Một số vấn đề đặt ra của đồng tiền số Bitcoin cho công tác quản lý

Tiền số là khái niệm mới, sản phẩm của công nghệ số và ngày càng được chấp nhận trong thanh toán,

giao dịch. Điều này có thể là một xu thế mới trong tương lai không xa. Tuy nhiên, giới tội phạm công

nghệ cao đã sử dụng tiền số làm công cụ trong thực hiện các hành vi phạm tội nguy hiểm như: tài trợ

cho khủng bố, mua bán ma túy, mại dâm, lừa đảo Bài viết này tác giả nghiên cứu về tiền số Bitcoin,

từ đó chỉ ra những vấn đề mới, phức tạp trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng.

pdf 6 trang yennguyen 8140
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề đặt ra của đồng tiền số Bitcoin cho công tác quản lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề đặt ra của đồng tiền số Bitcoin cho công tác quản lý

Một số vấn đề đặt ra của đồng tiền số Bitcoin cho công tác quản lý
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 26 (51) - Thaùng 03/2017 
122 
Một số vấn đề đặt ra của đồng tiền số Bitcoin 
cho công tác quản lý 
Problems for management related to Bitcoin digital currency 
ThS. Nguyễn Hồng Minh 
Trường Đại học An ninh nhân dân 
Nguyen Hong Minh, M.F. 
University of Security 
T 
Tiền số là khái niệm mới, sản phẩm của công nghệ số và ngày càng được chấp nhận trong thanh toán, 
giao dịch. Điều này có thể là một xu thế mới trong tương lai không xa. Tuy nhiên, giới tội phạm công 
nghệ cao đã sử dụng tiền số làm công cụ trong thực hiện các hành vi phạm tội nguy hiểm như: tài trợ 
cho khủng bố, mua bán ma túy, mại dâm, lừa đảo Bài viết này tác giả nghiên cứu về tiền số Bitcoin, 
từ đó chỉ ra những vấn đề mới, phức tạp trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng. 
Từ khóa: tiền số, Bitcoin, tội phạm, quản lý, công nghệ cao. 
Abstract 
Digital currency, a new conception created by digital technology, is increasingly accepted in payment 
and trading. This would possibly be a new trend in the near future. Nevertheless, high-technology crime 
has used digital currency as a tool to commit serious offenses such as terrorist financing, drug 
trafficking, prostitution, fraud, etc. This article studies features of Bitcoin digital currency, anticipates 
several illegal activities that take advantage of it, and proposes serious care and management from the 
authorities for potential problems. 
Keywords: digital currency, Bitcoin, management, high-technology. 
1. Giới hiệu 
Tiền tệ là nhân tố quan trọng của nền 
kinh tế, được luật pháp quy định để phục 
vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một 
quốc gia hay chức năng làm phương tiện 
thanh toán. Tiền tệ có thể mang hình thức 
tiền giấy hoặc tiền kim loại do ngân hàng 
Trung ương của nước đó phát hành, quản 
lý nhằm đảm bảo sự thống nhất. Tuy nhiên, 
trong thời đại ngày nay, xuất hiện khái 
niệm tiền số (tiền điện tử, tiền ảo), không 
có các đặc điểm của đồng tiền truyền thống 
nhưng vẫn được chấp nhận rộng rãi trong 
thanh toán, giao dịch. Nỗi bật trong số đó 
là đồng tiền số Bitcoin [9], được phát minh 
bởi Satoshi Nakamoto, nhà phát triển 
người Nhật Bản và bắt đầu được sử dụng 
từ năm 2009. Bitcoin được tạo ra bởi các 
thuật toán, số liệu phức tạp (xử lý các hàm 
băm SHA-256 [5] thông qua phương pháp 
Brute force [8]) dựa trên mạng ngang hàng 
(Peer - to - Peer [2] ) gọi là “đào mỏ” và 
được thiết lập sao cho ngày càng khó để 
đào được. Phương pháp đơn giản và rẻ nhất 
là trang bị cấu hình máy tính, mạng máy 
tính mạnh, card đồ họa cao cấp. Ngoài việc 
NGUYỄN HỒNG MINH 
123 
“đào mỏ”, còn có các phương thức khác để 
sở hữu Bitcoin như: mua bán hàng hóa sử 
dụng thanh toán bằng Bitcoin, mua Bitcoin 
trực tiếp tại một sàn giao dịch, trao đổi 
Bitcoin Để sử dụng và trao đổi Bitcoin, 
người ta dùng một phần mềm lưu trữ mã số 
bí mật, chẳng hạn “ouaHuRaPCXUE” 
(tương tự tài khoản ngân hàng) cho phép 
giao dịch “tài khoản” trên máy của chủ sở 
hữu. Thuật ngữ của Bitcoin gọi phần mềm 
này là “ví tiền” (wallet), với khả năng thực 
hiện giao dịch dễ dàng và thuận lợi. Mỗi 
“tài khoản” được cấp hai khóa điện tử khóa 
công khai (Public Key) và khóa riêng 
(Private Key). Khi thực hiện giao dịch, 
người dùng sử dụng khóa riêng của mình 
và khóa công khai của đối tác. Ví dụ khi 
gửi tiền cho một người nào đó, chỉ cần biết 
khóa công khai của họ là có thể chuyển 
tiền giữa các tài khoản Bitcoin ngay lập tức 
và hoàn toàn nặc danh. Người dùng không 
cần đăng ký, không cần tên, địa chỉ, số 
chứng minh hay mã số thuế Việc xử lý 
các giao dịch Bitcoin được đảm bảo bởi 
các máy chủ có tên gọi là “mỏ Bitcoin” 
(Bitcoin mine). Bitcoin mine ghi nhận tất 
cả các giao dịch của người dùng nên có thể 
theo dõi chính xác số lượng Bitcoin được 
tạo ra. 
Hình 1: Đồng tiền số Bitcoin 
Như vậy, Bitcoin là đồng tiền số dựa 
hoàn toàn vào các thuật toán và mạng 
Internet, dễ dàng trao đổi và luân chuyển, 
di chuyển giữa các công ty, cá nhân với 
nhau mà không cần thông qua tổ chức 
trung gian, không có sự can thiệp của con 
người, giấy tờ sổ sách hay một tổ chức nào 
đó [1][10]. 
2. Ưu, nhược điể của Bitcoin so với 
đồng iền ruyền hống 
2.1. Ưu điểm 
a. Không có rủi ro lạm phát 
Bitcoin không được phát hành hay quản 
lý bởi bất kỳ một cơ quan hay ngân hàng 
trung ương nào. Do đó, Bitcoin sẽ không 
chịu rủi ro lạm phát khi ngân hàng trung 
ương in thêm tiền để xử lý các vấn đề kinh 
tế của quốc gia như: lạm phát, kinh doanh 
thua lỗ của các công ty nhà nước... Ngược 
lại, để tạo ra Bitcoin mới cần thông qua các 
hoạt động “đào mỏ” rất khó khăn, tốn kém 
và số lượng bị giới hạn trên toàn thế giới. 
Thực tế chỉ ra rằng để tạo ra Bitcoin mới thì 
chi phí phải bỏ ra (tiền đầu tư hệ thống, tiền 
điện, tiền nhân viên) có thể còn cao hơn 
cả giá trị của chính nó [6][8]. 
b. Thuận tiện và tiết kiệm trong giao 
dịch thương mại điện tử 
Cá nhân, tổ chức có thể sử dụng 
Bitcoin để thực hiện các giao dịch thương 
mại điện tử thuận tiện [4]. Chẳng hạn 
người dùng thực hiện chuyển tiền một cách 
nhanh chóng, dễ dàng và đặc biệt là không 
tốn phí, hoặc chi phí rất thấp cho các bên 
trung gian so với đồng tiền thông thường. 
Bitcoin xử lý mọi giao dịch mà không có 
phí hoặc chi phí rất nhỏ. Trong trường hợp 
người dùng muốn nhận được ưu tiên xử lý, 
họ có thể đồng ý thêm một ít lệ phí với các 
giao dịch. Hơn nữa, ứng dụng xử lý thương 
mại còn giúp hỗ trợ các giao dịch, chuyển 
đổi Bitcoin thành tiền tệ và gửi tiền trực 
tiếp vào tài khoản ngân hàng thương mại. 
Do đó, các giao dịch sử dụng Bitcoin có 
thể cung cấp các dịch vụ thương mại điện 
tử nhanh hơn, chi phí thấp hơn nhiều so với 
các công cụ truyền thống như PayPal hoặc 
M T SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA ĐỒNG TIỀN SỐ BITCOIN CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ 
124 
thẻ tín dụng. 
c. Đảm bảo yêu cầu bảo mật về mặt 
kỹ thuật và thông tin của người sử dụng 
Thứ nhất, về mặt kỹ thuật Bitcoin sử 
dụng công nghệ mã hóa SHA-256, được 
phát triển bởi Cơ quan An ninh Quốc gia 
Mỹ có mức độ an toàn gần như tuyệt đối. 
Nếu giải mã mà không có chìa khóa thì với 
công nghệ hiện nay, thời gian giải mã có 
thể lên đến hàng thế kỷ. Do vậy, việc ăn 
cắp Bitcoin bằng cách phá khóa là điều 
không thể. Thứ hai, về bảo mật thông tin 
người dùng, khi thực hiện giao dịch, 
Bitcoin hoàn toàn ẩn danh, không chứa các 
thông tin nhạy cảm của khách hàng. Việc 
sử dụng Bitcoin trong lưu trữ, giao dịch sẽ 
phòng ngừa được các hoạt động theo dõi, 
trộm cắp, Vì vậy, Bitcoin là bước đột 
phá về đảm bảo an ninh, an toàn, bí mật và 
chống gian lận so với đồng tiền truyền 
thống hiện nay. 
d. Minh bạch và trung lập 
Mọi thông tin liên quan đến nguồn 
cung Bitcoin đều có sẵn trên hệ thông cho 
bất cứ ai muốn kiểm tra, xác minh theo thời 
gian thực. Không có bất kỳ tổ chức hay cá 
nhân nào có thể kiểm soát, can thiệp được 
hệ thống do kỹ thuật mã hóa an toàn, phức 
tạp. Chính vì vậy Bitcoin hoàn toàn trung 
lập, minh bạch đối với mọi người sử dụng. 
2.2. Nhược điểm 
a. Rủi ro do bị đánh cắp và thất thoát 
trên thế giới ảo 
Thứ nhất, mặc dù việc bẻ khóa để 
đánh cắp Bitcoin là không thể, tuy nhiên 
tin tặc vẫn có thể khai thác những điểm yếu 
khác để thực hiện hành vi chiếm đoạt. Hệ 
thống phần mềm quản lý Bitcoin sử dụng 
mật mã để cho phép người dùng thực hiện 
giao dịch mà không cần một bên thứ ba 
giám sát. Hơn nữa việc lưu trữ Bitcoin của 
từng cá nhân được bảo vệ bằng “chìa khóa 
điện tử” vừa chữ, vừa số rất phức tạp và 
khó nhớ. Khi bị mất, chìa khóa này không 
thể phục hồi và cũng đã có nhiều trường 
hợp người dùng quên “chìa khóa điện tử”, 
dẫn đến mất mát số tiền rất lớn. Do vậy 
người dùng phải tìm cách lưu giữ khóa ở 
đâu đó (ghi ra giấy, lưu trữ trong máy 
tính). Đây chính là điểm yếu mà tin tặc 
sẽ khai thác để tấn công bằng cách sử dụng 
các phần mềm gián điệp, mã độc, xâm 
nhập Chẳng hạn như hồi tháng 4, một 
nhóm tin tặc đã dùng mã độc tấn công 
người sử dụng trang Mt.Gox rút số tiền số 
Bitcoin và chuyển đến nơi khác; tháng 
10/2013, tin tặc tấn công sàn giao dịch 
Inputs.io, rút đi 4.100 Bitcoin trị giá 1,3 
triệu USD; tháng 11, tin tặc đã tổ chức 
một số đợt tấn công từ chối dịch vụ 
(DDoS) vào sàn giao dịch BIPS ở châu 
Âu, cướp đi 1.295 Bitcoin, trị giá khoảng 
1 triệu USD; cuối tháng 11, trang 
Marketplace, một siêu thị ma túy và hàng 
cấm online bị tấn công và lấy đi 96.000 
Bitcoin, trị giá tổng cộng 107,8 triệu USD, 
đây là vụ việc tấn công có giá trị lớn nhất 
cho đến nay. Thứ hai, các sàn giao dịch 
Bitcoin cũng có thể “bất ngờ” bị đóng cửa 
do các vấn đề về pháp lý hoặc đối tượng 
lừa đảo, bỏ trốn. Chẳng hạn như trường 
hợp biến mất của các sàn giao dịch lớn 
Flexcoin, Mt.Gox Những vụ việc như 
vậy làm cho những người nắm giữ Bitcoin 
trở nên trắng tay mà không có cơ chế nào 
để có thể khởi kiện, đòi quyền lợi. 
b. Giá trị biến động mạnh và phức tạp 
Giá trị của Bitcoin không ngừng biến 
động phức tạp và khó lường. Khi Bitcoin 
lần đầu tiên được giới thiệu năm 2009, nó 
có giá trị rất nhỏ. Với 1 USD có thể mua 
1,30903 Bitcoin. Tuy nhiên, tại thời điểm 
năm 2014, giá trị trung bình của 1 Bitcoin 
có thể lên đến hơn 1000 USD. Như vậy chỉ 
trong khoảng thời gian 5 năm, giá trị của 
Bitcoin đã tăng thêm 769 lần, một con số 
NGUYỄN HỒNG MINH 
125 
“khủng khiếp” nếu so với các hình thức 
khác như gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, 
đầu tư chứng khoán 
Những yếu tố quyết định giá trị của 
Bitcoin chính là niềm tin, quy luật cung 
cầu, khả năng thanh khoản, quá trình khai 
thác, đầu cơ Càng có nhiều người muốn 
sử hữu, sử dụng thì giá trị càng tăng và 
ngược lại. Niềm tin của cộng đồng vào 
Bitcoin cũng ảnh hưởng đến giá trị của nó. 
Khi Bitcoin gặp sự cố, khủng hoảng thì giá 
trị đi xuống rất nhanh chóng, ngược lại, khi 
càng có thêm người dùng và doanh nghiệp 
sử dụng Bitcoin thì giá cũng nhanh chóng 
tăng theo. 
Thực tế chỉ ra rằng, đầu cơ là yếu tố có 
sức ảnh hưởng lớn nhất. Đầu cơ Bitcoin có 
thể mang lại những khoản lợi nhuận khổng 
lồ do sự biến động rất lớn của đồng tiền này 
trước những thông tin liên quan đến pháp 
lý, giao dịch và tâm lý của người dùng. 
Chính sự rủi ro, mạo hiểm của Bitcoin 
khiến nó có sức hấp dẫn mãnh liệt với giới 
đầu cơ. Khi giới đầu cơ “gom hàng”, nguồn 
cầu sẽ tăng lên và ngược lại, khi họ “xả 
hàng” khiến cho nguồn cung tăng. Nhờ đó 
đầu cơ trở thành yếu tố mạnh mẽ nhất tác 
động đến giá trị của Bitcoin. Giá trị Bitcoin 
cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình khai thác. 
Do có giá trị lớn nên nó khiến nhiều người 
không tiếc tiền đầu tư vào những dàn máy 
tính cực kỳ hiện đại và đắt tiền để “đào 
mỏ”. Thế nhưng yếu tố này đang giảm dần 
sức ảnh hưởng bởi số vốn bỏ ra ban đầu sẽ 
rất lớn trong khi không nhiều người có đủ 
tiềm lực tài chính để chấp nhận rủi ro mà 
đồng tiền số mang lại. 
3. Vai trò của Bitcoin trong tương lai 
Mặc dù có những ưu, nhược điểm cùng 
tồn tại, nhưng sự ra đời và đưa vào lưu 
thông của đồng tiền số Bitcoin vẫn ngày 
càng được chấp nhận rộng rãi trên thế giới 
[1][10]. Tổng giá trị của Bitcoin trên toàn 
thế giới vào khoảng 10,8 tỷ USD và hàng 
triệu USD giá trị của Bitcoin giao dịch, trao 
đổi hàng ngày. Những con số trên không 
lớn nếu so với tổng giá trị 800 tỷ USD của 
thị trường cổ phiếu Mỹ hay so với khoảng 
4.000 tỷ USD giao dịch hàng ngày trên thị 
trường tiền tệ toàn cầu. Tuy nhiên những 
con số đó đã rất ấn tượng với một đồng tiền 
số vừa mới ra đời năm 2009 và vẫn còn rất 
nhiều tranh cãi về nhiều mặt. 
Ngày 18/8/2013, Đức chính thức công 
nhận Bitcoin là “một đơn vị tiền tệ” và là 
“tiền tiêu dùng”. Điều này đồng nghĩa, các 
hoạt động thương mại có liên quan đến 
Bitcoin được công nhận, bảo hộ, chịu sự 
quản lý và đóng thuế cho chính phủ. Ngày 
18/11/2013, Quốc hội Mỹ có phiên điều 
trần đối với các cơ quan chính phủ Mỹ về 
Bitcoin. Kết quả đều có chung nhận định 
lạc quan, cho rằng Bitcoin “không phải phi 
pháp”, có các “triển vọng thực tiễn ở góc 
độ hỗ trợ giao dịch”, “có thể cung cấp các 
dịch vụ tài chính hợp pháp”. Singapore 
cũng đã chấp nhận Bitcoin như là một 
phương tiện thanh toán, chịu sự quản lý và 
đóng thuế. Thậm chí tại nước này còn có 
các máy ATM để rút tiền Bitcoin hoặc đổi 
sang các loại tiền truyền thống khác như: 
USD, Euro Tại các quốc gia khác thì đưa 
ra các khuyến cáo đối với người sử dụng 
chứ không hoàn toàn cấm. Điều này chứng 
tỏ bước tiến mạnh mẽ của đồng tiền số 
Bitcoin trên con đường chiếm lĩnh thị 
trường giao dịch, thanh toán tại mỗi nước 
cũng như trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa, 
mặc dù có thể đã có khuyến cáo từ chính 
phủ các nước hoặc thậm chí bị cấm thì 
Bitcoin vẫn được chấp nhận thanh toán 
một cách phổ biến trong các giao dịch 
thông thường như: mua hàng hóa, giao 
dịch trực tuyến... Nhiều tập đoàn bán lẻ nổi 
tiếng trên thế giới cũng đã chấp nhận thanh 
toán bằng Bitcoin. Overstock – công ty bán 
M T SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA ĐỒNG TIỀN SỐ BITCOIN CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ 
126 
lẻ trực tuyến lớn nhất của Mỹ; Braintree, 
Paypal – những hệ thống thanh toán trực 
tuyến phổ biến trên thế giới; tập đoàn máy 
tính DELL Khách hàng có thể sử dụng 
Bitcoin để thanh toán cho rất nhiều loại 
hàng hóa mà họ muốn mua. Điển hình là 
một khách hàng đã chi khoảng 217 đồng 
tiền số Bitcoin, tương đương gần 210.000 
USD (thời điểm giao dịch) để mua một 
chiếc Lamborghini Gallardo 2014 từ đại lý 
ở Mỹ. Tại Việt Nam cũng đã có một số đơn 
vị, doanh nghiệp chấp nhận thanh toán 
bằng Bitcoin để mua các mặt hàng: dịch vụ 
quảng cáo, máy móc cơ khí, mua đồ chơi, 
trả lương cho nhân viên 
Hơn nữa, hoạt động giao dịch mua 
bán, đầu cơ chính đồng tiền này cũng diễn 
ra hết sức sôi nổi và được thực hiện trên 
các sàn giao dịch Bitcoin lớn trên thế giới 
như: Blockchain.info, Bitcoinchart.com 
hay như tại Việt Nam như: 
Bitcoinvietnam.com.vn,muaBitcoin.com, 
vbtc.vn. 
4. Những vấn đề mới, phức tạp đặt ra 
trong công tác quản lý 
4.1. Tính chất pháp lý 
Tính chất pháp lý của đồng tiền kỹ 
thuật số Bitcoin vẫn còn đang là vấn đề tồn 
tại, tranh cãi và trong quá trình xem xét. 
Như đã trình bày ở trên thì ở mức độ nhất 
định, Bitcoin đã được một số nước thừa 
nhận như Mỹ, Đức, Singapo Tuy nhiên, 
luật pháp của hầu hết quốc gia trong đó có 
Việt Nam đều cấm các tổ chức hay tư nhân 
phát hành một đồng tiền song song với 
đồng tiền quốc gia. Ngoài khía cạnh chính 
trị và văn hóa, nguyên nhân kinh tế của 
việc nhà nước độc quyền phát hành tiền tệ 
liên quan đến hệ thống thuế quốc gia. 
Trong đó độc quyền phát hành tiền tệ là 
biện pháp hiệu quả để nhà nước có thể thu 
thuế của người dân qua các thể loại thuế 
trực thu/gián thu hoặc gián tiếp qua lạm 
phát và phát hành tiền. Do vậy, đối với 
Bitcoin, trong trường hợp rủi ro xảy ra, sẽ 
không có bất kỳ ai chịu trách nhiệm. Bởi vì 
Bitcoin chỉ tồn tại như một thỏa thuận dân 
sự, một hình thức thanh toán trên cơ sở quy 
ước và đồng thuận giữa các bên. Ngân 
hàng nhà nước (NHNN) đã khẳng định 
"Theo các quy định của pháp luật hiện 
hành về tiền tệ và ngân hàng, Bitcoin (và 
các loại tiền số tương tự khác) không phải 
là tiền tệ và không phải là phương tiện 
thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do 
vậy, việc sử dụng Bitcoin (và các loại tiền 
sô tương tự khác) làm phương tiện thanh 
toán không được pháp luật thừa nhận và 
bảo vệ". Bên cạnh việc cấm các Tổ chức 
tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin 
(và các loại tiền số tương tự khác) như 
một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh 
toán khi cung ứng dịch vụ cho khách 
hàng, NHNN cũng khuyến cáo các tổ 
chức, cá nhân không đầu tư, nắm giữ, thực 
hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin 
và các loại tiền số tương tự khác. Do tính 
chất pháp lý yếu của đồng tiền số, trước 
mắt Bitcoin rất khó được sử dụng rộng rãi 
như tiền truyền thống. 
4.2. Công cụ thực hiện các hành 
vi phạm tội 
Tiền số Bitcoin có tính ẩn danh, hoàn 
toàn bí mật và không chịu sự quản lý của 
cơ quan nào dẫn đến lo ngại sẽ được sử 
dụng làm phương tiện, công cụ cho các 
giới tội phạm công nghệ cao thực hiện các 
hoạt động phạm tội nguy hiểm như: trốn 
thuế, chuyển tiền ra nước ngoài phi pháp, 
rửa tiền, buôn bán vũ khí, buôn bán ma 
túy, cung cấp tài chính cho các hoạt động 
khủng bố [7][11] 
Chẳng hạn, để thực hiện hành vi rửa 
tiền, các đối tượng sẽ sử dụng “tiền bẩn” 
để mua Bitcoin trên thế giới ảo nhằm ẩn 
danh và sử dụng đồng tiền này thực hiện 
NGUYỄN HỒNG MINH 
127 
các giao dịch phi pháp. Giám đốc điều 
hành sàn giao dịch Bitcoin đã bị bắt tại Mỹ 
do đã bán hơn 1 triệu USD tiền số cho một 
thành viên của chợ ma túy Silk Road; 
những đối tượng mua Bitcoin để thực hiên 
các giao dịch mua bán ma túy. 
Bitcoin với tính chất phi chính thức 
“tiền mặt” trong thời đại mọi thứ đều có 
thể giao dịch trực tuyến. Vì vậy khi giao 
dịch được thực hiện thông qua Bitcoin, nhà 
nước chỉ thu được thuế khi các bên tham 
gia “tự nguyện” đến nộp, sẽ cực kỳ khó 
khăn, phức tạp cho cơ quan thuế điều tra, 
theo dõi các hoạt động kinh tế trong hệ 
thống Bitcoin. 
Theo báo cáo của Ghost Security 
Group (GSG) thuộc tổ chức Anonymous 
chuyên chống lại chủ nghĩa cực đoan trên 
mạng Internet và các phương tiện truyền 
thông, mạng xã hội, nhà nước Hồi giáo IS 
tự xưng đã thường xuyên nhận các nguồn 
tài trợ, đóng góp bằng đồng tiền số Bitcoin 
cho các hoạt động khủng bố. Một trong 
những tài khoản được phân tích cho thấy 
chỉ riêng số Bitcoin có giá trị hơn 3 triệu 
USD. Hầu hết các hoạt động giao dịch đều 
được diễn ra khá kín kẽ bằng các trang web 
chìm (deep web). 
5. Kế luận 
Tiền số nói chung và Bitcoin nói riêng 
là khái niệm mới mẻ về “tiền tệ” trên thế 
giới “ảo” xuất hiện trong những năm gần 
đây; sản phẩm của thời đại công nghệ số 
phát triển ở trình độ cao. Ở nhiều nước, 
Bitcoin đã từng bước được chấp nhận như 
một công cụ tiền tệ phổ biến sử dùng trong 
giao dịch thanh toán, tích trữ và đầu cơ 
sinh lời. Tuy nhiên đồng tiền này vẫn còn 
nhiều yếu tố gây tranh cãi, nghi ngờ về 
tính pháp lý; đồng thời làm nảy sinh những 
vấn đề mới, phức tạp trong công tác quản 
lý tiền tệ; phòng chống tội phạm lợi dụng 
đồng tiền này nhằm giữ gìn trật tự, an toàn 
xã hội. Do vậy, bài toán đặt ra cần được 
giải quyết phải vừa mang tính xu thế của 
thời đại đồng thời đảm bảo các yêu cầu 
chủ động phòng ngừa, đấu tranh đối với 
các loại hình tội phạm mới lợi dụng đồng 
tiền số. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. David, Yermack (2013), Is Bitcoin a real 
currency? An economic appraisal. 
2. Detlef, and Kai Fischbach Schoder, Peer-to-
peer, Wirtschaftsinformatik , pp 587-589, 
2002. 
3. Fredric-S Mishkin (1999), Tiền tệ, ngân hàng 
và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và Kỹ 
thuật, Hà Nội. 
4. Ghassan O, Elli Androulaki, and Srdjan 
Capkun Karame, Double-spending fast 
payments in bitcoin, in Proceedings of the 
2012 ACM conference on Computer and 
communications security. ACM, 2012. 
5. Henri, and Helena Handschuh Gilbert, 
Security analysis of SHA-256 and sisters, 
Selected areas in cryptography, Springer 
Berlin Heidelberg, 2003. 
6. Ittay, and Emin Gün Sirer Eyal, Majority is 
not enough: Bitcoin mining is vulnerable, 
Financial Cryptography and Data Security, 
Springer Berlin Heidelberg, pp 436-454, 
2014. 
7. Jerry, and Andrea Castillo Brito (2013), 
Bitcoin: A primer for policymakers, Mercatus 
Center at George Mason University. 
8. Michael, Adam Greene, and Pedram Amini 
Sutton (2007), Fuzzing: brute force vulnerability 
discovery, Pearson Education, 2007. 
9. Satoshi Nakamoto (2008), Bitcoin: A peer -
to-peer electronic cash system. 
10. Simon, et al Barber, Bitter to better-how to 
make bitcoin a better currency, Financial 
cryptography and data security, Springer 
Berlin Heidelberg, pp 399-414, 2012. 
11. Fran Velde (2013), Bitcoin: A primer. 
Ngày nhận bài: 27/3/2016 Biên tập xong: 15/3/2017 Duyệt đăng: 20/3/2017 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_dat_ra_cua_dong_tien_so_bitcoin_cho_cong_tac_q.pdf