Ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường Trung học Phổ thông ở tỉnh Bắc Ninh

Tóm tắt. Bài báo đề cập đến ảnh hưởng của tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo đến kết quả

lãnh đạo trong các trường trung học phổ thông của tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp điều tra

bằng bảng hỏi đã được sử dụng để thu thập dữ liệu và xử lí thông tin nghiên cứu bằng phần

mềm SPSS. Phép phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng, với biến độc lập là 6 nhóm tố

chất cá nhân với 13 tố chất cụ thể (FX1: Tự cao tự đại – Ngạo mạn – Tư tưởng thống trị;

FX2: Tính nhân bản – Sự công bằng; FX3: Chủ động – Khả năng xoay chuyển tình thế;

FX4: Cảm tính – Tư duy quân bình; FX5: Kỉ luật – Cầu toàn; FX6: Ham hiểu biết – Ham

học hỏi) và biến phụ thuộc gồm 2 biến thể hiện kết quả lãnh đạo: FY1: Kết quả lãnh đạo

nhân viên (Sự thỏa mãn, cam kết gắn bó, sức khỏe); FY2: Kết quả lãnh đạo chung (Năng

lực tổ chức, tư tưởng đổi mới). Kết quả phân tích cho thấy: FY1 chịu ảnh hưởng tiêu cực

từ các biến FX1, FX4 và ảnh hưởng tích cực của FX3 và FX5; FX6 có ảnh hưởng tích cực

đến FY2; trong đó, FX2 có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhất tới cả hai biến thể hiện

kết quả lãnh đạo (FY1 và FY2). Kết quả nghiên cứu ban đầu tạo tiền đề ứng dụng vai trò

của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo vào công tác quản lí, lãnh đạo và vào những chính sách

đánh giá và bổ nhiệm cán bộ trong các trường học.

pdf 9 trang yennguyen 2260
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường Trung học Phổ thông ở tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường Trung học Phổ thông ở tỉnh Bắc Ninh

Ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường Trung học Phổ thông ở tỉnh Bắc Ninh
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0163
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 172-180
This paper is available online at 
ẢNH HƯỞNG CỦA TỐ CHẤT CÁ NHÂN NHÀ LÃNH ĐẠO ĐẾN KẾT QUẢ
LÃNH ĐẠO TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở TỈNH BẮC NINH
Đỗ Văn Đoạt
Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến ảnh hưởng của tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo đến kết quả
lãnh đạo trong các trường trung học phổ thông của tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi đã được sử dụng để thu thập dữ liệu và xử lí thông tin nghiên cứu bằng phần
mềm SPSS. Phép phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng, với biến độc lập là 6 nhóm tố
chất cá nhân với 13 tố chất cụ thể (FX1: Tự cao tự đại – Ngạo mạn – Tư tưởng thống trị;
FX2: Tính nhân bản – Sự công bằng; FX3: Chủ động – Khả năng xoay chuyển tình thế;
FX4: Cảm tính – Tư duy quân bình; FX5: Kỉ luật – Cầu toàn; FX6: Ham hiểu biết – Ham
học hỏi) và biến phụ thuộc gồm 2 biến thể hiện kết quả lãnh đạo: FY1: Kết quả lãnh đạo
nhân viên (Sự thỏa mãn, cam kết gắn bó, sức khỏe); FY2: Kết quả lãnh đạo chung (Năng
lực tổ chức, tư tưởng đổi mới). Kết quả phân tích cho thấy: FY1 chịu ảnh hưởng tiêu cực
từ các biến FX1, FX4 và ảnh hưởng tích cực của FX3 và FX5; FX6 có ảnh hưởng tích cực
đến FY2; trong đó, FX2 có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhất tới cả hai biến thể hiện
kết quả lãnh đạo (FY1 và FY2). Kết quả nghiên cứu ban đầu tạo tiền đề ứng dụng vai trò
của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo vào công tác quản lí, lãnh đạo và vào những chính sách
đánh giá và bổ nhiệm cán bộ trong các trường học.
Từ khóa: Tố chất cá nhân nhà lãnh đạo, kết quả lãnh đạo, trường trung học phổ thông.
1. Mở đầu
Tiếp cận dưới góc độ các giá trị tinh thần và hành vi cụ thể, Reave (2005) đã xem xét mối
quan hệ giữa các yếu tố này và hiệu quả lãnh đạo.Trong đó những tố chất cá nhân bao gồm sự
chính trực, sự trung thực và tính nhân bản; các hành vi hay kỹ năng lãnh đạo như tôn trọng người
khác, đối xử công bằng, biết quan tâm chia sẻ, biết lắng nghe, ghi nhận kết quả làm việc của nhân
viên, đức tin có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả và hiệu quả lãnh đạo. Để đo lường kết quả lãnh
đạo, Reave tập trung vào kết quả lãnh đạo đối với cá nhân bao gồm các yếu tố như: sự nhận thức,
động lực làm việc, sự thỏa mãn trong công việc, sự gắn bó, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên
dưới quyền (dẫn theo [13]).
Noel Balliett Thunn (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng của 6 nhóm gồm 24 tố chất cá nhân
theo cách phân loại của Peterson và Seligman (2004) bao gồm sự hiểu biết, lòng can đảm, tính
Ngày nhận bài: 11/4/2017. Ngày nhận đăng: 12/8/2017
Liên hệ: Đỗ Văn Đoạt, e-mail: dvdoat@gmail.com
172
Ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường trung học...
nhân bản, sự vượt trội, sự kiềm chế và sự công bằng. Để đo lường kết quả hoạt động lãnh đạo,
Thunn sử dụng 3 nhóm tiêu chí bao gồm: Hành vi cá nhân (sự thỏa mãn trong công việc, niềm tin,
sự tận tâm), cam kết gắn bó và sức khỏe. Thunn cũng phát triển bảng hỏi gồm 26 câu và đã chứng
minh được độ tin cậy của thang đo này (Character Strength in Leadership Survey - CSL) khi so
sánh kết quả thu được với các thang đo khác đã được thừa nhận trước đó như Lí thuyết cấp trên
- cấp dưới (LMX), Bảng hỏi đa nhân tố về lãnh đạo (Multi-Factor leadership questionnaire) (dẫn
theo [7, 8], 11, 15]).
Strohhecker, GroBler (2013) dựa vào mô hình PPIK (Process - Personality - Interest -
Knowledge) cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng của 4 tố chất bao gồm Sự thông minh - Tư duy theo
quá trình, Kiến thức, Nhân cách và Sự say mê (Intelligence-as-Process, Intelligence-as-Knowledge,
Personality, Interest - PPIK) lên kết quả hoạt động quản trị sản xuất cụ thể là quản trị vật tư, nguyên
vật liệu, kho tàng (Inventory Management Performance - IMP). Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự thông
minh có liên hệ chặt chẽ nhất tới kết quả hoạt động trong khi các yếu tố khác có mối quan hệ yếu
hơn nhưng tương đối rõ ràng [14].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo nói chung, về tố chất cá
nhân của nhà lãnh đạo trường học và tác động của nó tới kết quả lãnh đạo nói riêng còn mờ nhạt,
thậm chí không có. Các nghiên cứu này theo một số hướng cơ bản như sau: Hướng thứ nhất là
các nghiên cứu mang tính chính trị tư tưởng, vận dụng quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về yêu cầu đạo đức phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc, lề lối làm việc... của người
cán bộ Đảng viên, của người lãnh đạo,của người quản lí. Theo đó, người lãnh đạo, người quản lí
phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện mình để hạn chế khuyết điểm, tăng cường các ưu điểm tập
trung ở 5 đức tính (Trần Nguyễn Tuyên, 2015) [3]: Nhân (Thật thà, hết lòng thương yêu đồng bào
đồng chí, sẵn sàng chịu khổ, hi sinh...); Nghĩa (Ngay thẳng, không lo toan lợi ích cá nhân ngoài
lợi ích của Đảng, của dân tộc; thấy việc phải nói - phải làm, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ...); Trí
(Không bị việc tư túi làm mù quáng, làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, cho dân...); Dũng
(Dũng cảm, không quản khó khăn, có gan sửa chữa khuyết điểm...); Liêm (Không tham địa vị, tiền
tài; không háo danh...). Một số nghiên cứu khác vẫn tập trung vào người lãnh đạo, quản lí trong
cơ quan Nhà nước nhưng nhìn dưới góc độ tâm lí học về nhân cách người lãnh đạo (Nguyễn Bá
Dương, 2004; Lê Hữu Xanh, 2006; Vũ Anh Tuấn, 2009), nhân cách người làm quan (Lương Xuân
Hà, 2007)... [2], [6], [1]. Với quan điểm này, nhân cách người lãnh đạo được nhìn dưới lăng kính
Đức - Tài. Với cách nhìn tổng hợp hơn, theo Vũ Anh Tuấn (2009) [5], nhân cách người lãnh đạo -
quản lí “Đó là tổng hòa những phẩm chất tâm lí của một nhà chính trị, nhà tổ chức, am hiểu chuyên
môn, đồng thời là một nhà giáo dục biểu hiện qua năng lực, phẩm chất và phong cách trong các
hoạt động lãnh đạo, quản lí”. Hướng nghiên cứu này nhìn nhận một cách cụ thể hơn, dưới góc độ
tâm lí học, xã hội học nhưng còn nặng về đánh giá cảm tính, lí thuyết. Trong đó đáng chú ý phải
kể đến nghiên cứu của Trần Thị Bích Trà (2006) [4] khi đã chỉ ra 23 phẩm chất tâm lí (tương tự
như tố chất cá nhân) cần thiết trong nhân cách người lãnh đạo nói chung và người lãnh đạo trong
giai đoạn hiện nay (từng phẩm chất đều có giá trị trung bình > 2.44). 23 phẩm chất này chia làm 3
nhóm gồm “phẩm chất về đạo đức”, “phẩm chất về năng lực” và “phẩm chất tâm lí đặc thù”; trong
đó “phẩm chất về đạo đức” được đánh giá là cần thiết hơn hai nhóm còn lại.
Như vậy, các lí thuyết về lãnh đạo nói chung được hình thành và kiểm chứng nhiều ở các
nước phương Tây, có nền kinh tế phát triển và lịch sử phát triển khoa học quản trị lâu đời. Lí thuyết
này cũng cần được chứng minh tính phù hợp hoặc cần biến đổi phù hợp với văn hóa, truyền thống
kinh doanh, trình độ phát triển kinh tế, trình độ quản trị... ở các nước phương Đông, mà Bắc Ninh
của Việt Nam được chọn là bối cảnh nghiên cứu. Trên thực tế, các nghiên cứu bài bản về lãnh đạo
đã thực hiện và công bố ở Việt Nam còn khá hiếm hoi, mới chỉ được thực hiện từ các góc nhìn
173
Đỗ Văn Đoạt
mang tính rời rạc, từ cách tiếp cận mang tính truyền thống, chưa xét đến yếu tố bối cảnh chi phối
mà mới chỉ quan tâm đến kinh nghiệm và thực tiễn quản lí. Trên cơ sở đó, thông qua nghiên cứu
thống kê, tác giả tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng tố chất của nhà lãnh đạo trường học bậc trung
học phổ thông đến hiệu quả lãnh đạo. Các tiêu chí đã được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của
các tố chất cá nhân tới kết quả lãnh đạo và được thống kê trong nghiên cứu này ở mục 2.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả tiến hành điều tra tại các trường trung học phổ thông của tỉnh Bắc Ninh bằng phương
pháp anket. Số phiếu sau sàng lọc đủ điều kiện để nhập và phân tích dữ liệu là 406 phiếu trong số
430 phiếu thu về trên tổng số 600 phiếu phát ra. Phương pháp toán thống kê được sử dụng để xử lí
dữ liệu điều tra. Các thang đo tố chất cá nhân và kết quả lãnh đạo được kiểm tra độ tin cậy bằng
hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng, sau đó đưa vào phân tích nhân tố khám phá
(EFA), phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết thống kê.
2.2. Mô hình nghiên cứu
Sơ đồ 1. Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất đến kết quả lãnh đạo [2, 4, 10, 12-16]
Cụ thể, chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập (FX) và các biến phụ thuộc
(FY) thông qua hai mô hình hồi quy tuyến tính và đặt ra các giả thuyết kiểm định như sau :
174
Ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường trung học...
Mô hình giả định thứ nhất: Đánh giá ảnh hưởng của tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo bao
gồm (FX1) Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị, (FX2) Tính nhân bản - Sự công bằng,
(FX3) Chủ động - Khả năng xoay chuyển tình thế, (FX4) Cảm tính - Tư duy quân bình, (FX5) Kỉ
luật - Cầu toàn và (FX6) Ham hiểu biết - Ham học hỏi đến (FY1) Kết quả lãnh đạo nhân viên (bao
gồm sự thỏa mãn trong công việc, cam kết gắn bó với tổ chức, sức khỏe tâm lí và sự thoải mái
tinh thần).Phương trình hồi quy là: FY1 = α+ β1(FX1) + β2 (FX2) + β3 (FX3) + β4 (FX4) + β5
(FX5)+ β6 (FX6)
Mô hình giả định thứ hai: Đánh giá ảnh hưởng của tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo bao
gồm (FX1) Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị, (FX2) Tính nhân bản - Sự công bằng,
(FX3) Chủ động - Khả năng xoay chuyển tình thế, (FX4) Cảm tính - Tư duy quân bình, (FX5) Kỉ
luật - Cầu toàn và (FX6) Ham hiểu biết - Ham học hỏi đến (FY2) Kết quả lãnh đạo chung (bao
gồm năng lực tổ chức hoạt động - Tư tưởng đổi mới).Phương trình hồi quy là: FY2 =α + β1 (FX1)
+ β2 (FX2) + β3 (FX3) + β4 (FX4) + β5 (FX5)+ β6 (FX6).
Với các giả thuyết đặt ra để kiểm định là:
H1. FX1 và FX4 có ảnh hưởng tiêu cực đến FY1 và FY2.
H2. FX2, FX3, FX5 và FX6 có ảnh hưởng tiêu cực đến FY1 và FY2.
Mỗi giả thuyết H1 và H2 có những giả thuyết nhỏ cần kiểm định như ở mục 2.2. Để chứng
minh giả thuyết H1 cần chứng minh các giả thuyết từ H1.1 đến H1.4. Để chứng minh giả thuyết
H2 cần chứng minh các giả thuyết từ H2.1 đến H1.8.
2.3. Kết quả kiểm định mô hình
Sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS for Windows 22.0 để xây dựng mô hình đánh
giá ảnh hưởng của các biến tố chất cá nhân nhà lãnh đạo bao gồm FX1, FX2, FX3, FX4, FX5 và
FX6 tới biến hiệu quả lãnh đạo bao gồm FY1 và FY2.
2.3.1. Kết quả phân tích mô hình thứ nhất
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính mô hình thứ nhất được trình bày trong bảng 1 dưới
đây.
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, chúng tôi đã sử dụng hệ
số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square). Sử dụng R2 điều chỉnh là vì R2 có khuynh hướng lạc quan
hơn khi ước lượng mứcđộ phù hợp củamô hìnhđốivớidữliệutrong trường hợp có hơn một biến giải
thích trong mô hình. Mô hình thường không phù hợp với dữ liệu thực tế như giá trị R2 thể hiện.
Kết quả cho thấy hệ số R2 điều chỉnh bằng 0.117 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng
phù hợp với tập dữ liệu ở mức 11.7%.
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, chúng tôi sử dụng kiểm
định F trong bảng phân tích phương sai (Anova). Kết quả phân tích cho thấy giá trị Sig. của kiểm
định F rất nhỏ (=0.000a) có nghĩa là có cơ sở để bác bỏ Ho cho rằng các hệ số hồi quy bằng 0.
Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tổng thể.
Phương trình hồi quy sau khi phân tích có kết quả là:FY1= - 0.068(FX1)
+ 0.305(FX2) + 0.073(FX3) + 0.076(FX4) + 0.1(FX5)+ 0.07(FX6)
Điều này có nghĩa là với mức ý nghĩa 5% cả 6 nhóm tố chất đều có ảnh hưởng đến Kết quả
lãnh đạo nhân viên. Nghĩa là đều có ảnh hưởng đến Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn
bó - Sức khỏe. Trong đó sự ảnh hưởng của nhóm nhân tố: (FX2) Tính nhân bản - Sự công bằng,
(FX3) Chủ động - Khả năng xoay chuyển tình thế, (FX4) Cảm tính - Tư duy quân bình, (FX5) Kỉ
175
Đỗ Văn Đoạt
Bảng 1. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính mô hình thứ nhất
luật - Cầu toàn và (FX6) Ham hiểu biết - Ham học hỏi là tích cực, (FX1) Tự cao tự đại - Ngạo mạn
- Tư tưởng thống trị là tiêu cực.
Cụ thể: Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức khỏe bằng [- 0.068 (Tự cao
tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị) + 0.305 (Tính nhân bản - Sự công bằng) + 0.073 (Sự chủ
động - Khả năng xoay chuyển tình thế) + 0.076 (Cảm tính - Tư duy quân bình) + 0.1 (Kỉ luật - Cầu
toàn) + 0.07 (Ham hiểu biết - Ham học hỏi)]. Điều này cũng có nghĩa là:
Trong trường hợp (FX2) Tính nhân bản - Sự công bằng, (FX3) Chủ động - Khả năng xoay
chuyển tình thế, (FX4) Cảm tính - Tư duy quân bình, (FX5) Kỉ luật - Cầu toàn và (FX6) Ham hiểu
biết - Ham học hỏi không thay đổi, nếu Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị (FX1) tăng
lên 1 đơn vị thì Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức khỏe (FY1) giảm đi 0.068.
Trong trường hợp (FX1) Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị, (FX3) Chủ động -
Khả năng xoay chuyển tình thế, (FX4) Cảm tính - Tư duy quân bình, (FX5) Kỉ luật - Cầu toàn và
(FX6) Ham hiểu biết - Ham học hỏi không đổi nếu (FX2) Tính nhân bản - Sự công bằng tăng lên
1 đơn vị thì Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức khỏe tâm lí và sự thoải mái tinh
thần của nhân viên (FY1) tăng lên 0.305.
Trong trường hợp (FX1) Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị, (FX2) Tính nhân
bản - Sự công bằng, (FX4) Cảm tính - Tư duy quân bình, (FX5) Kỉ luật - Cầu toàn và (FX6) Ham
hiểu biết - Ham học hỏi không đổi nếu (FX3) Chủ động - Khả năng xoay chuyển tình thế tăng lên
1 đơn vị thì Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức khỏe tâm lí và sự thoải mái tinh
thần của nhân viên (FY1) tăng lên 0.073.
Trong trường hợp (FX1) Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị, (FX2) Tính nhân
bản - Sự công bằng, (FX3) Chủ động - Khả năng xoay chuyển tình thế, (FX5) Kỉ luật - Cầu toàn và
(FX6) Ham hiểu biết - Ham học hỏi không thay đổi nếu FX4) Cảm tính - Tư duy quân bình tăng
lên 1 đơn vị thì Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức khỏe tâm lí và sự thoải mái
tinh thần của nhân viên (FY1) tăng lên 0.076. Điều này ngược với dự đoán ban đầu về tác động
176
Ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường trung học...
tiêu cực của Cảm tính - Tư duy quân bình hay trong mẫu khảo sát thì Cảm tính - Tư duy quân bình
vẫn có tác động tích cực tới kết quả lãnh đạo nhân viên trong môi trường văn hóa Phương Đông.
Điều đó có nghĩa là người lao động sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn, gắn bó hơn và tinh thần thoải
mái hơn trong môi trường làm việc mà người lãnh đạo có cân nhắc yếu tố tình cảm và giải quyết
công việc theo hướng cân đối, hài hòa giữa các nhóm và các cá nhân. Mối quan hệ thân thiết, gắn
bó, tình cảm giữa nhà lãnh đạo và nhân viên; các quyết định của nhà lãnh đạo có tính đến yếu tố
tình cảm, sự hài hòa giữa các mối quan hệ và sự hài hòa trong lợi ích giữa các bên có ảnh hưởng
tích cực đến Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức khỏe tâm lí và sự thoải mái tinh
thần của nhân viên khi làm việc.
Trong trường hợp (FX1) Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị, (FX2) Tính nhân
bản - Sự công bằng, (FX3) Chủ động - Khả năng xoay chuyển tình thế, (FX4) Cảm tính - Tư duy
quân bình và (FX6) Ham hiểu biết - Ham học hỏi không thay đổi nếu (FX5) Kỉ luật - Cầu toàn
tăng lên 1 đơn vị thì Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức khỏe tâm lí và sự thoải
mái tinh thần của nhân viên (FY1) tăng lên 0.1.
Trong trường hợp (FX1) Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị, (FX2) Tính nhân
bản - Sự công bằng, (FX3) Chủ động - Khả năng xoay chuyển tình thế, (FX4) Cảm tính - Tư duy
quân bình và (FX5) Kỉ luật - Cầu toàn không thay đổi (FX6) Ham hiểu biết – Ham học hỏi tăng
lên 1 đơn vị thì Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức khỏe tâm lí và sự thoải mái
tinh thần của nhân viên (FY1) tăng lên 0.07.
2.3.2. Kết quả phân tích mô hình thứ 2
Bảng 2. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính mô hình thứ hai
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, chúng tôi cũng sử dụng hệ
số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square). Kết quả cho thấy hệ số R2 điều chỉnh bằng 0.166 nghĩa là
mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 16.6%.
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, chúng tôi sử dụng kiểm
định F trong bảng phân tích phương sai (Anova). Kết quả phân tích cho thấy giá trị Sig. của kiểm
định F rất nhỏ (=0.000b) có nghĩa là có cơ sở để bác bỏ Ho cho rằng các hệ số hồi quy bằng 0. Như
vậy mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tổng thể.
Phương trình hồi quy sau khi phân tích có kết quả là:
177
Đỗ Văn Đoạt
FY2= 0.338 (FX2) + 0.091 (FX5) + 0.216 (FX6)
Điều này có nghĩa là với mức ý nghĩa 5% chỉ có (FX2) Tính nhân bản - Sự công bằng;
(FX5) Kỉ luật - Cầu toàn và (FX6) Ham hiểu biết - Ham học hỏi là ảnh hưởng đến (FY2) Kết quả
lãnh đạo chung đánh giá thông qua năng lực tổ chức hoạt động và tư tưởng sẵn sàng đổi mới. Tất
cả những sự ảnh hưởng này đều là tích cực.
Cụ thể như sau: Năng lực tổ chức hoạt động - Tư tưởng đổi mới trong trường học bằng
[0.338 (Tính nhân bản - Sự công bằng) + 0.091 (Kỉ luật - Cầu toàn) + 0.216 (Ham hiểu biết - Ham
học hỏi)]. Điều này có nghĩa là:
Trong trường hợp (FX5) Kỉ luật - Cầu toàn và (FX6) Ham hiểu biết - Ham học hỏi không
đổi nếu (FX2) Tính nhân bản - Sự công bằng tăng thêm 1 đơn vị thì Năng lực tổ chức hoạt động -
Tư tưởng sẵn sàng đổi mới tăng lên 0.338.
Trong trường hợp (FX2) Tính nhân bản - Sự công bằng và (FX6) Ham hiểu biết - Ham học
hỏi không đổi nếu (FX5) Kỉ luật - Cầu toàn tăng thêm 1 đơn vị thì Năng lực tổ chức hoạt động -
Tư tưởng sẵn sàng đổi mới tăng thêm 0.091.
Trong trường hợp (FX2) Tính nhân bản - Sự công bằng và (FX5) Kỉ luật - Cầu toàn không
đổi nếu (FX6) Ham hiểu biết - Ham học hỏi tăng thêm 1 đơn vị thì Năng lực tổ chức hoạt động -
Tư tưởng sẵn sàng đổi mới tăng thêm 0.216.
2.3.3. Tổng hợp kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
Bảng 3. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Kiểm định
H1.1. “Tự cao tự đại – Ngạo mạn – Tư tưởng thống trị” của nhà lãnh đạo có ảnh
hưởng tiêu cực tới kết quả lãnh đạo nhân viên Chấp nhận
H1.2. “Tự cao tự đại – Ngạo mạn – Tư tưởng thống trị” của nhà lãnh đạo có ảnh
hưởng tiêu cực tới kết quả lãnh đạo chung Chấp nhận
H1.3. “Cảm tính – Tư duy quân bình” của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tiêu cực tới
kết quả lãnh đạo nhân viên Bác bỏ
H1.4. “Cảm tính – Tư duy quân bình” của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tiêu cực tới
kết quả lãnh đạo chung Chấp nhận
H2.1. “Tính nhân bản – Sự công bằng” của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực tới
kết quả lãnh đạo nhân viên Chấp nhận
H2.2. “Tính nhân bản – Sự công bằng” của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực tới
kết quả lãnh đạo chung Chấp nhận
H2.3. “Chủ động – Khả năng xoay chuyển tình thế” của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng
tích cực tới kết quả lãnh đạo nhân viên Chấp nhận
H2.4. “Chủ động – Khả năng xoay chuyển tình thế” của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng
tích cực tới kết quả lãnh đạo chung Chấp nhận
H2.5. “Kỉ luật – Cầu toàn” của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực tới kết quả lãnh
đạo nhân viên Chấp nhận
H2.6. “Kỉ luật – Cầu toàn” của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực tới kết quả lãnh
đạo chung Chấp nhận
H2.7.“Ham hiểu biết – Ham học hỏi” của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực tới
kết quả lãnh đạo nhân viên Chấp nhận
H2.8. “Ham hiểu biết – Ham học hỏi” của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực tới
kết quả lãnh đạo chung Chấp nhận
178
Ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường trung học...
Trong các kết quả kiểm định, đáng chú ý là kết quả ở mô hình thứ nhất: (FX4) Cảm tính -
Tư duy quân bình có ảnh hưởng tích cực tới Kết quả lãnh đạo nhân viên (FY1), có nghĩa là nhà
lãnh đạo có tính đến yếu tố tình cảm, quan hệ cá nhân, thân quyến, địa phương...; cân nhắc hài hòa
giữa các yếu tố quan hệ, lợi ích... sẽ có tác động tích cực tới kết quả lãnh đạo nhân viên, sẽ khiến
họ cảm thấy thỏa mãn hơn trong công việc, thoải mái tinh thần và gắn bó hơn với tổ chức [7, 8].
3. Kết luận
Kết quả phân tích nhân tố đã xác định được 6 nhóm nhân tố đo lường tố chất cá nhân nhà
lãnh đạo: Tự cao tự đại – Ngạo mạn – Tư tưởng thống trị (FX1); Tính nhân bản – Sự công bằng
(FX2); Sự hiểu biết - Lòng can đảm (FX3); Cảm tính - Tư duy quân bình (FX4); Kỉ luật – Cầu
toàn (FX5); Ham hiểu biết – Ham học hỏi (FX6) và 2 nhóm nhân tố đo lường kết quả lãnh đạo: Sự
thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức khỏe (FY1); Năng lực tổ chức hoạt động - Tư
tưởng đổi mới (FY2).
Với mức ý nghĩa 10%, Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị (FX1) có ảnh hưởng
tiêu cực trong khi Tính nhân bản - Sự công bằng (FX2); Chủ động – Khả năng xoay chuyển tình
thế (FX3) cùng có ảnh hưởng tích cực đến Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức
khỏe của nhân viên (FY1); và Năng lực tổ chức hoạt động - Tư tưởng đổi mới (FY2). Cảm tính -
Tư duy quân bình (FX4) chỉ có ảnh hưởng tích cực tới Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn
bó - Sức khỏe của nhân viên (FY1).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Minh Cương, 2006. Người quản lí, lãnh đạo theo một số lí thuyết hiện đại. Tạp chí Nghiên
cứu con người, Số 3 (24), 26-37.
[2] Nguyễn Bá Dương, 2004. Khía cạnh tâm lí của nhân tố đức và tài trong nhân cách người lãnh
đạo, quản lí cơ quan, đơn vị hiện nay. Tạp chí Tâm lí học, Số 10, Tháng 10/2004, 32-34.
[3] Trần Nguyễn Tuyên, 2015. Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển quan điểm chủ nghĩa Mác -
Lênin về phong cách làm việc của người lãnh đạo. Tạp chí Cộng sản, Số 23, 13-21.
[4] Trần Thị Bích Trà, 2007. Những phẩm chất tâm lí cơ bản của người lãnh đạo. Tạp chí Khoa
học Giáo dục, Số 14, 25-29.
[5] Vũ Anh Tuấn, 2009. Nhân cách người lãnh đạo quản lí ở nước ta hiện nay - Từ một hướng tiếp
cận. Tạp chí Tâm lí học, Số 6 (123), 17-21.
[6] Lê Hữu Xanh, 2006. Nhân cách người lãnh đạo, quản lí ở nước ta hiện nay - Lí luận và thực
tiễn. Tạp chí Tâm lí học, Số 1, 23-24.
[7] Andersen J. A., 2005. Leader, Personality and Effectiveness. The Jounal of Socio-Economics,
35, 1078-1091.
[8] Cavazotte F., Moreno V., Hickmann M., 2012. Effect of leader intelligence, personality
and emotional intelligence on transformational leadership and managerial performance. The
Leadership Quarterly, 23, 443-455.
[9] Furnham A., Trickey G., Hide G., 2012. Bright aspects to dark side traits: Dark side traits
associated with work success. Personal and Individual Difference, 52, 908-913.
[10] Jonason P. K., Slomski S., Partyka J., 2012. The dark Triad at work: How toxic employee get
their way. Personal and Individual Difference, 52, 449-453.
[11] Peterson C., Seligman M., 2004. Character strengths and virtues: A handbook and
classification. Washington DC, APA Press.
179
Đỗ Văn Đoạt
[12] Rauthmann J. F., Kolar G. P., 2012. How “dark” are the Dark Triad traits? Examining the
perceived darkness of narcissism, machiavelliannism, and Spychopathi. Personal and Individual
Difference, 53, 884-889.
[13] Reave L., 2005. Spiritual values and practices related to leadership effectiveness. The
Leadership Quarterly, 16, 655-687.
[14] Strohhecker J., GroBler A., 2013. Do personnal traits influence inventory management
performance? - The case of intelligence, personality, interest and knowledge”. Int. J. Production
Economics, 142, 37-50.
[15] Thun N. B., 2009. Character Strengths in Leadership. Doctor of Philosophiin Business
Administration. The Departement of Management, Saint Mary’s University, Halifax.
[16] Wang A., Chiang J. T., Tsai C., Lin T., Cheng B., 2013. Gender makes the difference: The
moderating role of leader gender on the relation between leadership styles and subordinate
performance. Organizational Behavior and Human Decision Process, 122, 101-113.
ABSTRACT
The effect of leader’s traits on leadership performance at high schools in bac ninh province
Do Van Doat
Faculty of Educational Management, Hanoi National University of Education
The paper mentions the effect of 6 groups with 13 leader’s traits on leadership performance
at high schools in Bac Ninh province of Vietnam. The research is done by using questionnaires to
survey and SPSS Microsoft to analyze the data. To test the impact of leader’s traits on leadership
performance, the author create and test a regression model of variables: Independent variables
consist of 6 groups of traits: FX1 “Narcissism – Hubris – Social dominance”; FX2 “Humanity
– Justice; FX3 “Initiative – The ability to turn things around”; FX4 “Emotional – Harmonious
thinking”; FX5 “Seft-regulation – Beauty”; FX6 “Curiosity – Love of learning” and Dependent
variables consist of 2 groups of leadership performance: FY1: Staff-leading performance (job
satisfaction, commitment to organization, general health) and FY2: General-leading performance
organization efficiency, readiness to innovate). The result is that FX2 has positive and strongest
effect both on FY1 and FY2. The following positive effects are FX6 on FY2, FX3 and FX5 on
FY1. The other traits have lower-level positive effect but negative effects on FY1 are FX1 and
FX4. Among them, the efffect of FX4 contrasts to initial hipothesis. The research results are to
provide implications for applying traits in school management and leadership and in appointment
policies related to traits.
Keywords: Leaders’traits, leadership performance, high schools.
180

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_to_chat_ca_nhan_nha_lanh_dao_den_ket_qua_lanh.pdf