu quả các thiết bị, nhưng điều 
quan trọng hơn là các cán bộ nghiên cứu phải không ngừng tự nâng cao trình độ, 
tích lũy kinh nghiệm để xử lý tốt những kết quả mà máy móc đem lại, phục vụ tốt 
cho nhiệm vụ khoa học của đơn vị. 
Bốn là, quan tâm đúng mức tới việc hiệu chuẩn, kiểm định các trang thiết 
bị, xây dựng cơ sở kiểm định của toàn Viện 
Tới nay, Viện Hóa học - Vật liệu đã có 02 phòng thí nghiệm được công nhận là cơ 
sở kiểm định cấp ngành: Phòng Kiểm định Nhiên liệu - Dầu - Mỡ và Phòng Kiểm 
định Môi trường. Theo đánh giá hàng năm của Cục TC-ĐL-CL, các cơ sở kiểm 
định đã được công nhận của Viện Hóa học - Vật liệu đều hoạt động hiệu quả, phục 
vụ tốt cho các nhiệm vụ trong và ngoài quân đội. Đặc biệt, trong một số lĩnh vực, 
kết quả của cơ sở kiểm định đã được sử dụng làm trọng tài. Điều này đã cho thấy 
chất lượng của việc khai thác, sử dụng các trang thiết bị trong cơ sở kiểm định. 
Tính đến năm 2015, toàn bộ các trang thiết bị được đầu tư theo Dự án PTN VLQS 
đều đã được giám định chất lượng, đạt yêu cầu. Trong những năm tiếp theo, Viện 
Hóa học - Vật liệu sẽ tiếp tục phát huy hoạt động hiệu quả của các cơ sở kiểm định 
cấp ngành đã được công nhận. Cùng với đó, hàng năm sẽ đảm bảo hoạt động hiệu 
chuẩn, kiểm định đối với các trang thiết bị mới đầu tư thuộc Dự án PTN VLQS, 
tiếp tục đầu tư đồng bộ một số trang thiết bị công nghệ trọng yếu, làm cơ sở để xây 
dựng Viện Hóa học - Vật liệu thành cơ sở kiểm định có uy tín của quân đội trong 
giai đoạn tới. 
Những vấn đề chung 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 13
Năm là, quản lý chặt chẽ chất lượng trang thiết bị ngay từ bước lập Dự án 
đầu tư 
Rút kinh nghiệm từ quá trình đầu tư Dự án PTN VLQS, trang thiết bị đầu tư cần 
được kiểm soát chất lượng chặt chẽ ngay từ bước lập kế hoạch. Cần có sự khảo sát 
kỹ lưỡng trước khi lựa chọn một loại thiết bị để đầu tư nhằm đạt yêu cầu về công 
nghệ tiên tiến, tránh đầu tư dàn trải hay đầu tư nhầm vào công nghệ đã lạc hậu, gây 
ô nhiễm môi trường, cồng kềnh, kém chính xác. Các loại tài liệu kỹ thuật, tài liệu 
thiết kế và các tài liệu cần thiết khác cũng cần được xem xét, yêu cầu cung cấp đầy 
đủ kèm theo thiết bị, tạo thuận lợi cho quá trình giám định chất lượng, kiểm định 
thiết bị về sau./. 
Nhận bài ngày 28 tháng 08 năm 2015 
Hoàn thiện ngày 10 tháng 09 năm 2015 
Chấp nhận đăng ngày 11 tháng 09 năm 2015 
Địa chỉ: 
 Viện Hóa học - Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc phòng. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kinh_nghiem_quan_ly_trang_thiet_bi_phuc_vu_cong_tac_n.pdf