Phát triển năng lực nghề nghiệp trong chương trình đào tạo giáo viên tiếp cận từ thị trường lao động (Trường hợp ngành Sư phạm Lịch sử trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên)

TÓM TẮT

Phát triển chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp là một xu hướng phổ biến trong giáo

dục đại học ở các nước có nền giáo dục tiên tiến trên Thế giới. Vận động theo xu hướng này,

những năm đầu thế kỉ XXI, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã phê duyệt thực hiện thí điểm ở

một số trường Đại học, dự án “Giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng” (viết tắt

là Dự án POHE do Chính phủ Hà Lan tài trợ). Điểm mấu chốt dự án là thổi vào giáo dục đại học

Việt Nam một cách tiếp cận mới – cách tiếp cận từ đánh giá của thị trường lao động về nhu cầu lao

động và năng lực nghề nghiệp của người lao động. Trong bài viết này, trên cơ sở trình bày về thực

trạng, giải pháp phát triển năng lực nghề nghiệp ở trường ĐHSP Thái Nguyên từ phản ánh của các

nhà sử dụng lao động, tác giả mong muốn đưa ra một khuyến nghị trong việc đổi mới chương trình

đào tạo của các trường sư phạm hiện nay.

pdf 6 trang yennguyen 3700
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển năng lực nghề nghiệp trong chương trình đào tạo giáo viên tiếp cận từ thị trường lao động (Trường hợp ngành Sư phạm Lịch sử trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển năng lực nghề nghiệp trong chương trình đào tạo giáo viên tiếp cận từ thị trường lao động (Trường hợp ngành Sư phạm Lịch sử trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên)

Phát triển năng lực nghề nghiệp trong chương trình đào tạo giáo viên tiếp cận từ thị trường lao động (Trường hợp ngành Sư phạm Lịch sử trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên)
Hà Thị Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 217 - 222 
217 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 
GIÁO VIÊN TIẾP CẬN TỪ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG (TRƯỜNG HỢP 
NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ TRƯỜNG ĐHSP – ĐH THÁI NGUYÊN) 
Hà Thị Thu Thuỷ* 
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Phát triển chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp là một xu hướng phổ biến trong giáo 
dục đại học ở các nước có nền giáo dục tiên tiến trên Thế giới. Vận động theo xu hướng này, 
những năm đầu thế kỉ XXI, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã phê duyệt thực hiện thí điểm ở 
một số trường Đại học, dự án “Giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng” (viết tắt 
là Dự án POHE do Chính phủ Hà Lan tài trợ). Điểm mấu chốt dự án là thổi vào giáo dục đại học 
Việt Nam một cách tiếp cận mới – cách tiếp cận từ đánh giá của thị trường lao động về nhu cầu lao 
động và năng lực nghề nghiệp của người lao động. Trong bài viết này, trên cơ sở trình bày về thực 
trạng, giải pháp phát triển năng lực nghề nghiệp ở trường ĐHSP Thái Nguyên từ phản ánh của các 
nhà sử dụng lao động, tác giả mong muốn đưa ra một khuyến nghị trong việc đổi mới chương trình 
đào tạo của các trường sư phạm hiện nay. 
Từ khoá: Năng lực nghề nghiệp, Chương trình, Thị trường lao động 
MỞ ĐẦU* 
Phát triển chương trình đào tạo theo định 
hướng nghề nghiệp là một xu hướng phổ biến 
trong giáo dục đại học ở các nước có nền giáo 
dục tiên tiến trên Thế giới. Vận động theo xu 
hướng này, những năm đầu thế kỉ XXI, Bộ 
Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã phê duyệt 
thực hiện thí điểm ở một số trường Đại học, 
dự án “Giáo dục đại học theo định hướng 
nghề nghiệp ứng dụng” do Chính phủ Hà Lan 
tài trợ (viết tắt là POHE). Điểm mấu chốt dự 
án là thổi vào giáo dục đại học Việt Nam một 
cách tiếp cận mới – cách tiếp cận từ đánh giá 
của thị trường lao động về nhu cầu lao động 
và năng lực nghề nghiệp của người lao động. 
Trong bài viết này, trên cơ sở trình bày về 
thực trạng, giải pháp phát triển năng lực nghề 
nghiệp ở trường ĐHSP Thái Nguyên từ phản 
ánh của các nhà sử dụng lao động, tác giả 
mong muốn đưa ra một khuyến nghị trong 
việc đổi mới chương trình đào tạo của các 
trường sư phạm hiện nay. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Để có cơ sở phát triển chương trình đào tạo 
theo hướng tiếp cận thị trường lao động, trước 
*
 Tel: 0912 804549, Email: hathuthuy@dhsptn.edu.vn 
hết cần có kết quả khảo sát. Khoa Lịch sử 
phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các 
trường phổ thông ở 6 tỉnh Quảng Ninh, Cao 
Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang và 
Thái Nguyên khảo sát bằng phiếu. Cơ cấu 
mẫu phiếu là 2: Mẫu 1 là phiếu hỏi đối với 70 
giáo viên là cựu sinh viên Khoa Lịch sử 
trường ĐHSP Thái Nguyên. Mẫu 2 hỏi 25 cán 
bộ quản lý các trường phổ thông gồm quản lí 
bộ môn, Ban Giám hiệu các trường phổ 
thông, lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục và 
Đào tạo các tỉnh. Các số liệu khảo sát được 
xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm đưa ra các 
kết quả thống kê toán học và kiểm định các 
giả thuyết thống kê trong quá trình khảo sát 
thực tiễn. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đánh giá chương trình đào tạo dưới góc độ 
nhà sử dụng lao động 
Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích 
phản ánh của các nhà sử dụng (lãnh đạo Sở 
GD và ĐT; quản lí cấp trường, cấp bộ môn ở 
trường phổ thông) về một số nhóm kĩ năng 
đặc thù của các sinh viên tốt nghiệp trường sư 
phạm nói chung và ngành Sư phạm Lịch sử 
nói riêng. Trước hết là nhóm kĩ năng nghề 
nghiệp, các nhà quản lý đánh giá sinh viên tốt 
Hà Thị Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 217 - 222 
218 
nghiệp ngành SP Lịch sử của Trường Đại học 
Sư phạm – Đại học Thái Nguyên ở mức độ 
khá (bảng 1). 
Bảng 1. Nhóm kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên 
T
T 
Kỹ năng nghề nghiệp 
Mức độ đạt được 
0 1 2 3 4 
1 Tìm hiểu CT và SGK 0 5 3 11 6 
2 Lập kế hoạch DH và GD 0 4 5 11 5 
3 Thiết kế giáo án dạy học 1 3 4 13 4 
4 Tổ chức các hoạt động DH 1 2 9 8 5 
5 Tổ chức các hoạt động GD 2 3 6 11 3 
6 Đánh giá kết quả của HS 0 3 6 11 5 
7 Phát triển nghề nghiệp 2 5 6 11 1 
 Tổng 6 25 39 76 29 
Bảng 1 cho thấy, số phiếu đánh giá ở mức 3 
đạt cao nhất (76/175 phiếu, chiếm 43,4%), 
mức 2 đạt 39 phiếu (chiếm 22,3%), mức 4 đạt 
29 phiếu (chiếm 16,6%) và mức 1, mức 0 đạt 
31 phiếu (chiếm 17,7%). Trong đó, kỹ năng 
thiết kế giáo án dạy học ở mức độ 3 đạt cao 
nhất (13/25 phiếu, chiếm 52%). Các kỹ năng 
khác như tìm hiểu chương trình và SGK; lập 
kế hoạch dạy học và giáo dục; thiết kế giáo án 
dạy học; tổ chức các hoạt động giáo dục; 
kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện 
của học sinh; phát triển nghề nghiệp cũng đạt 
11/25 phiếu đánh giá ở mức độ 3 (chiếm 
44%). Thậm chí, có những kỹ năng của người 
giáo viên được các nhà quản lý đánh giá tốt 
(mức độ 4) như kỹ năng tìm hiểu chương 
trình và SGK; lập kế hoạch dạy học và giáo 
dục; tổ chức các hoạt động dạy học; kiểm tra 
đánh giá kết quả học tập của học sinh (5-6 
phiếu). Riêng ở mức độ 1 và 2, các kỹ năng 
nghề nghiệp được đánh giá dao động ở mức 
khá từ 7 – 11 phiếu (tính trung bình là 9/25 
phiếu - đạt khoảng trên 30%). Mặc dù, ít số 
phiếu đánh giá ở mức thấp, nhiều kỹ năng 
được xem xét và đánh giá vượt qua mức 0 
nhưng bảng 1 cũng cho thấy, cần lưu ý và đúc 
rút kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt 
động giáo dục và phát triển nghề nghiệp. 
Về kĩ năng dạy học, qua biểu đồ dưới đây, 
các đánh giá ở mức 3 cho các kĩ năng dạy học 
đạt số phiếu cao nhất (70/175 phiếu, chiếm 
35%), mức 2 đạt 60 phiếu (chiếm 30%). Tuy 
nhiên, tổng số phiếu ở mức 1 và 2 vẫn ở mức 
cao (42/175 phiếu, chiếm 21%) có nghĩa là 
cần chú ý hơn nữa tới việc bồi dưỡng nhóm 
kỹ năng này cho người giáo viên. 
0
2
4
6
8
10
12
14
Tạo môi
trường học tập
cho học sinh
trong quá trình
lên lớp
Trình bày
bảng và sử
dụng đồ dùng
dạy học Lịch
sử
Đặt vấn đề và
giải quyết vấn
đề trong dạy
học Lịch sử
Tổ chức hoạt
động cá nhân,
hoạt động
nhóm, hoạt
động tập thể
cho học sinh 
Xây dựng môi
trường học tập
trực tuyến cho
học sinh
Kỹ năng giải
bài tập Lịch
sử
Kỹ năng thiết
kế đồ dùng
DH Sử
Kỹ năng vận
dụng Lịch sử
vào các môn
học khác và
vào cuộc sống
Kỹ
 năng
 dạy
 học
Phiếu
0
1
2
3
4
Hình 1. Kỹ năng dạy học của giáo viên Lịch sử 
Theo đánh giá của cán bộ quản lý, những kỹ 
năng cơ bản của giáo viên Lịch sử đạt mức 
khá như Tạo môi trường học tập cho học sinh 
trong quá trình lên lớp; Trình bày bảng và sử 
dụng đồ dùng dạy học Lịch sử; kỹ năng Thiết 
kế đồ dùng DH Sử đều đạt 10/25 phiếu, 
chiếm 40%. Đặc biệt, kỹ năng Tổ chức hoạt 
động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động tập 
thể cho học sinh được đánh giá và nhìn nhận 
ở mức độ khá cao (12/25 phiếu). Một số kỹ 
năng được nhiều nhà quản lý đánh giá tốt như 
Trình bày bảng và sử dụng đồ dùng dạy học 
Lịch sử; Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong 
dạy học Lịch sử; Kỹ năng giải bài tập Lịch sử 
(đạt 5/25 phiếu). Tuy nhiên, giáo viên Lịch sử 
cũng cần chú ý tới kỹ năng xây dựng môi 
trường học tập trực tuyến cho học sinh (12/25 
phiếu đánh giá ở mức độ 1, chiếm 48%). Đây 
là hạn chế chung của giáo viên ở nhiều trường 
THPT khu vực miền núi hiện nay. Đồng thời, 
cần nâng cao kỹ năng thiết kế đồ dùng dạy 
học Lịch sử; Kỹ năng vận dụng Lịch sử vào 
các môn học và cuộc sống. 
Về kĩ năng hoạt động trong môi trường nhà 
trường, kết quả khảo sát cho thấy, kỹ năng hoạt 
động trong môi trường nhà trường của giáo viên 
Lịch sử có sự phân hóa rõ rệt (bảng 2). 
Trong đó, kỹ năng ứng xử với đồng nghiệp và 
kỹ năng ứng xử với học sinh được đáng giá ở 
mức 3 và mức 4 chiếm số lượng lớn (lần lượt 
là 19/25 và 19/25 phiếu, chiếm 76%). Điều 
Hà Thị Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 217 - 222 
219 
này chứng tỏ, trình độ chuyên môn, lối sống 
và phẩm chất đạo đức của giáo viên Lịch sử 
giữ uy tín cao với học sinh và đồng nghiệp. 
Các kỹ năng còn lại như kỹ năng làm việc 
nhóm, kỹ năng giao tiếp cũng được xem xét ở 
mức khá. Tuy nhiên, cần bổ sung và nâng cao 
kỹ năng điều phối hoạt động và kỹ năng Phối 
hợp các lực lượng giáo dục trong trường để 
giáo dục học sinh. 
Bảng 2. Nhóm kỹ năng hoạt động trong môi 
trường nhà trường 
T
T 
Kỹ năng nghề nghiệp 
Mức độ đạt được 
0 1 2 3 4 
1 Kỹ năng làm việc theo nhóm 0 5 7 9 4 
2 Kỹ năng giao tiếp 0 2 8 7 8 
3 Kỹ năng ứng xử với đồng nghiệp 0 3 3 11 8 
4 Kỹ năng ứng xử với học sinh 1 2 3 10 9 
5 Kỹ năng điều phối hoạt động 2 4 7 9 3 
6 
Phối hợp các lực lượng GD 
trong trường để GDHS 
1 4 7 8 5 
Về nhóm kỹ năng điều phối trong quá trình 
dạy học Lịch sử, được thể hiện trong biểu đồ 
dưới đây. 
Hình 2. Kỹ năng điều phối trong quá trình dạy 
học của giáo viên Lịch sử 
Hình trên cho thấy các kĩ năng đều được đánh 
giá ở mức độ 2 và 3 (dao động ở mức 16/25 – 
19/25 phiếu), nhất là các kỹ năng điều phối 
giữa hoạt động của giáo viên và tổ chức hoạt 
động cho học sinh; kỹ năng điều phối giữa 
hướng dẫn hoạt động học tập trên lớp với 
hướng dẫn hoạt động tự học, tự nghiên cứu 
của học sinh (đều đạt 19/25 phiếu), chiếm 
76%. Để nhóm kỹ năng này được đánh giá ở 
mức độ cao hơn (nghĩa là giảm số phiếu ở 
mức 2 và tăng số phiếu ở mức 3 và 4) cần đưa 
ra chuẩn mới và phương cách đổi mới phương 
pháp dạy – học trong quá trình đào tạo cử 
nhân ngành SP Lịch sử. Đồng thời cần khắc 
phục những hạn chế cơ bản mà các nhà quản 
lý đánh giá ở mức 0 như kỹ năng điều phối 
giữa hoạt động của giáo viên và thu thập 
thông tin phản hồi từ học sinh; Kỹ năng điều 
phối giữa việc làm mẫu và hướng dẫn học 
sinh giải bài tập Lịch sử. Đặc biệt, những hạn 
chế về kỹ năng điều phối giữa hoạt động cá 
nhân và hoạt động của nhóm học sinh trong 
triển khai nhiệm vụ vận dụng Lịch sử vào các 
môn học khác và vào thực tiễn cần được bồi 
dưỡng nâng cao hơn để quá trình dạy học đảm 
bảo tính liên tục, logic và khoa học. Vì có 7/25 
phiếu chiếm 28% đánh giá ở mức độ 1. 
Đánh giá về nhóm kĩ năng hoạt động trong 
môi trường xã hội, kết quả khảo sát cho thấy 
(bảng 3), kỹ năng hoạt động trong môi trường 
xã hội của cựu sinh viên Lịch sử là giáo viên 
phổ thông hiện nay được đánh giá ở mức độ 
khá, nhất là kỹ năng ứng xử với các tổ chức 
hành chính (12/25 phiếu – chiếm 48%), sau 
đó đến các kỹ năng ứng xử với phụ huynh 
(11/25 phiếu – chiếm 44%) và kỹ năng ứng 
xử với các tổ chức xã hội (9/25 phiếu – chiếm 
36%). Tuy nhiên, kỹ năng ứng xử với các tổ 
chức thuộc các ngành kinh tế, tài chính và 
ngân hàng tại địa phương được đánh giá ở 
mức thấp (1/25 phiếu ở mức 0 và 7/25 phiếu 
ở mức 1) – chiếm khoảng 32%. Do vậy, trong 
chương trình đào tạo và chương trình bồi 
dưỡng cần chú trọng hơn nữa tới việc bồi 
dưỡng kỹ năng này cho giáo viên. 
Bảng 3. Nhóm kỹ năng hoạt động trong môi 
trường xã hội của giáo viên Lịch sử 
T
T 
Kỹ năng nghề nghiệp 
Mức độ đạt được 
0 1 2 3 4 
1 Ứng xử với phụ huynh 0 3 6 11 5 
2 Ứng xử với tổ chức hành chính 0 3 6 12 4 
3 Ứng xử với các tổ chức xã hội 0 4 5 9 7 
4 Ứng xử với các tổ chức kinh tế 1 7 7 7 3 
Kết quả khảo sát trên cho thấy tất cả các 
nhóm kĩ năng đều được các nhà quản lý đánh 
giá sinh viên tốt nghiệp ngành SP Lịch sử của 
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái 
Nguyên ở mức độ khá (mức 3). Mức độ tốt 
(mức 4) và trung bình (mức 2) có tỷ lệ bằng 
Hà Thị Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 217 - 222 
220 
nhau, cá biệt có những kĩ năng ở mức 0. Do 
vậy, trong nhưng năm gần đây, chương trình 
đào tạo của khoa Lịch sử Sư phạm Thái 
Nguyên đã chú trọng hơn trong việc phát triển 
các kỹ năng này cho sinh viên. 
Một số biện pháp và kết quả đạt được trong 
đào tạo giáo viên ngành Sư phạm Lịch sử ở 
trường ĐHSP Thái Nguyên 
Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng 
giảm lí thuyết tăng thực hành, cấu trúc 
chương trình đáp ứng yêu cầu dịch chuyển 
nghề nghiệp 
Trong giai đoạn hiện nay, các nhà tuyển dụng 
lao động luôn đặt chất lượng và hiệu quả công 
việc lên hàng đầu, sự cạnh tranh việc làm của 
sinh viên sau khi ra trường ngày càng gay gắt. 
Do vậy, mỗi sinh viên cần được trang bị 
những kiến thức, kỹ năng và thái độ trong các 
môi trường học tập như trên giảng đường, 
thực tế ở trường THPT và xã hội. Để đáp ứng 
những yêu cầu trên, các trường đại học cần có 
sự đổi mới về chương trình, nội dung và 
phương pháp giảng dạy. 
Xuất phát từ thực tế đó, Khoa Lịch sử, 
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã 
xây dựng lại chương trình đào tạo theo định 
hướng nghề nghiệp ứng dụng. Trên thực tế, 
sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Lịch sử 
làm việc được trong các lĩnh vực sau: Giáo 
viên môn Lịch sử ở trường phổ thông; Giảng 
viên môn Lịch sử ở các trường Đại học, Cao 
đẳng, trường Chính trị tỉnh, các trung tâm Lý 
luận Chính trị huyện; Nghiên cứu viên tại các 
Viện nghiên cứu Lịch sử và Khoa học xã hội 
và Nhân văn; Chuyên viên các cơ quan quản 
lí nhà nước, đoàn thể và tổ chức xã hội như 
Ban Tuyên giáo, Ban Dân tộc Tôn giáo, Ban 
Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Sở Văn hóa – Thể 
thao – Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, 
Sở Giáo dục và Đào tạo, Huyện đoàn, Tỉnh 
đoàn, Liên đoàn Lao động, Mặt trận Tổ quốc 
từ Trung ương đến địa phương; Phóng viên, 
biên tập viên báo chí đài phát thanh và truyền 
hình từ địa phương đến trung ương; Bảo tàng 
viên, thuyết minh viên tại bảo tàng Lịch sử, 
văn hóa, khu quản lý Di tích Lịch sử, nhà 
truyền thống. 
Trong đó, số lượng sinh viên tốt nghiệp làm 
việc trong ngành giáo dục, giáo viên chiếm tỷ 
lệ lớn. Đây được gọi là nghề nghiệp đặc trưng 
mà chương trình đào tạo cần đáp ứng được 
nghề nghiệp này trước nhất. Điều này có liên 
quan chặt chẽ tới việc xây dựng năng lực sinh 
viên sư phạm Lịch sử, coi đây là công cụ 
chuẩn (chuẩn năng lực sinh viên sư phạm 
Lịch sử) định hướng mục tiêu, chương trình 
đào tạo, phương pháp đào tạo, hoạt động đào 
tạo sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử trường 
ĐHSP – ĐH Thái Nguyên. Hồ sơ năng lực 
của SV ngành Sư phạm Lịch sử bao gồm hệ 
thống năng lực và các modul kiến thức đáp 
ứng yêu cầu của các năng lực đó. Cụ thể: các 
năng lực chung cần thiết cho các ngành nghề 
(năng lực tìm hiểu môi trường giáo dục, năng 
lực dạy học, năng lực giao tiếp); Năng lực 
chung của sinh viên nhóm ngành KHXH 
(năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng 
lực sử dụng bản đồ, năng lực dạy học thực 
địa); Năng lực đặc thù (Năng lực sử dụng tư 
liệu Lịch sử, năng lực tạo biểu tượng, hình 
thành khái niệm, nêu quy luật lịch sử, năng 
lực tổ chức hoạt động trải nghiệm lịch sử) 
Dựa trên hồ sơ năng lực cấu trúc khung 
chương trình đào tạo gồm 4 khối kiến thức 
chính (135 tín chỉ): Khối kiến thức chung 24 
tín chỉ; Khối kiến thức giáo dục chuyên 
nghiệp: kiến thức cơ sở ngành và kiến thức 
ngành 63 tín chỉ; Khối kiến thức nghiệp vụ sư 
phạm: 41 tín chỉ; Khóa luận và các học phần 
thay thế khóa luận: 7 tín chỉ. So sánh với 
chương trình cũ khối kiến thức ngành và 
chuyên ngành giảm và khối kiến thức nghiệp 
vụ sư phạm tăng lên về tỷ lệ trong tổng số 
khối kiến thức toàn khoá. Vì đây là khối kiến 
thức có lợi thế trong việc phát triển năng lực 
nghề nghiệp cho sinh viên trong quá trình đào 
tạo tại nhà trường Sư phạm. 
Đổi mới phương pháp dạy học và các hoạt 
động học tập của sinh viên 
Với chương trình đào tạo tăng cường giờ thực 
hành, giảm giờ lý thuyết, tăng cường các hoạt 
Hà Thị Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 217 - 222 
221 
động học tâp của SV nên các phương pháp 
dạy và học được áp dụng trong chương trình 
giúp sinh viên tích lũy và hình thành các năng 
lực đã được xác định trong hồ sơ năng lực. 
Với mỗi học phần, giảng viên lựa chọn 
phương pháp giảng dạy và các hoạt động học 
tập thích hợp với nội dung học phần. Giảng 
viên là người chịu trách nhiệm cung cấp 
thông tin về các hoạt động dạy và học, tiêu 
chí đánh giá kết quả học tập vv ngay ở buổi 
lên lớp đầu tiên của học phần đó cho sinh 
viên. Các phương pháp giảng dạy được sử 
dụng bao gồm: Với nội dung lý thuyết (chiếm 
tỷ trọng 50% thời lượng giảng dạy), giảng 
viên thuyết trình, nêu vấn đề, hướng dẫn thảo 
luận, tổ chức dạy học nhóm, yêu cầu sinh 
viên đọc tài liệu, nghiên cứu tình huống, thảo 
luận, hoàn thành các yêu cầu của giảng viên. 
Với nội dung thực hành (chiếm tỷ trọng 50% 
thời lượng giảng dạy), dựa vào thực tế của 
môn học, giảng viên tổ chức thực hành trên 
lớp hoặc tổ chức thực hành ngoài thực địa, 
bảo tàng, thực tế ở trường phổ thông. Giờ học 
cũng được tổ chức linh hoạt tại giảng đường, 
thư viện hoặc thực địa. Do vậy, giảng viên 
tham gia giảng dạy chương trình mới đóng 
nhiều vai trò, là người thầy, người hướng dẫn, 
người nghiên cứu nên giảng viên phải đầu tư 
thời gian, chuyên môn để thiết kế các tài liệu 
giảng dạy vừa đảm bảo mục tiêu của chương 
trình, vừa đảm bảo mục tiêu môn học. Trong 
đó đặc biệt là thiết kế chi tiết đề cương môn 
học, đây là tài liệu cốt lõi để sinh viên định 
hướng được những nội dung của môn học 
trong chương trình đào tạo. 
Về hoạt động học tập của sinh viên, chương 
trình đào tạo mới đòi hỏi sinh viên áp dụng 
các phương pháp học tập tích cực, phù hợp 
với đào tạo năng lực thì mới có thể đạt được 
các mục tiêu học tập của chương trình đào 
tạo, mục tiêu của từng học phần. Với nội 
dung lý thuyết: Sinh viên chủ động tham khảo 
tài liệu môn học, trao đổi, thảo luận với bạn 
bè, hoàn thành bài tập, tiểu luận giảng viên 
yêu cầu. Với nội dung thực hành, thảo luận: 
viết báo cáo, thảo luận, thực hành theo nhóm 
đăng kí. Thực tập nghề nghiệp: Chủ động liên 
hệ với giáo viên hướng dẫn, tích cực học hỏi, 
soạn bài và lên lớp theo yêu cầu của giáo viên 
ở trường phổ thông. Khóa luận tốt nghiệp: 
tích cực sưu tầm tài liệu, viết lịch sử vấn đề 
nghiên cứu, xây dựng đề cương sơ lược, đề 
cương chi tiết, viết báo cáo dưới sự hướng 
dẫn của giảng viên. 
Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập 
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên POHE 
để đảm bảo rằng sinh viên đạt được các mục 
tiêu học tập, các năng lực đặt ra ở từng giai 
đoạn trong quá trình đào tạo. Đánh giá quá 
trình chiếm 50% trọng số điểm của môn học 
và đánh giá gồm các điểm chuyên cần; kiểm 
tra thường xuyên và kiểm tra giữa kì; thi kết 
thúc học phần chiếm tỷ trọng 50% điểm môn 
học. Sau gần 4 năm thực hiện chương trình 
đào tạo mới, từ chỗ chỉ chủ yếu đánh giá bằng 
hình thức tự luận, khoa Lịch sử đã đa dạng 
hoá với các hình thức thi kết thúc học phần 
như thi tự luận đốivới các môn học được cấu 
trúc dưới dạng các chuyên đề, thi vấn đáp đối 
với các môn học học thông sử, thi thực hành, 
báo cáo đối với các môn học thuộc khối kiến 
thức nghiệp vụ. Các hình thức thi bước đầu 
thu được kết quả phản hồi tốt của sinh viên. 
Nhìn chung, so với chương trình đào tạo 
trước, chương trình đào tạo mới có nhứng 
thay đổi đáng kể. Mặc dù tiết lý thuyết giảm 
nhưng vẫn đảm bảo những kiến thức cơ bản 
nhất, mới nhất về môn học; tăng thời gian 
thực hành, thực tế tại di tích lịch sử, bảo tàng, 
tăng cường thực tế nghề nghiệp tại các trường 
THPT giúp SV có được đầy đủ các năng lực 
cần thiết khi kết thúc chương trình. Các 
phương pháp dạy học và hình thức tổ chức 
dạy học đa dạng, sinh viên là người làm chủ 
quá trình lĩnh hội tri thức; đa dạng các hình 
thức đánh giá thường xuyên, định kì và đánh 
giá kết thúc môn học. GV được tham gia tập 
huấn, học hỏi kinh nghiệm ở trong và ngoài 
nước, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV. 
Sinh viên có nhiều thời gian thực tế môn học 
tại các di tích Lịch sử lớn, thực tế tại các 
Hà Thị Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 217 - 222 
222 
trường THPT, gắn học với hành, lý thuyết với 
thực tiễn. 
KẾT LUẬN 
Chất lượng dạy học ở trường phổ thông muốn 
đáp ứng được yêu cầu xã hội, một yếu tố 
mang tính then chốt là người giáo viên. Cho 
nên cần thiết phải đổi mới chương trình đào 
tạo và bồi dưỡng giáo viên trong các trường 
Sư phạm. Bước đi đầu tiên của đổi mới việc 
đào tạo giáo viên chính là phát triển chương 
trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp, 
đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực. 
Cần thay đổi chương trình và phương pháp 
dạy học, tạo những điều kiện thuận lợi nhất 
về kiến thức cũng như kĩ năng để sinh viên 
sau khi tốt nghiệp có thể hội nhập sâu hơn 
nữa vào thị trường lao động rộng lớn. Nội dung 
chương trình mới nên được xây dựng theo 
hướng tăng cường thực hành, thực tế sư phạm 
để sinh viên sớm quen với môi trường làm việc, 
phát triển năng lực sinh viên, giải quyết các vấn 
đề của thực tiễn dạy học hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ GD & ĐT (2015), Đổi mới công tác đào tạo, 
bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông 
của các cơ sở đào tạo giáo viên, (Tài liệu nội bộ). 
2. Phạm Hồng Quang (2013), Phát triển chương 
trình đào tạo giáo viên- Những vấn đề lý luận và 
thực tiễn, Nxb Đại học Thái Nguyên. 
 3. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 
trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông 
ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT của 
Bộ GD và ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009/TT của 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
4. Jeangsil Yang (2014) A Study on the 
Development Of Character Education throught 
Subject Education, Printed by Bumsin Publishing, 
Korea Institute for Curriculum and Evaluation. 
ABSTRACT 
DEVELOPING CAREER COMPETENCE IN TEACHER TRAINING 
CURRICULUM THROUGH APPROACHING LABOR MARKET 
(A CASE STUDY OF HISTORY EDUCATION MAJOR 
AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF EDUCATION) 
Ha Thi Thu Thuy
*
 University of Education - TNU 
Developing career-oriented training programs is the popular tendency in university education of 
developed education countries. The Profession Oriented Higher Education project (POHE), funded 
by the Netherlands Government, has brought a new approach from labor market to Vietnamese 
university education. In this paper, having based on the actual situation, the solutions to develop 
career competence in Thai Nguyen University of Education, and the reflection of employers, the 
author wishes to give a recommendation in innovating the training curriculums of Education 
universities. 
Keyword: Career Competence, Curriculum, Labor market 
Ngày nhận bài: 17/8/2018; Ngày hoàn thiện: 17/12/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018 
*
 Tel: 0912 804549, Email: hathuthuy@dhsptn.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nang_luc_nghe_nghiep_trong_chuong_trinh_dao_tao_g.pdf