Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra

Tóm tắt

Hiện nay, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra với tốc độ nhanh chóng, kéo theo sự đầu tư hàng loạt các công trình xây dựng nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình hình thành và tồn tại của mỗi công trình xây dựng cũng tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho con người và tài sản liền kề, xung quanh. Vấn đề đặt ra là quyền, lợi ích của người bị thiệt hại sẽ được bảo vệ như thế nào, ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó. Bằng phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích các quy định pháp luật thực định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra, tác giả sẽ làm rõ những bất cập trong quy định của pháp luật, vướng mắc khi áp dụng. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật tương ứng cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn

pdf 11 trang yennguyen 5920
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra

Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng NUCE 2018. 12 (6): 98–108
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA
Đinh Văn Trườnga,∗
aKhoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng,
55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 24/07/2018, Sửa xong 29/08/2018, Chấp nhận đăng 26/09/2018
Tóm tắt
Hiện nay, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra với tốc độ nhanh chóng, kéo theo sự đầu tư hàng loạt các
công trình xây dựng nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình hình thành
và tồn tại của mỗi công trình xây dựng cũng tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho con người và tài sản liền kề,
xung quanh. Vấn đề đặt ra là quyền, lợi ích của người bị thiệt hại sẽ được bảo vệ như thế nào, ai phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đó. Bằng phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích các quy định pháp luật thực định
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra, tác giả sẽ làm rõ những bất cập trong quy
định của pháp luật, vướng mắc khi áp dụng. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định
của pháp luật tương ứng cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
Từ khoá: công trình xây dựng gây thiệt hại; sự cố công trình; bồi thường thiệt hại; bộ phận công trình gây thiệt
hại.
SOME LEGAL ISSUES ABOUT LIABILITY TO COMPENSATE FOR DAMAGE CAUSED BY CON-
STRUCTION WORK
Abstract
The urbanization in Vietnam takes place at a rapid pace, resulting in the investment in a series of construction
works with a view to industrialization and modernization of the country. The process of formation and existence
of each construction project potentially leads to damages to people and properties in the vicinity. The problem
posed is how the rights and interests of those who affected will be protected, who has the liability for those
damages. By the comparison, synthesis and analysis of the actual law provisions on liability for damage caused
by construction, the author shall clarify the inadequacies of the law, obstacles when applied. A number of
recommendations will then be made in order to improve the regulations of the law as well as to improve the
efficiency in practice.
Keywords: for damage caused by construction works; breakdown of construction works; the liability for dam-
ages.
https://doi.org/10.31814/stce.nuce2018-12(6)-12 c© 2018 Trường Đại học Xây dựng (NUCE)
1. Giới thiệu
Trong cuộc sống, để tồn tại và phát triển, con người cần có sự đáp ứng các nhu cầu về vật chất
và tinh thần như: ăn, ở, nghỉ ngơi, làm việc. . . và được bảo vệ. Để phục vụ cho những nhu cầu này,
con người đã không ngừng thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tạo dựng nên những công trình xây
dựng khác nhau như “Công trình dân dụng; Công trình công nghiệp; Công trình giao thông; Công
∗Tác giả chính. Địa chỉ e-mail: luatsuvantruong@gmail.com (Trường, Đ. V.)
98
Trường, Đ. V. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; Công trình hạ tầng kỹ thuật; Công trình an ninh quốc
phòng” [1]. Theo quy mô và tính chất thì công trình xây dựng được phân chia thành các cấp khác
nhau như “Công trình quan trọng cấp quốc gia; Công trình cấp I; Công trình cấp II; Công trình cấp
III và Công trình cấp IV” [2]. Sự hình thành và hiện diện của các công trình xây dựng, đặc biệt là
những công trình có quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài, có sự tác động ít nhiều đến địa chất trong
khu vực, tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho con người và tài sản liền kề xung quanh. Do sự tác động
đó mà một số tài sản và công trình xung quanh bị ảnh hưởng như xảy ra lún nứt, đổ gãy. Có thể kể
đến trường hợp điển hình như việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, trong quá trình
thi công đã làm lún, nứt nhà của hơn 80 hộ dân và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Lào
Cai [3].
Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra thì vấn đề đặt ra là,
thiệt hại là bao nhiêu và ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Vấn đề này chỉ được giải quyết
thấu đáo khi chúng ta làm rõ được thiệt hại do sự tác động của con người vào công trình hay do tự
thân công trình gây ra thiệt hại. Sở dĩ vấn đề này được đặt ra là vì qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thiệt hại xảy ra có thể do hành vi thi công xây dựng hay hành
vi khác tác động vào công trình khiến công trình đổ gãy gây ra (do hành vi) hoặc có thể công trình,
bộ phận công trình tự thân gây ra (do tài sản). Đối với thiệt hại do hành vi gây ra, trách nhiệm bồi
thường được xác định trên cơ sở hành vi là gì? hành vi do ai thực hiện? hành vi đó có trái pháp luật
hay không? Nếu người thi công do thực hiện việc thi công mà gây thiệt hại thì người thi công phải
chịu trách nhiệm bồi thường, nếu chủ sở hữu công trình thực hiện hành vi khác, tác động vào công
trình, bộ phận công trình dẫn đến thiệt hại xảy ra thì chủ sở hữu công trình phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại, nếu người chiếm hữu, quản lý, sử dụng thực hiện hành vi gây thiệt hại, thì họ
phải chịu trách nhiệm bồi thường. Đối với việc gây thiệt hại do công trình gây ra, thì trách nhiệm bồi
thường được xác định trên cơ sở trách nhiệm của chủ thể trong việc quản lý công trình xây dựng và
lỗi của chủ thể trong quản lý công trình. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây
ra là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra mà theo đó chủ sở
hữu, người chiếm hữu, quản lý công trình phải bồi thường thiệt hại phát sinh khi công trình xây dựng
là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được xét là do bản thân công trình
xây dựng gây ra và thiệt hại phải do sự tác động tự thân của công trình xây dựng chứ không phải do
hành vi của con người tác động lên công trình mà gây thiệt hại. Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ đề
cập đến loại trách nhiệm bồi thường do công trình xây dựng gây ra chứ không đề cập đến trách nhiệm
bồi thường do hành vi thi công xây dựng gây ra.
2. Cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra
Một trong các yếu tố quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây
dựng gây ra đó là cơ sở pháp lý của loại trách nhiệm này. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những
quy định kịp thời điều chỉnh về loại trách nhiệm này. Các quy định đó được ghi nhận trong một số văn
bản quy phạm pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Xây dựng năm 2014 và một
số văn bản hướng dẫn thi hành.
Bộ luật Dân sự năm 2015 được coi là luật chung trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự phát
sinh trong đời sống thường ngày của các tổ chức và cá nhân. Trong quan hệ về bồi thường thiệt hại do
công trình xây dựng gây ra thì Bộ luật cũng có các quy định cụ thể để kịp thời điều chỉnh. Đó là quy
định tại Điều 174 về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng và Điều 177 quy định về nghĩa vụ bảo đảm
an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại. Cụ thể, Bộ luật quy định “Khi
xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây
99
Trường, Đ. V. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy
định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối
với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh” [4]. Tiếp đó, Bộ luật còn có quy định về nghĩa vụ
bảo đảm an toàn và trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu đối với các công trình xây dựng liền kề và
xung quanh. Đó là quy định “Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất
động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục,
chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó...Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất
động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường” [4]. Ngoài ra, tại
Chương XX (từ Điều 584 đến Điều 608) của Bộ luật có dành riêng một chế định quy định về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có Điều 605 quy định cụ thể về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Cụ thể, Điều 605 quy định “Chủ sở
hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người
thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thiệt hại thì phải liên đới bồi
thường” [4]. Quy định này là cơ sở pháp lý trực tiếp để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
công trình xây dựng gây ra từ khi công trình được khởi công xây dựng đến khi công trình không còn
tồn tại. Trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 không quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của người thi công (đơn vị thi công). Khi Bộ luật dân sự năm 2005 được sửa đổi, các nhà làm luật
đã bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công tại đoạn hai Điều
605 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện nay.
Cùng với Bộ luật Dân sự năm 2015 được coi là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung
và trách nhiệm của chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình nói riêng, Luật Xây dựng năm 2014
có quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ quản lý sử dụng công
trình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý, khắc phục khi công trình có nguy cơ xảy
ra sự cố cũng như khắc phục, hạn chế thiệt hại xảy ra. Điều 119 Luật Xây dựng quy định, trong quá
trình thi công xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng công trình nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn,
nguy cơ xảy ra sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng
thì chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ quản lý sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có trách nhiệm sau: Kịp thời yêu cầu dừng thi công, vận hành, khai thác sử dụng công trình và
thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; Thực hiện các biện pháp cần thiết để
hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; thông báo kịp thời cho tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền có liên quan; Bảo vệ hiện trường, trừ trường hợp phải khắc phục khẩn cấp để
ngăn chặn thiệt hại. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp khi có sự cố công trình xây
dựng gây ra thiệt hại cho con người và tài sản liền kề, xung quanh, Luật Xây dựng năm 2014 có quy
định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố như sau “Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công
trình có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chịu chi phí có liên quan, bị xử lý vi phạm hành chính;
cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” [1]. Nghị định 46/2015/NĐ-CP
quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng cũng có quy định về sự cố công trình
và giải quyết sự cố công trình như sau: “Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng
công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho
người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra... Tổ chức, cá nhân gây ra
sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức
độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố” [5]. Đối với các quy định nêu trên, pháp luật xây dựng chỉ đề cập
đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các tổ chức, cá nhân gây ra sự cố (trách nhiệm phát sinh từ
hành vi gây ra sự cố công trình) chứ không đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức,
100
Trường, Đ. V. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
cá nhân trong việc để xảy ra sự cố công trình.
Như vậy, cơ sở pháp lý trực tiếp để xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công
trình xây dựng gây ra chính là Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015. Các điều khoản khác trong Bộ
luật Dân sự năm 2015 cũng như Luật Xây dựng năm 2014 và văn bản hướng dẫn là cơ sở pháp lý liên
quan để xác định các vấn đề khác như: thiệt hại xảy ra; hành vi thi công gây thiệt hại hay công trình
xây dựng gây thiệt hại; mối quan hệ nhân quả và yếu tố lỗi của chủ thể trong việc “để nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây thiệt hại”, từ đó mới xác định được có trách nhiệm “liên đới” của người thi
công trong giai đoạn thi công hay không. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các điều luật trong hệ thống
các văn bản pháp quy quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong việc quản lý công trình
xây dựng (chiếm giữ, kiểm soát, khắc phục nguy cơ xảy ra sự cố. . . ) là cần thiết, để từ đó xác định
trách nhiệm của các bên, đặc biệt là trách nhiệm liên đới của người thi công trong giai đoạn thi công
xây dựng.
3. Những bất cập trong quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công
trình xây dựng gây ra
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các quy
định của pháp luật thực định về bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra, từ thực tiễn áp
dụng pháp luật, tác giả nhận thấy một vài quy định của pháp luật còn bất cập, việc áp dụng quy định
về bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra còn vướng mắc nảy sinh dẫn đến chưa có sự
thống nhất khi giải quyết. Điều này đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả của pháp luật trong việc điều
chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội.
3.1. Bất cập trong quy định về công trình xây dựng, bộ phận công trình gây thiệt hại
Một trong các điều kiện để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây
ra đó là phải có sự kiện gây thiệt hại của công trình xây dựng như công trình bị sụp đổ, hư hỏng,
sụt lở. . . Như vậy, muốn giải quyết được vấn đề thì chúng ta cần xác định có sự hiện diện của công
trình xây dựng trong sự kiện gây thiệt hại. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã sử dụng thuật ngữ “nhà cửa,
công trình xây dựng khác” gây ra thiệt hại. Từ quy định này, tác giả xét thấy có một số vấn đề pháp lý
sau đây:
Thứ nhất là, việc sử dụng thuật ngữ “nhà cửa, công trình xây dựng khác” trong Bộ luật Dân sự
năm 2015 chưa có sự thống nhất trong chính Bộ luật Dân sự năm 2015 và với một số văn bản pháp
luật chuyên ngành như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở hiện hành. Bộ luật Dân sự năm 2015 khi quy
định về cùng một đối tượng là công trình xây dựng nhưng có sự khác nhau trong việc sử dụng thuật
ngữ. Cụ thể, khi quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng và nghĩa vụ đảm bảo an toàn trong
trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại Điều 174 và Điều 177 Bộ luật Dân sự năm
2015 chỉ quy định và sử dụng thuật ngữ “công trình xây dựng” mà không đề cập đến thuật ngữ “nhà
cửa”. Trong khi đó, khi quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng
gây ra thì Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015 lại có đề cập đến khái niệm “nhà cửa, công trình xây
dựng khác”.
Tương tự như vậy, Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy
định hay khái niệm pháp lý nào về “nhà cửa” mà chỉ đưa ra khái niệm pháp lý về “công trình xây
dựng” [1] và công trình xây dựng bao gồm những công trình như thế nào. Luật Nhà ở n ... mà chỉ đề cập đến trách
nhiệm này của chủ sở hữu công trình xây dựng. Trong khi đó, Điều 119 Luật Xây dựng năm 2014 quy
định về sự cố công trình thì có quy định về trách nhiệm của nhà thầu thi công trong việc xử lý đối với
công trình có nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng
dân cư. Chúng ta có thể xem xét sự khác nhau trong các quy định của pháp luật có liên quan trong
bảng so sánh (Bảng 2) để minh chứng cho điều đó.
Bảng 2. Sự khác nhau trong quy định về trách nhiệm của chủ thể giữa các Luật
TT Luật Điều luật Nội dung
1
Bộ luật Dân sự
năm 2015
Điều 177
Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ
xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài
sản phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa
chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó. . .
2
Luật Xây dựng
năm 2014
Điều 119
Trong quá trình thi công xây dựng. vận hành, khai thác sử dụng
công trình nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra
sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình
lân cận và cộng đồng thì chủ đầu tư, nhà thầu thi công, chủ
quản lý sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có trách nhiệm sau:. . .
Cũng theo Điều 177 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
công trình xây dựng gây thiệt hại cho bất động sản liền kề và xung quanh thì không đề cập đến trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công mà chỉ quy định trách nhiệm này của chủ sở hữu công
trình. Đó là quy định “Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường” (Khoản
3, Điều 177). Trong khi đó, Khoản 2, Điều 177 có đề cập đến hoạt động thi công xây dựng như đào
giếng, đào ao, xây dựng công trình dưới mặt đất, xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc
hại. . . Có thể thấy rằng, trong cùng một điều luật, khi quy định về việc thi công xây dựng công trình
và trách nhiệm bảo đảm an toàn khi công trình có nguy cơ gây thiệt hại, Điều 177 chỉ quy định về
104
Trường, Đ. V. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu công trình mà không đề cập đến trách nhiệm bồi thường của
chủ thể liên quan là nhà thầu thi công. Như vậy, cùng quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
công trình xây dựng gây ra thì Điều 177 không có quy định còn Điều 605 có quy định về trách nhiệm
này. Điều đó sẽ dẫn đến những cách hiểu khác nhau trong nhận thức và vướng mắc khi áp dụng pháp
luật để giải quyết các tranh chấp liên quan. Chẳng hạn, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của người thi công, Điều 605 quy định “Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây ra thiệt hại thì phải liên đới bồi thường” thì vấn đề đặt ra ở đây là người thi công
có lỗi trong trường hợp nào. Để xác định được lỗi của người thi công thì cần xem xét nghĩa vụ của
người thi công trong việc quản lý, đảm bảo an toàn công trình khi thi công. Hay nói cách khác là xác
định người thi công có lỗi trong việc để công trình xây dựng gây ra thiệt hại hay không. Trong khi đó,
Điều 177 Bộ luật Dân sự năm 2015 không đề cập đến nghĩa vụ bảo đảm an toàn của người thi công
khi công trình có nguy cơ gây thiệt hại. Vậy khi xác định trách nhiệm bồi thường với lỗi của người thi
công thì xác định như nào? Áp dụng Điều 177 hay áp dụng Điều 605 hay áp dụng cả hai điều luật để
giải quyết? Nếu áp dụng Điều 177 để giải quyết thì không thể xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của người thi công. Còn nếu áp dụng Điều 605 để giải quyết thì khó xác định trách nhiệm quản
lý và lỗi của người thi công trong việc để công trình xây dựng gây thiệt hại. Nếu áp dụng cả hai điều
luật để giải quyết thì nội dung có sự xung đột khi xác định lỗi của người thi công. Trong tình huống
này, việc xem xét pháp luật chuyên ngành có quy định về trách nhiệm của người thi công trong việc
xử lý, khắc phục khi có nguy cơ gây ra thiệt hại của công trình đang thi công là cần thiết. Luật Xây
dựng năm 2014 và Nghị định 46/2015/NĐ-CP có quy định khá chi tiết về trách nhiệm này của người
thi công. Do vậy, có thể căn cứ vào quy định đó để xác định được lỗi của người thi công từ đó xác
định trách nhiệm “liên đới” bồi thường thiệt hại của người thi công cùng với chủ sở hữu công trình.
Quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật luôn đòi hỏi khắt khe về mặt kỹ thuật và ngôn ngữ sử
dụng, đảm bảo tính thống nhất của các quy phạm pháp luật trong cùng một văn bản pháp quy cũng
như giữa các văn bản pháp quy với nhau. Đặc biệt, tính thống nhất đòi hỏi các quy phạm phải có sự
phù hợp, logic về nội dung tránh tình trạng các quy định có sự không thống nhất hoặc mâu thuẫn,
chồng chéo. Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả đề xuất cần có sửa đổi quy định tại Điều 177 Bộ luật Dân
sự năm 2015 theo hướng ghi nhận nghĩa vụ bảo đảm an toàn công trình trong trường hợp công trình
xây dựng có nguy cơ gây thiệt hại và trách nhiệm của người thi công trong việc bồi thường thiệt hại
khi công trình xây dựng gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh. Có như vậy
thì các quy định trong Điều 177 và Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như pháp luật chuyên
ngành xây dựng sẽ thống nhất và hoàn thiện hơn. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho việc giải quyết
các tranh chấp liên quan trong thực tiễn.
3.3. Bất cập trong việc xác định chi phí giám định thiệt hại và chứng minh thiệt hại
Việc xác định thiệt hại xảy ra có ý nghĩa hết sức quan trọng, từ đó xác định mức bồi thường cho
người bị thiệt hại. Về nguyên tắc, có thiệt hại mới đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại, không có thiệt
hại thì không phải bồi thường.
Trong thực tế, thiệt hại do công trình xây dựng gây ra có thể là thiệt hại về sức khỏe, tính mạng
như người bị chết hoặc bị thương, có thể là thiệt hại về tài sản như nhà đổ, gãy, hư hỏng hoặc nhà bị
lún nứt. . . Cũng như thiệt hại phát sinh do tài sản gây ra trong các trường hợp khác, ở đây không có
thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Trong những năm gần đây, các tranh chấp về
bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra ngày càng nhiều, mang tính chất gay gắt, bức xúc
kéo dài nhiều năm không thể giải quyết được. Tình trạng này, một phần xuất phát từ những vướng
mắc sau đây:
105
Trường, Đ. V. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
Thứ nhất là, khi hai bên không tự thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường thiệt hại trong
trường hợp người bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường toàn bộ thiệt hại trong đó bao gồm cả chi phí
giám định thiệt hại về tài sản mà người bị thiệt hại đã chi trả cho đơn vị giám định. Phía chủ sở hữu
công trình cũng như đơn vị thi công không chấp nhận bồi thường chi phí giám định thiệt hại bởi họ
cho rằng chi phí giám định thiệt hại không phải là chi phí cho việc ngăn chặn, khắc phục thiệt hại mà
đây là khoản chi phí ngoài mà bên bị thiệt hại tự yêu cầu giám định nên bên bị thiệt hại tự chịu.
Quy định về vấn đề này, Bộ luật Dân sự năm 2015 không ghi nhận chi phí giám định thiệt hại về
tài sản là một khoản thiệt hại được bồi thường. Nghị định 46/2015/NĐ-CP khi quy định về việc giải
quyết sự cố công trình xây dựng và giám định nguyên nhân sự cố cũng chỉ đề cập đến chi phí tổ chức
giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng mà không đề cập đến chi phí giám định thiệt hại.
Nghị định có quy định “Chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự
cố công trình xây dựng” [5]. Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình và phân định
trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức
giám định nguyên nhân sự cố nêu trên.
Khi quy định về các loại thiệt hại được bồi thường thì Bộ luật Dân sự, Luật Xây dựng và các văn
bản hiện hành không có quy định chi phí cho việc giám định thiệt hại là một khoản thiệt hại được
bồi thường. Vì thế, trong giai đoạn các bên thương lượng, tự thỏa thuận để xác định trách nhiệm bồi
thường, các bên sẽ gặp vướng mắc khi áp dụng quy định của pháp luật để giải quyết vấn đề nêu trên.
Để giải quyết vấn đề này, theo tác giả, chi phí giám định thiệt hại cần được xác định là một khoản chi
phí mà chủ sở hữu, quản lý, sử dụng công trình xây dựng, người thi công sẽ phải chi trả khi công trình
xây dựng mà họ quản lý gây ra thiệt hại. Bởi lẽ, giám định xây dựng là lĩnh vực khó nên việc giám
định xây dựng để xác định thiệt hại không phải ai cũng thực hiện được. Để có thể xác định được cụ
thể thiệt hại do công trình xây dựng gây ra thì cần phải có đơn vị chuyên môn thực hiện công tác giám
định và các chi phí chi trả cho đơn vị thực hiện việc giám định là cần thiết cho việc xác định thiệt hại,
nếu không có thiệt hại thì cũng không có khoản chi phí này.
Tuy nhiên, trong trường hợp các bên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc
khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì vấn đề
chi phí giám định thiệt hại có được tính là khoản thiệt hại được bồi thường hay không và ai phải chịu
chi phí giám định thiệt hại lại được pháp luật quy định cụ thể. Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 có quy định “Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định, nếu kết
quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ” [9]. Cần hiểu rõ, chi phí giám
định thiệt hại do công trình xây dựng gây ra không phải là một khoản thiệt hại mà là số tiền cần thiết
và hợp lý phải chi trả cho việc xác định thiệt hại, do người có chuyên môn xác định trên những căn cứ
quy định. Trường hợp, bên bị thiệt hại do công trình xây dựng gây ra trưng cầu giám định, trước tiên
họ phải chi trả khoản chi phí giám định, khi Tòa án xác định chủ sở hữu công trình, người thi công
(bị đơn) chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì chủ sở hữu công trình, người thi công sẽ phải chịu
cả chi phí giám định thiệt hại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, pháp luật tố tụng dân sự có quy định, trong
trường hợp vụ án bị đình chỉ giải quyết thì nguyên đơn (bên bị thiệt hại) phải chịu chi phí giám định.
Thứ hai là, khi thụ lý để giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng
gây ra, các Tòa án cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có Tòa án sau khi kiểm tra tính hợp lệ của
đơn khởi kiện đã thụ lý vụ án và ra quyết định trưng cầu giám định xây dựng, nhưng trên thực tế có
nhiều vụ việc do số tiền chi phí giám định xây dựng rất lớn, bên yêu cầu trưng cầu giám định không
có đủ số tiền tạm ứng chi phí giám định nên cơ quan, tổ chức giám định từ chối giám định. Trong khi
đó, giám định xây dựng là lĩnh vực khó, để thực hiện được thì các đương sự phải chịu tốn kém về tiền
bạc và thời gian. Do việc giám định không thể tiến hành được kéo theo hệ quả nếu không có kết luận
106
Trường, Đ. V. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
giám định thì Tòa án không có cơ sở để giải quyết. Tại một số Tòa án, khi tiếp nhận đơn khởi kiện
yêu cầu giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra, Tòa án thường yêu
cầu nguyên đơn phải có kết luận giám định về thiệt hại thì Tòa án mới thụ lý để giải quyết. Tòa án lập
luận rằng, kết luận giám định là một trong những nguồn chứng cứ để chứng minh thiệt hại xảy ra, do
đó khi khởi kiện nguyên đơn phải có trách nhiệm cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của
mình, tức là nguyên đơn phải có kết luận giám định về thiệt hại kèm theo đơn khởi kiện thì Tòa án
mới thụ lý giải quyết vụ án. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là vụ án bị kéo dài, quyền, lợi ích hợp pháp
của người bị thiệt hại chưa được giải quyết một cách kịp thời theo nguyên tắc “Thiệt hại thực tế phải
được bồi thường toàn bộ và kịp thời” [4].
Về vấn đề Tòa án có thụ lý đơn để giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do công trình
xây dựng gây ra, khi hồ sơ khởi kiện chưa có kết luận giám định thiệt hại. Theo tác giả, trong trường
hợp nguyên đơn (người bị thiệt hại) nếu không có kết luận giám định về thiệt hại gửi kèm theo đơn
khởi kiện thì Tòa án vẫn thụ lý để giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của
pháp luật, sau khi thụ lý vụ án, Tòa án có thể yêu cầu nguyên đơn cung cấp bổ sung kết luận giám
định thiệt hại hoặc ra quyết định trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Có như vậy, sẽ đảm bảo được việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây
ra trong giai đoạn thi công của nguyên đơn một cách kịp thời, từ đó bảo vệ quyền lợi cho người bị
thiệt hại.
4. Kết luận
Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra ngày càng nhiều và phức
tạp. Việc áp dụng quy định của pháp luật để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các tranh
chấp này cũng xảy ra những vướng mắc, bất cập nhất định. Đó là việc xác định công trình xây dựng
gây ra thiệt hại có phải do tự thân công trình hay không; trách nhiệm bồi thường thuộc về chủ sở hữu
công trình hay người thi công; chi phí giám định thiệt hại được giải quyết như thế nào; việc thụ lý của
Tòa án đối với các tranh chấp khi nguyên đơn chưa có giám định thiệt hại; việc áp dụng các quy phạm
pháp luật trong mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành được giải quyết như thế nào. . .
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả đã phân tích các vướng mắc, bất cập
trong quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra và
thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật tương
ứng và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn. Những vấn đề pháp lý mà tác giả đặt ra và đề xuất
giải quyết nhằm kiến tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp, tạo sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng
pháp luật để giải quyết tranh chấp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, góp phần ổn định
trật tự xã hội.
Lời cảm ơn
Tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tài chính của Trường Đại học Xây dựng cho đề tài “Nghiên
cứu một số vấn đề pháp lý khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây
ra trong giai đoạn thủ công”, mã số 48-2016/KHXD.
Tài liệu tham khảo
[1] Quốc hội (2014). Luật Xây dựng. Luật số 50/2014/QH13, Đ3, Đ119.
107
Trường, Đ. V. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
[2] Bộ Xây dựng (2016). Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 về phân cấp công trình
xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý đầu tư xây dựng, PL1.
[3] Toàn, Q. (2015). VEC phải đền bù cho người dân trên cao tốc Nội Bài-Lào Cai.
[4] Quốc hội (2015). Bộ luật Dân sự. Luật số 91/2015/QH13, Đ174, Đ175, Đ605.
[5] Chính phủ (2015). Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công
trình xây dựng, Đ48, Đ49.
[6] Huệ, T. T. (2009). Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - vấn đề lý luận và thực tiễn. Báo cáo tổng
kết đề tài, mã số LH-08-05/ĐHL, Trường Đại học Luật Hà Nội, 11.
[7] Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao (2012). Quyết định giám đốc thẩm số 19/2012/DS-GĐT.
[8] Đại, D.V. (2016). Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015. NXB Hồng Đức -
Hội Luật gia Việt Nam, 495.
[9] Quốc hội (2015). Bộ luật Tố tụng dân sự. Luật số 92/2015/QH13, Đ161.
108

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_phap_ly_ve_trach_nhiem_boi_thuong_thiet_hai_do.pdf