Một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ

Tóm tắt: Tác giả đề cập đến đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ về

mặt kinh tế - xã hội bao gồm các vấn đề chính sau: Đóng góp của đầu tư xây dựng giao

thông đường bộ vào tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế địa phương; Đóng góp của đầu

tư xây dựng giao thông đường bộ vào tăng thu ngân sách; Đóng góp của đầu tư xây dựng

giao thông đường bộ vào giảm nghèo; Đóng góp của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ

vào khối lượng vận chuyển hành khách; Đóng góp của đầu tư xây dựng giao thông đường

bộ vào khối lượng vận tải hàng hóa.

pdf 5 trang yennguyen 5040
Bạn đang xem tài liệu "Một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ

Một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 84 
MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI 
CỦA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
ThS. NCS. Trần Thị Quỳnh Như 
Trưởng Khoa Kinh tế, trường Đại học Xây dựng Miền Trung 
Tóm tắt: Tác giả đề cập đến đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ về 
mặt kinh tế - xã hội bao gồm các vấn đề chính sau: Đóng góp của đầu tư xây dựng giao 
thông đường bộ vào tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế địa phương; Đóng góp của đầu 
tư xây dựng giao thông đường bộ vào tăng thu ngân sách; Đóng góp của đầu tư xây dựng 
giao thông đường bộ vào giảm nghèo; Đóng góp của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ 
vào khối lượng vận chuyển hành khách; Đóng góp của đầu tư xây dựng giao thông đường 
bộ vào khối lượng vận tải hàng hóa. 
Từ khóa: Đường bộ; đầu tư; giao thông. 
1. Đặt vấn đề 
 Đầu tư phát triển giao thông vận tải 
(GTVT) nói chung và giao thông đường bộ 
nói riêng là cần thiết và ưu tiên nhằm tạo 
tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội. Ưu 
điểm vận tải đường bộ là tính cơ động và 
linh hoạt rất cao so với đường sắt và đường 
thuỷ. Tốc độ đưa hàng hóa của vận tải ô tô 
cũng rất nhanh chỉ sau hàng không. Mặc dù 
vận tải đường bộ khắc phục được một số hạn 
chế của đường sắt, đường thuỷ về thời gian, 
hạn chế của hàng không về khối lượng 
nhưng vẫn còn một số nhược điểm như giá 
thành, gây ô nhiễm, độ an toàn[3]. Tuy 
nhiên không thể phủ nhận tầm quan trọng và 
vai trò của vận tải đường bộ đối với nền kinh 
tế. Hiện nay, vận tải đường bộ chiếm trên 
80% và tai nạn giao thông đường bộ cũng 
chiếm tỷ lệ còn cao do đó đòi hỏi phải đảm 
bảo chất lượng và an toàn trong giao thông 
đường bộ là rất lớn [2]. 
 Các công trình nghiên cứu trong và 
ngoài nước đề cập đến hiệu quả đầu tư giao 
thông đường bộ có liên quan rất đa đạng, có 
thể chia thành mấy nhóm nhỏ sau: (1) 
nghiên cứu ảnh hưởng của hạ tầng giao 
thông đường bộ đến phát triển kinh tế nói 
chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng; (2) 
nghiên cứu ảnh hưởng của hạ tầng giao 
thông đường bộ đến giảm nghèo; và (3) ảnh 
hưởng của hạ tầng giao thông đường bộ đến 
sự tăng trưởng của các ngành kinh tế. [4] 
 Phát triển giao thông vận tải là vấn 
đề chiến lược mang tầm vĩ mô, có liên 
quan đến nhiều lĩnh vực: an ninh quốc 
phòng, chính trị, kinh tế, xã hội Chính 
vì vậy việc nâng cao hiệu quả đầu tư về 
mặt kinh tế - xã hội của giao thông đường 
bộ là điều cần thiết và cấp bách, được 
trình bày trên hình vẽ số 1: 
Hình 1: Sơ đồ các giải pháp nâng cao hiệu quả 
kinh tế - xã hội của đầu tư giao thông đường bộ 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 85 
2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả 
kinh tế - xã hội của đầu tư giao thông 
đường bộ 
2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy 
hoạch, thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư 
xây dựng giao thông đường bộ 
2.1.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển hệ 
thống giao thông đường bộ 
Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và 
điều kiện tự nhiên của vùng, khu vực để phát 
triển hợp lý các phương thức vận tải, đặc biệt 
là vận tải đa phương thức, đảm bảo phù hợp 
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã 
hội của vùng, khu vực với chiến lược và quy 
hoạch phát triển GTVT quốc gia. Tập trung 
đầu tư các công trình giao thông trọng điểm có 
tính đột phá, có vai trò động lực, tránh đầu tư 
phân tán, dàn trải, cục bộ địa phương. 
 Hình thành mạng lưới hợp lý với 3 
trục dọc chính xuyên suốt từ Bắc - Nam là 
QL1A, đường Hồ Chí Minh và đường vành 
đai ven biển, đồng thời các trục ngang chính 
cũng góp phần tạo giao thông liên tỉnh vùng 
thuận lợi cho khai thác liên tỉnh liền kề giữa 
các vùng, khu vực với nhau [1]. 
2.1.2 Giải pháp thu hút vốn đầu tư 
 Hiện nay nuồn vốn phát triển giao 
thông đường bộ chủ yếu vẫn từ nguồn ngân 
sách Nhà nước, khả năng thu hút vốn đầu tư 
từ các nguồn khác trong nước chưa đạt ở 
mức cao, mặc dù nguồn vốn này rất dồi dào. 
Đối với nguồn vốn ngân sách 
 Đẩy mạnh chủ trương đổi đất lấy cơ 
sở hạ tầng. Tranh thủ sự hỗ trợ của chính 
phủ, các Bộ ngành Trung ương để đầu tư từ 
nhiều kênh bằng các dự án cụ thể với cơ chế 
ưu đãi, khuyến khích phát triển. Từng bước 
chủ động trong tích luỹ nội bộ để đầu tư phát 
triển và sử dụng cao hiệu quả nguồn vốn hỗ 
trợ của Nhà nước, tạo tin cậy để thu hút và 
hấp dẫn nhà đầu tư. 
Thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp 
 Tiếp tục tạo cơ hội thích hợp để thu hút 
các đối tác có đủ điều kiện đầu tư xây dựng hạ 
tầng giao thông của tỉnh theo hình thức BOT 
(Building Operating Transfer: Xây dựng – 
vận hành - chuyển giao), BTO ( Building 
Transfer Operating: Xây dựng – chuyển giao - 
vận hành), BT (Building Transfer: Xây dựng – 
chuyển giao), PPP (Public Private Partnership: 
Quan hệ đối tác Nhà nước – tư nhân)... 
 Vốn huy động trong dân: chủ yếu đối 
với giao thông nông thôn và nguồn vốn dành 
cho bảo trì. 
 Vốn ODA (Official Development 
Assistance: Hỗ trợ phát triển chính thức) và các 
vốn vay khác: Việt Nam là một trong những 
nước có được nguồn vốn dành cho phát triển 
giao thông từ nguồn ODA là rất lớn, do đó 
tranh thủ tối đa và nỗ lực hơn nữa để thu hút 
nguồn vốn này bằng chất lượng và hiệu quả 
khai thác công trình. 
2.1.3 Giải pháp sử dụng vốn đầu tư tiết 
kiệm, hiệu quả 
 - Một là, đánh giá, lựa chọn và thực 
hiện các dự án đầu tư phát triển giao thông 
vận tải nói chung và giao thông đường bộ 
nói riêng đúng định hướng, đúng lúc, hợp lý 
và kịp thời để đưa ra quyết định đầu tư phù 
hợp, đúng thời điểm nhất có thể. Một quyết 
định đầu tư sẽ thành công hơn sẽ phụ thuộc 
rất nhiều vào mục tiêu đầu tư. Do đó các 
bước trong khâu chuẩn bị đầu tư phải thật 
kỹ, thật chính xác thì nguồn vốn được phân 
bổ cho các hạng mục của dự án đầu tư được 
hợp lý hơn. 
 - Hai là, quản lý chặt chẽ, minh bạch, 
rõ ràng từng chi tiết cho các hạng mục trong 
dự án đầu tư. Thường xuyên kiểm tra, theo 
dõi việc cấp phát vốn kịp thời phát hiện 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 86 
những sai sót để khắc phục, sửa chữa. Việc 
quản lý, kiểm tra, giám sát và cấp phát vốn 
đầu tư phải tiến hành độc lập để mỗi bên có 
liên quan nâng cao ý thức trách nhiệm trong 
quyền hạn được giao. 
 - Ba là, áp dụng nghiêm minh và 
quyết liệt hơn nữa trong hình thức thưởng 
phạt đối với quản lý vốn đầu tư, trong đó sử 
dụng công cụ tài chính làm trợ thủ chính khi 
áp dụng đối với hình thức này. 
2.2. Nhóm giải pháp tổ chức quản lý quá 
trình đầu tư xây dựng giao thông đường bộ 
2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 
Kết quả đầu tư và chất lượng công 
trình phụ thuộc nhiều vào khâu chuẩn bị đầu 
tư do đó các chỉ tiêu có thể đánh giá khả 
năng đầu tư bao gồm: 
- Thông số về độ an toàn của các số liệu dự báo; 
- Tính khả thi của định hướng kinh tế - xã hội; 
- Tầm nhìn của quy hoạch mạng lưới giao 
thông vận tải nói chung và giao thông đường 
bộ nói riêng trong tương lai; 
- Thời gian hoàn thành các thủ tục có liên 
quan đến đầu tư; 
- Nguồn vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn; 
- Chọn thời điểm đầu tư. 
2.2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư 
Trong giai đoạn này chiếm một khoảng 
thời gian dài của quá trình đầu tư, do đó bị 
ảnh hưởng nhiều đến yếu tố thời gian. Các 
chỉ tiêu đánh giá trong giai đoạn thực hiện 
đầu tư bao gồm: 
- Thực hiện tốt công tác đấu thầu; 
- Chủ đầu tư giao đất “sạch” cho đơn vị thi 
công; 
- Tiến độ thực hiện xây dựng công trình; 
- Chất lượng công trình, an toàn lao động, 
môi trường; 
- Trách nhiệm của đơn vị giám sát và thi 
công. 
2.3. Nhóm giải pháp tổ chức quản lý quá 
trình khai thác giao thông đường bộ 
2.3.1 Giải pháp tổ chức công tác bảo trì 
Theo các nghiên cứu cho thấy tổng chi 
phí bảo trì theo kế hoạch hàng năm trong toàn 
bộ thời gian phục vụ của tuyến đường sẽ nhỏ 
hơn tổng chi phí đầu tư mấy năm một lần cho 
việc sửa chữa và tái xây dựng tuyến đường 
không được bảo trì hàng năm [2]. Công tác 
đầu tư cho mạng lưới đường nên tập trung vào 
việc xây dựng một hệ thống đường cơ bản, đi 
lại được trong mọi điều kiện thời tiết với chi 
phí nhỏ nhất, và với tiêu chuẩn kỹ thuật sao 
cho đường có thể bảo trì được, như vậy sẽ giải 
quyết được vấn đề bảo trì, vì tất cả các loại 
đường đều yêu cầu bảo trì theo kế hoạch. 
2.3.2 Giải pháp đảm bảo nguồn vốn cho khai 
thác, bảo trì công trình giao thông đường bộ 
Các phương pháp bảo trì đường bộ hiện 
nay hầu hết còn mang tính phòng ngừa và 
việc huy động các nguồn lực cho việc bảo trì 
đường là một bài toán khó và đáng quan tâm. 
Khi một dự án kết thúc thì người tham 
gia sử dụng tăng theo thời gian, mà bất kỳ sản 
phẩm nào song song với quá trình sử dụng 
đều được bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ để 
tăng tuổi thọ. Chính vì thế để xã hội hóa giao 
thông theo đúng bản chất của nó thì kinh phí 
bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ là do người 
trực tiếp sử dụng phải chi trả, cụ thể là tất cả 
những người tham gia giao thông đều phải 
đóng góp bằng nhiều hình thức khác nhau. 
Có như vậy thì sẽ tăng thời gian sử dụng các 
công trình giao thông góp phần nâng cao hiệu 
quả đầu tư một cách thiết thực nhất. 
2.3.3 Giải pháp đảm bảo sự thống nhất 
giữa tiêu chuẩn thiết kế, cấp công trình với 
tải trọng xe 
Tuỳ thuộc vào hệ thống đường, mỗi 
tuyến đường đều có tiêu chuẩn về cấp đường 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 87 
và những qui định có liên quan về tải trọng 
cho phép, tốc độ lưu thông [3]. Do đó, việc 
định hướng phát triển phương tiện vận tải 
đường bộ cần đảm bảo các yêu cầu chủ yếu 
sau đây: Đảm bảo phù hợp giữa các điều kiện 
kết cấu hạ tầng và tiêu chuẩn kỹ thuật của 
phương tiện; Sự phù hợp giữa nhu cầu vận 
chuyển và năng lực vận chuyển của phương 
tiện; Sự phù hợp giữa chủng loại phương 
tiện với đặc tính của hàng và luồng tuyến 
vận chuyển, đồng thời giữ gìn và bảo vệ môi 
trường sống. 
2.4. Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế tài 
chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã 
hội của đầu tư xây dựng giao thông đường 
bộ: bao gồm giải quyết các vấn đề: 
(1) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật 
về đầu tư xây dựng giao thông đường bộ; 
(2) Tăng cường ngân sách Nhà nước đầu tư xây 
dựng giao thông đường bộ. 
(3) Tập trung nguồn vốn trái phiếu chính phủ 
trên địa bàn cho các dự án đầu tư xây dựng 
giao thông đường bộ, giao thông vùng sâu 
vùng xa; 
(4) Dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho 
đầu tư xây dựng giao thông đường bộ; 
(5) Thực hiện các chính sách ưu đãi về phí, thuế 
nhằm khuyến khích đầu tư trong giao thông. 
2.5. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện đầu 
tư giao thông nhằm nâng cao hiệu quả 
kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao 
thông đường bộ 
2.5.1 Phối hợp bố trí vốn đầu tư giao 
thông trên cơ sở quy hoạch đầu tư hệ 
thống giao thông được xây dựng bảo đảm 
chất lượng cao và ổn định 
Coi trọng nâng cao chất lượng và giữ ổn 
định các quy hoạch đầu tư hệ thống giao 
thông các loại được lập cả ở cấp quốc gia, 
ngành, cũng như địa phương, coi đây như 
một căn cứ chủ yếu định hướng đầu tư giao 
thông, hạn chế và tiến tới không đầu tư 
ngoài quy hoạch, phá vỡ quy hoạch hay bất 
chấp quy hoạch. Sau khi có quy hoạch, cần 
chủ động xây dựng và công bố danh mục dự 
án, công trình đầu tư cụ thể để huy động các 
nguồn lực trong xã hội phục vụ mục tiêu đầu 
tư phát triển theo các hình thức BOT, BT, 
PPP; tạo ra các cơ chế để huy động tối đa, 
hiệu quả những nguồn vốn xã hội, giảm dần 
sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách Nhà 
nước; khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân 
tham gia đấu thầu thực hiện các dự án có vốn 
ngân sách nhà nước và kể cả vốn ODA. 
2.5.2 Phối hợp hài hòa các mục tiêu, lợi ích 
và tính đến tác động hai mặt của dự án đầu tư 
giao thông. 
Xây dựng bộ tiêu thức phù hợp và 
chuẩn hóa để tạo căn cứ lựa chọn và thông 
qua các dự án đầu tư giao thông theo lĩnh vực 
và yêu cầu đầu tư, mục tiêu kinh tế - xã hội, 
môi trường, cũng như các lợi ích của quốc gia 
và địa phương, ngành, ngắn hạn và dài hạn; 
có phân biệt hai loại mục tiêu và hai loại tiêu 
chí đánh giá hiệu quả đầu tư giao thông - đầu 
tư vì lợi nhuận và đầu tư phi lợi nhuận. 
Không nên đóng khung sự phối hợp 
chính sách chỉ trong nội bộ các cơ quan chính 
phủ với các doanh nghiệp nhà nước, mà cần 
gắn kết chặt chẽ, mở rộng dân chủ hóa với 
giới doanh nghiệp, các viện, trường và người 
dân. Sử dụng chuyên gia trong nước và nước 
ngoài có trình độ nhằm đánh giá khách quan, 
phản biện độc lập các tác động hai mặt của dự 
án đầu tư giao thông. Làm tốt việc này sẽ hạn 
chế bớt những hoạt động đầu tư công gắn với 
lợi ích cục bộ, chủ quan và ngắn hạn. 
2.5.3 Phối hợp tái cơ cấu đầu tư giao thông, 
phân cấp và đa dạng hóa phương thức, nguồn 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 88 
vốn đầu tư theo yêu cầu nâng cao hiệu quả đầu 
tư kinh tế - xã hội. 
Về dài hạn, cần chủ động giảm thiểu 
dần đầu tư từ ngân sách nhà nước, tăng đầu 
tư ngoài ngân sách nhà nước trong tổng đầu 
tư xã hội cho giao thông; tái cơ cấu đầu tư 
giao thông: chú trọng cân đối đầu tư mới và 
bảo trì. Đồng thời, kiên quyết cắt những dự 
án đầu tư không đạt các tiêu chí về hiệu quả 
kinh tế - xã hội và chưa bảo đảm. Cắt giảm 
các công trình đầu tư giao thông bằng nguồn 
ngân sách có quy mô quá lớn song chưa thật 
cấp bách, có thời gian đầu tư dài. Khuyến 
khích các chủ đầu tư huy động vốn ngoài 
ngân sách nhà nước để đầu tư theo phương 
thức “chìa khóa trao tay”, có đặt cọc bảo 
hành, bảo đảm chất lượng công trình. 
3. Kết luận 
Đầu tư phát triển hệ thống GTVT góp phần 
rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, 
bên cạnh đó đầu tư xây dựng GTVT nói 
chung và giao thông đường bộ nói riêng sử 
dụng một nguồn lực rất lớn của xã hội như 
đất đai, tài nguyên, vốn, lao động... Và kết 
quả đầu tư đó ảnh hưởng đến mọi thành 
phần trong xã hội về các mặt chính trị, kinh 
tế, xã hội, kỹ thuật, môi trường Vì vậy tác 
giả đề xuất một số nhóm giải pháp nâng cao 
hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây 
dựng giao thông đường bộ bao gồm: (1) Xây 
dựng các điều kiện thuận lợi cho việc nâng 
cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây 
dựng giao thông đường bộ; (2) Tổ chức quản 
lý quá trình đầu tư xây dựng giao thông 
đường bộ; (3) Tổ chức quản lý quá trình khai 
thác giao thông đường bộ; (4) Đổi mới cơ 
chế tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế 
- xã hội của đầu tư xây dựng giao thông 
đường bộ và (5) Tổ chức thực hiện đầu tư 
giao thông nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - 
xã hội của đầu tư xây dựng giao thông 
đường bộ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Viện chiến lược, (2010) “ Chiến lược quy hoạch và chính sách phát triển giao thông vận 
tải Việt Nam đến năm 2020, 2030”. 
[2]. GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh, TS Phạm Quỳnh Sang (2009), Kinh tế và quản lý khai thác 
công trình cầu đường, nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội. 
[3]. TS. Phạm Văn Vạng, TS Đặng Thị Xuân Mai (2003), Điều tra kinh tế kỹ thuật và quy 
hoạch giao thông vận tải, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 
[4]. Queiroz C., và Gautam, S, (1992) “Road Infrastructure and Economic Development”, 
Infrastructure Operations Division, Western Africa Department, and the Transport Division, 
Infrastructure and Urban Developmcnt Departmen, The World Bank. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_nhom_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_kinh_te_xa_hoi_cua_d.pdf