Xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong trường học đáp ứng nhu cầu xã hội

Tóm tắt: Mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội (CTXH) cho cộng đồng, trong đó có

dịch vụ CTXH trong trường học là một trong những định hướng quan trọng trong Đề án

phát triển nghề CTXH giai đoạn 2 (2016-2020). Nhu cầu dịch vụ CTXH hiện nay ở nước

ta là rất lớn, song trong điều kiện khả năng đáp ứng của các cơ sở xã hội của Nhà nước

với nguồn biên chế cán bộ và ngân sách Nhà nước chi cho các hoạt động CTXH hạn chế

thì việc xây dựng một cơ chế hoạt động dịch vụ linh hoạt sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Bài viết đề cập đến những vấn đề sau: i) Một số vấn đề chung về CTXH; ii). Thực trạng

xây dựng mô hình CTXH trường học ở nước ta hiện nay; iii). Một số biện pháp xây dựng

mô hình dịch vụ CTXH trường học nhằm đem lại sự hỗ trợ tốt nhất và giúp bảo vệ cho trẻ

em trong hoàn cảnh đặc biệt; góp phần vào nền an sinh của trẻ và gia đình trẻ

pdf 15 trang yennguyen 3080
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong trường học đáp ứng nhu cầu xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong trường học đáp ứng nhu cầu xã hội

Xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong trường học đáp ứng nhu cầu xã hội
170 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
XÂY DỰNG MÔ HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI 
TRONG TRƯỜNG HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 
Đặng Lộc Thọ 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội (CTXH) cho cộng đồng, trong đó có 
dịch vụ CTXH trong trường học là một trong những định hướng quan trọng trong Đề án 
phát triển nghề CTXH giai đoạn 2 (2016-2020). Nhu cầu dịch vụ CTXH hiện nay ở nước 
ta là rất lớn, song trong điều kiện khả năng đáp ứng của các cơ sở xã hội của Nhà nước 
với nguồn biên chế cán bộ và ngân sách Nhà nước chi cho các hoạt động CTXH hạn chế 
thì việc xây dựng một cơ chế hoạt động dịch vụ linh hoạt sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 
Bài viết đề cập đến những vấn đề sau: i) Một số vấn đề chung về CTXH; ii). Thực trạng 
xây dựng mô hình CTXH trường học ở nước ta hiện nay; iii). Một số biện pháp xây dựng 
mô hình dịch vụ CTXH trường học nhằm đem lại sự hỗ trợ tốt nhất và giúp bảo vệ cho trẻ 
em trong hoàn cảnh đặc biệt; góp phần vào nền an sinh của trẻ và gia đình trẻ. 
Từ khóa: công tác xã hội, cung cấp dịch vụ, giáo dục, mô hình giáo dục, trẻ em. 
Nhận bài ngày 19.9.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 22.10.2019 
Liên hệ tác giả: Đặng Lộc Thọ; Email: dltho@hnmu.edu.vn 
1. MỞ ĐẦU 
Công tác xã hội (CTXH) trong trường học là một bộ phận trong ngành CTXH nhằm 
đem lại sự hỗ trợ tốt nhất, giúp bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt, góp phần vào nền 
an sinh của trẻ và gia đình trẻ. CTXH trong trường học đã ra đời cách đây hàng trăm năm, 
nhưng ở Việt Nam mới chỉ thực sự bắt đầu triển khai những mô hình mang tính thử 
nghiệm và còn mơ hồ với đa số mọi người. Với tư cách là một nghề, CTXH đã và đang 
nhận được sự quan tâm của xã hội, phát triển thành một ngành khoa học và một nghề 
chuyên môn không thể thiếu trong xã hội hiện đại; góp phần quan trọng tăng cường an sinh 
xã hội, hỗ trợ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. 
Vấn đề CTXH trường học đã được nhiều nhà nghiên cứu ở các nước Mĩ, Úc, Trung 
Quốc, Malaisia, Singapor quan tâm như: Nghiên cứu về tình trạng và sự phát triển 
CTXH trường học của Kelly, M. S., Berzin, S. C., Frey, A., Alvarez, M., Shaffer, G., & 
O’Brien, K. (2010) [14], Levine, K.A., & Zhu, K. (2010) [17], Raines, J, C., Stone, S., & 
Frey, A. (2010) [19], Lee, J. S. (2012) [16]; thực hành CTXH và các dịch vụ CTXH trong 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
171 
trường học của Alen-Meares, P. (2010) [7], Kelly, M. S., Raines, J.C., Stone, S., & Frey, A 
(2010) [15], Students Care Service (SCS), Singapor (2010) [21], National Associaltion of 
Social Works, NASW (2012) [18], Australian Association of Social Workers, AASW 
(2013) [8]; vai trò và thách thức của CTXH ở trường học của Yamano, N. (2011) [22]; 
năng lực và giá trị trong thực tiễn của nhóm CTXH của Joseph Lassner, Kathleen Powell, 
Elaine Finnegan (2013) [13]; nội dung và quy trình CTXH với gia đình của Robert 
Constable, Daniel B. Lee (2015) [20]; bảo vệ trẻ bị trầm cảm và sử dụng chất gây nghiện 
của Guibord M., Bell T., Romano E., Rouillard L. (2011); các rối loạn tâm thần ở trẻ em và 
thanh thiếu niên của Jozefiak T., Kayed N. S., Rimehaug T., Wormdal A. K., Brubakk A. 
M., Wichsstrom L. (2016) [12], Bronsard G., Alessandrini M., Fond G., Loundou A., 
Auquier P., Tordjman S., Boyer L. (2016) [9] 
Những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này như: Nhu cầu 
khách quan của việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo nghề CTXH Việt Nam của 
Vũ Thị Kim Dung (2013) [4]; Hiệu quả đạt được từ những mô hình dịch vụ Công tác xã 
hội của Như Nguyệt (2016) [5] Tuy nhiên, CTXH trường học ở Việt Nam chưa được 
công nhận vị trí, vai trò trong trường học theo đúng nghĩa; năng lực cung cấp dịch vụ 
CTXH cho cộng đồng chưa cao, nhân viên CTXH chưa có cơ chế để hành nghề thực sự. Vì 
vậy, việc xây dựng mô hình CTXH trong trường học nhằm tham gia có hiệu quả để bảo vệ 
quyền trẻ em, hỗ trợ các em trong học tập và hoà nhập cộng đồng là cần thiết. Bài viết đề 
cập khái quát mô hình CTXH trong trường học ở các nước, thực trạng mô hình CTXH 
trong trường học của Việt Nam và đề xuất một số biện pháp để xây dựng mô hình cung cấp 
dịch vụ CTXH trong trường học phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt 
Nam, đáp ứng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Một số vấn đề chung 
2.1.1. Sự cần thiết xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ CTXH trong trường học 
CTXH là khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo 
ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho mọi người. Trên một thế kỷ qua, 
khoa học và nghề chuyên môn CTXH đã hình thành và phát triển đem lại những lợi ích 
đáng kể thông qua việc cung cấp các dịch vụ hữu ích cho con người. Đến nay, CTXH có 
mặt tại 80 nước trên thế giới, đã và đang hỗ trợ cho những người yếu thế, góp phần nâng 
cao chất lượng cuộc sống, giải quyết các vấn đề xã hội, mang lại bình đẳng và công bằng 
xã hội. Với ý nghĩa quan trọng đó, CTXH đã được đưa vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, 
như: Chăm sóc hỗ trợ những đối tượng thiệt thòi, yếu thế trong xã hội, trong bệnh viện, toà 
172 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
án và đặc biệt là trong trường học (người nghèo, người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em có hoàn 
cảnh đặc biệt, người khuyết tật). Với sứ mệnh của mình, CTXH đã, đang và sẽ phấn đấu, 
đóng góp vào mục tiêu xây dựng một thế giới công bằng, bình đẳng và phát triển. 
CTXH trường học là nền tảng thiết yếu của việc giảng dạy và giáo dục trong trường 
học, nó còn là một dịch vụ đặc biệt trong trường học hỗ trợ tất cả những ai tham gia vào 
cuộc sống trường học: học sinh/sinh viên, phụ huynh, giáo viên, cán bộ nhà trường và 
những nhà quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học. Hiệp hội CTXH trường học Mỹ đã khẳng 
định: CTXH trường học là một trong những chuyên ngành quan trọng của CTXH. Với kiến 
thức và kỹ năng chuyên môn của mình, các nhân viên CTXH trường học tác động đến 
nhóm học sinh và cả hệ thống trường học. Nhân viên CTXH trường học được coi là công 
cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập và giảng dạy. Nhân viên CTXH 
trường học cũng giúp cho học sinh nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của 
mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng. 
Như vậy, việc xây dựng mô hình dịch vụ CTXH trong trường học thực sự là một nhu 
cầu bức thiết. CTXH trường học sẽ là một lĩnh vực chuyên biệt của CTXH, qua đó nhân 
viên CTXH làm việc trực tiếp với các đối tượng có các vấn đề xã hội như trẻ và cha mẹ trẻ, 
cán bộ quản lý và giáo viên nhằm cải thiện môi trường sống, học tập và làm việc trong 
trường học, từ đó hình thành môi trường học tập trong lành và an toàn cho sự phát triển 
của trẻ. 
2.1.2. Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong trường học trên thế giới 
CTXH trong trường học đã xuất hiện từ rất sớm, bắt đầu ở các nước phương Tây có 
nền an sinh xã hội phát triển rồi lan rộng sang các nước châu Á, châu Úc. Theo các tài liệu 
đã được công bố năm 1871, Vương quốc Anh là nước đầu tiên trên thế giới triển khai các 
dịch vụ CTXH vào trong hệ thống các trường học, trong đó các nhân viên CTXH học 
đường có nhiệm vụ giúp đỡ học sinh vượt qua những khó khăn về tâm lý xã hội, phát huy 
tối đa tiềm năng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ học tập. CTXH trường học ở Mỹ bắt 
đầu vào năm 1906 (tại New York, Boston và Hartfort) với nỗ lực hỗ trợ chương trình xóa 
mù chữ trong các gia đình ở Mỹ. Tiếp đó là sự phát triển CTXH vào trong hệ thống các 
trường học với mô hình triển khai các dịch vụ CTXH nhằm giúp đỡ học sinh vượt qua 
những khó khăn về tâm lý xã hội, phát huy tối đa tiềm năng và thực hiện có hiệu quả 
nhiệm vụ học tập ở các nước Canada, Autralia (vào những năm 1940); ở Thụy Điển (năm 
1950), ở các nước châu Âu) như Phần Lan, Đức) vào những năm 1960 Tại châu Á, 
CTXH trường học đã được phát triển ở các nước New Zeland, Singapore, Trung Quốc, Đài 
Loan, Hồng Kong (từ thập kỉ 70 của thế kỉ 20); Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ả Rập Xê 
út (từ những năm 1980 và 1990) Nhật Bản đã có những đánh giá về vai trò và thách thức 
của CTXH ở trường học để xây dựng mô hình với những chính sách phù hợp [22]; 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
173 
Singapore đã có các tiêu chuẩn cho dịch vụ chăm sóc học sinh cực trước các vấn đề mới 
nổi lên đối với thực tiễn CTXH trường học [21]... 
Cho đến nay, ngành CTXH học đường phát triển hơn cả vẫn là ở Mỹ, có thể coi là nền 
móng vững chắc để phát triển mô hình CTXH học đường nói chung. Mô hình CTXH học 
đường ở Mỹ ban đầu chủ yếu là hỗ trợ học sinh cần bảo hộ để các em thích nghi với trường 
học và nâng cao thành tích học tập; cung cấp dịch vụ liên kết gia đình, trường học, cộng 
đồng địa phương (liên kết và quản lý các nguồn lực đa dạng trong cộng đồng), hỗ trợ để 
trường học có thể thực hiện chính sách giáo dục theo sự biến đổi của môi trường xã hội tùy 
theo sự biến đổi của môi trường xã hội, điều chỉnh chính sách trường học có ảnh hưởng 
tiêu cực đến trẻ em và hỗ trợ chương trình xóa mù chữ trong các gia đình ở Mỹ; sau đó có 
thêm vai trò của chuyên gia sức khỏe tinh thần (phòng ngừa, điều trị sức khỏe tinh thần)... 
Từ sau thập niên 1980, nhân viên CTXH học đường được nhấn mạnh ở vai trò người quản 
lý tình huống cụ thể, không chỉ cung cấp trực tiếp các dịch vụ CTXH học đường cho học 
sinh mà còn liên kết liên kết và điểu chỉnh gia đình, trường học và cộng đồng địa phương 
nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh như: Quản lý các nguồn lực đa dạng trong 
cộng đồng, can thiệp tích cực vào các dịch vụ đối với trẻ khuyết tật, giải quyết triệt để đói 
nghèo, lạm dụng chất độc hại, bạo lực học đường... Hiệp hội CTXH trường học Mỹ đã 
khẳng định: CTXH trường học là một trong những chuyên ngành quan trọng của CTXH, là 
công cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập, giảng dạy; các nhân viên 
CTXH trường học với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình, tác động đến nhóm trẻ 
và cả hệ thống trường học, giúp trẻ nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của 
mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng [18]. 
2.2. Thực trạng CTXH trường học ở nước ta hiện nay 
2.2.1. Cơ sở pháp lý phát triển CTXH trường 
Luật Giáo dục quy định hệ thống giáo dục quốc dân xác định rõ mục tiêu giáo dục tại 
Điều 2, trong đó hướng tới đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Điều này phù 
hợp với Khoản 2, Điều 61, Hiến pháp 2013: “Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các 
nguồn đầu tư khác cho giáo dục...”. Đây cũng là mục tiêu mà CTXH hướng tới trong thực 
hiện nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, các quy định khác của Luật là cơ sở để triển khai 
CTXH trong trường học: quyền của công dân và trách nhiệm của Nhà nước trong thực hiện 
sự bình đẳng và công bằng trong giáo dục; trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc giúp 
đỡ để người có hoàn cảnh khó khăn thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình; mọi tổ 
chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà 
trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn... 
(Điều 10, Điều 12, Chương 6). 
174 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Luật Trẻ em và Luật Người khuyết tật là cơ sở pháp lý quan trọng để đưa CTXH vào 
trường học. Luật Trẻ em (năm 2016) đã ghi nhận: Trẻ em phải được phát triển cả về thể 
chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội; bảo đảm trẻ được hưởng lợi ích tốt 
nhất, không bị phân biệt đối xử, được thực hiện đầy đủ quyền và bổn phận của mình (từ 
Điều 12 đến Điều 36, Chương 2); ba cấp độ bảo vệ trẻ em gồm: phòng ngừa, hỗ trợ, can 
thiệp, các dịch vụ xã hội cung cấp cho trẻ em và trách nhiệm của các chủ thể liên quan 
(Chương 4). Luật Người khuyết tật cũng ghi nhận các quyền của người khuyết tật, trong đó 
có quyền được giáo dục hòa nhập; đồng thời ghi nhận trách nhiệm của cơ sở giáo dục, nhà 
giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên hỗ trợ giáo dục trong bảo đảm quyền của người 
khuyết tật. 
 Đề án Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 ban hành kèm theo Quyết định 
32/2010/QĐ-TTg (Đề án 32) và Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật là cơ sở 
pháp lý quan trọng khẳng định các chính sách cụ thể của Nhà nước về CTXH tại các cơ sở 
giáo dục cũng như trách nhiệm của xã hội trong trợ giúp người khuyết tật thực hiện quyền 
học tập. Kế hoạch phát triển nghề CTXH trong ngành Giáo dục giai đoạn 2017-2020 ban 
hành kèm theo Quyết định số 327/QĐ-BGDĐT ngày 25/01/2017 là cơ sở trực tiếp để triển 
khai các mô hình dịch vụ. Mục tiêu của kế hoạch là từng bước hình thành và phát triển hệ 
thống dịch vụ CTXH chuyên nghiệp trong tất cả các nhà trường trên toàn quốc, góp phần 
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm bảo vệ trẻ em không bị các hình thức xâm 
hại và bạo lực, hỗ trợ nâng cao năng lực cho trẻ em để các em tự giải quyết các vấn đề của 
bản thân và hoàn thành quá trình học tập tại trường. Việc thực hiện Đề án 32 cũng như 
Quyết định số 327/QĐ-BGDĐT là nhằm góp phần thực hiện mục tiêu về tăng cường phối 
hợp liên ngành giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành khác về công tác chăm sóc, 
giáo dục một cách thực chất hơn; làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm về giáo dục của các bộ, 
ngành liên quan [2]. 
 Với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh 
vực bảo vệ trẻ em và phát triển nghề CTXH như trên, việc xây dựng và phát triển mô hình 
dịch vụ CTXH trường học có các cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm cho hệ thống được vận 
hành nhằm bảo vệ trẻ em không bị các hình thức xâm hại và bạo lực; hỗ trợ nâng cao năng 
lực để trẻ tự giải quyết các vấn đề của bản thân và hoàn thành quá trình học tập tại trường; 
tăng cường phối hợp liên ngành giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành khác. 
2.2.2. Thực trạng nhu cầu xây dựng mô hình dịch vụ CTXH trường học 
Môi trường nhà trường vẫn được coi là môi trường an toàn nhất cho sự phát triển một 
cách toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay một số vấn đề xã hội phức tạp đã và đang nảy sinh với 
trẻ và chính môi trường giáo dục trẻ như: trẻ phân biệt đối xử; bị sao nhãng học tập, bị bạo 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
175 
hành, bị tai nạn thương tích, bị tự kỷ, bị tổn thương do xung đột gia đình, bị xâm hại tình 
dục; sự kỳ vọng vượt quá khả năng của trẻ, những rào cản với cơ hội được đến trường của 
trẻ khuyết tật hay nhiễm HIV/AIDS... Trong thời gian gần đây, thực trạng trẻ tự kỷ không 
ngừng gia tăng, đặt ra những yêu cầu can thiệp và trợ giúp đặc biệt (Theo thống kê của 
Bệnh viện Nhi Trung ương: năm 2008 có 450 trẻ đến khám và điều trị rối loạn phổ tự kỷ 
tại Khoa Tâm thần, đến năm 2014 là 2468 trường hợp [5]). Để giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập 
đạt kết quả tốt cần có hoạt động hỗ trợ cá nhân, có thể là giáo viên hỗ trợ cho trẻ tự kỷ 
ngay tại lớp hoặc giáo viên hỗ trợ đi kèm trẻ trong các hoạt động hàng ngày trong thời gian 
đầu trẻ ra học hòa nhập, đặc biệt là giai đoạn từ 0-5 tuổi - giai đoạn quan trọng nhất trong 
can thiệp sớm với trẻ. Giáo dục hòa nhập và can thiệp sớm là giải pháp hiệu quả cho trẻ, 
giáo viên hỗ trợ hoặc nhân ... ơ quan công an, tòa án, các tổ chức chăm sóc và bảo vệ 
trẻ em... để kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin về khách hàng và tư vấn giúp đỡ như: 
- Đối với trẻ: phát hiện và kiểm soát hành vi bất thường (như sợ hãi, rối loạn cảm xúc 
hoặc hành vi, hung hăng hoặc hay gây gổ, không tham gia các hoạt động chung, chậm phát 
triển trí tuệ, tình cảm xã hội...); phòng ngừa và can thiệp trong trường hợp trẻ bị bị lạm 
dụng (bạo hành, sao nhãng, bỏ mặc, xâm hại tình dục...); biện hộ nhằm đảm bảo quyền của 
trẻ trong trường hợp bị vi phạm; kết nối nguồn lực trợ giúp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, 
phòng tránh tai nạn, thương tích... 
180 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
- Đối với giáo viên: Trợ giúp các thầy cô giải quyết căng thẳng, tâm lý của bản thân; 
kết nối với phụ huynh trong việc thông tin về vấn đề của trẻ để cung cấp thông tin về gia 
đình cho giáo viên... 
- Đối với cán bộ quản lý: Trợ giúp xây dựng các chính sách và các chương trình giáo 
dục dựa trên các quy định pháp luật; truyền thông thay đổi nhận thức của cộng đồng về 
giáo dục trẻ; vận động nguồn lực phát triển từ cộng đồng; tư vấn chính sách, pháp luật liên 
quan đến trẻ em; hỗ trợ giải quyết vấn đề dư luận xã hội... 
- Với phụ huynh học sinh: Là cầu nối giữa gia đình và nhà trường; giúp cha mẹ tham 
gia vào quá trình giải quyết vấn đề của con và tiếp cận được các dịch vụ xã hội, các nguồn 
tài nguyên có thể trợ giúp phụ huynh học sinh; thực hiện tham vấn gia đình nhằm thay đổi 
nhận thức, hành vi. 
Thứ ba, có đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp: Tại các mô hình dịch vụ phải có 
cán bộ chuyên trách được đào tạo cơ bản về CTXH, có kỹ năng thực hành tốt có khả năng 
kết nối với các cộng tác viên nhằm tăng năng lực cung ứng dịch vụ nhằm tăng năng lực 
cung ứng dịch vụ. Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động cung cấp dịch vụ mà lựa chọn đội ngũ 
được đào tạo các lĩnh vực chuyên sâu về CTXH phù hợp, trong đó người phụ trách chính 
phải được đào tạo về kiến thức, kỹ năng chuyên sâu để giải quyết các yêu cầu đặt ra trong 
trường học. 
Thứ tư, bảo đảm tính kinh tế và hiệu quả: Một mô hình muốn triển khai được trên thực 
tế thì luôn phải tính đến yếu tố kinh tế và hiệu quả thực thi các hoạt động. Tính kinh tế 
chính là tiết kiệm về chi phí hành chính, nhân sự trong điều kiện công việc vẫn phải triển 
khai có hiệu quả. Hiện nay, ở nhiều trường học còn hạn chế về cơ sở vật chất, cũng như 
nguồn tài chính chi trả lương cho nhân sự thì việc lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện 
kinh tế, xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc tồn tại và phát triển của nó trong thực tiễn. 
Thứ năm, có cơ chế, chính sách thúc đẩy phù hợp: Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, 
để triển khai mô hình CTXH trong trường học nhất thiết phải có cơ chế, chính sách phù 
hợp làm cơ sở pháp lý, là tiền đề để thúc đẩy sự ra đời của mô hình. Trước hết phải kể đến 
chủ trương chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếp đó là chủ trương của địa phương. Nếu 
không có cơ chế, chính sách thì bất cứ mô hình nào cũng khó có thể được hiện thực hóa. 
Chính vì lý do này, cần tiếp tục truyền thông và vận động để Bộ Giáo dục và Đào tạo có 
văn bản cụ thể triển khai CTXH trong trường học. Bên cạnh đó cần giúp lãnh đạo địa 
phương và trường học nhận thức rõ về CTXH và vai trò của CTXH trong thực hiện các 
hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. 
2.3.2. Đảm bảo những điều kiện cơ bản để mô hình hoạt động hiệu quả 
Thứ nhất, xây dựng những qui định pháp lý về dịch vụ CTXH trong trường học: Cần 
phải có những qui định cụ thể về tự chủ huy động nguồn lực (về tài chính, biên chế trường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
181 
học, trong đó có biên chế nhân viên CTXH, cán bộ quản lý CTXH hoạt động dưới sự điều 
hành của Ban giám hiệu trường trường học); có những văn bản hướng dẫn cụ thể về 
nguyên tắc đạo đức và tiêu chuẩn thực hành nghiệp vụ CTXH trường học trên cơ sở học 
tập, tham khảo các qui chuẩn chung của các nước phát triển, các nước trong khu vực và có 
sự điều chỉnh phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam; có qui định về nội dung chương 
trình dịch vụ CTXH dựa trên chương trình quốc gia về phát triển CTXH trong trường học 
và có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam. 
Xây dựng phòng CTXH trong trường học có biên chế nhân viên CTXH chuyên 
nghiệp, đây là mô hình lý tưởng nhất. Trong mô hình này, nhân viên CTXH chuyên nghiệp 
được tuyển dụng và trả lương từ ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn kinh phí của nhà 
trường hoặc được trường ký hợp đồng lao động có thời hạn. Các nhân viên này hoạt động 
dưới sự điều hành của Ban Giám hiệu nhà trường, dựa trên chương trình quốc gia về phát 
triển CTXH trong trường học. 
Thứ hai, về cơ sở vật chất: Tùy thuộc vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ mà các yếu tố cơ 
sở vật chất cần thiết để dịch vụ CTXH có hiệu quả. Về cơ bản có thể kể đến: Văn phòng, 
trụ sở giao dịch (có đủ điện thoại, bàn làm việc, máy tính và kết nối mạng internet), phòng 
CTXH (có đủ các dụng cụ, phương tiện làm việc đặc thù để can thiệp hoặc trợ giúp thân 
chủ); tài liệu, sách báo, tranh ảnh có liên quan đến lĩnh vực dịch vụ 
Thứ ba, hợp pháp hóa và quảng bá thông tin về dịch vụ: Để mô hình thực hành và 
cung cấp dịch vụ chính thức được công nhận, đồng thời để đảm bảo tính hợp pháp trong 
các giao dịch, thì việc ra quyết định thành lập trung tâm dịch vụ CTXH là cần thiết. Đây 
cũng chính là việc tạo niềm tin cho khách hàng, góp phần vào nâng cao uy tín, vị thế của 
cơ sở với xã hội. Việc quảng bá thông tin về mô hình dịch vụ đến xã hội là điều cần thiết. 
Hình thức thực hiện việc quảng bá thông tin là đa dạng, song phải phù hợp với đặc thù của 
tính chất và năng lực dịch của cơ sở. 
2.3.3. Thực hiện xã hội hóa CTXH trong trường học 
Để mô hình dịch vụ CTXH trường học hoạt động có hiệu quả cần thực hiện tốt việc xã 
hội hoá, xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều cá nhân và tổ chức. Cụ thể: 
Thứ nhất, phối hợp với nguồn lực nhân viên CTXH ở địa phương: Trong sự phối hợp 
này, trường học sẽ trở thành một phần trong hệ thống phòng ngừa, can thiệp của nhân viên 
CTXH xã/phường/trung tâm ở địa phương. Theo đó, nhân viên CTXH sẽ đưa các hoạt 
động CTXH ở trường học vào chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên của mình; 
thực hiện can thiệp hay phòng ngừa các vấn đề của thân chủ trên cơ sở cả ba môi trường 
nhà trường, xã hội và gia đình. Mô hình này xuất phát từ thuyết hệ thống, tức là nhân viên 
CTXH thực hiện can thiệp hay phòng ngừa các vấn đề của thân chủ phải trên cơ sở cả ba 
môi trường nói trên; là cầu nối để gia đình, nhà trường và cộng đồng cùng hợp tác giải 
182 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
quyết vấn đề nảy sinh trong trường học. Với mô hình này sẽ chia sẻ được nguồn lực về con 
người, giảm chi phí; đảm bảo tính chuyên môn sâu, tính kết nối, liên thông giữa các cơ 
quan trong hệ thống bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, nguồn nhân lực CTXH ở các địa phương 
còn hạn chế cả về số lượng và tính chuyên nghiệp nên việc triển khai liên tục, đồng bộ trên 
nhiều lĩnh vực và ở nhiều nhà trường, nhiều đối tượng sẽ gặp nhiều hạn chế. 
Thứ hai, huy động các lực lượng tham gia làm CTXH trong trường học theo các hình 
thức: (i). Hợp đồng ký kết giữa nhân viên CTXH độc lập hoặc trung tâm cung cấp dịch vụ 
CTXH với cha mẹ trẻ (nghĩa là, nhà trường tạo điều kiện về cơ chế cho phép nhân viên 
CTXH thực hiện các hoạt động chuyên môn, còn kinh phí hoạt động sẽ do cha mẹ trẻ chi 
trả); (ii). Khai thác sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, các nhà tài trợ, sự trợ giúp của các tổ 
chức phi chính phủ (NGO) hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo một bản thỏa thuận ba 
bên: NGO, trường học và chính quyền địa phương. Thuận lợi của các mô hình này là 
không cần sử dụng ngân sách nhà nước, không làm tăng biên chế, bảo đảm được tính 
chuyên nghiệp, dễ triển khai dựa trên nhu cầu của các bên. Tuy nhiên, hình thức này cần sự 
đồng thuận của cả phụ huynh, địa phương và nhà trường; tính ổn định và lâu dài không cao 
(thường chỉ hiệu quả trong giai đoạn đầu, giai đoạn sau sẽ phải chuyển đổi sang mô hình 
khác mang tính lâu dài, ổn định hơn). 
Thứ ba, gắn kết với các cơ sở đào tạo ngành CTXH: Các trường học sẽ liên kết với các 
cơ sở đào tạo, trở thành các cơ sở thực hành thường xuyên và thực tập cho sinh viên của 
ngành CTXH. Mô hình này vừa là nơi sinh viên tìm hiểu thực tiễn các vấn đề nảy sinh ở 
trường học, vừa là nơi giới thiệu về nghề CTXH, tạo điều kiện để các hoạt động CTXH 
được triển khai dưới sự quản lý, hướng dẫn của giảng viên các cơ sở đào tạo. Yêu cầu để 
đảm bảo hiệu quả của mô hình là luôn phải có sự gắn kết và bổ trợ giữa hoạt động thực 
hành thực tập của sinh viên với hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH của trường học. Mô 
hình này giúp cập nhật được các thông tin về lý thuyết kỹ thuật thực hành mới trong việc 
cung cấp dịch vụ, dễ triển khai các hoạt động (do không cần nhiều kinh phí), tạo môi 
trường để sinh viên được thực hành, thực tập nghề nghiệp gắn với thực tiễn. Tuy nhiên, 
nếu hoạt động tổ chức thực tập của sinh viên không được tổ chức tốt, đảm bảo tính chuyên 
môn thì có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động can thiệp, làm mất cơ hội trợ 
giúp sự phát triển của trẻ ở giai đoạn quan trọng nhất, ngoài ra còn làm mất uy tín của cả 
cơ sở đào tạo CTXH và trường học. 
3. KẾT LUẬN 
 Công tác xã hội trường học vẫn là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở nước ta hiện nay, 
việc nghiên cứu để xây dựng mô hình này có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của đất 
nước nói chung, của ngành CTXH nói riêng nhằm góp phần giải quyết những vấn đề khó 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
183 
khăn của trẻ, thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện; thực hiện công 
bằng xã hội. Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn, có thể khẳng định việc xây dựng mô hình 
dịch vụ CTXH trong trường học là yêu cầu cấp thiết và phù hợp với xu thế chung hiện nay. 
Để mô hình CTXH trong trường học hoạt động cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các 
biện pháp, có sự lựa chọn và ưu tiên biện pháp cho phù hợp với thực tiễn của từng địa 
phương, từng nhà trường và từng giai đoạn lịch sử; cần dựa trên các kết quả nghiên cứu, 
phân tích kỹ lưỡng của các chuyên gia, nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực. Mô hình CTXH 
trường học được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần giảm tải gánh nặng cho các cơ sở xã 
hội của Nhà nước, tăng tính hiệu quả, tiện ích của các dịch vụ xã hội; góp phần khẳng định 
sự cần thiết và đúng đắn trong định hướng phát triển CTXH thực hành ở Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyệt Ánh (2014), Trung tâm CTXH Thái Nguyên triển khai hiệu quả công tác trị liệu cho 
trẻ tự kỷ, -  truy cập ngày 24/09/2014. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Báo cáo quốc gia giáo dục cho mọi người của Việt Nam 
(tr.64). 
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), CTXH trong trường Mầm non và Tiểu học., - 
Giáo trình biên soạn theo chương trình của Đề án 32, tr.23. 
4. Vũ Thị Kim Dung (2013), Nhu cầu khách quan của việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong 
đào tạo nghề CTXH Việt Nam, - Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Công tác xã hội trong quá trình hội 
nhập và phát triển của Việt Nam”. 
5. Như Nguyệt (2016), Hiệu quả đạt được từ những mô hình dịch vụ Công tác xã hội, - 
 truy cập ngày 26/12/2016. 
6. Unicef (2009). Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam. 
7. Alen-Meares, P. (2010), Social work services in schools, - Boston: Alyiyn & Bacon. 
8. Australian Association of Social Workers (2013), Practice standards, - Canberra: AASW. 
9. Bronsard G., Alessandrini M., Fond G., Loundou A., Auquier P., Tordjman S., Boyer L. 
(2016), The Prevalence of Mental Disorders Among Cildren and Adolescents in the Child 
Welfare System: A Sustematic Review and Meta – Analysis, - Medicine, 95 (7), e2622. Doi: 
10.1097/md.0000000000002622. 
10. Guibord M., Bell T., Romano E., Rouillard L. (2011), - Risk and protective factors for 
depression and substance use in an adolescent child welfare sample, - Children and Youth 
Services Review, 33 (11), pp. 2127-2137. Doi: 10.1016/j.childyouth.2011.06.019. 
11. Harrison, K., & Harrison, R. (2009), The Schoool Social Worker’s Role in the Tertiary 
Support of Functional Assessment, - Children & Schools, 31(2), pp.119-127. 
12. (Retrieved from  
13. Jozefiak T., Kayed N. S., Rimehaug T., Wormdal A. K., Brubakk A. M., Wichsstrom L. 
(2016), Prevalence and comorbidity of mental disorders among adolescents living in 
residential youth care, - European Child & Adolescent Psychiatry, 25 (1), pp.33-47. Doi: 
10.1007/s00787-015-0700-x. 
184 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
14. Joseph Lassner, Kathleen Powell, Elaine Finnegan (2013), Social Group Work: Competence 
and Values in Practice, - Routledge. 
15. Kelly, M. S., Berzin, S. C., Frey, A., Alvarez, M., Shaffer, G., & O’Brien, K. (2010), The 
state of school social work: Findings from the national school social work survey, - School 
Mental Health, 2(3), pp.132-141. 
16. Kelly, M. S., Raines, J.C., Stone, S., & Frey, A (2010), School Social Work: An Evidence 
Informed Framework for Practice, - Oxford University Press, USA. 
17. Lee, J. S. (2012), School Social Work in Australia, - Australian Social Work, 65(4), pp.552-
570. doi: 10.1080/0312407X.2012.675343. 
18. Levine, K.A., & Zhu, K. (2010), The changing context of China: Emerging issues forr school 
social work practice, - International Social Work, 53(3), pp.339-352. 
19. National Associaltion of Social Works (2012), NASW standards for school social work 
services, - Washington: National Associaltion of Social Works. 
20. Raines, J, C., Stone, S., & Frey, A. (2010), The Need forr an Evidence-Informed Practice 
Approach in Schools, - In M. S. Kelly, J. C. Raines, & A. Frey (Eds.), School Social Work: An 
Evidence-Informed Framework for Practice: Oxford Univesity Press, USA. 
21. Robert Constable, Daniel B. Lee (2015), Social Work with Families: Content and Process. 
22. Students Care Service (2010), Standards forr school social work service, - Students Care 
Service (SCS), Singapore. 
23. Yamano, N. (2011), The Role and Challenges of School Social Work: An Examination from 
Practice in Osaka, - School Social Work Journal, 36(1), pp.1-15. Retrieved from 
DEVELOPING MODELS ON SOCIAL 
WORK SERVICES AT SCHOOL 
Abstract: The model of social work services provided to the community, including social 
work services in schools, is one of the important orientations in the development of the 
second phase of social work (2016- 2020). The demand for social work services in our 
country is very great, while the ability of the social institutions with restricted resources 
and provided budget is limited, the development of a flexible service operation 
mechanism will be very important. The paper addresses aims at i) reviewing social work 
patterns in the school in countries around the world; ii) reflecting the current status of 
social work models in Vietnam schools; iii) discussing a number of measures to develop a 
social work model in the school to provide the optimal support and help to protect 
children in special condition, which contributes to the wellbeing of children and their 
families. 
Keywords: Social works, service providing, education, education model, children. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_cung_cap_dich_vu_cong_tac_xa_hoi_trong_truo.pdf