Một số vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu

Tóm tắt: Trong hơn 20 năm phát triển theo hướng bền vững, Việt Nam đã thu được những thành

tựu nhất định. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa xứng tầm với tiềm năng của đất nước:

Phát triển chưa bền vững trong cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và đặc biệt là về môi trường. Năm

2015 là một năm bước ngoặc của thế giới trong phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí

hậu: 4 hiệp định toàn cầu của Liên Hiệp Quốc đã được thông qua (Khung Hành động Sendai về

giảm thiểu rủi ro thiên tai, Chương trình Hành động Addis Ababa, Chương trình nghị sự 2030 về

phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về khí hậu). Các hiệp định khu vực quan trọng cũng đang

được triển khai và xây dựng (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, Hình thành Cộng

đồng kinh tế ASEAN ). Trong bối cảnh mới đó, Việt Nam, bên cạnh những cơ hội, cũng đối mặt

với nhiều khó khăn thách thức, nhất là về mặt môi trường: biến đổi khí hậu gia tăng, môi trường và

tài nguyên suy thoái; Gia tăng về nhu cầu sử dụng năng lượng Trên cơ sở phân tích thực trang,

tồn tại, thách thức của phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu và đổi mới của đất

nước hiện nay, bài báo đã đề xuất một số giải pháp mang tính chiến lược đề giải quyết vấn đề theo

hướng tăng trưởng xanh, bao gồm: Đổi mới tư duy; Hoàn thiện thể chế chính sách; Đổi mới công

tác quy hoạch; Xây dựng và vận hành hê thống cơ sở dữ liệu quốc gia; Phát triển cách tiếp cận hệ

thống-liên ngành/dựa trên hệ sinh thái trong hoạch định chính sách và quản lý phát triển; Phát triển

hệ thống giám sát-đánh giá khách quan, đảm bảo tính minh bạch trong toàn hệ thống xã hội; Phát

triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ/đổi mới sáng tạo, để tạo ra các động lực mới cho sự

phát triển của đất nước, để xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương

trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

pdf 11 trang yennguyen 4340
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu

Một số vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 264-274 
 264 
Một số vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững của Việt Nam 
trong bối cảnh biến đổi toàn cầu 
Trương Quang Học* 
Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 06 tháng 10 năm 2016 
Chỉnh sửa ngày 18 tháng 10 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 11 năm 2016 
Tóm tắt: Trong hơn 20 năm phát triển theo hướng bền vững, Việt Nam đã thu được những thành 
tựu nhất định. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa xứng tầm với tiềm năng của đất nước: 
Phát triển chưa bền vững trong cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và đặc biệt là về môi trường. Năm 
2015 là một năm bước ngoặc của thế giới trong phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí 
hậu: 4 hiệp định toàn cầu của Liên Hiệp Quốc đã được thông qua (Khung Hành động Sendai về 
giảm thiểu rủi ro thiên tai, Chương trình Hành động Addis Ababa, Chương trình nghị sự 2030 về 
phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về khí hậu). Các hiệp định khu vực quan trọng cũng đang 
được triển khai và xây dựng (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, Hình thành Cộng 
đồng kinh tế ASEAN). Trong bối cảnh mới đó, Việt Nam, bên cạnh những cơ hội, cũng đối mặt 
với nhiều khó khăn thách thức, nhất là về mặt môi trường: biến đổi khí hậu gia tăng, môi trường và 
tài nguyên suy thoái; Gia tăng về nhu cầu sử dụng năng lượng Trên cơ sở phân tích thực trang, 
tồn tại, thách thức của phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu và đổi mới của đất 
nước hiện nay, bài báo đã đề xuất một số giải pháp mang tính chiến lược đề giải quyết vấn đề theo 
hướng tăng trưởng xanh, bao gồm: Đổi mới tư duy; Hoàn thiện thể chế chính sách; Đổi mới công 
tác quy hoạch; Xây dựng và vận hành hê thống cơ sở dữ liệu quốc gia; Phát triển cách tiếp cận hệ 
thống-liên ngành/dựa trên hệ sinh thái trong hoạch định chính sách và quản lý phát triển; Phát triển 
hệ thống giám sát-đánh giá khách quan, đảm bảo tính minh bạch trong toàn hệ thống xã hội; Phát 
triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ/đổi mới sáng tạo, để tạo ra các động lực mới cho sự 
phát triển của đất nước, để xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương 
trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. 
Từ khóa: Phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, mục tiêu phát triển thiên niên 
kỷ, Chương trình nghị sự 2030. 
1. Đặt vấn đề* 
Qua hơn 20 năm phát triển bền vững 
(PTBV), mô hình phát triển của thế giới vẫn là 
kinh tế “nâu”, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên 
thiên nhiên, nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm 
môi trường, suy thoái tài nguyên và mất cân 
_______ 
*
 ĐT.: 84-913247972 
 Email: hoctruongquang@gmail.com 
bằng sinh thái. Gần đây, trên phạm vi toàn cầu 
lại liên tiếp xảy ra những cuôc khủng hoảng 
mới, trong đó biến đổi khí hậu (BĐKH) được 
cho là thách thức lớn nhất của nhân loại trong 
thế kỷ 21. Cuộc chiến chống BĐKH còn rất 
cam go, căng thẳng (nhất là từ sau COP 13, 
2007), và cho đến nay (tại COP 21, 2015, COP 
22, 2016) cộng đồng quốc tế mới có được Thoả 
thuận lịch sử toàn cầu về ứng phó với BĐKH, 
đánh dấu bước đột phá quan trọng trong nỗ lực 
T.Q. Học / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 264-274 265 
của Liên hợp quốc (LHQ) suốt hơn hai thập kỷ 
qua nhằm thuyết phục Chính phủ các nước hợp 
tác để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, hạn chế 
việc gia tăng nhiệt độ, với mức nhiệt độ của 
Trái đất đến năm 2100 không tăng quá ngưỡng 
20C và cố gắng tiến tới ngưỡng thấp hơn 1,50C 
so với vời tiền công nghiệp. 
Trong bối cảnh đó, LHQ đã đưa ra Chương 
trình nghị sự 2030, gồm có 17 mục tiêu chung 
và 169 mục tiêu cụ thể về phát triển bền vững. 
Các mục tiêu trong Chương trình nghị sự 2030 
được xem như là định hướng mang tính toàn 
cầu và mỗi quốc gia cần phải đặt ra các mục 
tiêu phù hợp với bối cảnh của quốc gia để thực 
hiện. Đồng thời, các quốc gia cũng sẽ phải 
quyết định cách thức thực hiện và lồng ghép 
những chỉ tiêu PTBV toàn cầu vào quá trình lập 
kế hoạch và xây dựng các chiến lược, chính 
sách của quốc gia [1, 2]. 
Tại Hội nghị PTBV của LHQ (2015) Chủ 
tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định 
“Việt Nam nhiệt liệt ủng hộ Chương trình Nghị 
sự 2030 và cam kết sẽ làm hết sức, sẽ tập trung 
mọi nguồn lực cần thiết, huy động tất cả các bộ, 
ngành, địa phương, các tổ chức, cộng đồng và 
người dân để thực hiện thành công Chương 
trình nghị sự 2030 và các mục tiêu PTBV”. 
Theo đó, Việt Nam cần phải có những đổi 
mới thực sự và sâu sắc để PTBV đất nước, mà 
trước hết là xây dựng và triển khai tốt Kế hoạch 
hành động quốc gia thực hiện Chương trình 
nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên 
Hợp Quốc (LHQ). 
2. Bối cảnh quốc tế 
2.1. Hai thập kỷ phát triển bền vững và 15 năm 
thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên ký 
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi 
trường và phát triển tại Rio de Janeiro, Braxin 
(Rio-92) đã ký kết 5 văn kiện quan trọng, trong 
đó có Chương trình nghị sự 21 đặt nền móng 
cho PTBV trên phạm vi toàn cầu. 
Sau 20 năm thực hiện, Hội nghị Thượng 
đỉnh của LHQ về Phát triển bền vững (Rio+20, 
2012) đã tổng kết những kết quả của Thế giới 
về PTBV, mà trước hết là thực hiện 8 Mục tiêu 
phát triển thiên niên kỷ (MDGs), đã chỉ ra rằng, 
sau hai thập kỷ phát triển, các quốc gia trên thế 
giới đã đạt được những bước tiến ngoài mong 
đợi với sự ra đời của một loạt thể chế tài chính 
quốc tế và các tổ chức khu vực hỗ trợ cho công 
cuộc phát triển chung, đã có nhiều ví dụ về phát 
triển bền vững thành công trong các lĩnh vực 
như năng lượng, nông nghiệp, quy hoạch đô thị, 
sản xuất và tiêu dùng, tuy nhiên vẫn chưa đạt 
được các kết quả bền vững như mong muốn. 
Bên cạnh những thành tựu này, cũng còn 
nhiều khó khăn thách thức trong tiến trình 
PTBV. Sự phát triển vẫn theo mô hình kinh tế 
“nâu”, gây hủy hoại môi trường, suy thoái tài 
nguyên, gia tăng phát thải khí nhà kính (KNK) 
gây BĐKH. Gần đây, nhân loại lại phải đối mặt 
gay gắt với các cuộc khủng hoảng mới mà quan 
trọng nhất là cuộc khủng hoảng khí hậu/ 
BĐKH. 
Về MDGs, trong hơn 15 năm thực hiện vừa 
qua, thế giới đã đạt được nhiều thành tựu, tiến 
bộ trên mọi lĩnh vực như giảm một nửa tình 
trạng đói nghèo cùng cực, đạt được kết quả khả 
quan trong phòng chống bệnh sốt rét, giảm bất 
bình đẳng giới và tiếp cận nguồn nước sạch cho 
2,3 tỷ người [3]. Tuy nhiên, ở cấp độ toàn cầu, 
nhiều chỉ tiêu nhỏ trong các MDGs chưa được 
hoàn thành, đặc biệt trong bối cảnh một thế giới 
đầy biến động về chính trị-xã hội tại khu vực 
Trung Đông- Bắc Phi, BĐKH và ảnh hưởng của 
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đồng thời, 
các vấn đề an ninh mới toàn cầu đe dọa tới môi 
trường, sức khỏe, an ninh, kinh tế-xã hội ngày 
càng nổi lên, đòi hỏi nỗ lực chung của các quốc 
gia nhằm củng cố những thành tựu MDGs đã 
đạt được và giải quyết các thách thức hiện 
nay [3]. 
Trong bối cảnh đó, Hội nghị đã đặt nền 
móng cho kinh tế xanh (KTX)/tăng trưởng xanh 
(TTX) nhằm cải thiện phúc lợi con người, công 
bằng xã hội, giảm các rủi ro môi trường, bảo 
tồn vốn tự nhiên để vừa ứng phó với BĐKH 
vừa PTBV. Nói cách khác, tăng trưởng xanh là 
một con đường hướng tới PTBV [4] (Hình 2). 
T.Q. Học / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 264-274 
266 
Hình 2. Sơ đồ kinh tế xanh (A) và đối tượng nghiên cứu của Khoa học bền vững (B). 
Về mặt giáo dục, một ngành khoa học mới - 
Khoa học bền vững (KHBV) ra đời và được 
cho là ngành học chỉ ra con đường hướng tới 
một xã hội bền vững với sự công bằng giữa các 
thế hệ như chúng ta mong muốn. KHBV nghiên 
cứu mối quan hệ giữa 3 hệ thống toàn cầu, xã 
hội và con người và những rủi ro đi kèm đối với 
đời sống và an ninh của con người. Cũng giống 
như trong PTBV, KHBV lấy liên ngành/xuyên 
ngành là cách tiếp cận chủ đạo [5, 6] (Hình 2). 
2.2. Từ mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đến 
mục tiêu phát triển bền vững 
Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển 
bền vững của Liên Hợp Quốc 
Sau Hội nghị Rio+20, LHQ đã có hơn 2 
năm (2012-2015) với 3 kênh chuẩn bị để xây 
dựng Chương trình Nghi sự 2030. 
i) Kênh Đại Hội đồng LHQ: đến tháng 
1/2013, Đại hội đồng LHQ Khoá 67 đã ra Nghị 
quyết thành lập Nhóm làm việc xây dựng mục 
tiêu của PTBV (SDGs). Nhóm này gồm 70 đại 
diện quốc gia có nhiệm vụ xây dựng một Báo 
cáo đề xuất SDGs. 
ii) Kênh Tổng thư ký LHQ: Tổng thư ký đã 
thành lập Nhóm cố vấn đặc biệt gồm các lãnh 
đạo, chuyên gia cấp cao (High Panel of 
Eminent Persons), gồm 47 người đại diện các 
chính phủ, nhóm tư nhân, xã hội dân sự); Nhóm 
này gồm tất cả các tổ chức của LHQ để thảo 
luận xây dựng Chương trình Nghi sự 2030. 
iii) Kênh Tham vấn quốc gia: tại 83 nước; 
Kênh thảo luận theo 11 chủ đề về phát triển bền 
vững và kênh đóng góp ý kiến qua website: 
“Million voices: the World We Want”. 
iv) Ngoài ra, còn các kênh đóng góp từ Hội 
nghị các bên Công ước khung về Biến đổi khí 
hậu (COP21 tại Paris lần này đã thông qua về 
khung hợp tác mới sau 2020); Kênh Hội nghị 
về tài chính cho phát triển (FfD) và các kênh 
đóng góp của các tổ chức quốc tế, xã hội dân sự 
cho tiến trình này [2]. 
Sau 18 tháng thu thập ý kiến đóng góp sâu 
rộng của các bên liên quan và thảo luận liên 
chính phủ tại LHQ, Nhóm làm việc (OWG) 
hoàn thiện Văn kiện cuối cùng về SDGs vào 
tháng 7/2014, bao gồm 17 Nhóm mục tiêu 
chung (Goals) và 169 mục tiêu cụ thể (Targets). 
Vấn đề môi trường, đa dạng sinh học, biến đổi 
khí hậu tiếp tục là các ưu tiên trong SDGs, có 
mặt trong 15/17 Mục tiêu chung và 32/169 mục 
tiêu cụ thể [2]. 
Từ 25-27/9/2015, LHQ tổ chức Hội nghị 
Thượng đỉnh Phát triển bền vững với hơn 150 
nhà lãnh đạo toàn cầu tham dự. 
 Hội nghị đã chính thức thông qua một 
chương trình hành động phát triển bền vững 
A B 
T.Q. Học / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 264-274 267 
mới đầy tham vọng - Chương trình nghị sự 
2030 vì PTBV 2030: “Thay đổi thế giới của 
chúng ta”: Chương trình nghị sự 2030 vì PTBV 
2030 (Transforming Our World: 2030 Agenda 
for Sustainable Development) bao gồm một bản 
tuyên bố (Declaration), 17 mục tiêu chung 
(SDGs) và 169 mục tiêu cụ thể (targets)[1] 
(Hình 3). 
Hình 3. 17 mục tiêu phát triển bền vững cho giai đoạn 2016-2030 (UN, 2015b). 
i) Sự khác biệt của Chương trình nghị sự 
2030 
Có độ bao phủ chính sách phổ quát, rộng 
lớn, toàn diện, vì lợi ích của mọi người dân 
trên toàn thế giới, cho các thế hệ hôm nay và 
mai sau. 
Chương trình đã đưa ra tầm nhìn cho giai 
đoạn 15 năm tới với 17 mục tiêu chung PTBV 
và 169 mục tiêu cụ thể, định hướng phương 
thức thực hiện, các quan hệ đối tác toàn cầu và 
các hành động tiếp nối. 
Chương trình nghị sự năm 2030 đề xuất 
phương pháp tiếp cận toàn diện, cân bằng và 
tích hợp các khía cạnh PTBV đối với các chiến 
lược phát triển (5P: con người, đối tác, thịnh 
vượng, hành tinh). 
ii) Các nguyên tắc của Chương trình Nghị 
sự (CTNS) 2030. Năm nguyên tắc xây dựng 
CTNS 2030 gồm: i) Quyền làm chủ quốc gia, 
ii) Cách tiếp cận bao trùm và cùng tham gia, iii) 
Tính phổ quát, iv) Không để ai bị bỏ lại phía 
sau, tiếp cận những đối tượng khó tiếp cận nhất 
trước, v) Cách tiếp cận dựa trên nhân quyền, 
vi) Cách tiếp cận tích hợp để PTBV [1, 2] . 
iii) Sự khác biệt giữa MDGs và SDGs 
Về các lĩnh vực, mục tiêu, quy mô và tàì 
chính: SDGs dựa trên 6 lĩnh vực: Nhân phẩm, 
Con người, Thịnh vượng, Hành tinh của chúng 
ta, Công lý và Quan hệ đối tác. Như vậy, SDGs 
có nhiều hơn 2 lĩnh vực so với MDGs là Công 
lý và Thịnh vượng. MDGs có 08 mục tiêu, tập 
trung chủ yếu vào trụ cột xã hội, SDGs có 17 
mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể. Quy mô 
tài chính để thực hiện MDGs ở cấp tỷ USD, 
trong khi tài chính cho SDGs cần hàng nghìn tỷ 
USD (ví dụ tài chính cho giảm nghèo đói cần 
T.Q. Học / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 264-274 
268 
khoảng 66 tỷ 3 USD/năm, trong khi đó tài 
chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng cần khoảng 7 
ngàn tỷ). 
 Về tổ chức triển khai thực hiện: Trong thực 
hiện MDGs, trước 2015, có hai quá trình song 
song: Thực hiện MDGs, tập trung nhiều vào 
khía cạnh xã hội với xóa nghèo và PTBV , tập 
trung vào sự bền vững về môi trường. Trong 
đó, Chính phủ đóng vai trò chính và Tăng 
cường hợp tác giữa các nước phát triển và đang 
phát triển. 
Hiện nay, trong thực hiện SDGs chỉ có một 
CTNS 2030 toàn diện, phổ quát duy nhất, với 
các mục tiêu: i) Hoàn tất công việc còn đang 
dở của MDGs và không để ai bị bỏ lại phía sau; 
ii) Tiếp tục thực hiện PTBV với quan điểm 
tích hợp và cân bằng tất cả các khía cạnh 
chính; với cách tiếp cận “toàn thể xã hội” và 
“toàn thể chính phủ” và huy động mọi nguồn 
lực, đặc biệt là nguồn lực trong nước để thực 
hiện CTNS 2030. 
Chương trình nghị sự 2030 cung cấp một 
khung khổ toàn cầu mới để tất cả các quốc gia 
tập trung, điều phối và hợp nhất tốt hơn các nỗ 
lực của mình khi hoạt động hướng tới mục tiêu 
PTBV và xóa đói giảm nghèo ở mọi hình thức. 
17 mục tiêu PTBV mới là hệ thống tổng quát 
các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số mà dự kiến các 
quốc gia thành viên LHQ sẽ sử dụng để xây 
dựng các kế hoạch và chính sách phát triển 
quốc gia trong vòng 15 năm tới [2]. 
3. Bối cảnh trong nước 
3.1. Khái quát về 30 năm đổi mới theo hướng 
phát triển bền vững 
Việt Nam đã có hơn 30 năm đổi mới, nhất 
là sau khi Agenda 21 của Việt Nam (2004) và 
Chiến lược PTBV Việt Nam được ban hành 
(2012) và đã thu được nhiều thành tựu đáng kể 
trong cả ba trụ cột về kinh tế, xã hội và môi 
trường,và đã được tổng kết trong các Hội nghị 
PTBV toàn quốc lần thứ nhất (12.2004), lần 
thứ hai (5/2006) và lần thứ ba (1/2011) [7, 8]. 
Đánh giá một cách tổng thể, trong thời gian 
qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế 
cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực 
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh 
tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của 
nền kinh tế được giữ vững, thâm hụt ngân sách 
và nợ quốc gia được kiểm soát trong giới hạn 
an toàn. Những thành quả đạt được về kinh tế 
đã tạo nguồn lực cho việc giải quyết thành công 
hàng loạt các vấn đề xã hội: xoá đói giảm 
nghèo, phát triển giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, 
hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷnhằm 
nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sông 
người dân. 
Các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội 
(KT – XH) đã gắn kết với bảo vệ môi trường 
(BVMT) về các mặt thể chế chính sách, tổ chức 
- quản lý, xã hội hoá và hợp tác quốc tế. Bằng 
cách lồng ghép các muc tiêu PTBV vào các 
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương 
trình phát triển KT - XH nói chung và của các 
ngành nói riêng đồng thời huy động sự tham gia 
của toàn dân kết hợp với sư hỗ trợ quốc tế, tính 
bền vững của sự phát triển hay nói cách khác là 
sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 trụ 
cột: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo 
vệ môi trường sao cho vừa đáp ứng được những 
yêu cầu của hiện tại, vừa không được phép làm 
tổn hại đến lợi ích và việc đáp ứng các nhu cầu 
của những thế hệ mai sau, ngày càng được xác 
lập và khẳng định trong thực tế. 
Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng những 
thành tựu đạt được nêu trên chưa tương xứng 
với tiềm năng ... hông khí, và 
lượng phát thải khí nhà kính [3]. 
d. Trình độ phát triển, hiệu quả sản xuất và 
tiêu dùng thấp: Trình độ phát triển của Việt 
Nam nói chung còn thấp, bị tụt hậu so với nhiều 
nước sau nhiều năm chiến tranh ác liệt kéo dài. 
Trình độ phát triển khoa học, công nghệ (KH-
CN) (nhất là Nghiên cứu & Triển khai và 
chuyển giao công nghệ) còn thấp. Hệ thống 
pháp luật đang trong thời kỳ chuyển đổi còn 
chưa đồng bộ, chưa thật phù hợp với xu thế 
toàn cầu hóa và hướng tới tăng trưởng xanh. 
Chi phí môi trường không thể hiện đầy đủ trong 
chi phí sản xuất. Hệ thống tổ chức, bộ máy 
quản lý còn chia cắt chưa phù hợp với sự phát 
triển trong liên kết của đất nước, trong hội 
nhập, cần có những chỉnh sửa rất mạnh mẽ. 
Các mô hình sản xuất và tiêu dùng còn chưa 
tuân thủ chính sách “thân thiện với môi 
trường”. Trong tiêu dùng, lối sống hưởng thụ, 
tiêu xài lãng phí vẫn còn phổ biến ở một bộ 
phận dân cư, nhất là ở thành thị [3, 9, 10, 16]. 
T.Q. Học / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 264-274 271 
3.3. Khuyến nghị: Để có thể PTBV đất nước 
trong bối cảnh hội nhập hiện nay xin có một số 
khuyến nghị như sau: 
1. Phục hồi và duy trì chất lượng môi 
trường, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên 
nhiên để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các dịch vụ 
hệ sinh thái và chất lượng cuộc sống. 
Việt Nam hiện đang trong quá trình chuyển 
đổi kinh tế, cần phải sử dụng tốt hơn các nguồn 
tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động 
đến môi trường. Từ nay đến năm 2030, tốc độ 
tăng thu nhập, đô thị hóa và công nghiệp hóa 
làm tăng áp lực đối với các nguồn tài nguyên 
đất, nước, sinh vật và năng lượng. Nâng cao 
chất lượng môi trường là một yếu tố quan trọng 
đối với sự chuyển đổi cơ cấu của các ngành 
nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, 
cũng như các ngành sản xuất khác. Để đạt được 
những mục tiêu này, cần phải đẩy mạnh, và 
sáng tạo trong việc giải quyết những vấn đề về 
môi trường đối với tăng trưởng. Nếu không 
hành động, sẽ hạn chế tăng trưởng và suy giảm 
điều kiện sống như đã xảy ra ở một số quốc gia 
khác giống như Trung Quốc, nơi mà ô nhiễm 
không khí ước tính gây ra 1,6 triệu ca tử vong 
mỗi năm, chiếm khoảng 17% số người chết ở 
nước này [3]. 
2. Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu 
và tích hợp vào công tác lập kế hoạch phát triển 
để giảm tính dễ bị tổn thương do tác động của 
BĐKH ngày càng nghiêm trọng. 
Việt Nam nếu không tính đến những thay 
đổi tiềm tàng về nhiệt độ, lượng mưa, nước biển 
dâng, sự gia tăng thiên tai và các biểu hiện khác 
của BĐKH cũng như tác động của chúng tới kết 
cấu hạ tầng và con đường phát triển xã hội để 
tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu, và 
nếu không tăng cường năng lực ứng phó có thể 
dẫn đến tính dễ bị tổn thương nghiêm trọng cho 
nền kinh tế. 
Để thích ứng với BĐKH, nhà nước cần 
quản trị tốt hơn thông qua sự phối hợp giữa 
nhiều cơ quan và các cấp chính quyền trong các 
kế hoạch, chiến lược tổng thể, đặc biệt là ở cấp 
vùng, tăng cường liên kết nội vùng và ngoại 
vùng, giữa các hệ thống đô thị trong vùng, giữa 
các vùng trong một lưu vực sông Đầu tư để 
tăng khả năng chống chịu hoặc thích ứng với 
BĐKH sẽ là trọng tâm của con đường PTBV . 
Hiện nay là thời điểm phù hợp để Việt Nam 
xem xét lại con đường phát triển của mình theo 
hướng tăng trưởng bền vững, hoà nhập và 
chống chịu với BĐKH từ nay đến năm 2030. 
3. Phát triển ngành năng lượng đa dạng, 
sạch và an toàn, cung cấp đủ lượng năng lượng 
cho một nền kinh tếđang phát triển trong khi 
giảm đến mức tối thiểu tác động tới môi trường 
và phát thải khí nhà kính. 
Các chính sách năng lượng được áp dụng 
tại Việt Nam trong những năm tới sẽ quyết định 
hướng phát triển của ngành năng lượng và các 
vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng, ô nhiễm 
không khí, và lượng phát thải khí nhà kính. 
Các giải pháp phát triển ngành năng lượng 
cần tập trung theo hướng sử dụng năng lượng 
tiết kiệm và hiệu quả, hạn chế tới mức tối đa sử 
dụng nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, và tăng 
cường sử dụng năng lượng tái tạo, nhất là năng 
lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh 
khối mà Việt Nam có tiềm năng cao. 
4. Tăng cương thể chế, chính sách nói 
chung và về bảo vệ môi trường nói riêng, đáp 
ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế là 
điểm mấu chốt. 
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy để có sự tăng 
trưởng bền vững cần có các chính sách, chiến 
lược mà không đưa đất nước đi vào một con 
đường có những tác động bất lợi không thể đảo 
ngược, thay vào đó phải tối đa hóa lợi ích trong 
nước, đồng thời không gây ra các ngoại tác tiêu 
cực. Các chính sách cần thúc đẩy và khuyến 
khích những quyết định thông minh và đầu tư 
sáng tạo của khu vực tư nhân và nhà nước, tạo 
điều kiện tài trợ cho những chi phí phải trả 
trước để tăng trưởng bền vững. 
Khi Việt Nam chuyển sang con đường bền 
vững với môi trường hơn để tăng trưởng kinh 
tế, sẽ có sự đánh đổi. Sự đánh đổi chủ yếu là 
phải trả trước những chi phí cho công nghệ mới 
và các biện pháp chính sách phục vụ tăng 
trưởng bền vững. Điều này sẽ mang lại lợi ích 
lâu dài và đem lại những phương án mở cho các 
T.Q. Học / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 264-274 
272 
hình thức phát triển mới. Đi theo con đường 
PTBV trong 20 năm tới sẽ cho phép Việt Nam 
bảo vệ nguồn nước, không khí, đất đai và 
ĐDSH, sẽ có thể duy trì các dịch vụ hệ sinh thái 
và cải thiện chất lượng cuộc sống. Việt Nam 
cũng sẽ có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng 
về năng lượng và lương thực. Đồng thời, Việt 
Nam có thể thực hiện đầy đủ các cam kết của 
mình để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, 
thích ứng BĐKH và giảm phát thải khí nhà 
kính. 
Vì vậy, tăng cường công tác quản lý chất 
lượng môi trường, tài nguyên thiên nhiên và 
ứng phó với BĐKH theo hướng bảo đảm tính 
hệ thống, tổng thể, liên ngành, liên vùng, đáp 
ứng mục tiêu trước mắt và lâu dài, có trọng 
tâm, trọng điểm, phù hợp với xu hướng quốc tế 
và từng giai đoạn phát triển của đất nước phải 
là một trọng tâm mang tính đột phá. 
5. Xây dựng và triển khai hiệu quả Kế 
hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương 
trình nghị sự 2030 vì sự PTBV của LHQ phù 
hợp với điều kiện phát triển của đất nước và xu 
hướng hội nhập 
Kế hoạch cần được xây dựng dựa trên sự 
đổi mới về tư duy một cách sâu sắc và toàn 
diện, đặc biệt ởđội ngũ lãnh đạo và quản lý các 
cấp (tư duy chiến lược, hệ thống, sáng tạo, đổi 
mới). 
Cơ sở đề xây dựng Kế hoạch không chi dựa 
trên các chiến lược, chính sách hiện hành (như 
vẫn thường làm), mà còn phải dựa trên thực tế 
phát triển, đặc biệt là những tồn tại, yếu kém, 
thách thức và những bài học kinh nghiệm trong 
thời gian qua. Theo đó: trong Kế hoạch cần có 
phần đánh giá khái quát một cách nghiêm túc 
và khách quan những thành tựu, tồn tại, yếu 
kém, nguyên nhân, thách thức và bài học kinh 
nghiệm cho PTBV hiện nay. Mặt khác cần có 
sự tham gia thực sự của tất cả các bên (các 
thành phần xã hội), đặc biệt là của doanh 
nghiệp và cộng đồng (cộng đồng khoa học và 
cộng đồng dân cư). 
Kế hoạch phải mang tính kế thừa và phải có 
lộ trình thực hiện hiệu quả và cần được xây 
dựng để có thể tích hợp vào các kế hoạch dài 
hạn và ngắn hạn của quốc gia cũng như của các 
Bộ ngành và địa phương, trước mắt cũng như 
lâu dài để triển khai trong thực tế. 
Trong thực hiện, cần làm rõ cơ chế phối 
hợp thực hiện, theo chiều dọc: i) không gian 
(địa phương-vùng-quốc gia-quốc tế) và ii) thời 
gian (quá khứ-hiện tại-tương lai); theo chiều 
ngang (giữa các bộ, ngành, vùng, địa phương). 
Trong các nhóm giải pháp thực hiện cần 
nhấn mạnh: i) Giải pháp xây dựng năng lực 
(đặc biệt là năng lực phối hợp, giám sát và thực 
thi); ii) Giải pháp KH-CN (để nâng cao năng 
lực sáng tạo và đột phá), và iii) Giải pháp quản 
lý/quản trị (Quản lý dựa trên kết quả, đặc biệt là 
cần xây dựng cơ sở dữ liệu và cơ chế cung cấp 
và chia sẻ thông tin, và hệ thống giám sát đánh 
gía - công cụ đắc lực cho quản lý) [2]. 
4. Kết luận 
Trong hai mươi năm qua, đặc biệt là 10 
năm gần đây, Việt Nam đã tận dụng thời cơ 
thuận lợi, vượt qua nhiều thách thức khó khăn 
thực hiện PTBV đất nước và đã đạt được những 
thành tựu đáng kể và rất quan trọng về kinh tế, 
xã hội và môi trường. 
Bên cạnh những kết quả nêu trên, trong 
thực thi PTBV cũng còn nhiều yếu kém, bất 
cập. Những thành tựu đạt được chưa tương 
xứng với tiềm năng. Chất lượng, năng suất, 
hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn 
thấp. Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào 
các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm 
chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Huy 
động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn 
hạn chế; lãng phí, thất thoát còn nhiều; hiệu quả 
đầu tư thấp. Tiêu hao nguyên liệu, năng lượng 
còn rất lớn. Việc khai thác và sử dụng tài 
nguyên chưa thật hợp lý và tiết kiệm. Các cân 
đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, bội chi 
ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại còn 
lớn, lạm phát còn cao. Môi trường sinh thái 
nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. 
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều bất 
cập, một số mặt vẫn còn bức xúc; tệ nạn xã hội 
có chiều hướng gia tăng; ùn tắc và tai nạn giao 
T.Q. Học / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 264-274 273 
thông còn nghiêm trọng; tham nhũng chưa bị 
đẩy lùi; chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là 
đào tạo đại học và dạy nghề còn yếu kém và 
chậm được cải thiện; các bệnh viện bị quá tải, 
chất lượng dịch vụ y tế còn thấp. 
Những hạn chế, yếu kém trên đây có phần 
do nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên 
nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. 
Trong giai đoạn hiện nay, PTBV ở Việt 
Nam đang đứng trước nhiều khó khăn thách 
thức lớn có tính chất toàn cầu: khủng hoảng tài 
chính, năng lượng, vấn đề an ninh lượng thực, 
BĐKH cũng như những thách thức chủ quan 
khác của đất nước. Việt Nam với quyết tâm 
cao, tiếp tục giữ vững các cam kết quốc tế với 
quan điểm phát triển nhanh và bền vững, thực 
hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh nhằm thúc 
đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và phát 
triển kinh tế theo chiều sâu để tiến tới việc sử 
dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát 
thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp 
dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống cơ 
sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, 
ứng phó với BĐKH, góp phần xóa đói giảm 
nghèo, và tạo động lực thúc đẩy phát triển 
kinh tế một cách bền vững, để đưa đất nước tiến 
lên xứng tầm với tiềm năng vị thế của nó ở khu 
vực Đông Nam Á và Thế giới. 
Tài liệu tham khảo 
[1] UN, 2015. Transforming our world: the 2030 
Agenda for Sustainable Development. 
[2] Văn phòng Phát triển bền vững (Trương Quang 
Học chủ biên), 2016. Báo cáo “Nghiên cứu, rà 
soát 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể 
trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển 
bền vững của Liên Hợp Quốc để đánh giá thực 
trạng và xác định các mục tiêu phù hợp, khả thi 
với điều kiện của Việt Nam, làm cơ sở cho việc 
quốc gia hóa các mục tiêu phát triển bền vững 
toàn cầu”. 
[3] Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 
2016. Báo cáo Việt Nam – 2035. 
[4] Trương Quang Học và Hoang Văn Thắng, 2013. 
Kinh tế xanh, con đường phát triển bền vững 
trong bối cảnh biến đổi toàn câu. Kỷ yếu Hội thảo 
Quốc gia Tài nguyên thiên nhiên và Tăng trưởng 
xanh, Hà Nội, 22.11.2013: 3-13. 
[5] Komiyama, H., Takeuchi, K.; Shiroyama, H., 
Mino, T.,(Editors) 2011. Sustainability science: A 
Multidisciplinary approach. UN University Press. 
Tokyo - New York - Paris. 
[6] Sumi, A; Mimura, N; Masui, T., 2011. Climate 
change and Global Sustainability: A Hoclistic 
Approach. UN University Press. Tokyo-New 
York-Paris. 
[7] Trương Quang Học, 2012. VIỆT NAM: Thiên 
nhiên, Môi trường và Phát triển bền vững. Nxb, 
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
[8] Trương Quang Học, 2012. Việt Nam: Phát triển 
bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu. Báo 
cáo Hội nghị quốc tế Việt Nam Học lần thứ IV. 
Hà Nội, 26-28.11.2012: 71-92. 
[9] Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 
2012. Thực hiện Phát triển bền vững ở Việt Nam. 
Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên 
Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20). 
[10] Viêt Nam: Một số điển hình về Phát triển bền 
vững. Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của 
Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20). 
[11] Chính phủ nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt 
Nam, 2015. Baó cáo quốc gia: Kết quả 15 năm 
thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 
của Việt Nam. 
[12] Chinh phủ Việt Nam, 2011.Chiến lược quốc gia 
về biến đổi khí hậu. 
[13] Chinh phủ Việt Nam, 2016. Kế hoạch thực hiện 
Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. 
[14] WB, 2013. The World Development Report 2013. 
[15] Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Tài 
nguyên và Môi trường, 2010. Thông báo Quốc gia 
lần thứ hai của Việt Nam cho Công ước khung 
của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu. 
[16] Bộ TN&MT, 2010. Báo cáo môi trường quốc gia 
2010: Tổng quan môi trường Việt Nam. Hà Nội.
T.Q. Học / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 264-274 
274 
Emerging Issues for Sustainable Development of Vietnam 
in the Context of Global Change 
Truong Quang Hoc 
VNU Institute of Natural Resources and Environment Studies 
Abstract: For over 20 years of development towards sustainability, Vietnam has obtained certain 
achievements. However, these achievements do not match the country's potential: Development is 
unsustainable in all the three pillars: Economic, Social and Environmental. The year of 2015 was a 
turning point in the world’s response to climate change and sustainable development: Four UN global 
agreements were adopted (Sendai Framework for Action on Disaster Risk Mitigation, Addis Ababa 
Action Plan, 2030 Agenda for Sustainable Development and the Paris Agreement). The important 
regional agreements are being developed and implemented (the Trans-Pacific Partnership (TPP) 
Agreement, ASEAN Community Formation ...). In this new context, besides opportunities, Vietnam 
faces many difficulties, challenges, especially in relation to the environment: Climate change 
increases, environmental and natural resource degradation; increase in demand for energy... On the 
basis of the reality analysis, opportunities and challenges of sustainable development in the context of 
global change and the country’s innovation, the paper recomments a number of strategic solutions for 
solving problems relating to green growth, including: Innovative thinking; completing institutional 
policies; planning innovation; developing and operating a national database system; developing an 
interdisciplinary system/ an ecosystem-based approach to policy making and managing development; 
objective monitoring and developing an evaluation system to ensure full transparency in the social 
system; developing education-training and science technology/ innovation to create a new momentum 
for the development of the country, to develop and implement the National Action Plan for 
implementation of the UN 2030 Agenda for Sustainable Development. 
Keywords: Sustainable development, climate change, green growth, Millenium developmental 
goals, 2030 Agenda. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_dat_ra_cho_phat_trien_ben_vung_cua_viet_nam_tr.pdf