Một số vấn đề cơ bản của kiểm toán

I. KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN

1. Khái niệm

Khái niệm kiểm toán được hiểu rất khác nhau giữa các tác giả và các quốc gia. Có thể nghiên cứu một số khái niệm sau:

John Dunn tập hợp một số khái niệm về kiểm toán:

• - Kiểm toán là việc kiểm tra độc lập và việc trình bày ý kiến về các bản báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, do một kiểm toán viên được chỉ định thực hiện đến cùng nhiệm vụ được giao và tuân thủ mọi nghĩa vụ luật định liên quan.

• - Kiểm toán là việc xét duyệt có phương pháp và kiểm tra khách quan một mục, kể cả việc xác minh những thông tin cụ thể bằng sự xác định của kiểm toán viên hay được chứng minh theo thông lệ chung. Nói chung mục đích của kiểm toán là việc thể hiện ý kiến hay đi đến một kết luận về vấn đề được kiểm toán.

• - Kiểm toán là một quá trình có hệ thống, nhằm thu thập và đánh giá một cách khách quan các bằng chứng đối với vấn đề khẳng định những hoạt động và những sự kiện kinh tế, để xác định mức độ phù hợp giữa những điều khẳng định đó với những tiêu chuẩn chính thức đã được thiết lập và công bố những kết quả đó cho những người sử dụng có quan tâm.

 

doc 37 trang yennguyen 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số vấn đề cơ bản của kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề cơ bản của kiểm toán

Một số vấn đề cơ bản của kiểm toán
CHƯƠNG I
 BẢN CHẤT KIỂM TOÁN
KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN
1. Khái niệm
Khái niệm kiểm toán được hiểu rất khác nhau giữa các tác giả và các quốc gia. Có thể nghiên cứu một số khái niệm sau:
John Dunn tập hợp một số khái niệm về kiểm toán:
- Kiểm toán là việc kiểm tra độc lập và việc trình bày ý kiến về các bản báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, do một kiểm toán viên được chỉ định thực hiện đến cùng nhiệm vụ được giao và tuân thủ mọi nghĩa vụ luật định liên quan.
- Kiểm toán là việc xét duyệt có phương pháp và kiểm tra khách quan một mục, kể cả việc xác minh những thông tin cụ thể bằng sự xác định của kiểm toán viên hay được chứng minh theo thông lệ chung. Nói chung mục đích của kiểm toán là việc thể hiện ý kiến hay đi đến một kết luận về vấn đề được kiểm toán.
- Kiểm toán là một quá trình có hệ thống, nhằm thu thập và đánh giá một cách khách quan các bằng chứng đối với vấn đề khẳng định những hoạt động và những sự kiện kinh tế, để xác định mức độ phù hợp giữa những điều khẳng định đó với những tiêu chuẩn chính thức đã được thiết lập và công bố những kết quả đó cho những người sử dụng có quan tâm.
Theo Alvin A. Arens & James K. Loebbecke:
 Kiểm toán là quá trình mà theo đó một cá nhân độc lập, có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin số lượng có liên quan đến một tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin số lượng đó với các chuẩn mực đã được xây dựng. (p.9)
Định nghĩa kiểm toán của Vương Quốc Anh: 
Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bầy tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm, để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan. 
Theo các chuyên gia Mỹ: 
Kiểm toán là một quá trình, mà qua đó một người độc lập, có nghiệp vụ tập hợp và đánh giá rõ ràng về thông tin có thể lượng hóa có liên quan đến một thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin có thể lượng hoá với những tiêu chuẩn đã được thiết lập.
Theo quan điểm chính thống của Pháp: 
Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là một kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế, không che dấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của Luật định.
Tại Việt nam: 
Kiểm toán được hiểu là quá trình mà theo đó một cá nhân độc lập có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin số lượng có liên quan đến một tổ chức kinh tế cụ thể, nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin số lượng đó với các chuẩn mực đã xây dựng. 
CÁCH HIỂU PHỔ BIẾN 
Kiểm toán là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng về một thông tin nhằm xác định và báo cáo về sự phù hợp của thông tin này với các tiêu chuẩn được thiết lập. Việc kiểm toán cần được thực hiện bởi các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập. 
Trong đó cần lưu ý các nội dung sau:
Cá nhân độc lập và có thẩm quyền: Là người có trình độ chuyên môn phù hợp, được phân công hoặc chỉ định thực hiện các hoạt động kiểm toán. Quyết định phân công hoặc chỉ định tạo ra thẩm quyền và nghĩa vụ cụ thể để thực hiện nhiệm vụ cho người làm công tác kiểm toán. 
Tính độc lập trong kiểm toán được hiểu là chỉ tuân thủ pháp luật, quy trình và chuẩn mực kiểm toán, không một cá nhân hay tổ chức nào có quyền can thiệp trái pháp luật vào các hoạt động kiểm toán. Yêu cầu “cá nhân độc lập” ở đây được hiểu là nhằm đảm bảo tính khách quan của người thi hành nhiệm vụ kiểm toán trong việc đưa ra các ý kiến nhận xét, đánh giá, nhận định hay các kết luận kiểm toán. Độc lập trên phương diện lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. 
Để đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán, yêu cầu về trình độ chuyên môn của người tác nghiệp là đương nhiên. Tuy nhiên yêu cầu độc lập cũng không thể thiếu. Mức độ độc lập của người thực hiện kiểm toán với các đối tượng được kiểm toán được tạo ra bởi chính các quy định của luật pháp và của các cấp có thẩm quyền.
Lưu ý: không phải lúc nào người thực hiện hoạt động kiểm toán cũng là người có chứng chỉ kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nội bộ, hay kiểm toán viên nhà nước.
Thu thập bằng chứng kiểm toán: là hoạt động các KTV sử dụng các biện pháp, phương pháp nghiệp vụ phù hợp để thu thập đủ những bằng chứng cần thiết và hợp lý để làm căn cứ cho việc đưa ra các ý kiến kiểm toán.
Thu thập bằng chứng kiểm toán là hoạt động sử dụng các biện pháp, phương pháp nghiệp vụ, chuyên môn để ghi nhận, tập hợp các bằng chứng – được sử dụng làm căn cứ cho các nhận xét, đánh giá, nhận định hay kết luận của kiểm toán viên. 
Ví dụ: KTV tập hợp tất cả các khoản chi phí có chứng từ không hợp lệ mà đơn vị đã chi trong kỳ bằng cách liệt kê chi tiết trên sổ chi tiết, và phô tô một số chứng từ kèm theo.
Đánh giá bằng chứng kiểm toán: Trên cơ sở các bằng chứng thu thập được, KTV sử dụng các phương pháp, cách thức chuyên môn (phân tích, so sánh, đối chiếu, ) để đưa ra đánh giá về bằng chứng, từ đó đi đến các ý kiến kiểm toán.
Ví dụ: Đánh giá về tình trạng chứng từ, sổ sách của đơn vị. à Ý kiến đánh giá: Hệ thống sổ sách có đầy đủ không; chứng từ có hợp lý hợp lệ không; .v.v
Thông tin và các tiêu chuẩn: Thực chất hoạt động kiểm toán là việc xác định xem một thông tin/hoạt động cuả một đối tượng xác định (được kiểm toán) có phù hợp với những tiêu chuẩn nhất định không.
Thông tin /hoạt động được kiểm toán: có thể là báo cáo tài chính (đối với kiểm toán báo cáo tài chính); hay các hoạt động (kiểm toán hoạt động).
Các tiêu chuẩn nhất định: là các quy định, chuẩn mực, chỉ tiêu mà đối tượng được kiểm toán phải tuân thủ hoặc phải thoả mãn. 
Ví dụ: Việc kiểm toán báo cáo tài chính của một công ty là việc xác định xem các thông tin trên các báo cáo tài chính có được trình bày đúng và đủ theo quy định không. 
Thông tin – là báo cáo tài chính; 
Tiêu chuẩn – là các chế độ tài chính, kế toán.
2- CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ CỦA KIỂM TOÁN
Chủ thể của quá trình kiểm toán chính là những cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kiểm toán. Kiểm toán viên – là những người trực tiếp thực hiện các hoạt động kiểm toán. Khách thể của quá trình kiểm toán chính là những cá nhân, tổ chức, hoạt động – những đối tượng bị kiểm toán hay chịu sự tác động của các hoạt động kiểm toán.
 Trong quá trình kiểm toán, các khách thể sau được kiểm toán: 
(1) Nếu xét về tư cách pháp lý: Các cá nhân hoặc các tổ chức được kiểm toán; 
Các tổ chức có thể là một doanh nghiệp, một bộ phận, phòng ban, 1 chi nhánh, hoặc 1 ngành nghề kinh doanh, một dự án đầu tư, một công trình . . . 
Việc các cá nhân bị kiểm toán không phổ biến như các tổ chức, tuy nhiên trong lĩnh vực kiểm toán tối cao (KTNN) của một số nước có thể có quy định (ngay trong luật ngân sách, luật kiểm toán).
(2) Nếu xét về lĩnh vực: tài chính, kế toán, các hoạt động kinh tế , các công trình, chương trình, và các hoạt động nghiệp vụ khác.
(3) Xét trên đối tượng thao tác kiểm toán thực hiện chính: Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động (đối với kiểm toán báo cáo tài chính), báo cáo quá trình hoạt động (KTHĐ), báo cáo trình tự thực hiện các thủ tục (Kiểm toán tuân thủ).
II. KIỂM TOÁN VIÊN 
 1. Kiểm toán viên: Là người có trình độ chuyên môn phù hợp, được chỉ định, phân công thực hiện hoạt động kiểm toán. 
Thẩm quyền của KTV: thực hiện các hoạt động kiểm toán trong phạm vi nhiệm vụ được giao. 
Có quyền từ chối thực hiện khi thấy nhiệm vụ không phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn.
Nghĩa vụ: tuân theo pháp luật và các định chế, tiêu chí liên quan đến nhiệm vụ được giao.
Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình trước những cấp có thẩm quyền liên quan.
Thẩm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các loại kiểm toán viên khác nhau cũng rất khác nhau, và trong mỗi cuộc kiểm toán quyền hạn – nghĩa vụ – trách nhiệm thường được quy định cụ thể.
2 - Phân loại kiểm toán viên
KTV độc lập: là kiểm toán viên thực hiện hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập, hoặc hành nghề kiểm toán độc lập. 
KTV độc lập hành nghề: là người có chứng chỉ kiểm toán và đã đăng ký hành nghề/được phép hành nghề.
KTVĐL hành nghề tự do: là người có trình độ chuyên môn, có chứng chỉ kiểm toán và được phép hành nghề kiểm toán một cách độc lập.
KTV nội bộ: là người được chỉ định/phân công thực hiện các công việc kiểm toán nội bộ. 
KTVNB có thể là do chính các nhân viên của công ty được chỉ định, do các chuyên gia thuê bên ngoài, hoặc do chính các KTV độc lập thực hiện thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ với tư cách cá nhân hoặc thông qua một công ty kiểm toán.Tại một số nước như Mỹ, Pháp, yêu cầu của pháp luật đối với kiểm toán viên nội bộ hành nghề tự do (với tư cách cá nhân), KTVNB cũng phải trải qua kỳ thì để đạt chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ và cũng phải hành nghề như KTV độc lập.
KTV Nhà nước: là người được tuyển dụng vào biên chế, thực hiện các hoạt động của cơ quan kiểm toán nhà nước. 
Để trở thành KTVNN, một cá nhân phải thoả mãn một số điều kiện nhất định, và phải tham gia các kỳ thi sát hạch chuyên môn do KTNN tổ chức, và thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Người KTVNN không được hành nghề tự do với tư cách là kiểm toán viên nhà nước.
3. Yêu cầu cơ bản đối với Kiểm toán viên
Kiểm toán viên có đủ năng lực nghề nghiệp: đây là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo rằng các bằng chứng kiểm toán được thu thập là đầy đủ, kịp thời và hợp lý, và các ý kiến kiểm toán đáng tin cậy một cách hợp lý.
Yêu cầu này đòi hỏi người KTV trước khi được giao nhiệm vụ phải thông suốt về vấn đề được giao và phải nhận thức được khả năng cá nhân đối với tầm cỡ, quy mô, tính phức tạp của nhiệm vụ, nếu tự nhận thấy khả năng không phù hợp thì có thể từ chối hoặc yêu cầu các hỗ trợ phù hợp.
Kiểm toán viên phải độc lập: Sự độc lập của KTV được hiểu là người KTV không phải chịu hay bị chi phối bởi bất kỳ ai và thứ gì trong quá trình thực hiện kiểm toán, nhằm đảm bảo rằng mọi hoạt động cũng như các ý kiến kiểm toán là khách quan, trung thực và đáng tin cậy.
Cụ thể không có quan hệ vật chất hoặc tinh thần giữa KTV và đối tượng được kiểm toán. Giới hạn về các mối quan hệ này được quy định cụ thể trong luật pháp.
III. PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN:
1- Theo đối tượng kiểm toán:
Dựa trên những đối tượng mà hoạt động kiểm toán tiến hành, có thể phân thành 3 loại: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán nghiệp vụ, kiểm toán liên ngành.
1.1- Kiểm toán báo cáo tài chính: Đối tượng thực hiện tác nghiệp chủ yếu là các báo cáo tài chính. Các bằng chứng kiểm toán chủ yếu trên cơ sở các chứng từ , sổ sách tài chính kế toán, được sử dụng là để đánh giá tính trung thực, khách quan, hợp lý . . . của từng yếu tố và toàn bộ báo cáo tài chính.
Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là nhằm kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức độ trung thực, hợp lý, phù hợp của các vấn đề được kiểm toán với những nội dung đã được trình baỳ trong báo cáo tài chính được kiểm toán. 
1.2- Kiểm toán nghiệp vụ: Đối tượng thực hiện tác nghiệp chủ yếu chính là các nghiệp vụ được thực hiện bởi một tổ chức/cá nhân cụ thể. Các bằng chứng kiểm toán chủ yếu là những ghi nhận, báo cáo, thậm chí điều tra, phỏng vấn nhằm xác định xem các nghiệp vụ được kiểm toán có được thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình đã định chưa.
Ví dụ : Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng chi nhánh ngân hàng của X-1 thuộc ngân hàng X. Vấn đề trọng tâm là kiểm tra xem các nghiệp vụ tín dụng có tuân thủ đầy đủ quy trình xét duyệt, thẩm định và quản lý không. Mục đích kiểm toán là nhằm xác định và báo cáo về tình trạng đối tượng được kiểm toán - chi nhánh ngân hàng của X-1 có thực hiện đầy đủ các quy định về tín dụng của ngân hàng mẹ (Ngân hàng X) hay không.
1.3- Kiểm toán liên kết/liên ngành: Hoạt động kiểm toán tiến hành cùng lúc trên nhiều ngành/lĩnh vực của cùng một tổ chức hoặc trên nhiều tổ chức nhưng trong cùng một lĩnh vực.
Ví dụ: Cuộc kiểm toán chi đào tạovà bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước trong khối các cơ quan trung ương của Liên Bang Đức. Việc kiểm toán chỉ tập trung vấn đề sử dụng và hiệu quả của nó trong việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước tại các cơ quan trung ương trên toàn nước Đức. Loại hình này thường được sử dụng trong khu vực kiểm toán nhà nước/kiểm toán tối cao.
2 – Theo mục đích kiểm toán: 
2.1- Kiểm toán báo cáo tài chính: Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là nhằm xác định xem báo cáo tài chính có được trình bày theo đúng quy định, phản ánh đầy đủ và hợp lý các nội dung kinh tế thực tế phát sinh tại một tổ chức trong một khoảng thời gian xác định.
Nói ngắn gọn: Kiểm toán BCTC thường được tiến hành để xác định xem các BCTC có được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và các chế độ kế toán, tài chính hiện hành hay không.
Thông thường báo cáo tài chính gồm: 
Báo cáo kết quả kinh doanh, 
Bảng cân đối kế toán, 
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
Các bảng thuyết minh.
2.2- Kiểm toán t ...  còn cả của Ban giám đốc trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh do hội đồng quản trị đặt ra. Tuy nhiên trên thực tế, bản thân các doanh nghiệp phần lớn là không muốn để cho những đối tượng khác tham gia hoặc thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ, nhằm tránh tình trạng dò dỉ thông tin hoặc bí mật trong kinh doanh, nên thường sử dụng người của công ty, do hội đồng quản trị trực tiếp tuyển chọn và quản lý, phần lớn là thuộc biên chế của hội đồng quản trị. Vì tính chất phức tạp của các hoạt động kinh doanh, nên nhiều người không trực tiếp tham gia, tiếp súc với các hoạt động này khó có thể am hiểu tường tận các hoạt động, do đó không thể có được các đánh giá xác đáng, hoặc khó có thể tiếp cận trực tuyến với các bộ phận cần kiểm tra. Chính vì thế, chất lượng của công tác kiểm toán nội bộ của mô hình này thường rất hạn chế.
Để tránh những khiếm khuyết này, nhiều công ty đã lựa chọn mô hình tổ chức khác thực tế hơn.
- Mô hình thực tế: KTNB là bộ phận giúp việc cho Tổng giám đốc, và chịu sự quản lý của Ban kiểm soát thuộc HĐQT . 
Hội đồng quản trị
Ban kiểm toán nội bộ 
Ban giám đốc
Bộ phận A
Cấp điều hành, ra các quyết định quản lý
Bộ phận B
Bộ phận C
Các cấp tác nghiệp, trực tiếp thực thi các quyết định quản lý
Cấp quản lý cao nhất, ra phương hướng, chiến lược, 
Ban kiểm toán nội bộ
Mô hình này có một ưu điểm là hiệu quả hoạt động của kiểm toán nội bộ cao hơn, do những người thực hiện này có điều kiện và thường xuyên tiếp xúc với thực tế kinh doanh, và cũng có khả năng tiếp cận nhanh hơn tới các đối tượng, khu vực, bộ phận tác nghiệp. Tuy nhiên, trong mô hình này, mục tiêu lý thuyết /lý tưởng đặt ra đối với kiểm toán nội bộ đã thay đổi ít nhiều. Vì KTNB được coi là bộ phận giúp việc cho BGĐ, nên khó có thể thực hiện việc kiểm tra hoạt động của ban giám đốc. 
5- Đối tượng của kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập trong đơn vị, tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị nhằm phục vụ yêu cầu quản lý. Kiểm toán nội bộ kiểm tra và đánh giá sự vận hành cũng như hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Đối tượng của kiểm toán nội bộ là hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm:
- Xác định mức độ trung thực và đáng tin cậy của các thông tin tài chính và thông tin hoạt động.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ có được thực thi tốt không?
- Các quy định trong hệ thống KSNB có trái pháp luật không.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ có phù hợp, góp phần tích cực vào sự vận hành và phát triển của tổ chức không.
6- Sự độc lập của kiểm toán nội bộ
Về mặt lý thuyết, độc lập là một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên do đặc điểm kiểm toán nội bộ thường được thực hiện bởi chính các nhân viên trong doanh nghiệp, nên tính độc lập của KTV cũng rất hạn chế.
Để đảm bảo được mức độ độc lập hợp lý cho hoạt động KTNB, thông thường người ta đặt ra những điều kiện sau khi xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ:
KTNB phải có đủ thẩm quyền để thực hiện các hoạt động kiểm toán nhằm đạt mục tiêu đặt ra.
Các KTVNB không nên tham gia vào các hoạt động xây dựng, thiết kế, cài đặt hay vận hành các hoạt động trong doanh nghiệp (không tham gia)
Có khả năng tiếp cận không hạn chế các dữ liệu và các bộ phận chức năng.
Để đảm bảo các điều kiện trên, thông thường quy chế hoạt động, quyền hạn và nghĩa vụ của KTNB phải được xây dựng rõ ràng và quy định bởi cấp cao nhất trong doanh nghiệp (thường là quy định trong điều lệ công ty).
7- QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Một cuộc kiểm toán nội bộ thường có 4 bứơc sau:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán
Bước 2: Thực hiện kiểm toán.
Bước 3: Báo cáo kiểm toán
Bước 4: Theo dõi sau kiểm toán.
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán
Lựa chọn đối tượng kiểm toán: bộ phận, lĩnh vực được kiểm toán và thứ tự ưu tiên.
Lập kế hoạch kiểm toán: xác định mục tiêu, phạm vi, tìm hiểu đối tượng kiểm toán và lập kế hoạch sơ bộ.
Các nội dung cần làm: 
Xác định mục đích, yêu cầu của cuộc kiểm toán.
Xác định nội dung kiểm toán.
Xác định phạm vi kiểm toán.
Xác định phương pháp kiểm toán.
Xác định thời gian kiểm toán (chương trình kiểm toán)
Chuẩn bị nhân sự tiến hành kiểm toán.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
- Nghiên cứu tổng quát: thu thập tài liệu, sổ sách làm việc, các báo cáo liên quan của đối tượng được kiểm toán, tham gia khảo sát thực địa và tiến hành trao đổi trước khi tiến hành.
- Xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá các rủi ro
- Thực hiện các thử nghiệm mở rộng để thu thập thêm bằng chứng cần thiết.
- Tập hợp, phân tích các bằng chứng để đưa ra các phát hiện trong quá trình kiểm toán, đưa ra các đánh giá, nhận xét, phân tích các nguyên nhân và kiến nghị các biện pháp khắc phục khi có sai phạm.
Bước 3: Báo cáo kiểm toán
Lập báo cáo kiểm toán trình bày kết quả kiểm tra HTKSNB
Tổ chức họp tổng kết với đối tượng kiểm toán nhằm công bố kết quả hoạt động kiểm tra, ghi nhận những giải trình hoặc phản hồi.
Hoàn chỉnh và phát hành báo cáo kiểm tóan
Bước 4: Theo dõi sau kiểm toán
Tiếp nhận và nghiên cứu các ý kiến, giải trình của đối tượng về các sai phạm (nếu có)
Thực hiện kiểm toán phúc tra (kiểm tra lai) để ghi nhận và đánh giá các nỗ lực khắc phục sai phạm.
Phát hành báo cáo kiểm toán phúc tra.
CHƯƠNG 5
 KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
1. Bản chất và hình thức tổ chức
Bản chất
Kiểm toán độc lập là một loại hình kiểm toán được tiến hành bởi các KTV độc lập thuộc các công ty hoặc các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp.
Kiểm toán độc lập là một loại hoạt động dịch vụ được pháp luật thừa nhận và bảo bộ.
Các công ty và văn phòng kiểm toán độc lập thực hiện các hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính và các dịch vụ khác được pháp luật cho phép khi được yêu cầu kiểm toán.
Hình Thức Tổ Chức 
Các công ty kiểm toán có thể tổ chức dưới nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, tuỳ theo pháp luật mỗi nước. Phổ biến nhất là loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động như một doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, các công ty kiểm toán thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau: sở hữu nhà nước, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân.
2. Hoạt Động Của Các DN Kiểm Toán Độc Lập
Tuỳ theo quy định tại mỗi nước, một công ty kiểm toán có thể vừa cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn, đào tạo, v.v hoặc cũng có thể chỉ được thực hiện một số dịch vụ, hoặc thực hiện một số loại dịch vụ cho một khách hàng. 
Ví dụ: ở Mỹ không cho phép một công ty kiểm toán vừa cung cấp dịch vụ kiểm toán, vừa cung cấp dịch vụ kế toán hoặc tư vấn tài chính, tư vấn thuế.
Các hoạt động chủ yếu của một doanh nghiệp kiểm toán
- Cung cấp dịch vụ xác nhận số liệu: chủ yếu là dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính (Các dịch vụ kiểm toán khác: Kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động không nhiều).
- Cung cấp dịch vụ kế toán: Lập báo cáo, sổ sách,lưu giữ, tư vấn tổ chức hoạt động của bộ máy kế toán.
- Tư vấn thuế: lựa chọn phương án thuế.
- Tư vấn quản lý: tài chính, kinh doanh.
- Các dịch vụ khác: đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ.
3 -Môi Trường Hoạt Động Kiểm Toán
Môi trường kiểm toán bao gồm các định chế, quy định pháp luật và nghề nghiệp.
- Các chuẩn mực kiểm toán
- Trách nhiệm pháp lý của KTV
- Đạo đức nghề nghiệp
Nội dung các quy định này tương đối khác nhau giữa các quốc gia, và giữa các loại kiểm toán (kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ).
CÁC ĐỊNH CHẾ PHÁP LUẬT
Hiến pháp, Các bộ luật, Các văn bản dưới luật,
Các quy định của nhà nước về kiểm toán, tài chính, kế toán, và các lĩnh vực liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội.
Đối với các loại kiểm toán khác nhau có các chế tài nghề nghiệp đặc thù riêng chi phối.
KTĐL: chuẩn mực kiểm toán độc lập
KTNN: chuẩn mực KTNN, .. .
KTNB: chuẩn mực KTNB (tuỳ từng quốc gia).
ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
 Chuẩn mực kiểm toán Việt nam
QĐ 120/1999/QĐ-BTC của BTTC ngày 27/09/1999 về việc ban hành 04 CMKT Việt Nam
CM 200: Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính;
CM 210: Hợp đồng kiểm toán;
CM 230: Hồ sơ kiểm toán;
CM 700: Báo cáo kiểm toán về BCTC
QĐ 219/2000/QĐ-BTC của BTTC ngày 29/12/2000 về việc ban hành 06 CMKT Việt Nam
CM 250: Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán BCTC
CM 310: Hiểu biết về tình hình kinh doanh
CM 500: Bằng chứng kiểm toán
CM 510: Kiểm toán năm đầu tiên – số dư đầu năm tài chính.
CM 520: Quy trình phân tích
CM580: Giải trình của giám đốc
QĐ 143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001
CM 240: Gian lận và sai sót
CM 300: Lập kế hoạch kiểm toán
CM 400: Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ
CM 530: Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác
CM 540: Kiểm toán các ước tính kế toán
CM 610: Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ
QĐ 28/2003/QĐ-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2003
CM 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
CM 320: Tính trọng yếu trong kiểm toán
CM 501: Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt
CM 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính
CM 600: Sử dụng tư liệu của các KTV khác
QĐ 195/2003/QĐ-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2003
CM 401: Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học
CM 550: Các bên liên quan
CM 570: Hoạt động liên tục
CM 800: Báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán đặc biệt
CM 910: Công tác soát xét báo cáo tài chính
CM 920: Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước
4- Quy Trình Kiểm Toán Độc Lập
Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán
Tiền kế hoạch: quá trình tiếp cận khách hàng,thu thập thông tin, đánh giá khả năng phục vụ khách hàng, trên cơ sở đó tiến hành ký HĐKT
Lập kế hoạch kiểm toán:Thu thập thông tin, tìm hiệu KSNB, Xác định mức độ trọng yếu để lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán chi tiết
Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
- Xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để quyết định nội dung, thời gian và phạm vui các thử nghiệm cơ bản (kiểm tra chi tiết khoản mục).
- Thực hiện phân tích, so sánh, đối chiếu, v.v. đánh giá các bằng chứng và mối quan hệ giữa chúng
Giai đoạn 3: Hoàn thành kiểm toán
- Đánh giá tổng hợp và rà soát laị những bằng chứng đã thu thập trong quá trình kiểm toán, các sai sót, các phát hiện kiểm toán.
- Lập và phát hành các báo cáo kiểm toán: tuỳ theo sự đánh giá về độ tin cậy vào báo cáo tài chính mà KTV sẽ phát hành loại báo cáo kiểm toán tương ứng.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Phần I: Lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất.
1 - Kiểm toán báo cáo tài chính nhằm mục đích:
(a) Xác định mức độ hợp lý và tuân thủ các chế độ về tài chính, kế toán của báo cáo tài chính được kiểm toán.
(b) Xác nhận báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ tài chính kế toán.
(c) Thể hiện rằng báo cáo tài chính đã được kiểm toán là phản ánh trung thực và khách quan tình hình tài chính kế toán của đơn vị.
(d) Để đối tượng được kiểm toán công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. 
2 - Hoạt động kiểm toán được hiểu là:
(a) Kiểm toán là việc kiểm tra các chứng từ, sổ sách kế toán xem chúng có được lập đúng quy trình, phản ánh trung thực các hoạt động, nghiệp vụ phát sinh trong khách thể được kiểm toán hay không.
(b) Kiểm toán là kiểm tra các tính toán trên các báo cáo được kiểm toán xem các báo cáo đó có tính toán chính xác là hợp lý không.
(c) Những công việc của người có chuyên môn, kiểm tra, đánh giá và báo cáo về tình trạng/hoạt động của một đối tượng cụ thể, dựa trên cơ sở các chứng cứ thu thập được trong quá trình kiểm toán và các chuẩn mực, tiêu chí, chế độ quy định điều tiết trực tiếp đến đối tượng kiểm toán.
(d) Tất cả các câu trên đều đúng.
(e) Tất cả các câu trên đều sai.
3 - Lý do chính KTV được yêu cầu đưa ra ý kiến nhận xét đối với BCTC mà anh ta tiến hành kiểm toán là:
(a) Việc đưa ra ý kiến kiểm toán là bắt buộc đối với KTV, vì đó là nội dung chính của hợp đồng kiểm toán giữa doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán.
 (b) Ý kiến nhận xét của KTV giúp các nhà quản lý doanh nghiệp nhận thức được thực trạng báo cáo tài chính có được lập và trình bày đúng chế độ hiện hành không, để từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp.
(c) Anh ta là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn và có thời gian nghiên cứu kỹ doanh nghiệp qua quá trình kiểm toán báo cáo tài chính, nên ý kiến của anh ta đáng tin cậy và có giá trị đối với các nhà quản lý công ty.
(d) Tất cả các câu trên đều đúng.
(e) Tất cả các câu trên đều sai.
- KTV được yêu cầu đưa ra ý kiến nhận xét đối với báo cáo tài chính vì:
 Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bao giờ cũng đáng tin cậy.
 Ý kiến nhận xét của KTV tăng độ tin cậy đối với những người sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
 Thông qua ý kiến của KTV đối với BCTC được kiểm toán, những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp biết được mức độ trung thực, khách quan và đáng tin cậy của các báo cáo tài chính đó.
 Doanh nghiệp – người thuê kiểm toán để đưa ra ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính, vì ông giám đốc doanh nghiệp không có chuyên môn để làm việc này.

File đính kèm:

  • docmot_so_van_de_co_ban_cua_kiem_toan.doc