Chương trình giáo dục Phổ thông môn Giáo dục công dân

Giáo dục công dân (môn Đạo đức ở cấp tiểu học, môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp trung học phổ thông) giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn Giáo dục công dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõicủa người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản: Đạo đức và Giáo dục công dân là các môn học bắt buộc. Nội dung chủ yếu của môn học là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật và kinh tế. Những nội dung này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật phù hợp với lứa tuổi; mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; được lồng ghép với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, những học sinh có định hướng theo học các ngành Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính, Pháp luật,. hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học được chọn học một số Chuyên đềhọc tập. Các Chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh

pdf 59 trang yennguyen 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục Phổ thông môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục Phổ thông môn Giáo dục công dân

Chương trình giáo dục Phổ thông môn Giáo dục công dân
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT 
 ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Hà Nội, 2018
2 
MỤC LỤC 
Trang 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ...................................................................................................................................................... 3 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ................................................................................................................ 3 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH .......................................................................................................................................... 5 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ......................................................................................................................................................... 6 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC ................................................................................................................................................... 13 
LỚP 1 ................................................................................................................................................................................... 18 
LỚP 2 ................................................................................................................................................................................... 20 
LỚP 3 ................................................................................................................................................................................... 22 
LỚP 4 ................................................................................................................................................................................... 24 
LỚP 5 ................................................................................................................................................................................... 26 
LỚP 6 ................................................................................................................................................................................... 28 
LỚP 7 ................................................................................................................................................................................... 31 
LỚP 8 ................................................................................................................................................................................... 34 
LỚP 9 ................................................................................................................................................................................... 37 
LỚP 10 ................................................................................................................................................................................. 39 
LỚP 11 ................................................................................................................................................................................. 44 
LỚP 12 ................................................................................................................................................................................. 49 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC........................................................................................................................................... 52 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ................................................................................................................................ 53 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ............................................................................... 54 
3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Giáo dục công dân (môn Đạo đức ở cấp tiểu học, môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, môn Giáo dục kinh tế 
và pháp luật ở cấp trung học phổ thông) giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi 
của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn Giáo dục công dân góp phần bồi 
dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõicủa người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận 
thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm 
việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. 
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản: Đạo đức và Giáo dục công dân là các môn học bắt buộc. Nội dung chủ yếu của môn học 
là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật và kinh tế. Những nội dung này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản 
thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và 
ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. 
Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học được lựa chọn theo nguyện 
vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp 
luật phù hợp với lứa tuổi; mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ 
thông của học sinh; được lồng ghép với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và 
thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, những học sinh có định hướng theo học các ngành 
Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính, Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học 
được chọn học một số chuyên đềhọc tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kĩ năng vận 
dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh. 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
Chương trình môn Giáo dục công dân tuân thủ các định hướng nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời, xuất phát từ 
đặc điểm môn học, nhấn mạnh các quan điểm sau: 
4 
1. Chương trình môn Giáo dục công dân bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn, được xây dựng trên cơ 
sở: đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các thành tựu nghiên cứu về tâm lí học, giáo dục học, đạo đức 
học, luật học, lí luận chính trị và kinh tế học; kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển chương trình môn Giáo dục 
công dân; các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và giá trị chung của nhân loại; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện 
kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và 
khả năng học tập. 
2. Chương trình môn Giáo dục công dân bảo đảm tính hệ thống. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, nội dung môn Đạo đức 
(cấp tiểu học) và môn Giáo dục công dân (cấp trung học cơ sở) được xây dựng theo hướng đồng tâm và phát triển,dựa trên 
các mạch nội dung giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật và xoay quanh các mối quan hệ của con người với bản 
thân và người khác, với cộng đồng, đất nước, nhân loại, công việc và môi trường tự nhiên; mở rộng và nâng cao dần từ cấp 
tiểu học đến cấp trung học cơ sở. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, nội dung môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 
(cấp trung học phổ thông) được xây dựng theo hướng phát triển tuyến tính, xoay quanh các quan hệ kinh tế và pháp luật, từ 
kinh tế vĩ mô đến kinh tế vi mô, từ hệ thống chính trị và pháp luật đến quyền và nghĩa vụ công dân. 
3. Chương trình môn Giáo dục công dân chú trọng tích hợp các nội dung giáo dục trong nội bộ môn học về kĩ năng sống, 
đạo đức, pháp luật, kinh tế và tích hợp nhiều chủ đề giáo dục cần thiết như: môi trường, bình đẳng giới, di sản văn hoá, phòng 
chống tệ nạn xã hội, tài chính,... Những nội dung này gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn của học sinh, gắn liền với các sự 
kiện có tính thời sự trong đời sống đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của địa phương, đất nước và thế giới. 
4. Chương trình môn Giáo dục công dân được xây dựng theo hướng mở. Chương trình chỉ quy định những yêu cầu cần 
đạt; những nội dung dạy học cơ bản, cốt lõi cho mỗi cấp học, lớp học nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt; những định hướng 
chung về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục. Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt và định hướng chung của 
chương trình, các tác giả sách giáo khoa, cơ sở giáo dục và giáo viên môn Giáo dục công dân chủ động, sáng tạo trong quá 
trình thực hiện và phát triển chương trình. 
5 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
1. Mục tiêu chung 
Chương trình môn Giáo dục công dân góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, 
nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm;các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh 
hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội,nhằm đáp ứng nhu cầu phát 
triển của cá nhânvà yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. 
2. Mục tiêu cấp tiểu học 
a) Bước đầu hình thành, phát triểnở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luậtvà sự 
cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thânvà người khác, với công việc, cộng đồng, đất nước, 
nhân loại và môi trường tự nhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực: yêu gia đình, quê hương, đất 
nước; yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; 
chăm học, chăm làm; trung thực; cótrách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân. 
b) Giúp học sinh bước đầu nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi của bản thân; biết quan sát, tìm hiểu 
về gia đình, quê hương, đất nước và về các hành vi ứng xử; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân,hình thành thói 
quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt. 
3. Mục tiêu cấp trung học cơ sở 
a) Giúp học sinh có hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực đó; 
tự hào về truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc; tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác; tự giác, tích cực 
học tập và lao động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống; có trách nhiệm với bản thân, 
gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và môi trường sống. 
6 
b) Giúp học sinh có tri thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật; đánh giá được thái độ, hành 
vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn 
mực đạo đức, pháp luật; thực hiện được các công việc để đạt mục tiêu, kế hoạch hoàn thiện, phát triển bản thân; biết cách 
thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh, thích ứng với xã hội biến đổi và giải quyết các vấn đề 
đơn giản trong đời sống của cá nhân, cộng đồng phù hợp với giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức, quy tắc của cộng đồng, 
quy định của pháp luật và lứa tuổi. 
4. Mục tiêu cấp trung học phổ thông 
a) Giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất đã được hình thành, phát triển ở cấp trung học cơ sở:Có hiểu biết và 
tình cảm, niềm tin về những giá trị đạo đứccủa dân tộc và thời đại,đường lối phát triển đất nước của Đảng và quy định của 
pháp luật về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; tích cực, tự giác học tập và tham gia lao động, sản xuất phù hợp với khả 
năng của bản thân;có trách nhiệm công dân trong thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước để góp phần bảo 
vệ, xây dựng Tổ quốc; tôn trọng quyền, nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật; nhận thức, hành động 
theo lẽ phải và sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, chống các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong xã hội. 
b) Giúp học sinh củng cố, nâng cao các năng lực đã được hình thành, phát triển ở cấp trung học cơ sở:Phân tích, đánh 
giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh thái độ, 
hành vi theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật; lập được mục tiêu, kế hoạch hoàn thiện, phát triển bản thân và thực hiện được 
các công việc học tập, rèn luyện để đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra; có kiến thức phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật; vận 
dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng, vấn đề, tình huống trong thực tiễn cuộc sống; 
có khả năng tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời 
sống xã hội và trong các hoạt động kinh tế; có kĩ năng sống, bản lĩnh để tiếp tục học tập, làm việc và thực hiện các quyền, 
nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
7 
Môn Giáo dục công dân góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù 
hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể. 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù 
Các năng lực được hình thành, phát triển trong môn Giáo dục công dân(năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển 
bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội) là biểu hiện đặc thù của các năng lực chung và năng lực 
khoa học đã nêu trong Chương trình tổng thể. Yêu cầu cần đạtvề các năng lực nàyđối với mỗi cấp học như sau: 
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông 
NĂNG LỰC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI 
Nhận thức 
chuẩn mực 
hành vi 
– Nhận biết được một số chuẩn 
mực hành vi đạo đức và pháp 
luật thường gặp phù hợp với lứa 
tuổivà sự cần thiết của việc thực 
hiện theo các chuẩn mực đó. 
–Có kiến thức cần thiết, phù 
hợp để nhận thức, quản lí, tự 
bảo vệ bản thân và duy trì mối 
quan hệ hoà hợp với bạn bè. 
– Nhận biết được sự cần thiết 
của giao tiếp và hợp tác; trách 
nhiệm của bản thân và của 
nhóm trong hợp tác nhằm đáp 
ứng các nhu cầu của bản thân 
và giải quyết các vấn đề học 
– Nhận biết được những chuẩn 
mực đạo đức, pháp luật phổ 
thông, cơ bản, phù hợp với lứa 
tuổi và giá trị, ý nghĩa của các 
chuẩn mực hành vi đó. 
–Có kiến thức cơ bản để nhận 
thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân 
và thích ứng với những thay đổi 
trong cuộc sống. 
– Nhận biết được mục đích, nội 
dung, phương thức giao tiếp và 
hợp tác trong việc đáp ứng các 
nhu cầu của bản thân và giải 
quyết các vấn đề học tập, sinh 
hoạt hằng ngày. 
– Hiểu được trách nhiệm của công 
dân trong bảo vệ, xây dựng, hoàn 
thiện hệ thống chính trị; chấp 
hànhHiến pháp, pháp luật nước 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam; thực hiện quyền và nghĩa vụ 
công dân trong các lĩnh vực của đời 
sống xã hội. 
– Hiểu được trách nhiệm của công 
dân trong thực hiện đường lối, chủ 
trương của Đảng, chính sách, pháp 
luật của Nhà nước về các hoạt 
động kinh tế; các chuẩn mực đạo 
đ ... ng biến đổi văn hoá, xã hội do tác động của sự phát 
triển kinh tế. 
– Thực hiện được bài tập nghiên cứu về tác động tích cực hoặc tiêu cực của phát triển 
52 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
kinh tế đến văn hoá, xã hội; giải pháp hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực. 
– Biết đánh giá một số biện pháp và chính sách đang áp dụng trong thực tế xã hội nhằm 
giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hoá, xã hội. 
Chuyên đề 12.2: Một số vấn đề 
về Luật Doanh nghiệp 
– Nêu được khái niệm Luật Doanh nghiệp và nội dung cơ bản của Luật Doanh nghiệp. 
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm các quy định của Luật Doanh nghiệp. 
– Phân tích, đánh giá, tham gia tranh luận được một số vấn đề đơn giản thường gặp trong 
đời sống liên quan đến Luật Doanh nghiệp. 
–Tích cực, chủ động vận động người khác thực hiện đúng Luật Doanh nghiệp; phê phán 
các hành vi vi phạm Luật Doanh nghiệp. 
Chuyên đề 12.3: Việt Nam trong 
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 
– Bước đầu phân tích được những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong hội nhập 
kinh tế quốc tế. 
– Nêu được đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước. 
– Nêu được những thành tựu và hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt 
Nam; một số biện pháp và chính sách đang áp dụng trong thực tế nhằm giải quyết các vấn 
đề liên quan đến kinh tế, văn hoá, xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 
–Trình bày được khái niệm công dân toàn cầu và các vấn đề hợp tác quốc tế, giải quyết 
xung đột quốc tế về kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 
Môn Giáo dục công dân hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất và năng lực của người công dân thông qua các 
bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, nghĩa là chuyển các giá trị văn hoá, đạo đức, các kiến thức pháp luật, kinh tế 
thành ý thức và hành vi của người công dân. Do vậy, giáo viên phải có phương pháp giáo dục phù hợp, cụ thể là: 
53 
1. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống 
thực tiễn, trường hợp điển hình; tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sống xung 
quanh, gần gũi với đời sống học sinh trong việc phân tích, đối chiếu, minh hoạ để các bài học vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ 
nhàng, hiệu quả; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển 
kĩ năng và thái độ tích cực, trên cơ sơ đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai. 
2. Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực 
hoá hoạt động của người học; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: giải quyết vấn đề, 
phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu những tấm gương công dân tiêu biểu; xử lí tình huống có tính thời sự về đạo 
đức, pháp luật và kinh tế trong cuộc sống hằng ngày; thảo luận nhóm; đóng vai; dự án;... 
3. Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy 
học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống 
cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho 
học sinh. 
4. Phối hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và xã hội. 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 
Đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần 
đạt của mỗi lớp học, cấp họcnhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh tại thời điểm nhất định trong quá 
trình phát triển của bản thân;đồng thời cung cấp thông tin để giáo viên điều chỉnh việc dạy học và cơ quan quản lí giáo dục 
thực hiện phát triển chương trình. Đánh giá kết quả giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu sau: 
1. Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận, bài tập 
thực hành, bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài tập nghiên cứu, dự án nghiên cứu,...) với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện 
về thái độ, hành vi của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, 
tập thể hay cộng đồng và trong sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. 
54 
Chú trọng sử dụng các bài tập xử lí tình huống được xây dựng trên cơ sở gắn kiến thức của bài học với thực tiễn đời 
sống, đặc biệt là những tình huống, sự việc, vấn đề, hiện tượng của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với học sinh. 
Tăng cường các câu hỏi mở gắn với thực tiễn trong các bài tập kiểm tra, đánh giá để học sinh được thể hiện phẩm chất và 
năng lực. 
Việc đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia vào các 
hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường, ở nhà và ở cộng đồng cần dựa trên phiếu nhận xét của giáo viên, học sinh, gia đình 
hoặc các tổ chức xã hội. 
2. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh 
và đánh giá của cộng đồng, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của học sinh. 
3. Kết quả đánh giá sau mỗi học kì và cả năm học đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giáquá trình và đánh 
giá tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
1. Giải thích thuật ngữ 
a) Một số thuật ngữ chuyên môn sử dụng trong chương trình 
– Giáo dục công dân là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch giúp học sinh hình thành, phát triển 
những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm, nhận thức, niềm tin, cách ứng xử, kĩ 
năng sống, bản lĩnh để phát triển và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ 
quốc và hội nhập quốc tế. 
– Giáo dục đạo đức là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm giáo dục học sinh ý thức, hành vi 
đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và quy định của pháp luật; trên cơ sở đó hình thành, phát triển cho học sinh 
các phẩm chất đạo đức chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và 
thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. 
55 
– Giáo dục kĩ năng sống là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch để hình thành cho học sinh những 
hành động tích cực, hành vi lành mạnh, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật để tự nhận thức, quản lí và tự bảo vệbản 
thân; trên cơ sở đó hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt 
Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. 
– Giáo dục pháp luật là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch giúp học sinh có ý thức, hành vi phù hợp 
với quy định của pháp luật; có tri thức phổ thông, cơ bản, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp về pháp 
luật, trên cơ sở đó hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam, đáp ứng 
nhu cầu phát triển cá nhân và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. 
– Giáo dục kinh tế là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch giúp học sinh có ý thức và hoạt động kinh tế 
phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật; có tri thức phổ thông, cơ bản, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề 
nghiệp về kinh tế; trên cơ sở đó hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt 
Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. 
– Năng lực điều chỉnh hành vilà năng lực nhận biết chuẩn mực hành vi, đạo đức, pháp luật; đánh giá hành vi ứng xử 
của bản thân và người khác; từ đó có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. 
– Năng lực phát triển bản thân: là năng lực tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm 
nâng cao giá trị bản thân, đạt những mục tiêu cuộc sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
– Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội: là năng lực nhận thứccác hiện tượng kinh tế - xã hội và 
tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng, lao động sản xuất phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi. 
b) Một số từ ngữ mô tả mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt 
Chương trình môn Giáo dục công dân sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực 
của người học. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động 
có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo 
56 
viên có thể dùng những động từ nêu dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình 
huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh. 
Mức độ Động từ mô tả mức độ 
Biết - Phát biểu được hoặc nêu được (khái niệm, ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật;...). 
- Nêu được, liệt kê được, kể ra được, nhắc lại được (biểu hiện của chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp 
luật; cách thể hiện cảm xúc, thái độ; vai trò của tiền, cách sử dụng tiền; các tình huống cần tìm kiếm sự hỗ 
trợ, các quy định của pháp luật;...). 
- Nhận biết được (sự cần thiết phải thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật; hậu quả của các tình 
huống nguy hiểm, không an toàn;...). 
- Phân biệt được (thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và thái độ, hành vi vi phạm 
chuẩn mực đạo đức, pháp luật; tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế;...). 
- Thu thập được, trích dẫn được, tìm được thông tin (về các hành vi, nhân vật, sự kiện, tình huống trong 
đời sống hằng ngày và trong sách, báo, mạng Internet;... để bổ sung dữ liệu cho nội dung bài học và nâng 
cao năng lực tự học). 
Hiểu - Trình bày được, mô tả được (hậu quả của lạm phát, thất nghiệp; một số nét trong văn hoá tiêu dùng Việt 
Nam; kế hoạch kinh doanh của bản thân;...). 
- Giải thích được, diễn giải được (ý nghĩa, sự cần thiết của việc thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức, 
pháp luật; nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh; tính hai mặt của cạnh tranh trong nền kinh tế; nguyên nhân 
của lạm phát, thất nghiệp; vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế; sự cần thiết phải giải quyết các vấn 
đề tác động của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên; sự cần thiết phải hội nhập kinh tế quốc tế;...). 
- Phân tích được, lí giải được (một số tình huống đơn giản trong đời sống về thực hiện pháp luật, vi phạm 
pháp luật, trách nhiệm pháp lí; bài học thành công hoặc thất bại trong quá trình kinh doanh của một doanh 
nghiệp nhỏ cụ thể; những nỗ lực của chính quyền và người dân nhằm giải quyết vấn đề môi trường phát 
sinh do tác động của đô thị hoá và phát triển kinh tế;...). 
- Đánh giá được, nhận xét được (thái độ, hành vi của bản thân và người khác theo chuẩn mực đạo đức, 
57 
Mức độ Động từ mô tả mức độ 
pháp luật; tác hại của hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật; một số vấn đề đơn giản thường gặp 
về pháp luật, kinh tế; một số biện pháp và chính sách đang áp dụng trong thực tế nhằm giải quyết tác động 
của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên;...). 
Vận dụng - Phát hiện được, chỉ ra được (các hiện tượng, sự kiện, tình huống, vấn đề của đời sống đạo đức, pháp luật 
và kinh tế; nguyên nhân của những biến động văn hoá, xã hội do tác động của phát triển kinh tế;...). 
- Xác định được (trách nhiệm của bản thân với tư cách công dân; lí tưởng sống của bản thân; định hướng 
nghề nghiệp của bản thân;...). 
- Thực hiện được (hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật; hành vi, hành động lành 
mạnh, tích cực để tự bảo vệ, phát triển bản thân;...). 
- Điều chỉnh được, kiểm soát được (cảm xúc, thái độ, hành vi, thói quen của bản thân phù hợp với chuẩn 
mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi). 
- Thích ứng được (những thay đổi của cuộc sống). 
- Hình thành được (nền nếp sinh hoạt) 
- Đồng tình, ủng hộ hoặc nhắc nhở, khích lệ, giúp đỡ (người khác thực hiện hành vi phù hợp với chuẩn 
mực đạo đức và pháp luật). 
- Không đồng tình hoặc phê phán, phản đối (những thái độ, hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật). 
- Áp dụng được(các nguyên tắc, phương pháp quản lí tiền trong tình huống thực tế; biết cách tiết kiệm, tạo 
và quản lí ngân sách cá nhân). 
- Lập được, thiết kế được, xây dựng được (mục tiêu, kế hoạch của cá nhân để thực hiện các công việc của 
bản thân trong học tập và trong cuộc sống; kế hoạch kinh doanh của bản thân; kế hoạch thu, chi trong gia 
đình;...). 
- Có khả năng tham gia (một số hoạt động kinh tế – xã hộiphù hợp với lứa tuổi). 
- Đề xuất được, thực hiện được, lựa chọn được (giải pháp phù hợp để xử lí một số tình huống đạo đức, pháp 
luật, kinh tế,). 
58 
2.Thời lượng thực hiện chương trình 
a) Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp (theo số tiết học) 
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
35 35 35 35 35 35 35 35 35 70 70 70 
Ở cấp trung học phổ thông, mỗi lớp có thêm 35 tiết/năm học cho các chuyên đề học tập lựa chọn. 
b) Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục ở các lớp 
Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu 
cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Tỉ lệ % thời lượng các nội dung giáo dụcnhư sau: 
Nội dung 
giáo dục 
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông 
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
Giáo dục đạo 
đức 
60% 55% 55% 55% 55% 35% 35% 35% 35% 
Giáo dục kĩ 
năng sống 
30% 25% 25% 15% 25% 20% 20% 20% 20% 
Giáo dục 
kinh tế 
10% 10% 10% 10% 10% 10% 45% 45% 45% 
Giáo dục 
pháp luật 
10% 10% 10% 25% 25% 25% 25% 45% 45% 45% 
Thời lượng còn lại của chương trình dành cho các hoạt động đánh giá định kì. 
59 
c) Thời lượng (số tiết) dành cho các chuyên đề học tập ở cấp trung học phổ thông,bao gồm cả thời lượng dành cho đánh 
giá như sau: 
Tên chuyên đề học tập Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
Chuyên đề 10.1: Tình yêu, hôn nhân, gia đình 10 
Chuyên đề 10.2: Mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ 15 
Chuyên đề 10.3: Một số vấn đề về pháp luật hình sự 10 
Chuyên đề 11.1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi môi trường tự nhiên 15 
Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về pháp luật lao động 10 
Chuyên đề 11.3: Một số vấn đề về pháp luật dân sự 10 
Chuyên đề 12.1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hoá, xã hội 10 
Chuyên đề 12.2: Một số vấn đề về Luật Doanh nghiệp 10 
Chuyên đề 12.3: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 15 
3. Thiết bị dạy học 
Ngoài các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông nêu trong Chương trình tổng thể, môn Giáo dục công 
dân cần được trang bị các tư liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp với đặc trưng của môn học và điều kiện thực tế 
như: tranh, ảnh, băng, đĩa, sách và tài liệu tham khảo có nội dung giáo dục về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế và pháp luật; 
máy chiếu; tivi;... 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_giao_duc_cong_dan.pdf