Xây dựng ý thức tự học, tự rèn luyện cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở trường sĩ quan chính trị

Abstract: Building a self-study, self-training consciousness for learners, improving the quality of

education, meeting the requirements of educational and training tasks is an objective requirement

and is also an important task of each university. From the reality of the innovation process in

education and training at university in past years, the article provides some experiences in building

a self-study, self-training consciousness for learner training being political cadet officer in Political

Officer University.

pdf 5 trang yennguyen 2980
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng ý thức tự học, tự rèn luyện cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở trường sĩ quan chính trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng ý thức tự học, tự rèn luyện cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở trường sĩ quan chính trị

Xây dựng ý thức tự học, tự rèn luyện cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở trường sĩ quan chính trị
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 5-9 
5 
XÂY DỰNG Ý THỨC TỰ HỌC, TỰ RÈN LUYỆN 
CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI 
Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ 
Nguyễn Tuấn Lâm - Trường Sĩ quan Chính trị 
Ngày nhận bài: 05/11/2018; ngày sửa chữa: 12/11/2018; ngày duyệt đăng: 20/11/2018. 
Abstract: Building a self-study, self-training consciousness for learners, improving the quality of 
education, meeting the requirements of educational and training tasks is an objective requirement 
and is also an important task of each university. From the reality of the innovation process in 
education and training at university in past years, the article provides some experiences in building 
a self-study, self-training consciousness for learner training being political cadet officer in Political 
Officer University. 
Keywords: Self-study, self-training, improve, foster, measure. 
1. Mở đầu 
Ý thức tự học, tự rèn luyện là điều kiện cần thiết ở 
mỗi người học. Đối với học viên (HV) đào tạo (ĐT) sĩ 
quan, ý thức tự giác học tập và rèn luyện là một trong 
những phẩm chất nhân cách của quân nhân cách mạng 
nói chung, HV ĐT sĩ quan chính trị cấp phân đội nói 
riêng. Nhờ có ý thức tự giác mà HV luôn nhận thức đúng 
đắn về mục đích, vai trò, tác dụng của quá trình học tập, 
rèn luyện, từ đó có tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo 
trong lĩnh hội tri thức khoa học, trong tu dưỡng rèn luyện 
các phẩm chất nhân cách để trở thành người HV sĩ quan 
chính trị mẫu mực, toàn diện. 
Chất lượng và hiệu quả mọi hoạt động giáo dục (GD), 
ĐT của nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 
ý thức tự giác học tập, rèn luyện của HV. Ý thức tự giác 
học tập và rèn luyện của HV là cơ sở quan trọng để biến 
quá trình ĐT của nhà trường thành quá trình “tự ĐT của 
HV” theo phương châm: “Kết hợp GD, rèn luyện phẩm 
chất chính trị, đạo đức cách mạng, phong cách, tác phong 
công tác của người cán bộ chính trị (CBCT), giáo viên 
khoa học xã hội và nhân văn với bồi dưỡng kiến thức, năng 
lực thực hành; gắn ĐT với truyền thụ kinh nghiệm chiến 
đấu, lí luận với thực tiễn, học đi đôi với hành; kết hợp dạy 
và học với nghiên cứu khoa học; kết hợp ĐT tại trường với 
rèn luyện trong thực tiễn ở đơn vị và ngoài xã hội” [1; tr 2]. 
Trường Sĩ quan Chính trị là một trong những trung 
tâm GD-ĐT và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 
có uy tín của quân đội và đất nước. Trong những năm 
qua, chất lượng ĐT CBCT viên cấp phân đội của Nhà 
trường đã không ngừng được nâng cao; đa số HV đã 
nhận thức tốt mục tiêu, yêu cầu ĐT; có động cơ, thái độ 
học tập và rèn luyện đúng đắn. Bên cạnh những ưu điểm 
cơ bản, vẫn còn một bộ phận HV còn mơ hồ trong nhận 
thức mục tiêu, yêu cầu ĐT của Nhà trường, động cơ học 
tập và rèn luyện chưa rõ ràng, chưa tích cực, tự giác trong 
rèn luyện dẫn đến kết quả học tập còn hạn chế. 
Từ thực tiễn quá trình đổi mới GD-ĐT của Nhà 
trường trong những năm qua, bài viết đưa ra một số kinh 
nghiệm trong xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn 
luyện cho HV ĐT CBCT cấp phân đội ở Trường Sĩ quan 
Chính trị. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Vai trò của xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn 
luyện cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội 
Xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện cho HV 
ĐT CBCT cấp phân đội ở Trường Sĩ quan Chính trị giữ 
vai trò quan trọng, là yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả 
học tập và rèn luyện của HV, nhằm giúp HV phát huy 
tính tích cực, tự giác, chủ động đọc giáo trình, tài liệu 
tham khảo, các thông tin có liên quan; nhờ có ý thức tự 
giác học tập và rèn luyện mà HV hiểu sâu, mở rộng, củng 
cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc nhờ việc tự 
phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận dụng 
các kiến thức đã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ 
học tập mới, đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu GD-ĐT ở Nhà 
trường. Ý thức tự giác học tập và rèn luyện là yếu tố bên 
trong, là cơ sở để các yếu tố khác phát huy tác dụng. Mọi 
tác động của các yếu tố khách quan bên ngoài như môi 
trường học tập, đơn vị quản lí HV, lớp học, cán bộ quản 
lí, đội ngũ giảng đều phải được thông qua yếu tố chủ 
quan bên trong là ý thức tự giác học tập và rèn luyện mới 
tạo ra được sức mạnh thúc đẩy tinh thần hăng say học 
tập, rèn luyện của HV. Do vậy, xây dựng ý thức tự giác 
học tập và rèn luyện cho HV là yếu tố quan trọng nhất, 
suy đến cùng quyết định kết quả tự học tập và rèn luyện 
của họ. Bởi vì, cho dù việc dạy học có hay, có tốt đến đâu 
nhưng nếu HV không tập trung, không tích cực, không 
tự giác học tập và rèn luyện thì không thể có kết quả học 
tập và rèn luyện tốt. Do đó, xây dựng ý thức tự giác học 
tập và rèn luyện cho HV chính là nhằm nâng cao chất 
lượng GD-ĐT của Nhà trường. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 5-9 
6 
Ngoài ra, xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện 
cho HV còn góp phần hình thành, phát triển, hoàn thiện 
nhân cách người CBCT tương lai. Nghị quyết số 86/NQ-
ĐUQSTW ngày 29/03/2007 của Đảng uỷ Quân sự Trung 
ương (nay là Quân ủy Trung ương) xác định: “ĐT đội ngũ 
cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức cách 
mạng trong sáng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ 
quốc và nhân dân; tập trung ĐT theo chức vụ có trình độ 
học vấn tương ứng” [2; tr 12]. Như vậy, quá trình ĐT 
CBCT cấp phân đội ở Nhà trường là quá trình ĐT hình 
thành, hoàn thiện, phát triển nhân cách người CBCT. Để 
có phẩm chất, nhân cách CBCT tốt, HV phải tự giác học 
tập, tự tu dưỡng và rèn luyện, phấn đấu trong suốt quá trình 
học tập tại Nhà trường. Kết quả học tập và rèn luyện cuối 
năm, cuối khóa của HV phụ thuộc rất lớn vào quá trình tự 
giác học tập và rèn luyện liên tục, tích cực, chủ động, 
thường xuyên trong suốt năm học. Như vậy, xây dựng ý 
thức tự giác học tập và rèn luyện cho HV có vai trò to lớn 
trong việc hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của 
họ trong quá trình ĐT tại Nhà trường. 
2.2. Yêu cầu xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện 
cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội 
2.2.1. Xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện phải 
bám sát mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo của Nhà 
trường và sự phát triển của thực tiễn 
Đây là yêu cầu chủ đạo, có tính nguyên tắc, bao trùm, 
xuyên suốt có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng 
ý thức tự giác học tập và rèn luyện cho HV ĐT CBCT cấp 
phân đội ở Nhà trường. Bám sát mục tiêu, yêu cầu ĐT của 
Nhà trường và sự phát triển của thực tiễn là cơ sở định 
hướng đúng đắn để các tổ chức, các lực lượng có liên quan 
thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp 
phù hợp theo hướng tích cực nhằm phát huy ý thức tự giác 
học tập và rèn luyện của HV. Mục tiêu, yêu cầu ĐT của 
Nhà trường là quy chuẩn để bảo đảm quá trình xây dựng 
ý thức tự giác học tập và rèn luyện cho HV đi đúng định 
hướng nhằm nâng cao chất lượng GD-ĐT của Nhà trường. 
Yêu cầu trên cho thấy, đối với các tổ chức, các lực lượng, 
đặc biệt là lãnh đạo, chỉ huy các hệ, tiểu đoàn quản lí HV, 
đội ngũ giảng viên các khoa cần quán triệt sâu sắc mục 
tiêu, yêu cầu ĐT của Nhà trường cho HV nắm chắc mục 
tiêu, yêu cầu ĐT CBCT viên cấp phân đội trong giai đoạn 
hiện nay. Đồng thời, phải bám sát sự vận động, phát triển 
của thực tiễn để bảo đảm quá trình xây dựng ý thức tự giác 
học tập và rèn luyện cho HV vừa trang bị được kiến thức, 
trí thức mới, đồng thời rèn luyện được kĩ năng tự giác học 
tập và rèn luyện theo hướng tích cực nhằm phát huy khả 
năng sáng tạo, năng động của HV. 
2.2.2. Xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện cho 
học viên phải được tiến hành một cách tích cực, thường 
xuyên, toàn diện 
Biểu hiện của ý thức tự giác học tập và rèn luyện của 
HV bao gồm nhận thức, thái độ, hành vi của người học. 
Mỗi yếu tố có vị trí khác nhau và liên quan chặt chẽ với 
nhau, trong đó nhận thức giữ vị trí hàng đầu. Chỉ trên cơ 
sở giác ngộ mục tiêu, lí tưởng của Đảng, nhiệm vụ của 
quân đội, mục tiêu, yêu cầu ĐT của Nhà trường, HV mới 
thực sự tích cực, chủ động tự giác học tập và rèn luyện; tuy 
nhiên có nhận thức đúng, thái độ đúng vẫn chưa đủ mà 
phải có hành động đúng. Bởi vậy, trong xây dựng ý thức 
tự giác học tập và rèn luyện cho HV ĐT CBCT cấp phân 
đội phải chú trọng toàn diện cả ba mặt nhận thức, thái độ, 
hành vi và hướng toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện của 
HV vào thực hiện kế hoạch, nội dung xây dựng ý thức tự 
giác học tập và rèn luyện trong năm học và của cả khoá 
học. Mặt khác, ý thức tự giác học tập và rèn luyện của 
người HV diễn ra sẽ có nhiều yếu tố tác động đến tinh thần 
và sức khoẻ... nếu không có sự GD quan tâm động viên 
kịp thời, dễ xảy ra tư tưởng ngại học, ngại rèn, giảm ý chí 
phấn đấu. Do đó, xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn 
luyện cho HV ĐT CBCT viên cấp phân đội phải được tiến 
hành một cách tích cực, thường xuyên, toàn diện. 
2.2.3. Xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện cho 
học viên phải hướng mọi hoạt động của các tổ chức, các 
lực lượng vào việc nâng cao kết quả học tập, rèn luyện 
và phát triển phẩm chất nhân cách, biến quá trình đào 
tạo thành quá trình tự đào tạo 
Xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện cho HV 
với mục đích cao nhất là nâng cao kết quả học tập, nhằm 
phát triển phẩm chất nhân cách cho người học, biến quá 
trình ĐT thành quá trình tự ĐT. Vì vậy, mọi hoạt động của 
các tổ chức, lực lượng cần bám sát vào nội dung, chương 
trình và kế hoạch ĐT của Nhà trường. Cần khắc phục quan 
niệm cho rằng, chất lượng, kết quả học tập của HV là do 
công tác quản lí, duy trì đơn thuần của đơn vị quản lí HV 
dẫn đến biểu hiện xem nhẹ và buông lỏng trong xây dựng 
kế hoạch, nội dung, mục tiêu, yêu cầu ĐT đối với HV. Để 
góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu ĐT, đòi hỏi các tổ 
chức, lực lượng cần làm tốt công tác GD chính trị tư tưởng, 
làm cho HV nhận thức sâu sắc mục tiêu, yêu cầu, phương 
châm ĐT; từ đó xây dựng động cơ, thái độ, trách nhiệm xây 
dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện đúng đắn cho HV. 
Mặt khác, cần thực hiện tốt công tác tổ chức, quản lí, nhất là 
duy trì và thực hiện chặt chẽ các chế độ, nền nếp học tập, 
sinh hoạt trên lớp và ở đơn vị; đồng thời, tạo mọi điều kiện 
và môi trường thuận lợi cho HV tích cực, chủ động tự giác 
học tập, tự quản, tự rèn theo kế hoạch đã xác định. 
2.3. Kinh nghiệm xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn 
luyện cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội 
2.3.1. Thường xuyên coi trọng việc nâng cao nhận thức, 
trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người trong 
xây dựng ý thức tự giác học tập, rèn luyện cho học viên 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 5-9 
7 
Công tác nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, 
các ngành và mọi người trong xây dựng ý thức tự giác học 
tập, rèn luyện cho HV ĐT CBCT cấp phân đội chỉ có thể 
đạt kết quả tốt khi các tổ chức, các lực lượng mà trực tiếp 
là lãnh đạo chỉ huy hệ, tiểu đoàn, lớp, đại đội quản lí HV, 
đội ngũ giảng viên các khoa và bản thân mỗi người học 
nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của công tác xây 
dựng ý thức tự giác học tập, rèn luyện của HV. 
Trong những năm qua, để nâng cao nhận thức đúng 
đắn cho mọi đối tượng, các đơn vị đã quán triệt nghiêm 
túc các chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên và vận dụng sáng 
tạo đường lối, quan điểm về GD-ĐT của Đảng, trọng tâm 
là Nghị quyết số 86/NQ-ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự 
Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về “Công tác 
GD-ĐT trong tình hình mới”; Nghị quyết số 29-NQ/TW 
về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu 
CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng 
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; các nghị quyết của 
Đảng ủy Nhà trường về công tác GD-ĐT và quy chế ĐT 
đại học, cao đẳng của Trường Sĩ quan Chính trị năm 2018. 
Qua đó, các tổ chức, đảng viên, HV có nhận thức đúng 
đắn, thống nhất về sự cần thiết, nội dung, mục tiêu, yêu 
cầu thực hiện chương trình GD-ĐT mới của Nhà trường; 
thấy rõ công tác xây dựng ý thức tự giác học tập, rèn luyện 
của HV ĐT CBCT viên cấp phân đội là nhiệm vụ quan 
trọng, thường xuyên, từ đó nâng cao nhận thức, phát huy 
vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ này, góp 
phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của 
Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị với nhiệm vụ: “Kết hợp 
đồng bộ các biện pháp quản lí, GD, rèn luyện HV theo 
mục tiêu yêu cầu ĐT; chú trọng xây dựng động cơ, thái 
độ, nhận thức; bồi dưỡng phương pháp, tác phong công 
tác, nhất là năng lực tổ chức hoạt động công tác đảng, 
công tác chính trị; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức 
tự học, tự rèn, nâng cao thể lực cho HV” [3; tr 32-33]. 
Đồng thời, đội ngũ giảng viên cần nhận thức đầy đủ vị trí 
vai trò là chủ thể sư phạm, chủ thể GD có ảnh hưởng trực 
tiếp và sâu sắc đến quá trình hình thành phát triển nhân 
cách HV, không nên coi công tác xây dựng ý thức tự giác 
học tập, rèn luyện cho HV là công việc của cán bộ khung, 
cán bộ quản lí HV, của cơ quan chức năng. Cần quán triệt 
quan điểm người dạy không chỉ trang bị kiến thức, mà còn 
phải GD rèn luyện phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, 
lễ tiết tác phong, kỉ luật... cho HV nhằm đáp ứng với mục 
tiêu, yêu cầu ĐT của Nhà trường. Tác giả Nguyễn Cảnh 
Toàn đã viết: “Học bao giờ cũng gắn với tự học, tự rèn 
luyện để biến đổi nhân cách của mình. Người dạy giỏi là 
người dạy cho học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu, tự 
GD” [4; tr 10]. Do vậy, mỗi người giảng viên phải thực sự 
trở thành nhà sư phạm mẫu mực, không những cần có trình 
độ kiến thức chuyên môn giỏi, tay nghề sư phạm vững 
vàng mà còn phải thường xuyên là tấm gương sáng về đạo 
đức, lối sống, tác phong chuẩn mực cho HV noi theo. 
2.3.2. Phát huy vai trò của các lực lượng trong việc xây 
dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện cho học viên 
Ý thức tự giác học tập và rèn luyện theo mục tiêu, yêu 
cầu ĐT là một phẩm chất chính trị đạo đức cơ bản quan 
trọng của HV, có vai trò rất to lớn đối với quá trình hình 
thành phát triển phẩm chất, năng lực người sĩ quan tương 
lai, góp phần quan trọng xây dựng các tổ chức, các lực 
lượng vững mạnh và xây dựng Nhà trường chính quy, 
mẫu mực. Bởi vậy, các tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ 
chức quần chúng, cơ quan chính trị, CBCT các cấp trong 
Nhà trường phải coi việc xây dựng ý thức tự giác học tập 
và rèn luyện cho HV là nhiệm vụ chính trị trung tâm, 
xuyên suốt. Đồng thời, mọi hoạt động huấn luyện, quản 
lí, duy trì kỉ luật cũng như công tác đảng, công tác chính 
trị, công tác bảo đảm... trong đơn vị phải luôn hướng vào 
việc xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện cho 
HV. Chỉ trên cơ sở phát huy đầy đủ vai trò của các tổ 
chức, các lực lượng trong đơn vị mới tạo được sức mạnh 
tổng hợp trong xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn 
luyện cho HV một cách nhanh chóng và bền vững. 
Thực tế cho thấy, những kết quả đạt được trong học 
tập, rèn luyện ở các đơn vị HV trong toàn Nhà trường, 
trước hết là do cấp uỷ Đảng ở các đơn vị đó rất coi trọng 
lãnh đạo xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện 
cho HV, thường xuyên ra nghị quyết chỉ đạo, tổ chức 
quán triệt nghị quyết đến tất cả cán bộ, HV, chiến sĩ, công 
nhân viên và thường xuyên kiểm tra, kịp thời uốn nắn các 
biểu hiện xem nhẹ việc xây dựng ý thức tự giác học tập 
và rèn luyện của HV. Chỉ huy các cấp thường xuyên quán 
triệt nghị quyết chỉ đạo về xây dựng ý thức tự giác học 
tập và rèn luyện trong GD chính trị tư tưởng, huấn luyện, 
duy trì chế độ nền nếp, quy định trong học tập và rèn 
luyện. Tất cả các hoạt động đó của đơn vị đều hướng vào 
xây dựng ý thực tự giác học tập và rèn luyện cho HV. Do 
vậy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các lực lượng đã thường 
xuyên chăm lo, quan tâm, tạo điều kiện động viên, khích 
lệ HV nâng cao ý thức tự giác học tập và rèn luyện. 
2.3.3. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục bồi dưỡng của các 
tổ chức với phát huy tính tích cực, chủ động của học viên 
trong xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện 
Trong cấu trúc ý thức tự giác học tập và rèn luyện của 
HV, nhận thức giữ vai trò nền tảng, nhận thức đúng mới 
có khả năng hành động đúng. HV phải có sự giác ngộ lí 
tưởng chiến đấu, nhận thức sâu sắc nhiệm vụ chính trị của 
đất nước, của quân đội và mục tiêu yêu cầu ĐT do Nhà 
trường đề ra cho khoá học, từ đó họ mới có thái độ hành 
động tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn 
luyện. Song sự giác ngộ, lí tưởng chiến đấu cũng như GD 
hình thành động cơ đúng đắn cho người HV cần được tiến 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 5-9 
8 
hành trong suốt quá trình GD-ĐT tại Nhà trường, gắn chặt 
với việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch 
GD-ĐT của mỗi khoá học, ngành học với các hoạt động 
công tác đảng, công tác chính trị, nhiệm vụ trực ban, trực 
chiến, quản lí rèn luyện kỉ luật của đơn vị. Trong bài nói 
chuyện tại Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại 
Việt Nam, ngày 01/9/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chia 
sẻ: “Về văn hóa, tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ 
thông, năm 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần 
đầu tiên, 29 tuổi mới nghe radio lần đầu tiên” [5; tr 389]. 
Để có một trí tuệ phi thường, một tầm hiểu biết đáng 
khâm phục, được tôn vinh là “danh nhân văn hóa thế giới” 
là nhờ Người đã không ngừng học tập và rèn luyện trong 
suốt quá trình hoạt động của mình. 
Thực tiễn quá trình GD-ĐT của Nhà trường những 
năm vừa qua cho thấy, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà 
trường đã thường xuyên chú trọng xây dựng ý thức tự giác 
học tập và rèn luyện cho HV, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo 
thực hiện có chất lượng nội dung kết hợp giữa GD bồi 
dưỡng của các tổ chức với phát huy tính tích cực, chủ động 
của mọi HV trong xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn 
luyện theo đúng phương hướng, nhiệm vụ của Đại hội 
Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định: “Tiếp tục đổi mới 
mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD-ĐT theo 
hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người 
học” [6; tr 115]. Sự tiến bộ, trưởng thành về mọi mặt của 
mỗi HV phụ thuộc rất lớn vào thái độ, trách nhiệm và hoạt 
động tự GD, tự rèn luyện của họ. Tự GD, tự rèn luyện của 
HV là hoạt động có mục đích, có định hướng của mỗi cá 
nhân hướng vào việc trau dồi kiến thức, phát triển và hoàn 
thiện nhân cách của mỗi CBCT tương lai. Tự giác học tập 
và rèn luyện còn là yêu cầu khách quan với HV, bởi thực 
tiễn cuộc sống luôn vận động không ngừng; theo đó, 
nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HV với mục tiêu, yêu cầu 
ĐT cũng ngày một cao hơn đòi hỏi nhận thức, tư duy của 
người học cần nâng cao để đáp ứng sự vận động đó. Hiệu 
quả GD, rèn luyện chỉ có thể đạt kết quả cao khi bản thân 
mọi HV biết phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tự 
tổ chức một cách khoa học quá trình tự học tập và rèn 
luyện, làm cho nó trở thành nhu cầu bên trong thúc đẩy 
bản thân luôn có ý thức vươn lên. 
Quá trình học tập và rèn luyện, HV thường xuyên tự 
xem xét những tư tưởng, hành vi của mình theo đúng chuẩn 
mực mục tiêu, yêu cầu GD-ĐT của Nhà trường và những 
chuẩn mực giá trị xã hội để đánh giá mình một cách khách 
quan toàn diện, làm cơ sở cho việc phát huy tính tích cực, 
chủ động trong xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện, 
biết tự giác sửa chữa, khắc phục những sai lầm. Kiên quyết 
đấu tranh với mọi biểu hiện, hành vi vi phạm quy chế 
GD-ĐT, kỉ luật quân đội, quy định của Nhà trường, chống 
mọi biểu hiện cơ hội, gian lận trong học tập, tự do tuỳ tiện 
trong rèn luyện. Xây dựng đội ngũ CBCT viên cấp phân đội 
có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực giỏi, phương pháp tác 
phong công tác khoa học được hình thành, phát triển thông 
qua quá trình học tập và rèn luyện trong thực tiễn cách 
mạng. Trong đó, phát huy tính tích cực, chủ động của HV 
trong xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện cho HV 
tại Nhà trường là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao kết 
quả học tập và hình thành nhân cách của CBCT tương lai. 
2.3.4. Đẩy mạnh công tác tư tưởng, công tác tổ chức; đa 
dạng hoá các hình thức, biện pháp xây dựng ý thức tự 
giác học tập và rèn luyện cho học viên 
Đây là nội dung quan trọng trong xây dựng ý thức tự 
giác học tập và rèn luyện cho HV. Thực tiễn cho thấy, 
quá trình GD-ĐT tại Nhà trường hàng năm đều có sự 
thay đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của 
đất nước, quân đội và của Nhà trường trong tình hình 
mới. Bởi vậy, làm tốt công tác tư tưởng, công tác tổ chức, 
đa dạng hoá các hình thức, biện pháp xây dựng ý thức tự 
giác học tập và rèn luyện cho HV giúp họ có định hướng 
tư tưởng đúng đắn, xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội 
dung của quá trình GD-ĐT, luôn hoàn thành tốt nhiệm 
vụ học tập và rèn luyện tại Nhà trường. 
Xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện cho HV 
ĐT CBCT viên cấp phân đội, trước hết phải GD quán triệt 
mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của cách mạng, của quân đội 
và của Nhà trường. Đi cùng với các hoạt động đó là đẩy 
mạnh các hoạt động trong công tác tư tưởng và công tác tổ 
chức; bên cạnh đó, tổ chức cho các đơn vị thực hiện đúng, 
đủ, có chất lượng các nội dung, chương trình, kế hoạch 
GD-ĐT; chế độ, nội dung rèn luyện kỉ luật của quân đội, 
quy định của Nhà trường, thường xuyên tổ chức các phong 
trào thi đua, phong trào tự học, tự rèn, các hoạt động ngoại 
khoá, bổ trợ cho HV nhằm phát huy trách nhiệm chính trị, 
hành động tích cực, chủ động sáng tạo của HV trong thực 
hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Xây dựng ý thức tự 
giác học tập và rèn luyện cho HV ĐT CBCT viên cấp phân 
đội ở Nhà trường là công việc phức tạp với nhiều đối tượng 
trong những môi trường xã hội khác nhau nên cần được 
tiến hành ngay từ đầu và thực hiện thường xuyên. Bởi vậy, 
để có được kết quả xây dựng cụ thể, thiết thực phải sử dụng 
đa dạng các hình thức, biện pháp xây dựng ý thức tự giác 
học tập và rèn luyện cho HV; trong đó, xây dựng kế hoạch 
tự giác học tập và rèn luyện của cá nhân phải khoa học, cụ 
thể. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chung của khoá học, nội 
dung, kế hoạch học tập, quỹ thời gian, trình độ và đặc điểm 
nhận thức của bản thân, chủ trương lãnh đạo của cấp uỷ; 
dưới sự hướng dẫn của giảng viên và cán bộ quản lí, HV 
chủ động xây dựng kế hoạch tự giác học tập và rèn luyện 
trong từng thời gian nhất định để nâng cao trình độ kiến 
thức mọi mặt và kiên quyết thực hiện theo kế hoạch đó. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 5-9 
9 
Kế hoạch phải thể hiện rõ ràng, cụ thể mục tiêu, yêu cầu, 
nội dung, hình thức, biện pháp tự giác học tập và rèn luyện; 
cần có tính “vừa sức” để kích thích được sự say mê, hứng 
thú trong tự giác học tập và rèn luyện; tránh tâm lí chán nản, 
bi quan khi bản thân đã nỗ lực phấn đấu mà không thực 
hiện; hoặc thái độ ung dung tự mãn khi kế hoạch đạt được 
quá dễ dàng, như thế quá trình phấn đấu, rèn luyện không 
đạt hiệu quả. Nội dung tự giác học tập và rèn luyện rất phong 
phú, đa dạng, song nên lựa chọn những nội dung thích hợp 
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kĩ năng cho 
HV cũng như phẩm chất đạo đức, tác phong công tác của 
CBCT tương lai. HV căn cứ vào điều kiện và khả năng của 
bản thân mà lựa chọn hình thức, phương pháp rèn luyện cho 
phù hợp (tự xử lí thông tin của bài giảng, đọc thêm giáo 
trình, tài liệu tham khảo; tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về 
những vấn đề đã học, tự ôn tập củng cố kiến thức; tự kiểm 
tra, đánh giá kết quả rèn luyện chấp hành kỉ luật và các quy 
định...); không được dựa vào những khó khăn của bản thân, 
của đơn vị để cắt xén hoặc bỏ không thực hiện kế hoạch tự 
giác học tập và rèn luyện; cần khắc phục thái độ tự bằng 
lòng với kết quả học tập của mình, không chịu đổi mới, tìm 
tòi, sáng tạo trong vận dụng các hình thức, biện pháp GD, 
xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện. 
3. Kết luận 
Xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện cho HV 
ĐT CBCT cấp phân đội là một đòi hỏi tất yếu khách quan 
của hoạt động GD-ĐT; là nội dung, biện pháp rất quan 
trọng, thường xuyên và nhất quán nhằm hình thành và 
phát triển ý thức trách nhiệm chính trị trong tự học tập, 
tự rèn luyện cho HV, giúp họ thực hiện tốt các nội dung, 
mục tiêu, yêu cầu học tập, rèn luyện tại Nhà trường, đồng 
thời hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trên cương vị công 
tác sau này. Nghiên cứu vận dụng những kinh nghiệm đó 
trong xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện cho 
HV ĐT CBCT cấp phân đội ở Nhà trường trong thời gian 
tới sẽ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ GD-ĐT của 
Nhà trường và góp phần xây dựng quân đội vững mạnh 
toàn diện, nâng cao sức mạnh chiến đấu. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Trường Sĩ quan Chính trị (2018). Quy chế đào tạo 
đại học, cao đẳng của Trường Sĩ quan Chính trị. 
[2] Đảng ủy Quân sự Trung ương (2007). Nghị quyết số 
86/NQ-ĐUQSTW 29/3/2007 về công tác giáo dục - 
đào tạo trong tình hình mới. 
[3] Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị (2015). Văn kiện 
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị 
lần thứ IX. 
[4] Nguyễn Cảnh Toàn (2001). Quá trình dạy - tự học. 
NXB Giáo dục. 
[5] Ban Bí thư Trung ương (2011). Hồ Chí Minh toàn 
tập, tập 10. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. 
[7] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY VIẾT... 
(Tiếp theo trang 64) 
 SV phải áp dụng những gì họ đã học vào xây dựng 
câu chuyện riêng của nhóm mình. 
 Bắt tay vào viết có sự trao đổi trong nhóm dưới sự 
hướng dẫn và góp ý của GV. 
Nhận xét: Quá trình đọc nâng cao nhằm mục đích liên 
kết các kiến thức đã học của SV. Với những kiến thức 
thu nhận được, SV đã xây dựng được câu chuyện của 
nhóm mình theo đúng định hướng theo văn bản kể. 
3. Kết luận 
Vận dụng cơ sở lí thuyết, tìm ra các đề xuất phù hợp 
nhằm giúp SV cải thiện các kĩ năng thực hành tiếng luôn 
là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giảng viên đại học. Chúng 
tôi hi vọng rằng, việc xây dựng sơ đồ văn bản kể kết hợp 
với các hoạt động sư phạm trên lớp sẽ góp phần cải thiện 
lớn trong việc dạy kĩ năng viết cho SV năm thứ nhất khoa 
Tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Từ điển Ngôn ngữ học (2002 ). NXB Hachette, Paris. 
[2] Từ điển Lí luận dạy học tiếng Pháp (2003). NXB 
Clé-National. 
[3] Adam Jean-Michel (1990). Yếu tố ngôn ngữ văn 
bản. NXB Mardaga (Le récit, Collection “Que sais-
je?” số 2149). 
[4] Từ điển Grand Larousse (1978). NXB Larousse. 
[5] Bộ GD-ĐT (2017). Thông tư số 23/2017/TT-
BGDĐT ngày 29/09/2017 ban hành quy chế thi 
đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực 
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. 
[6] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ 
thông - Chương trình tổng thể. 
[7] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế.

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_y_thuc_tu_hoc_tu_ren_luyen_cho_hoc_vien_dao_tao_can.pdf