Bài giảng Công tác xã hội trong trường học (Bản đẹp)

1.1. Sự phát triển công tác xã hội học đường trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1. Công tác xã hội trong trường học trên thế giới

 Quá trình phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng đã khiến ngành CTXH xuất hiện sớm ở các nước phương Tây và Mỹ.

 CTXH trường học là một lĩnh vực của CTXH nói chung, được hình thành và phát triển từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Đặc biệt là ở Mỹ, Canada, Anh.

 Sự góp mặt của CTXH trong trường học đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển hệ thống giáo dục của các nước.

 Hàng loạt các vấn đề nảy sinh trong trường học đã được cán bộ xã hội xử lý kịp thời, giảm thiểu được những hậu quả không đáng có đối với học sinh và nhà trường.

 CTXH trường học có mặt hầu hết trong các trường học ở các nước phát triển. Nó hoạt động như một hệ thống độc lập.

1.1.2. Công tác xã hội trong trường học ở Việt Nam

 CTXH xuất hiện ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 20, nhưng CTXH trong trường học dường như chưa được quan tâm.

 Khoảng 10 năm trở lại đây, một số trường học ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh xuất hiện các trung tâm tham vấn học đường.

 Những nhân viên làm việc ở đây như một cán bộ xã hội, phần lớn họ được đào tạo chuyên ngành tâm lý học; xã hội học. chứ không phải từ CTXH.

 

docx 49 trang yennguyen 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội trong trường học (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Công tác xã hội trong trường học (Bản đẹp)

Bài giảng Công tác xã hội trong trường học (Bản đẹp)
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ CTXH TRONG TRƯỜNG HỌC
1.1. Sự phát triển công tác xã hội học đường trên thế giới và ở Việt Nam
Công tác xã hội trong trường học trên thế giới
Quá trình phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng đã khiến ngành CTXH xuất hiện sớm ở các nước phương Tây và Mỹ.
CTXH trường học là một lĩnh vực của CTXH nói chung, được hình thành và phát triển từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Đặc biệt là ở Mỹ, Canada, Anh....
Sự góp mặt của CTXH trong trường học đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển hệ thống giáo dục của các nước.
Hàng loạt các vấn đề nảy sinh trong trường học đã được cán bộ xã hội xử lý kịp thời, giảm thiểu được những hậu quả không đáng có đối với học sinh và nhà trường.
CTXH trường học có mặt hầu hết trong các trường học ở các nước phát triển. Nó hoạt động như một hệ thống độc lập.
Công tác xã hội trong trường học ở Việt Nam
CTXH xuất hiện ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 20, nhưng CTXH trong trường học dường như chưa được quan tâm.
Khoảng 10 năm trở lại đây, một số trường học ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh xuất hiện các trung tâm tham vấn học đường. 
Những nhân viên làm việc ở đây như một cán bộ xã hội, phần lớn họ được đào tạo chuyên ngành tâm lý học; xã hội học... chứ không phải từ CTXH.
Khái niệm CTXH trong trường học 
CTXH trường học là một lĩnh vực thực hành chuyên biệt của CTXH. NVXH mang những kiến thức và kỹ năng được đào tạo bài bản đến hệ thống trường học và những những nhóm dịch vụ dành cho học sinh. CTXH trường học được thiết lập nhằm tạo ra những bước tiến xa hơn trong mục tiêu giáo dục: xây dựng một môi trường giảng dạy, học tập, việc thực hiện nhân quyền cũng như sự tự tin cho học sinh. Các trường học cần NVXH để nâng cao khả năng đáp ứng nhiệm vụ đào tạo ; đặc biệt là sự hợp tác của gia đình – nhà trường – xã hội là chìa khóa để các trường hoàn thành sứ mệnh này” (School Social Work Association of America, 2005) 
Nhu cầu của CTXH trong trường học 
Trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đang phải đương đầu với những thách thức lớn về chất lượng cũng như cách thức đào tạo con người có ích cho xã hội. 
Đã có rất nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh vấn đề làm thế nào để thúc đẩy nền giáo dục như nâng cao chất lượng giáo viên, cải cách phương pháp giảng dạy, cải tiến nội dung, chương trình
Đó là những ý kiến rất đúng, tuy nhiên, để có thể thực sự nâng cao chất lượng, bên cạnh những sáng kiến hiện nay thì việc đưa vào áp dụng các dịch vụ hỗ trợ giáo dục là rất cần thiết. 
Các dịch vụ CTXH sẽ là một trong những dịch vụ có tác động đáng kể vào quá trình nâng cao chất lượng đào tạo. 
Một số trường hợp cụ thể về bạo lực học đường, học sinh bỏ học chơi game, tham gia các băng nhóm, tệ nạn xã hội, học sinh tự tử khi kết quả học tập hay thi cử không tốt.
Mục đích của CTXH trong trường học
Mục đích tổng quát của CTXH tại trường học là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. 
CTXH tại trường học ứng dụng các nguyên tắc và phương pháp của chuyên ngành CTXH vào mục đích chính trong trường học, chú trọng đến sự thay đổi hành vi của học sinh. Nhân viên xã hội tại trường học cần lưu ý rằng sự mất quân bình của học sinh là kết quả của sự tương tác giữa các đặc trưng của cá nhân học sinh với các điều kiện và hoạt động diễn ra trong môi trường gia đình và trường học.
Cho rằng trí thông minh của trẻ mang tính cố định, không thay đổi là một sai lầm. Môi trường gia đình và trường học có ảnh hưởng đến mức độ của trí thông minh của trẻ và sự thành đạt trong học tập cũng như trong tương lai. Thành tựu đạt được đầu tiên ở trường học là điều cốt lõi cho thành tựu đạt được sau này. Tất cả trẻ em đều có khả năng học tập; điều quan trọng là phân tích kỹ năng theo học và mức độ hưng phấn của từng trẻ và áp dụng cách thức giảng dạy phù hợp với từng trẻ.
Cơ cấu kiến thức chính yếu để thực hành trong CTXH tại trường học bao gồm: Hành vi con người và môi trường xã hội.
Các giá trị định hướng của CTXH trong trường học
Mỗi học sinh đều được xem như là một cá nhân có những đặc thù riêng biệt và những khác biệt cá nhân này cần được thừa nhận. 
Mỗi học sinh đều được quyền tham dự vào tiến trình học tập.
Mỗi học sinh đều có quyền bình đẳng, được đối xử ngang bằng trong học đường, thụ hưởng các cơ hội giáo dục như nhau và các kinh nghiệm được học tập phải phù hợp với nhu cầu của từng học sinh.
Tiến trình học tập không chỉ nhằm cung cấp công cụ để thu thập kiến thức trong tương lai mà còn là một thành phần cốt lõi cho việc phát triển sức khỏe tinh thần của trẻ em.
Khái niệm sinh thái học và hành vi con người
Nhân viên xã hội cần nhận thức về sự ảnh hưởng của nhiều định chế lên việc hình thành các chức năng xã hội của đứa trẻ và các hệ thống này góp phần tạo ra tình huống hoặc khó khăn cho học sinh. Lý thuyết sinh thái đề cập đến các tương tác hỗ tương, phức tạp và rộng lớn giữa cơ thể sống và môi trường xung quanh. 
Khái niệm sinh thái là khái niệm phù hợp nhất để xem xét trong công tác xã hội 
thực hành tại trường học và nhằm xác định mục tiêu can thiệp. Môi trường được định nghĩa như một toàn thể các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng, tác động và quyết định cuộc sống và sự phát triển của trẻ (bao gồm gia đình, trường học, lối xóm, bệnh viện, truyền thông đại chúng). Vì vậy, nhân viên xã hội ở cương vị phải hỗ trợ trẻ em, phụ huynh và cộng đồng để phát triển năng lực xã hội và đồng thời hỗ trợ trách nhiệm của nhà trường đối với hoài bảo và nhu cầu của trẻ em, phụ huynh và cộng đồng. 
Chức năng của nhân viên xã hội là làm việc tại giao diện giữa con người và môi trường nhằm tạo sự ăn khớp giữa nhu cầu của học sinh và các nguồn tài nguyên môi trường. Một phân tích về các thành tố của từng bên của giao diện này bắt đầu bằng sự phân tích các hành vi ứng phó của cá nhân. Các hành vi ứng phó được xác định như là các hành vi hướng trực tiếp đến môi trường, bao gồm những nỗ lực của cá nhân nhằm thực hiện kiểm soát hành vi của chính bản thân mình (sử dụng “cái tôi” một cách có mục đích). Có 3 loại hành vi ứng phó: 
- Hành vi ứng phó để tồn tại: ăn, ở, mặc, chăm lo sức khỏe 
- Hành vi ứng phó để hội nhập: tham gia nhóm, câu lạc bộ, phát triển và duy trì mối quan hệ giữa các cá nhân, 
- Hành vi ứng phó để tăng trưởng và thành đạt: khả năng theo đuổi các hoạt động tri thức và xã hội có ích cho chính mình và cho người khác. (để tăng trưởng và phát triển chức năng nhận thức, phát triển thể chất, kinh tế và khả năng tình cảm). 
Các hành vi ứng phó của cá nhân phát triển trong suốt cuộc đời con người. Thông thường các hành vi này được biểu lộ bởi cá nhân hay nhóm có liên quan đến việc tích tụ các thông tin về chính họ hay do sự phản hồi của môi trường đặc thù (ví dụ như thông tin tiêu cực liên tục và phản hồi từ gia đình và trường học đối với đứa trẻ về khả năng học tập có thể tạo ra và kéo dài hoạt động học tập yếu kém của trẻ). 
 	Albert Ellis gọi đó là Hành vi ABC - A = Bối cảnh kích thích, B = niềm tin thái độ, cách nhìn vấn đề, cảm xúc - , C = hậu quả (hành vi được thể hiện). Nếu trẻ bị la mắng, bị phạt thường xuyên, bi làm nhục (A), trẻ tự nhận thấy mình không còn giá trị, tự đánh giá thấp mình, tự buông xuôi (B), điều này càng thúc đẩy đứa trẻ có hành vi tiêu cực thêm (C). Đó là chuỗi: A – B - C 
 Theo Rudolf Dreikurs, có 4 mục tiêu của hành vi sai trái ở học sinh: 
1. Để có sự chú ý về mình vì trẻ tin là mình không có giá trị. 
2. Để thể hiện quyền lực: chỉ để chứng tỏ nếu trẻ có thể làm được điều gì mình muốn và bất chấp áp lực của người lớn (không nghe lời, làm ngược lại điều phải làm) 
3. Để trả thù: để làm tổn thương người làm tổn thương mình (đánh lại, chọc giận) 
4. Để thể hiện một sự bất lực nào đó nhằm muốn được bị loại để không còn ai đòi hỏi gì ở mình nữa (trốn, ngủ, làm hỏng) 
Câu hỏi ôn tập chương 1
Công tác xã hội trường học là gì?
Mục đích của công tác xã hội trong trường học là gì?
Công tác xã hội trường học dựa trên các giá trị nào?
Anh (chị) đánh giá như thế nào về nhu cầu CTXH học đường ở nước ta hiện nay?
Chương 2: NHÂN VIÊN CTXH TRONG TRƯỜNG HỌC
2.1. Công việc của nhân viên CTXH trong trường học
Xây dựng các kỹ năng xã hội mới hoặc năng lực cho người lớn, phụ huynh và trẻ em.
Xác định các nguồn tài nguyên mới và các cơ sở dịch vụ xã hội hỗ trợ trẻ em và gia đình cũng như triển khai các chương trình mới tại trường và tại cộng đồng.
Thay đổi quan điểm người lớn (như các giáo viên thường có các quan điểm tiêu cực về học sinh).
Nâng cao kiến thức và sự thông hiểu (như tập huấn tại chức cho giáo viên về trẻ bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi)
Tái cấu trúc các hoạt động (như phụ đạo cho các học sinh gặp khó khăn trong học tập)
Phát triển các mối liên kết với các cơ quan tại cộng đồng (cơ sở dịch vụ cho trẻ và sức khỏe tâm thần)
Phát triển các vai trò mới cho giáo viên, phụ huynh (nguồn tài nguyên hỗ trợ).
Triển khai các chương trình mới khi có nhu cầu (như chương trình sau giờ học cho các trẻ có bố mẹ phải làm việc, chương trình giáo dục thể chất).
Biện hộ cho học sinh khi học sinh phải ra trước Hội đồng kỷ luật của nhà trường.
2.2. Vai trò của nhân viên xã hội trong trường học
Đối với các cấp quản lý nhà trường
Hỗ trợ nhà trường trong việc xây dựng nội quy, quy chế quản lý,
Hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng và hoạch định các chính sách 
Xây dựng các chương trình phòng ngừa tệ nạn xã hội, hành vi lệch lạc của học sinh.
Đảm bảo thực hiện đúng một số luật, đặc biệt với trẻ em.
Đối với giáo viên
Giúp cho quá trình làm việc với phụ huynh của học sinh tiến hành hiệu quả; 
Tìm hiểu những nguồn lực mới; 
Tham gia vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt; 
Hiểu hơn về gia đình, những yếu tố văn hoá và cộng đồng ảnh hưởng đến trẻ; 
Cách tiếp cận và làm việc
Nhµ tr­êng ®­îc coi lµ mét thiÕt chÕ x· héi. ThiÕt chÕ nµy n»m trong mèi quan hÖ hÖ thèng víi c¸c thiÕt chÕ x· héi kh¸c nh­: gia ®×nh, c¸c tæ chøc x· héi ®oµn thÓ, c¬ quan chñ qu¶n, chÝnh quyÒn së t¹i vµ c¸c yÕu tè kh¸c nh­: hµng qu¸n bªn ®­êng, c«ng an, gi¸o sinh thùc tËp, c¸n bé y tÕ.
CBXH cã thÓ tiÕp cËn vµ lµm viÖc víi nhµ tr­êng khi ®­îc ký hîp ®ång hoÆc tuyÓn dông vµo mét biªn chÕ chÝnh thøc cña nhµ tr­êng. HoÆc thuéc c¸c tæ chøc vÒ c«ng t¸c x· héi bªn ngoµi cã ký hîp ®ång víi nhµ tr­êng.
§iÒu ®Çu tiªn, CBXH ph¶i ®¸nh gi¸ v¨n hãa cña nhµ tr­êng. §Ó thùc hiÖn ®­îc ®iÒu nµy, CBXH cÇn ph¶i t×m hiÓu chi tiÕt vµ ®¸nh gi¸ cô thÓ vÒ chiÕn l­îc ph¸t triÓn tæng thÓ cña nhµ tr­êng; môc tiªu, t«n chØ ho¹t ®éng; tÝnh chÊt ®Æc thï cña tr­êng. 
C¸n bé CTXH còng cÇn ph¶i t×m hiÓu nh÷ng nguyªn t¾c cña nhµ tr­êng vµ ®èi chiÕu víi c¸c quy ®Þnh cña ph¸p luËt ®Ó tr¸nh vi ph¹m, ph¸ vì quy t¾c vµ ph¸t hiÖn, t­ vÊn cho l·nh ®¹o tr­êng.
C¸n bé CTXH ®¸nh gi¸ m«i tr­êng vÒ vËt chÊt cña nhµ tr­êng vµ nh÷ng ho¹t ®éng bÒ næi cña nhµ tr­êng. 
H×nh ¶nh ho¹t ®éng cña nhµ tr­êng, truyÒn thèng cña nhµ tr­êng.
VÊn ®Ò vÖ sinh trong c¸c phßng häc, th¸i ®é quan t©m cña häc sinh víi líp häc vµ nhµ tr­êng.
Møc ®é quan t©m lÉn nhau trong mèi quan hÖ ®ång nghiÖp vµ quan hÖ thÇy trß. 
Trong tr­êng hä giao tiÕp víi nhau nh­ thÕ nµo? Bªn ngoài tr­êng häc hä giao tiÕp vµ quan hÖ víi nhau ra sao. 
Khi gÆp gì hä bµn vÒ nh÷ng vÊn ®Ò g×?
HiÖu tr­ëng hoÆc c¸c nhµ qu¶n lý cã quan t©m ®Õn gi¸o viªn hay kh«ng? ë møc ®é nµo? 
Häc sinh vµ phô huynh häc sinh cã dÔ dµng gÆp hiÖu tr­ëng/ gi¸o viªn hay kh«ng? Hä cã c¶m nhËn vÒ nhµ tr­êng nh­ thÕ nµo? Phô huynh cã hay ®Õn tr­êng hay kh«ng, hä c¶m thÊy như thế nào khi đến trường?
Nh÷ng vÊn ®Ò bªn lÒ cña nhµ tr­êng nh­ ®iÒu tiÕng c¶ tèt vµ xÊu.
Thu nhËp cña gi¸o viªn nh­ thÕ nµo, hä cã t­ t­ëng muèn g¾n bã víi nhµ tr­êng hay kh«ng.
Gi¸o viªn vµ häc sinh cã ®­îc ®­a ra ý t­ëng, ý kiÕn ®ãng gãp cho tr­êng hay kh«ng.
Häc sinh bÞ kû luËt hay trõng ph¹t nh­ thÕ nµo nÕu vi ph¹m c¸c quy ®Þnh cña tr­êng.
C¸c thñ tôc vµ giÊy tê cÇn thiÕt ®Ó gi¶i quyÕt c«ng viÖc cña nhµ tr­êng.
Đối với học sinh
Giúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinh
Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần
Giúp học sinh khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công trong học tập
Trang bị cho các em kỹ năng sống và phòng ngừa các tệ nạn xã hội
FCó được năng lực cá nhân và xã hội, cụ thể là giúp các em giảm những hành vi như: không hoàn thành việc học tập; hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm soát được mình; không có quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụng thể chất; không đi học thường xuyên; bị trầm cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử; căng thẳng thần kinh 
Tiếp cận và tìm hiểu
+ Tr­êng hîp chóng ta lµ nh©n viªn chuyªn tr¸ch cña nhµ tr­êng
+ Tr­êng hîp chóng ta ®­îc thuª tõ bªn ngoµi vµo.
* Dï ë tr­êng hîp nµo th× chóng ta còng ph¶i thùc hiÖn c¸c yªu cÇu khi tiÕp cËn:
Chóng ta ph¶i giíi thiÖu vÒ m×nh kÓ c¶ tr­êng hîp lµ nh©n viªn chuyªn tr¸ch.
Ph¶i cho häc sinh biÕt chóng ta lµ ai? ®Õn tõ ®©u vµ ®Õn ®©y ®Ó lµm g×?
X©y dùng lßng tin vµ mèi quan hÖ th©n thiÕt víi TC tr­íc khi thùc hiÖn c«ng viÖc chuyªn m«n.
Chóng ta cã thÓ nãi chuyÖn riªng víi c¸c em vÒ nh÷ng vÊn ®Ò mµ chóng quan t©m hoÆc ®ang gÆp ph¶i t¹i phßng lµm viÖc. 
Còng cã thÓ t×m hiÓu th«ng qua viÖc theo dâi, quan s¸t hay c¸c sù kiÖn thÓ thao, v¨n nghÖ
Cuéc nãi chuyÖn chÝnh thøc t¹i phßng lµm viÖc sÏ khiÕn c¸c em thÊy c¨ng th¼ng vµ c¶m gi¸c téi lçi. 
Chóng ta cã thÓ thay ®æi m«i tr­êng lµm viÖc phï hîp.
CBXH chóng ta ph¶i ®­îc rÌn luyÖn vÒ kü n¨ng tiÕp cËn vµ lµm viÖc víi häc sinh
C¸ch gãp ý còng ph¶i nhÑ nhµng kh«ng nªn xóc ph¹m.
Ch¼ng h¹n: häc sinh hót thuèc, chöi bËy chóng ta kh«ng nªn nãi r»ng nh­ thÕ lµ kh«ng chÊp nhËn ®­îc, du c«n, häc dßi. Cã thÓ nãi: Anh chÞ ®ang rÊt lo l¾ng vÒ viÖc hót thuèc cña em, nã ¶nh h­ëng ®Õn søc kháe vµ viÖc häc tËp. 
NÕu trÎ ph¶n øng, ng­êi lín hót thuèc, uèng r­îu .
Chóng ta cÇn ®­a ra hËu qu¶ vÒ mét sè hµnh vi mµ trÎ cã thÓ thùc hiÖn vµ gÆp ph¶i, ®ång thêi xem hä lùa chän thÕ nµo vÒ viÖc gi¶i quyÕt hËu qu¶ ®ã.
NhiÒu khi ë nhµ vµ ngoµi x· héi c¸c em lµ mét con ng­êi hoµn toµn kh¸c víi nh÷ng g× trÎ thÓ hiÖn trong nhµ tr­êng.
Do ®ã nÕu kh«ng t×m hiÓu kü c¸c th«ng tin th× chóng ta cã thÓ sai lÇm trong c¸ch gi¶i quyÕt vÊn ®Ò.
Đối với phụ huynh học sinh
Hỗ trợ tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái
Hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ
Tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng
Hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt
Tăng cường kỹ năng làm cha mẹ
TiÕp cËn lµm viÖc
Bè trÝ thêi gian gÆp gì hîp lý
TiÕn hµnh tham vÊn gia ®×nh
CBXH cÇn ph¶i thu hót ®­îc sù tham gia cña tÊt c¶ c¸c thµnh viªn trong gia ®×nh ®Ó gi¶i quyÕt ®­îc vÊn ®Ò cña häc sinh.
Cã thÓ c¸c thµnh viªn trong gia ®×nh cho r»ng ®©y chØ lµ vÊn ®Ò cña häc sinh chø kh«ng ph¶i vÊn ®Ò cña gia ®×nh 
CBXH cÇn lµm cho c¸c thµnh viªn hiÓu ®­îc tr¸ch nhiÖm vµ vai trß cña c¸c thµnh viªn trong gia ®×nh víi viÖc gi¶i quyÕt vÊn ®Ò cña trÎ. 
CBXH còng cÇn ph¶i thiÕt lËp ®­îc mèi quan hÖ tèt víi c¸c thµnh viªn trong gia ®×nh vµ c¸c thµnh viªn ph¶i ®­îc nãi ra nh÷ng suy nghÜ cña m×nh, ý kiÕn, quan ®iÓm cña m×nh.
Thùc hiÖn tham vÊn gia ®×nh, CBXH còng nªn x¸c lËp c¸c nguyªn t¾c cô thÓ trong lµm viÖc.
CBXH dïng c¸c kü n¨ng nghÒ nghiÖp ®Ó t×m hiÓu c¸c t¸c nh©n cã ¶nh h­ëng ®Õn trÎ nh­:
ViÖc häc: kho¶ng c¸ch; ph­¬ng tiÖn ®i l¹i; n¬i häc; vÞ trÝ ngåi häc trong gia ®×nh.
Sù quan t©m cña gia ®×nh ®èi víi trÎ
§iÒu ki ... iệt được tài trợ không còn đủ khả năng cung cấp vì vậy cần dừng dịch vụ 
d.Thân chủ không muốn dịch vụ nữa. Thân chủ có thể không hài lòng với dịch vụ và yêu cầu chấm dứt ca. Trong tình huống này, NVXH cần thảo luận với thân chủ để tìm hiểu điều gì khiến họ không hài lòng. Điều này sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho NVXH về bản thân mình với tư cách nhà chuyên môn và dịch vụ họ cung cấp đồng thời nó còn có tác dụng có thể khích lệ thân chủ quay trở lại khi họ thấy cần thiết.
e.Thân chủ rời bỏ, không tới nữa. Khi này hãy đảm bảo rằng cả những ghi chép về trường hợp/ca và những tóm lược về kết thúc cần được ghi lại và phản ánh những cố gắng trợ giúp ngay cả khi họ rời bỏ,
B. KHỦNG HOẢNG VÀ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG
 1. Khái niệm chung
Khủng hoảng là một trạng thái mất cân bằng và suy giảm chức năng xã hội dưới sự tác động của một sự kiện hoặc một tình huống, từ đó gây ra những vấn đề nghiêm trọng mà bản thân cá nhân đó không thể tự giải quyết được (Roberts, 2000).
Khủng hoảng là một trạng thái sốc tinh thần bị tạo bởi một sự kiện hoặc chuỗi sự kiện bất thường và nó đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng tới cá nhân. Trong tình trạng này, cá nhân cảm thấy mất cân bằng, căng thẳng và giảm sút các hoạt động chức năng vốn có.
Hầu hết cá nhân đều có những khủng hoảng riêng trong cuộc sống của mình. Khủng hoảng chính là những vấn đề thúc đẩy họ đến với can thiệp của công tác xã hội. Do đó, mọi thân chủ đều được xem xét là nằm trong “khủng hoảng”. Vì thế can thiệp khủng hoảng là phù hợp với mọi can thiệp của công tác xã hội. 
Khi bị khủng hoảng, cá nhân cũng cố gắng đối phó với vấn đề, nhưng các phương án ứng phó với sự khó khăn thường ngày tỏ ra không còn hữu hiệu nữa và cá nhân trở nên bị hụt hẫng.
Can thiệp khủng hoảng đề cập đến phương pháp được sử dụng để đưa ra các hỗ trợ tức thì và hiệu quả để giúp cá nhân phải trải qua những sự kiện gây tác động tiêu cực lên cảm xúc, tâm lý, sinh lý và hành vi.
Tình trạng khủng hoảng có một số đặc điểm như sau:
Các hoạt động chức năng tâm sinh lý và xã hội của cá nhân bị ảnh hưởng tiêu cực.
Cá nhân trở nên rối trí, bất lực và mất tự chủ.
Thường kéo dài 1- 6 /8 tuần.
Tình huống khủng hoảng vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Mức độ trầm trọng của khủng hoảng cũng phụ thuộc vào đặc điểm cá tính của cá nhân.
2. Các dạng khủng hoảng 
Tình trạng khủng hoảng có thể nảy sinh do hoàn cảnh đặc biệt hay do đặc điểm của quá trình phát triển con người.
2.1. Khủng hoảng trong quá trình phát triển 
Thường xảy ra trong các thời kỳ quá độ giữa các giai đoạn phát triển của con người. Sự chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác đòi hỏi cá nhân có một số các vai trò trách nhiệm mới mà họ có thể chưa được chuẩn bị đầy đủ về tâm lý xã hội. Một vài trường hợp điển hình:
- Chuyển tiếp từ lứa tuổi thanh thiếu niên sang lứa tuổi trưởng thành.
 - Bước sang tuổi già hoặc khi về hưu.
 2.2. Khủng hoảng nảy sinh do tình huống
Loại khủng hoảng này thường đòi hỏi cá nhân phải có một số phương án đối phó mới để đương đầu với sự kiện và tình huống. Một số trường hợp điển hình như:
Sự mất mát người thân.
Bị ốm hoặc mất khả năng về thể chất hay tinh thần.
Thiên tai.
Khủng hoảng do tình huống có thể là:
+ Khủng hoảng dự đoán được trước: khi cá nhân biết trước sẽ có một sự kiện căng thẳng xảy ra trong tương lai (thay đổi chỗ ở, công việc, thành viên trong gia đình đi xa, cưới hỏi).
+ Khủng hoảng bất ngờ: khi có một sự kiện bất ngờ xảy ra (tai nạn giao thông, hoả hoạn, lũ lụt, động đất).
3. Một số cảm xúc và phản ứng thường thấy trong khi khủng hoảng
3.1 Cảm xúc 
- Lo hãi: là một phản ứng bình thường với tình huống căng thẳng. Nó có thể thúc đẩy cá nhân hành động, song cũng có thể nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực khác như: cảm giác hỗn loạn, giảm khả năng tư duy, ra quyết định không chín chắn, một số hành vi tự hủy hoại.
- Cảm giác mất tự chủ: là một cảm xúc thông thường khi một cá nhân đã sử dụng tất cả các cách thức giải quyết nhưng vẫn ở trong một tình huống căng thẳng và cảm thấy bất lực.
- Hổ thẹn: khi cảm thấy mình không đủ khả năng trong việc giải quyết vấn đề và phải dựa vào người khác quá nhiều.
- Tức giận: khi có những bực tức với những người xung quanh như vợ chồng, gia đình, đồng nghiệp, hoặc tức giận ngay cả với bản thân cá nhân.
- Mâu thuẫn trong tư tưởng: cá nhân cảm thấy bất lực nhưng vẫn muốn mình được tự chủ.
- Trầm cảm: tạo bởi những xúc cảm bất lực và hỗn loạn.
3.2 Những phản ứng trong tình trạng khủng hoảng 
Trong tình trạng vô cùng căng thẳng, mỗi cá nhân thường phản ứng bằng nhiều cách khác nhau. Một người có thể có một hay nhiều phản ứng kèm theo. Chúng tôi phân loại các phản ứng như sau:
Các biểu hiện sinh lý:
Nhịp tim tăng
Huyết áp tăng
Khó thở
Buồn nôn
Đau bụng, đi tiêu chảy
Mệt mỏi
Chóng mặt
Thiếu năng lượng
Đau đầu
Biểu hiện xúc cảm:
Từ chối, phủ nhận
Hối tiếc (cố gắng thoả thuận)
Tức giận
Trầm cảm
Histeria (cảm giác rối loạn, luống cuống)
Lo lắng
Sợ hãi
Các cảm xúc khác như buồn phiền, bực bội, chán nản.
Biểu hiện về tư duy:
Hồi tưởng liên miên (về những tình huống đã trải qua)
Thiếu tập trung, không định hướng được 
Dễ bị giật mình
Bối rối, khó ra quyết định
Có ý hoang tưởng, hay ngờ vực
Hay quên
Biểu hiện hành vi:
Kêu thét, chửi bới, áp chế người khác, tấn công, đánh đập
Không hoạt động, hoặc các hoạt động rất chậm chạp
Nói lắp, giọng run
Đi đi, lại lại
Mấp máy môi không bình thường 
Hay nhìn lơ đãng, trống vắng
Đứng ngồi không yên
Không quan tâm tới vệ sinh thân thể (giặt giũ, tắm, thay quần áo)
Mất ngủ, ăn ít
Không muốn đi làm hoặc đến trường
Không thích tham gia vào các hoạt động như: thể thao, tình dục, vui chơi.
Xa lánh người xung quanh.
4. Các giai đoạn khủng hoảng 
Một cá nhân đang trong tình trạng khủng hoảng thường trải qua các giai đoạn sau:
4.1. Giai đoạn trước khủng hoảng
Trước khi bị khủng hoảng cá nhân ở trong một tình trạng thăng bằng, hoạt động chức năng bình thường.
Những kinh nghiệm trước đây và sự chuẩn bị hữu hiệu cho tình huống khủng hoảng có thể làm giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng với cá nhân.
4.2. Giai đoạn bắt đầu bị tác động của khủng hoảng
Cá nhân ở giai đoạn này có thể bị:
- Căng thẳng vì bị sốc mạnh
- Phủ nhận tình trạng khủng hoảng
- Có thể cố gắng sử dụng tất cả những phương án đối phó để giải quyết vấn đề.
- Sự căng thẳng sẽ tăng lên nếu mọi cách thức giải quyết vấn đề đều thất bại.
4.3. Giai đoạn bối rối, quẫn trí
Giai đoạn này phụ thuộc vào tính chất tự nhiên của sự kiện khủng hoảng và các cơ chế đối phó của cá nhân, các nguồn hỗ trợ cho cá nhân.
Cá nhân ở giai đoạn này có thể trải qua các cảm giác:
- Căng thẳng trầm trọng
- Lúng túng hoặc rối trí.
Sự lúng túng, bối rối có thể tăng thêm bởi:
+ Sự căng thẳng 
+ Sự bất ngờ
+ Thiếu được chuẩn bị về tâm lý
+ Thiếu thông tin về tình huống
- Cảm giác bất lực
- Cảm giác tức giận và buồn
4.4. Giai đoạn thử nghiệm các cách ứng phó khác nhau
Cá nhân ở giai đoạn này có thể thực hiện một số hành động để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng như sau:
- Thử dùng phương án nào đó để đối phó với vấn đề
- Suy nghĩ tìm chiến lược đối phó có hiệu quả. Đây là một yếu tố tích cực đối với cá nhân, nó sẽ tạo nên kinh nghiệm giải quyết khủng hoảng hiệu quả hơn.
- Cá nhân cũng có thể đưa ra phương án đối phó tiêu cực, không phù hợp. Khi này cá nhân có thể lại trải qua sự căng thẳng tột độ, và tăng thêm rối loạn dẫn đến sự quẫn trí có hại tới bản thân.
4.5 Giai đoạn xử lý khủng hoảng
Với sự giúp đỡ của cán sự xã hội, cá nhân có thể làm một số việc sau:
- Khám phá các phương án thích ứng một cách hợp lý hơn.
- Trấn tĩnh và lấy lại sự tự chủ và thăng bằng.
Lấy lại mức hoạt động trước tình trạng khủng hoảng, hoặc với một mức độ hoạt động cao hơn.
Dưới đây là biểu đồ về các giai đoạn của khủng hoảng
Trước tình trạng khủng hoảng
Tình trạng khủng hoảng
Sau tình trạng khủng hoảng
Giai đoạn bối rối
Giai đoạn được giải quyết 
Giai đoạn thử nghiệm và mắc lỗi 
Sự tác động
A) Tăng cường chức năng 
Quay trở lại chức năng trước khủng hoảng 
B) “Bình thường”
C) Giảm sút chức năng 
 5. Can thiệp khủng hoảng
Can thiệp tình trạng khủng hoảng là các hoạt động của nhân viên xã hội để giúp đối tượng (cá nhân, nhóm hoặc tổ chức) vượt qua tình trạng bối rối, bế tắc, những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực trong giai đoạn này.
Can thiệp khủng hoảng thường có giới hạn thời gian và vào lúc thân chủ đang trong tình trạng cảm thấy tuyệt vọng. Khi khủng hoảng cá nhân có thể phản ứng một cách tích cực hoặc tiêu cực. Vì thế, cá nhân đó cần có sự trợ giúp tức thời.
Mô hình can thiệp khủng hoảng rất chú trọng tới giai đoạn chia sẻ trạng thái cảm xúc khủng hoảng (giai đoạn đầu) trước khi bước vào can thiệp để giúp họ thoát khỏi cảm xúc đó. Thông thường, theo Naomi, mọi khủng hoảng đều tìm được giải pháp trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần. 
5.1 Các mục tiêu của can thiệp khủng hoảng
- Bảo vệ cá nhân không tiếp tục rơi vào căng thẳng
- Hỗ trợ cá nhân bằng việc huy động các nguồn hỗ trợ của bản thân và gia đình, cộng đồng và các tổ chức
- Giúp thân chủ khôi phục lại mức độ hoạt động như trước khi bị khủng hoảng càng sớm càng tốt.
5. 2 Các bước giúp đỡ thân chủ đang trong tình trạng khủng hoảng 
*Bước 1: Tạo dựng mối quan hệ tích cực với thân chủ:
Dàn xếp để gặp mặt với thân chủ càng sớm càng tốt
Giới thiệu mục đích giúp đỡ với thân chủ: nên tỏ ra kính trọng và chấp nhận thân chủ.
Tỏ ra tế nhị với những cảm xúc của thân chủ, nhất là về vấn đề cần giúp đỡ.
*Bước 2: Nâng đỡ khuyến khích thân chủ biểu lộ cảm tưởng
Phần lớn những người trong tình trạng khủng hoảng thường biểu lộ rõ ràng một số cảm xúc đau khổ và bối rối. Nhân viên cần giúp họ giảm bớt những cảm xúc đó bằng cách:
Tỏ sự đồng cảm (nghe một cách chăm chú)
Hỗ trợ tâm lý bằng cách trấn an thân chủ rằng những xúc động mạnh là phản ứng tự nhiên trong tình huống khó khăn này
Hướng dẫn thân chủ một số kỹ thuật thư giãn cơ bản (với cách thở đơn giản)
Một số câu hỏi để giúp thân chủ bộc lộ các cảm xúc:
- “Bạn có thể nói bạn cảm thấy thế nào?”
- “Bạn có thể mô tả bạn cảm thấy thế nào?”.
* Bước 3: Thảo luận về sự kiện tích cực tạo tình huống khủng hoảng:
Sau khi thảo luận về các chi tiết của sự kiện tác động tạo tình huống khủng hoảng, nên chú ý đến thái độ của thân chủ đang kể lại chi tiết về sự việc đã xảy ra. Nếu thân chủ kể sự kiện một cách không hợp lý và lôgíc thì sử dụng kỹ thuật phỏng vấn để giúp thân chủ nhận định các cảm xúc, ý tưởng và nhận xét một cách chính xác.
* Bước 4: Nhận định tình huống 
Nhân viên nên xác định tính chất và nguyên nhân của tình huống khủng hoảng. Một số đặc điểm quan trọng cần chú ý:
- Tác động của tình huống khủng hoảng với thân chủ
- Ý nghĩa của sự kiện và tình huống khủng hoảng với thân chủ 
- Mức độ chức năng hoạt động và nhận thức của thân chủ lúc này
- Thân chủ nhận thức về tình huống như thế nào
- Thân chủ đã đối phó với tình huống như thế nào
- Thân chủ đã có những nguồn hỗ trợ nào để giảm bớt tình trạng khủng hoảng
*Bước 5: Phân tích tình trạng khủng hoảng 
Sau khi phân tích về sự kiện tác động tạo tình huống, nhân viên cần phải hiểu rõ các nguyên nhân và ý nghĩa của tình huống đối với thân chủ. Nhân viên có thể giúp thân chủ bằng cách dẫn giải và phân tích để thân chủ nhận thức và hiểu biết về tình trạng của họ.
 *Bước 6: Khôi phục lý trí
Dựa trên giả thuyết rằng sau khi được bộc lộ các xúc cảm về tình huống thì thân chủ mới lấy lại bình tĩnh để hiểu và nhận định về vấn đề một cách tích cực. Nhân viên có thể giúp thân chủ lấy trấn tĩnh để có khả năng suy nghĩ rõ ràng để họ lên kế hoạch các phương án đối phó để giảm bớt tình trạng khủng hoảng. Xin mời xem biểu đồ dưới đây chỉ ra tỷ lệ giữa lý trí và tình cảm trước khi và trong tình trạng khủng hoảng.
Lý trí
Tình cảm
Bình thường 
Đang trong thời kỳ khủng hoảng 
Lý trí
Tình cảm
Tỷ lệ giữa lý trí và tình cảm 
*Bước 7: Thực hiện kế hoạch và hoạt động
Khi lên kế hoạch nhân viên nên chú ý đến những khả năng của đối tượng. Nên động viên thân chủ rằng họ có thể vượt qua được và vấn đề có thể giải quyết được. Và nhắc lại là sẽ giúp đỡ họ vượt qua những thời điểm khó khăn. Nếu cần, nhân viên nên giúp thân chủ tiếp cận với những nguồn hỗ trợ khác.
*Bước 8: Đánh giá và tổng kết 
Sau khi tình trạng khủng hoảng đã được giải quyết và thân chủ đã trở lại mức độ hoạt động trước khủng hoảng thì cần lập kế hoạch làm tổng kết kết quả của quá trình hành động với thân chủ.
*Bước 9: Theo dõi phần cuối cùng của hoạt động là giúp thân chủ nhận định những tiến bộ có được và chuẩn bị tinh thần ứng phó cho những khó khăn sau này có thể xảy ra. Nhân viên cũng dự tính việc theo dõi nếu cần thiết.
* Ghi chú: trong quá trình thân chủ can thiệp khủng hoảng, các bước trên đây không áp dụng một cách cứng nhắc: theo thứ tự mà nó có thể xen kẽ tuỳ từng trường hợp.
5.3. Một số gợi ý trợ giúp cá nhân đối phó với cảm xúc khi bị khủng hoảng
5.3.1 Cách thức giúp đỡ thân chủ trong tình trạng bị sốc và lo hãi:
Trong trường hợp bị đe doạ, giúp thân chủ chuyển đến môi trường an toàn hơn
Trấn an thân chủ, động viên họ thấy được sự có mặt của cán sự xã hội nhằm để giúp đỡ họ
Nói chuyện với thân chủ
Tiếp cận gần gũi với họ nếu thấy thích hợp
Hướng dẫn họ trực tiếp làm những việc cụ thể. Ví dụ: nói với họ: “ngồi xuống”, “cầm cái này”, và trả lời các câu hỏi của bạn.
5.3.2 Cách giúp đỡ thân chủ khi họ phủ nhận tình huống:
Cứ để thân chủ phủ nhận mặc dù không đồng tình với họ.
Nhắc lại các chi tiết cụ thể của vấn đề một cách nhẹ nhàng và thận trọng
Nhắc đi nhắc lại những thông tin cụ thể 
Không nên hứa những điều không thực tế, điều không thể có
Nên tỏ đồng cảm và thông cảm.
5.3.3 Cách giúp thân chủ khi họ đang tức giận:
Nên nhớ họ không giận bạn. Họ đang tức giận và phản ứng vô ý thức.
Để họ có cơ hội bộc lộ
Không nên để thân chủ đánh bạn
Tỏ ra tự tin. Nói với họ bạn hiểu họ và biết họ đang tức giận và bực bội, nhưng bạn có mặt và bạn sẽ cố gắng giúp họ một cách tích cực.
Không nên tranh cãi với thân chủ trong tình trạng khủng hoảng.
5.3.4 Cách giúp thân chủ trong lúc đau khổ:
Lắng nghe tích cực
Trấn an thân chủ
Tránh không phán xét
Tạo điều kiện cho thân chủ phát biểu cảm tưởng
Nhận xét với thân chủ rằng cảm tưởng buồn là rất bình thường
Tỏ ra đồng cảm, lo lắng và nâng đỡ tinh thần.
3.2. 2. Phương pháp CTXH với nhóm
- Áp dụng phương pháp nhóm khi có nhiều học sinh có vấn đề tương tự nhau.
- Qua sinh hoạt nhóm, cán bộ xã hội giúp các học sinh có vấn đề học kinh nghiệm lẫn nhau trong cách giải quyết vấn đề.
- Sử dụng áp lực của nhóm để thay đổi hành vi.
- Thiết lập mục tiêu hợp tác, tạo môi trường thành đạt cho học sinh qua các sinh hoạt ngọai khóa để học sinh có thêm động lực mới.
- Giúp học sinh giải quyết các vấn đề: thiếu tự tin, kiểm soát cơn nóng giận, xây dựng mối quan hệ, vượt khó, tăng cường kỹ năng sống để phòng ngừa tệ nạn xã hội.
Câu hỏi ôn tập chương 3
Hãy nêu các vấn đề trong trường học hiện nay? Hãy phân tích một vấn đề bạn cho là cấp thiết nhất có ảnh hưởng đến quá trình dạy và học.
Nguồn gốc của các vấn đề học sinh gặp phải từ đâu? Cho ví dụ.
Các vấn đề của giáo viên là gì? Cho ví dụ.
Anh (chị) hãy trình bày các cách ứng phó của học sinh trước những khó khăn.
Quản lý ca là gì? Phân tích các bước trong tiến trình quản lý ca.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_cong_tac_xa_hoi_trong_truong_hoc_ban_dep.docx