Thực trạng giáo viên mầm non sử dụng phương pháp montessori để giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ từ 24-36 tháng tại trường Mầm non tư thục Montessori, phường Thảo Điền, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

Abstract: Montessori method is an early education method for children with special education

process based on sensory learning and being applied increasingly in Vietnam. In the process of

using, besides the strong side, teachers still encounter some limitations. The article presents the

survey results of current status of preschool teachers using montessori method to educate skills of

using real objects for children aged 24-36 months at Montessori private preschool in Thao Dien

ward, District 2, Ho Chi Minh city

pdf 6 trang yennguyen 3280
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng giáo viên mầm non sử dụng phương pháp montessori để giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ từ 24-36 tháng tại trường Mầm non tư thục Montessori, phường Thảo Điền, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng giáo viên mầm non sử dụng phương pháp montessori để giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ từ 24-36 tháng tại trường Mầm non tư thục Montessori, phường Thảo Điền, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng giáo viên mầm non sử dụng phương pháp montessori để giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ từ 24-36 tháng tại trường Mầm non tư thục Montessori, phường Thảo Điền, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 142-146; 199 
142 
Email: hoaithu.cdspbr@gmail.com 
THỰC TRẠNG GIÁO VIÊN MẦM NON SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI 
ĐỂ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỬ DỤNG VẬT THẬT CHO TRẺ TỪ 24-36 THÁNG 
TẠI TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC MONTESSORI, PHƯỜNG THẢO ĐIỀN, 
QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Lê Hoài Thu - Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa, Vũng Tàu 
Ngày nhận bài: 13/5/2019; ngày chỉnh sửa: 25/5/2019; ngày duyệt đăng: 31/5/2019. 
Abstract: Montessori method is an early education method for children with special education 
process based on sensory learning and being applied increasingly in Vietnam. In the process of 
using, besides the strong side, teachers still encounter some limitations. The article presents the 
survey results of current status of preschool teachers using montessori method to educate skills of 
using real objects for children aged 24-36 months at Montessori private preschool in Thao Dien 
ward, District 2, Ho Chi Minh city 
Keywords: Montessori method, skills of using real objects, 24-36 month children, current situation. 
1. Mở đầu 
Giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ là một trong 
những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non 
(GVMN) khi dạy trẻ 24-36 tháng. Việc giáo dục kĩ năng 
sử dụng vật thật bao hàm việc hướng dẫn cách sử dụng 
vật thật, tác động giúp trẻ nắm được chức năng của 
chúng, kết quả là trẻ có kĩ năng sử dụng vật thật trong 
sinh hoạt hàng ngày; hình thành, hiểu được những quy 
tắc, hành vi đơn giản trong xã hội,... 
Hiện nay, nhiều giáo viên ở Trường Mầm non tư thục 
Montessori (phường Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí 
Minh) vẫn thường đề ra những mục tiêu giáo dục trẻ kĩ 
năng sử dụng vật thật và sử dụng phương pháp giáo dục 
Montessori để thực hiện các mục tiêu này. Tất cả các giáo 
viên của trường đều được đào tạo hoặc được tập huấn về 
phương pháp Montessori. Tuy vậy, trong bất kì trường 
học nào, giáo viên luôn có những mặt mạnh và hạn chế 
trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy học của 
mình vì việc lựa chọn các biện pháp dạy học vẫn phụ 
thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu phát triển, khả năng 
kết hợp các mục tiêu dạy học, điều kiện dạy học và cả 
hình thức tổ chức dạy học. 
Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng GVMN sử 
dụng phương pháp Montessori nhằm giáo dục kĩ năng sử 
dụng vật thật cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non tư thục 
Montessori, phường Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 
- Nội dung khảo sát: 
+ Tìm hiểu thực trạng nhận thức của GVMN về việc 
sử dụng phương pháp Montessori để giáo dục kĩ năng sử 
dụng vật thật cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non tư 
thục Montessori. 
+ Biện pháp, nội dung giáo dục kĩ năng sử dụng vật 
thật cho trẻ 24-36 tháng tuổi. 
+ Những khó khăn mà GVMN gặp phải trong quá 
trình sử dụng phương pháp Montessori để giáo dục kĩ 
năng sử dụng vật thật cho trẻ 24-36 tháng. 
-Đối tượng khảo sát: 20 GVMN đã và đang dạy lớp 
24-36 tháng 
- Địa bàn khảo sát: Trường Mầm non tư thục 
Montessori, phường Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí 
Minh. 
- Thời gian khảo sát: tháng 03/2018. 
- Phương pháp khảo sát thực trạng: 
+ Phát phiếu hỏi cho 20 GVMN và tập hợp số liệu, 
phân tích để tìm hiểu thực trạng nhận thức, thực trạng 
khó khăn của GVMN khi sử dụng phương pháp 
Montessori để giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ 
24-36 tháng. 
+ Tiến hành quan sát lớp 24-36 tháng của trường. Từ 
đó, đánh giá thực trạng nhận thức của GVMN và thực tế 
sử dụng phương pháp Montessori để giáo dục kĩ năng sử 
dụng vật thật cho trẻ 24-36 tháng tại trường, chỉ ra những 
thành công và khó khăn của việc giáo dục kĩ năng sử 
dụng vật thật cho trẻ. 
+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn những giáo 
viên khi xuất hiện vấn đề chưa rõ trong nội dung trả lời 
phiếu hỏi hoặc trong quá trình quan sát. 
2.2. Phân tích kết quả khảo sát thực trạng 
2.2.1. Nhận thức của giáo viên mầm non trong việc sử 
dụng phương pháp Montessori để giáo dục kĩ năng sử 
dụng vật thật cho trẻ 24-36 tháng 
- Mức độ cần thiết của việc sử dụng phương pháp 
Montessori để giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ 
24-36 tháng: 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 142-146; 199 
143 
Bảng 1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết 
của việc sử dụng phương pháp Montessori để giáo dục 
kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ 24-36 tháng 
STT 
Mức độ nhận thức 
của giáo viên 
Số ý kiến 
Tỉ lệ 
(%) 
1 Rất cần thiết 19 95% 
2 Cần thiết 1 5% 
3 Ít cần thiết 0 0% 
4 Không cần thiết 0 0% 
Qua bảng 1, cho thấy cao nhất là tỉ lệ 95% dành cho 
mức độ rất cần thiết. Tất cả GVMN đều khẳng định rằng 
việc tổ chức giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật là rất cần 
thiết. Theo GVMN, khi sử dụng phương pháp 
Montessori cho việc dạy học này thì GVMN nhận thấy 
việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với vật thật là một hoạt động 
rất cần thiết và có ích với trẻ, trẻ rất hứng thú, say sưa khi 
được sử dụng vật thật để phục vụ bản thân, giúp đỡ mọi 
người và giữ gìn môi trường xung quanh. Khi hoạt động 
với vật thật, đặc biệt là những đồ vật dễ vỡ như: thủy tinh, 
gốm sứ Nếu vô tình trẻ lỡ tay làm rơi thì đây cũng là 
cơ hội để giáo dục trẻ, vì bản thân trẻ cũng cảm thấy rất 
buồn khi mất đi một thứ đồ ưa thích, chính sự tiếc nuối 
này sẽ giúp trẻ rút ra bài học kinh nghiệm, biết hoạt động 
với những đồ vật thật một cách nhẹ nhàng và cẩn thận 
hơn, nắm được tính chất của vật mà trẻ sử dụng cũng là 
giúp cho trẻ tránh được những tai nạn do sử dụng vật thật 
không đúng cách, dần dần hình thành kĩ năng sử dụng 
vật thật cho trẻ. Chính vì vậy, đa số GVMN tại Trường 
Mầm non tư thục Montessori cho rằng rất cần thiết để tổ 
chức giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ trong giai 
đoạn 24-36 tháng tuổi. 
Khi phỏng vấn về mức độ mà GVMN thường xuyên 
tổ chức hoạt động với vật thật cho trẻ, cô N.T.T cho rằng 
“Việc tổ chức giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ ở 
giai đoạn này rất cần thiết vì vậy các GVMN trong trường 
thực hiện tổ chức hoạt động với vật thật hằng ngày cho 
trẻ”. Điều này cho thấy, GVMN nhận thức rất tốt về việc 
cần thiết tổ chức hoạt động với vật thật cho trẻ. 
Qua quan sát, với phương pháp này, GVMN tổ chức 
cho trẻ sử dụng vật thật hằng ngày, thông qua các dạng 
hoạt động trong và ngoài lớp; các hoạt động cụ thể là: trẻ 
sử dụng bình tưới cây, lau kính trong lớp học, treo cặp, 
mặc quần áo, Có thể thấy, phần lớn trẻ rất hứng thú khi 
hoạt động với chúng mặc dù việc sử dụng vật thật vẫn còn 
vụng về, chưa thành thạo. Bên cạnh đó, trẻ có thể tự hoạt 
động một cách độc lập, qua những lần làm sai trẻ sẽ rút ra 
bài học cho những lần tiếp theo để làm tốt hơn. 
2.2.2. Biện pháp, nội dung khi sử dụng phương pháp 
Montessori giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ 24-
36 tháng tuổi 
- Các biện pháp GVMN sử dụng phương pháp 
Montessori giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ 24-
36 tháng tuổi (bảng 2) 
Bảng 2 cho thấy: 
+ Biện pháp được GVMN lựa chọn mức độ thường 
xuyên sử dụng nhiều nhất là “Làm mẫu cho trẻ xem sau 
đó trẻ bắt chước theo cô thực hiện” (90%). Qua quan sát, 
GVMN đã sử dụng biện pháp này trong giờ chơi - tập có 
chủ đích và giờ hoạt động tự do. Ở giờ chơi - tập có chủ 
đích, GVMN làm mẫu về cách sử dụng vật thật mới cho 
cả lớp xem; sau đó cho từng trẻ lên làm lại, các trẻ còn 
lại sẽ quan sát cách làm của bạn, một số trẻ làm sai 
GVMN đã làm mẫu một lần nữa và cho trẻ thực hiện lại. 
Bên cạnh đó, giờ hoạt động tự do, trẻ đã được thực hành, 
Bảng 2. Tổng hợp lựa chọn của GVMN về mức độ sử dụng các biện pháp 
để giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ 24 - 36 tháng 
STT Biện pháp 
Tỉ lệ (%) 
Thường 
xuyên 
Ít thường 
xuyên 
Không thường 
xuyên 
1 Làm mẫu cho trẻ xem sau đó trẻ bắt chước theo cô thực hiện 90 10 0 
2 Cùng làm với trẻ 60 20 10 
3 Dùng lời hướng dẫn 40 35 25 
4 Cho trẻ hoạt động tự do 75 25 0 
5 Động viên, khích lệ trẻ 70 30 0 
6 Giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện 80 15 5 
7 
Sắp xếp môi trường vật thật có mục đích giúp trẻ liên tưởng 
cách sử dụng 
55 45 0 
8 Tạo bầu không khí tâm lí thoải mái, không áp đặt, gò bó trẻ 65 35 0 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 142-146; 199 
144 
luyện tập để tự trẻ tìm ra được cách sử dụng đúng vật 
thật. Một số trẻ làm sai nhiều lần, cần sự hỗ trợ thì 
GVMN đã đến làm mẫu cho trẻ xem để trẻ làm theo cô. 
+ Biện pháp “Giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện” có 80% 
GVMN lựa chọn thường xuyên sử dụng biện pháp này. 
Các GVMN sử dụng biện pháp này cho rằng việc giao 
nhiệm vụ cho trẻ thực hiện sẽ giúp giáo viên dễ dàng theo 
dõi, nắm bắt mức độ thực hiện kĩ năng sử dụng vật thật của 
trẻ; từ đó, có những cách rèn luyện phù hợp với từng trẻ. 
Tuy nhiên, còn lại 15% GVMN ít thường xuyên và 5% 
GVMN không thường xuyên sử dụng biện pháp này thì 
cho rằng việc giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện sẽ làm giảm 
đi sự hứng thú của trẻ trong quá trình hoạt động như: tại 
khu vực “Thực hành cuộc sống”, trẻ muốn chọn việc sử 
dụng dao nhựa để cắt chuối nhưng GVMN giao nhiệm vụ 
cho trẻ phải xếp khăn ăn, điều này không đúng với sở thích 
của trẻ; từ đó, việc giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cũng 
bị ảnh hưởng, thậm chí có thể không đạt được yêu cầu mà 
cô đặt ra. Như vậy, việc thường xuyên giao nhiệm vụ cho 
trẻ thực hiện sẽ giúp cho GVMN dễ dàng quan sát, cũng 
như nắm được mức độ thực hiện kĩ năng sử dụng vật thật 
của từng trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình giao nhiệm vụ cho 
trẻ thực hiện, GVMN không nên quá cứng nhắc mà phải 
khéo léo, linh hoạt trong từng hoạt động. 
+ Biện pháp “Cho trẻ hoạt động tự do” có 75% 
GVMN lựa chọn mức độ thường xuyên. Qua phỏng vấn 
cho thấy, cô P.T.Q cho rằng GVMN sử dụng biện pháp 
này vì: “Phương pháp Montessori luôn đề cao tự do của 
trẻ”. Theo Montessori: “Tự do là chìa khóa của quá trình 
phát triển”. Khi trẻ cảm thấy tự do thì trẻ sẽ vui vẻ, thoải 
mái, hứng thú trong công việc mà trẻ thực hiện. Để thực 
hiện được điều này thì GVMN phải sẵn sàng tạo cho trẻ 
những tương trợ cần thiết, GVMN để trẻ tự chủ trong 
hoạt động, không can thiệp sâu vào công việc của trẻ. 
+ Biện pháp “Tạo bầu không khí tâm lí thoải mái, 
không áp đặt, gò bó trẻ”, có 65% GVMN lựa chọn mức 
độ thường xuyên. Việc tạo bầu không khí tâm lí thoải 
mái, không áp đặt, gò bó trẻ giúp duy trì hoạt động và 
góp phần rèn luyện kĩ năng sử dụng vật thật ở trẻ. Trẻ ở 
lứa tuổi này thời gian để trẻ tập trung hoàn thành một việc 
rất ngắn, trẻ hay tỏ ra chán nản và dễ bỏ cuộc; vì vậy, 
việc tạo bầu không khí tâm lí thoải mái, không áp đặt, gò 
bó trẻ là việc cần thiết. 
+ Biện pháp “Cùng làm với trẻ” có 60% GVMN lựa 
chọn mức độ thường xuyên; còn lại 20% GVMN lựa 
chọn mức độ ít thường xuyên và 10% GVMN lựa chọn 
mức độ không thường xuyên vì trong quá trình trẻ hoạt 
động, giáo viên đóng vai trò là người “giám thị” để cho 
trẻ được sử dụng vật thật theo ý của trẻ. Tuy nhiên, do trẻ 
ở độ tuổi 24-36 tháng vốn kinh nghiệm chưa nhiều nên 
có những vật thật trẻ vẫn còn lúng túng khi sử dụng 
chúng, GVMN cần hỗ trợ trẻ bằng cách cùng làm với trẻ, 
trẻ vừa làm vừa quan sát thao tác của cô. Như vậy, trẻ sẽ 
dễ dàng theo dõi và nắm bắt cách làm của cô; từ đó, trẻ 
có thể tự mình làm tốt hơn ở những lần sau. Biện pháp 
này khá hiệu quả vì có thể can thiệp kịp thời giúp trẻ 
không mất đi hứng thú khi hoạt động, nếu không can 
thiệp kịp thời bằng cách cùng làm với trẻ thì trẻ sẽ trở nên 
chán nản vì không biết cách làm. 
+ Biện pháp: “Sắp xếp môi trường vật thật có mục 
đích giúp trẻ liên tưởng cách sử dụng”. có 55% GVMN 
lựa chọn ở mức độ thường xuyên. Các GVMN đều cho 
rằng việc “Sắp xếp môi trường vật thật có mục đích giúp 
trẻ liên tưởng cách sử dụng” sẽ góp phần quan trọng 
trong việc giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ. Theo 
quan điểm khảo sát, môi trường là một trong những yếu 
tố quan trọng không thể thiếu trong việc dạy học này vì 
trong môi trường vật thật, hầu hết trẻ đều bị lôi cuốn bởi 
những đồ dùng này và làm việc theo ý thích của trẻ. 
Những vật thật đó có ảnh hưởng trực tiếp đến kĩ năng sử 
dụng vật thật của trẻ thông qua việc trẻ cầm, nắm, đặt, 
để, cắt, rửa, Chính vì vậy, việc sắp xếp môi trường vật 
thật có mục đích giúp trẻ liên tưởng cách sử dụng, tránh 
tình trạng tạo nên sự nhàm chán ở trẻ và đồng thời củng 
cố kĩ năng sử dụng vật thật ở trẻ. Tuy nhiên, 45% GVMN 
lựa chọn biện pháp này ở mức độ ít thường xuyên, hầu 
hết giáo viên đều cho rằng đây là biện pháp có ảnh hưởng 
trực tiếp đến kĩ năng sử dụng vật thật của trẻ nhưng do 
điều kiện vật chất của trường còn chưa đầy đủ, chưa đáp 
ứng được nhu cầu vật chất khi sử dụng biện pháp này. 
+ Biện pháp “Động viên, khích lệ trẻ” có tỉ lệ giáo 
viên lựa chọn ở mức độ 70% thường xuyên. Phần lớn 
GVMN cho rằng đây là biện pháp hỗ trợ nhằm kích 
thích, gây hứng thú cho trẻ. 
+ Biện pháp “Dùng lời hướng dẫn cách sử dụng” có 
40% GVMN lựa chọn ở mức độ thường xuyên. Các 
GVMN cho rằng biện pháp này giúp trẻ định hướng được 
những điều trẻ sẽ thực hiện trong suốt quá trình trẻ hoạt 
động. Tuy nhiên, vẫn còn 35% GVMN lựa chọn biện 
pháp này ở mức độ ít thường xuyên và không đạt hiệu 
quả cao do một số trẻ bất đồng ngôn ngữ với GVMN và 
GVMN ở trường mầm non tư thục Montessori cho rằng: 
“Trẻ ở độ tuổi này, GVMN cần hành động hơn là lời nói 
vì lúc này trẻ có thể tiếp nhận hình ảnh bên ngoài một 
cách dễ dàng hơn”. 
Để giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ thông qua 
việc sử dụng phương pháp Montessori có hiệu quả thì việc 
lựa chọn và sử dụng hệ thống các biện pháp đóng vai trò 
quan trọng. Do đó, trước tiên phải có một hệ thống biện 
pháp phù hợp, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Đồng 
thời, việc phối hợp linh hoạt, khéo léo giữa các biện pháp 
với nhau cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này. Từ 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 142-146; 199 
145 
số liệu trên, có thể thấy GVMN đã lựa chọn sử dụng một số 
biện pháp tổ chức giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật theo 
phương pháp Montessori cho trẻ tương đối phù hợp. 
- Nội dung giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ 
24-36 tháng theo phương pháp Montessori: 
Trẻ ở giai đoạn này đã bắt đầu phải học cách tự lập, 
điều này đòi hỏi trẻ phải có kĩ năng sử dụng vật thật, cho 
nên những nội dung được thiết kế trong chương trình 
giảng dạy nhằm giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật tại lớp 
24-36 tháng luôn theo sát khả năng của từng trẻ và đi từ 
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Nội dung giáo dục 
mà GVMN thường đề cập để rèn kĩ năng sử dụng vật thật 
cho trẻ được thể hiện ở bảng 3: 
Bảng 3 cho thấy, nội dung được GVMN lựa chọn 
thường xuyên nhất là nội dung giáo dục kĩ năng sử dụng 
những đồ dùng tự phục vụ bản thân (80%), còn nội dung ít 
được lựa chọn nhất là sử dụng công cụ lao động. Qua phỏng 
vấn về vấn đề này, cô P.T.T.A cho biết vì “khi trẻ có được 
những kĩ năng tự phục vụ bản thân, hoàn thiện được chính 
mình thì lúc đó trẻ sẽ làm tốt những việc khác như: sử dụng 
dụng cụ nhà bếp để chế biến thức ăn phục vụ cho trẻ và mọi 
người, sử dụng công cụ lao động để chăm sóc và bảo vệ 
thiên nhiên quanh trẻ”. Điều này, giúp trẻ cảm thấy thích 
thú, say sưa khi được trải nghiệm cùng chúng. 
Bên cạnh đó, để làm rõ hơn giáo dục kĩ năng sử dụng vật 
thật thuộc lĩnh vực giáo dục nào của phương pháp 
Montessori, cô L.K.C cho rằng “Việc giáo dục trẻ kĩ năng sử 
dụng vật thật thuộc lĩnh vực thực hành cuộc sống trong năm 
lĩnh vực giáo dục của phương pháp Montessori và nội dung 
giáo dục giúp cho trẻ luyện tập các kĩ năng sử dụng các vật 
thật xung quanh cuộc sống của trẻ để trẻ có thể tự phục vụ 
bản thân, giúp đỡ mọi người và bảo vệ môi trường xung 
quanh trẻ làm cho nó trở nên sạch đẹp hơn, hình thành và 
phát triển kĩ năng cho trẻ khi sử dụng các vật dụng được bày 
biện trên kệ. Ví dụ: qua hoạt động rót nước từ li này sang li 
kia, trẻ thao tác một cách nhịp nhàng mà không làm đổ nước 
ra ngoài hoặc không làm vỡ li; qua đó, trẻ đã có thể tự phục 
Bảng 3. Tổng hợp lựa chọn của GVMN về mức độ sử dụng các nội dung 
để giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ 24-36 tháng 
STT Nội dung 
Tỉ lệ (%) 
Thường 
xuyên 
Ít 
thường xuyên 
Không 
thường xuyên 
1 
Sử dụng những đồ dùng tự phục vụ bản thân như: ăn 
uống, ngủ, vệ sinh, đi lại... 
80 20 0 
2 Sử dụng dụng cụ nhà bếp trong các giờ học ngoại khóa 55 45 0 
3 
Sử dụng công cụ lao động trong vườn trường hoặc trong 
hoạt động dã ngoại. 
35 65 0 
Bảng 4. Những khó khăn của GVMN khi giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật 
cho trẻ 24-36 tháng theo phương pháp Montessori 
STT Những khó khăn 
Tỉ lệ (%) 
Thường 
xuyên 
Ít 
thường xuyên 
Không 
thường xuyên 
1 Mất nhiều thời gian 60 40 0 
2 Thời gian cho hoạt động chưa đủ 0 0 0 
3 
Không biết cách kích thích trẻ động não, nên thường 
làm mẫu cho trẻ làm theo 
40 55 5 
4 Khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều 90 10 0 
5 
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên chưa 
đồng đều 
75 15 10 
6 Trình độ ngoại ngữ 45 40 15 
7 
Phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục 
kĩ năng sử dụng vật thật của trẻ 
50 50 0 
8 Cơ sở vật chất còn hạn chế 30 70 0 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 142-146; 199 
146 
vụ bằng cách lấy nước từ bình cô rót sẵn để uống và có thể 
giúp bạn nhỏ hơn. Thông qua đó, cũng đã giáo dục trẻ được 
tính tự lập, cẩn thận, khéo léo, biết giúp đỡ người khác”. Điều 
này cho thấy, những nội dung giáo dục tại kệ thực hành cuộc 
sống rất thiết thực và gần gũi với đời sống của trẻ. Tại đây trẻ 
có thể tự mình sử dụng vật thật như: dao, thớt, đồ cài nút, 
khóa... một cách tự do, thoải mái, thỏa mãn nhu cầu của trẻ; 
dần dần phát triển cho trẻ kĩ năng sử dụng chúng ngày càng 
thành thạo hơn khi được luyện tập thường xuyên. 
2.2.3. Khó khăn của giáo viên mầm non khi sử dụng 
phương pháp Montessori để giáo dục kĩ năng sử dụng 
vật thật cho trẻ từ 24-36 tháng 
Trong quá trình tổ chức dạy học, GVMN còn gặp 
phải một số khó khăn nhất định. Những khó khăn này 
làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ về 
mọi mặt, đặc biệt là về mặt kĩ năng sử dụng vật thật. 
Bảng 4 cho thấy “Khả năng tiếp thu của trẻ không đồng 
đều” là khó khăn mà GVMN thường xuyên gặp trong việc 
giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ 24-36 tháng (90%). 
Điều này cũng dễ dàng nhận thấy qua quan sát, khả năng tập 
trung chú ý của trẻ chưa cao và số trẻ trong lớp chênh lệch 
nhiều về tháng tuổi gây khó khăn khi tổ chức giáo dục kĩ năng 
sử dụng vật thật cho trẻ, trong lớp những trẻ lớn tháng tuổi 
hơn sẽ chú ý và làm tốt hơn khi GVMN hướng dẫn. Mặc 
khác, đa số các trẻ ở trường mầm non tư thục Montessori đều 
là trẻ đến từ nhiều quốc gia, khả năng tiếp thu “tiếng Anh” 
của trẻ còn hạn chế, trẻ phải mất một khoảng thời gian dài 
mới thích nghi. Vì vậy, việc dạy học này của GVMN còn gặp 
nhiều khó khăn, trẻ không hiểu ngôn ngữ của cô dẫn đến trẻ 
không tập trung chú ý, thường không quan sát GVMN làm 
mẫu nên khả năng tiếp thu của trẻ sẽ không đồng đều. Chỉ có 
những trẻ học từ đầu năm hay tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ thì trẻ 
mới hứng thú lắng nghe GVMN hướng dẫn và làm đúng 
chức năng của vật thật; đối với những trẻ còn bất đồng ngôn 
ngữ, trẻ thường làm sai và chậm hơn các bạn khác. 
Do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà 
các GVMN chưa có điều kiện bồi dưỡng thường xuyên để 
nâng cao trình độ hiểu biết về phương pháp Montessori; vì 
vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN chưa đồng 
đều (75% GVMN lựa chọn mức độ thường xuyên khó khăn). 
Qua quan sát, khi tổ chức giáo dục kĩ năng sử dụng vật 
thật cho trẻ, GVMN đã dành thời gian quan sát, hướng dẫn 
và sửa sai cho từng trẻ vì họ cho rằng trẻ ở độ tuổi này các 
thao tác còn vụng về, chưa nhanh nhẹn, trẻ cần thời gian để 
rèn luyện nên GVMN đã mất nhiều thời gian cho hoạt động 
này. Vì vậy, 60% GVMN lựa chọn mức độ thường xuyên 
cho rằng mất nhiều thời gian để tổ chức giáo dục kĩ năng sử 
dụng vật thật cho trẻ khi sử dụng phương pháp Montessori. 
Về trình độ ngoại ngữ, qua điều tra được biết 45% GVMN 
lựa chọn mức độ thường xuyên còn hạn chế về trình độ tiếng 
Anh nên việc tiếp xúc với trẻ ban đầu còn gặp khó khăn do trẻ 
ở nhiều quốc gia nên nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. GVMN 
tại trường Montessori ngoài việc nắm vững trình độ chuyên 
môn còn phải có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt thì mới hỗ trợ 
cho công tác giảng dạy tại trường đạt hiệu quả. 
Có 50% GVMN lựa chọn mức độ thường xuyên gặp 
khó khăn “Phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc 
giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật của trẻ”. Thực tế, cô 
P.T.T.A cho biết “Phụ huynh vì một vài nguyên nhân nên 
lơ là đến việc giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ, 
đặc biệt là phụ huynh Việt Nam thường cho rằng con còn 
quá nhỏ, chưa tự mình phục vụ bản thân, nên thường 
giao phó cho GVMN dạy trẻ trên lớp mà không kết hợp 
cùng GVMN thực hiện ở gia đình, họ cũng rất ít khi tham 
gia hoạt động với vật thật trên trường cùng trẻ”. 
Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng, vật thật có 
trang bị khá đầy đủ nhưng 30% GVMN vẫn lựa chọn mức 
độ thường xuyên khó khăn do cơ sở vật chất chưa đáp ứng 
yêu cầu để thực hiện tốt hoạt động này. Cụ thể, diện tích 
phòng học còn nhỏ, nên không đủ không gian để bày biện 
thêm vật thật lên kệ cho trẻ hoạt động, rất ít sử dụng đồ 
dùng bằng sành sứ, thủy tinh; vì thế GVMN rất khó để 
giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật. Điều này gây ảnh hưởng 
không nhỏ tới kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ. 
Có 40% GVMN lựa chọn thường xuyên gặp khó khăn 
khi “không biết cách kích thích trẻ động não nên thường 
làm mẫu cho trẻ làm theo”. Qua trao đổi, cô N.T.T cho 
biết “Kích thích trẻ động não ở lứa tuổi này là một vấn đề 
không dễ dàng thực hiện, vì trẻ rất hiếu động, vốn kinh 
nghiệm còn nghèo nàn nên GVMN thường xuyên làm 
mẫu cho trẻ thực hiện theo”. Theo quan điểm khảo sát, 
GVMN đã quá lạm dụng việc làm mẫu mà không để trẻ 
tự do hoạt động bằng cách thử - sai nhằm kích thích trẻ 
động não để trẻ tìm ra được cách làm phù hợp. 
Những khó khăn trên đã làm ảnh hưởng đến kết quả 
của việc sử dụng phương pháp Montessori giáo dục kĩ 
năng sử dụng vật thật cho trẻ từ 24-36 tháng tuổi. 
3. Kết luận 
Mặc dù nhận thức của GVMN về việc sử dụng phương 
pháp Montessori để giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho 
trẻ ở mức cao nhưng hoạt động này vẫn còn gặp nhiều khó 
khăn khi sử dụng. GVMN vẫn còn can thiệp vào hoạt động 
của trẻ khi tổ chức thực hiện hay trong các hoạt động khác, 
giáo viên chưa tạo điều kiện cho trẻ được tham gia, cũng 
như chưa biết linh hoạt tổ chức hoạt động liên lớp. Điều này 
vô tình đã làm ảnh hưởng đến kết quả của việc giáo dục kĩ 
năng sử dụng vật thật cho trẻ. Thực trạng này sẽ là cơ sở để 
xây dựng các biện pháp giúp GVMN sử dụng phương pháp 
Montessori giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ 24-36 
tháng tuổi đạt kết quả cao; qua đó, phát triển nhân cách toàn 
diện cho trẻ, đặc biệt là kĩ năng sử dụng vật thật của trẻ. 
(Xem tiếp trang 199) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 195-199 
199 
thu tri thức của người học sẽ mang lại những kết quả tốt 
đẹp trong quá trình dạy và học. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Little, D. (1991). Learner Autonomy and second/ 
foreign Language Learning. Dublin: Authentik. 
[2] Thái Duy Tuyên (2003). Dạy tự học cho sinh viên 
trong các nhà trường cao đẳng, đại học chuyên 
nghiệp. Chuyên đề Phương pháp dạy học cho học 
viên cao học, Đại học Huế. 
[3] Rindley, G. (1989). Assessing achievement in the 
learner-centered curriculum. Sydney: National 
Center for English Language Teaching and 
Research. 
[4] Đặng Xuân Hải (2007). Tính tự chủ và tự chịu trách 
nhiệm của giảng viên và của sinh viên trong đào tạo 
theo hệ thống tín chỉ. Tạp chí Giáo dục, số 175, tr 5-7. 
[5] Dominique Rabine-Bucknor (2010). Adult 
Teaching and Learning: Self Directed Learning, 
Application Paper, Colorado State University. 
[6] Henri Holec (1979). Autonomy and Foreign 
Language Learning, Council for Cultural 
Cooperation, Strasbourg (France). 
[7] Lâm Quang Thiệp (2008). Về việc áp dụng học chế 
tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam. Kỉ yếu Hội thảo 
khoa học, Trường Đại học Vinh. 
[8] Leslie Dickinson (1992). Learner Autonomy: 
Learner Training for Language Learning 
(Volume 2). Paperback - November. 
[9] Lưu Xuân Mới (2000). Lí luận dạy học đại học. 
NXB Giáo dục. 
[10] Nguyễn Thị Thu Huyền (4/2016). Vai trò của kĩ 
năng tự học (ngoài lớp học). Cổng thông tin điện tử 
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 
[11] Phil Banson (2005). Autonomy in language 
learning, Longman. 
[12] The glossary of Education Reform (2014). 
https://www.edglossary.org/teacher-autonomy/. 
[13] Vygotsky S.L.(2004). Imagination and Creativity in 
Childhood. Journal of Russian and East European 
Psychology, Vol. 42, No. 1, January-February, 
pp. 7-97, M.E. Sharpe, Inc. 
[14] Chính phủ (2012). Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 
13/6/2012 về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển 
giáo dục 2011-2020. 
[15] Citation: Huitt, W. (1998). Critical thinking: An 
overview. Educational Psychology Interactive. 
Valdosta, GA: Valdosta State University. 
[16] De Bono, E. (1970). Lateral thinking: creativity step 
by step. Harper & Row, pp. 300. ISBN 0-14-
021978-1. 
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 
(Tiếp theo trang 179) 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Thanh niên trường học (2007). Định hướng giá 
trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. NXB 
Thanh niên. 
[2] Nguyễn Thanh Bình (2007). Giáo trình Giáo dục kĩ 
năng sống (dành cho sinh viên cao đẳng sư phạm). 
NXB Đại học Sư phạm. 
[3] Tăng Bình - Thu Huyền - Ái Phương (2012). Ứng 
xử sư phạm và giáo dục kĩ năng mềm trong nền giáo 
dục hiện nay. NXB Hồng Đức. 
[4] Lê Văn Chiến (2006). Kĩ năng sống dành cho bạn 
trẻ. NXB Trẻ. 
[5] Chu Văn Đức (2005). Giáo trình kĩ năng giao tiếp. 
NXB Hà Nội. 
[6] Hoàng Thị Hiền (2014). Giáo trình kĩ năng mềm 
- Tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác. NXB Đại 
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
[7] Huỳnh Văn Sơn (2013). Thử nghiệm một vài biện 
pháp phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên đại học 
Sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư 
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 50, tr 68-77. 
THỰC TRẠNG GIÁO VIÊN MẦM NON 
(Tiếp theo trang 146) 
Tài liệu tham khảo 
[1] Phạm Thị Mai Chi - Bùi Kim Tuyến - Lương Thị 
Bình - Phan Lan Anh (2005). Hướng dẫn hoạt động 
cho trẻ 1-3 tuổi. NXB Giáo dục TP. Hồ Chí Minh. 
[2] Ngọc Thị Thu Hằng (2014). Giới thiệu phương pháp 
giáo dục Montessori. Tạp chí Khoa học, Trường Đại 
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 57, tr 125-139. 
[3] Ngô Hiểu Huy (2013). Phương pháp giáo dục 
Montessori - Phương pháp giáo dục tối ưu dành cho 
trẻ 0-6 tuổi. NXB Văn hóa - Thông tin. 
[4] Lý Lợi (2014). Phương pháp Giáo dục Montessori 
- Thời kì nhạy cảm của trẻ. NXB Đại học Sư phạm. 
[5] Maria Montessori (2008). Dạy con trước tuổi lên 3. 
NXB Lao động. 
[6] Patricia Giardiello (2014). Pioneers in early 
childhood education. Routledge, London and New 
York. 
[7] Rambusch Nancy Mccormick (1988). Dr. Montessori's 
own handbook. Schocken books, New York. 
[8] Aline D. Wolf. (1995). A parents' guide to the 
Montesssori classroom. Parent child press. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_giao_vien_mam_non_su_dung_phuong_phap_montessori.pdf