Một số vấn đề tín dụng ngân hàng thương mại đối với kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay

TÓM TẮT

Trong quá trình khởi xướng và lãnh đạo

sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã nhận thức ngày

càng đầy đủ hơn về kinh tế tư nhân cả về lý

luận và thực tiễn. Phương thức quản lý của

nhà nước đối với các thành phần kinh tế nói

chung và kinh tế tư nhân nói riêng là mở rộng

khả năng (cơ hội) tham gia thị trường và thúc

đẩy sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành

phần kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu của bài viết này là nghiên cứu

đầu tư tín dụng của ngân hàng đối với kinh

tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian qua.

Phương pháp nghiên cứu của bài viết đi theo

cách tiếp cận hệ thống cả về lý luận và thực

tiễn, trong phân tích, tổng hợp và phát triển

các ý tưởng của vấn đề nghiên cứu một cách

khách quan. Kết quả đạt được của bài viết

là đánh giá thực trạng cấp tín dụng cho khu

vực kinh tế tư nhân trong thời gian qua của

Ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều tồn tại,

hạn chế và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở

đó thực hiện tốt, nhất quán chính sách kinh tế

nhiều thành phần, xóa bỏ mọi rào cản, sự bất

bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực xã hội,

trọng tâm là vốn nhằm nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân hiện nay.

pdf 6 trang yennguyen 10280
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề tín dụng ngân hàng thương mại đối với kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề tín dụng ngân hàng thương mại đối với kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay

Một số vấn đề tín dụng ngân hàng thương mại đối với kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay
50
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÓM TẮT
Trong quá trình khởi xướng và lãnh đạo 
sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã nhận thức ngày 
càng đầy đủ hơn về kinh tế tư nhân cả về lý 
luận và thực tiễn. Phương thức quản lý của 
nhà nước đối với các thành phần kinh tế nói 
chung và kinh tế tư nhân nói riêng là mở rộng 
khả nĕng (cơ hội) tham gia thị trường và thúc 
đẩy sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành 
phần kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu của bài viết này là nghiên cứu 
đầu tư tín dụng của ngân hàng đối với kinh 
tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian qua. 
Phương pháp nghiên cứu của bài viết đi theo 
cách tiếp cận hệ thống cả về lý luận và thực 
tiễn, trong phân tích, tổng hợp và phát triển 
các ý tưởng của vấn đề nghiên cứu một cách 
khách quan. Kết quả đạt được của bài viết 
là đánh giá thực trạng cấp tín dụng cho khu 
vực kinh tế tư nhân trong thời gian qua của 
Ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều tồn tại, 
hạn chế và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở 
đó thực hiện tốt, nhất quán chính sách kinh tế 
nhiều thành phần, xóa bỏ mọi rào cản, sự bất 
bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực xã hội, 
trọng tâm là vốn nhằm nâng cao hiệu quả sản 
xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân hiện nay.
Từ khóa: kinh tế tư nhân, tín dụng ngân 
hàng.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
 Ngô Gia Lưu*
SOME PROBLEMS OF COMMERCIAL BANKING CREDIT 
FOR PRIVATE ECONOMY IN VIETNAM
ABSTRACT
In the process of initiating and leading 
economic reform, our Communist Party 
has been fully awared,both in theory and 
in practice,about the private economy. The 
State manner of managementto the economic 
sectors generally and private sector 
particularlywas to open the opportintity 
ofaccessment to the markets, promote the fair 
competition among all the economic sectors 
and in alignment with the market economy 
toward the socialistism.
The objective of this article is to study 
the investments and credits fromthe state-
owned commercial banks to the private 
sector in Vietnam in the recent times. 
The research methodology followed a 
systematic approach, in both theoretical 
and practical ways,whichexpressed in the 
analysis, synthesis and initiationsinthis 
article. The result of this article was the 
* TS. GV. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 
51
Một số vấn đề tín dụng ...
current assessment of the creditsgrantedto 
the private sector in the recent timesfrom 
the State-owned commercial banks, in 
which it remained limits, uncertaintiesand 
their causes. On that basis, thereis still a 
need toimplement consistentlythe multi-
sectoral economic policiesand remove all 
the barriers and inequalities in accessing 
social resources, with capital as a focus, to 
improve production and business eficiencyof 
the private economy nowsaday.
Keywords: private economy, bank credit
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp đổi mới, dưới sự tác động 
của việc thay đổi về đường lối phát triển kinh 
tế xã hội của Đảng và nhà nước, nhất là từ 
khi có Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư 
nhân ra đời, hàng ngàn, hàng vạn các doanh 
nghiệp tư nhân được thành lập, hoạt động sản 
xuất kinh doanh trong các ngành nghề khác 
nhau.
Việc chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế 
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước 
nhằm khuyến khích tất cả các thành phần 
kinh tế tham gia phát triển kinh tế đất nước, 
với phương châm mọi thành phần kinh tế đều 
bình đẳng, hoạt động trong khuôn khổ pháp 
luật. Nhà nước kiểm soát và điều tiết hoạt 
động kinh tế thông qua công cụ quản lý vĩ 
mô bằng các chính sách kinh tế, trong đó có 
chính sách tín dụng cho nền kinh tế, một nội 
dung quan trọng của chính sách tài chính tiền 
tệ quốc gia.
2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ 
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ CỦA 
KINH TẾ TƯ NHÂN
Đại hội Đại biểu toàn quốc của đảng 
Cộng Sản Việt Nam lần thứ XII nĕm 2016 
đã xác định rõ vai trò động lực của kinh tế tư 
nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng 
xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết hội nghị lần thứ 
V Ban chấp hành Trung ương khóa XII nĕm 
2017 với quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế 
tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là 
một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa 
lâu dài, kinh tế tư nhân là một động lực quan 
trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, 
kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là 
nền tảng, nòng cốt để phát triển nền kinh tế 
độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Khuyến 
khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển 
kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, đa dạng trên 
nhiều lĩnh vực, trong nhiều ngành nghề với 
tốc độ tĕng trưởng cao cả về số lượng, quy 
mô và chất lượng.
3. THỰC TRANG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ 
CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG 
THƯƠNG MẠI CHO KHU VỰC KINH TẾ 
TƯ NHÂN TRONG THỜI GIAN QUA 
Nĕm 2016 là nĕm đánh dấu sự tĕng trưởng 
nhanh về số lượng doanh nghiệp thành lập 
mới, cả nước có 110.100 doanh nghiệp ra đời 
với số vốn đĕng ký hơn 891.000 tỷ đồng.
Theo số liệu của cục đĕng ký doanh 
nghiệp thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư số doanh 
nghiệp đang hoạt động tính đến cuối nĕm 
2016 là 599.600 doanh nghiệp, tĕng 11,9% 
so với cuối nĕm 2015. Kết quả tích cực của 
khởi nghiệp trong nĕm 2016 cho thấy tổng 
số doanh nghiệp đĕng ký thành lập mới và 
quay trở lại hoạt động tĕng so với các nĕm 
trước. Số doanh nghiệp đĕng ký thành lập 
mới tĕng 16,2% , số doanh nghiệp quay trở 
lại hoạt động tĕng 24,1% , đây là tốc độ tĕng 
khá cao, tạo tiền đề cho thực hiện mục tiêu 1 
triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh 
tế thị trường vào nĕm 2020. Có thể nói sự 
ra đời và phát triển của kinh tế tư nhân là 
52
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
một thị trường quan trọng cho các ngân hàng 
thương mại đầu tư tín dụng vào khu vực kinh 
tế động lực này..
Thời gian vừa qua chính sách tín dụng 
của các ngân hàng thương mại thể hiện một 
bước bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, 
trong đó chính sách lãi suất được chuyển từ 
lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương, 
từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý bao cấp cho 
doanh nghiệp nhà nước qua ngân hàng bằng 
việc tách chức nĕng quản lý ngân sách của 
kho bạc ra khỏi ngân hàng, đồng thời thay 
thế phương thức cấp vốn cho doanh nghiệp 
nhà nước dưới hình thức cấp tín dụng trong 
và ngoài định mức vốn lưu động (lãi suất 
thỏa thuận của ngân hàng thương mại) bằng 
phương thức cấp tín dụng cho mọi thành 
phần kinh tế theo cùng khung lãi suất cho các 
ngành, các khu vực kinh tế.
Mức vốn cho vay của các ngân hàng 
thương mại (cấp tín dụng cho một doanh 
nghiệp) cĕn cứ vào tính chất hoạt động của 
doanh nghiệp (khả nĕng quay vòng vốn) và 
cĕn cứ vào vốn tự có của doanh nghiệp đi vay.
Từ khi chuyển hệ thống ngân hàng thành 
hai cấp cho phù hợp với nền kinh tế thị 
trường, các ngân hàng thương mại chuyển 
sang hạch toán kinh doanh độc lập, không 
còn cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp 
nhà nước đi vay theo tỷ lệ giữa vốn vay và 
vốn tự có cao như trước kia nữa. Chữ tín của 
các doanh nghiệp đi vay được đặt lên hàng 
đầu, bởi lẽ chính các ngân hàng thương mại 
cũng là một đơn vị kinh doanh tự chịu trách 
nhiệm về lỗ, lãi. Tuy nhiên chính sách cấp tín 
dụng và điều kiện cho vay chưa được chuẩn 
hóa bằng pháp luật hoặc bằng một quy định 
cụ thể. Về nguyên tắc và điều kiện cho vay 
được điều chỉnh theo quy luật cung cầu tiền 
tệ trên thị trường và quan hệ chặt chẽ với 
chính sách lãi suất.
Tuy nhiên thực trạng cấp tín dụng cho 
kinh tế tư nhân của các ngân hàng thương 
mại trong thời gian qua, theo số liệu từ ngân 
hàng nhà nước, thì thực tế dư nợ cho vay của 
kinh tế tư nhân còn chiếm tỷ trọng thấp trong 
tổng dư nợ cho vay và đa số các doanh nghiệp 
tư nhân chỉ được cấp tín dụng bằng tiền Việt 
Nam Đồng, ít có doanh nghiệp tư nhân được 
cấp tín dụng bằng ngoại tệ mạnh, trong khi 
đó có đến trên 50% doanh nghiệp tư nhân mở 
tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng.
Ở một góc độ khác, kinh tế tư nhân còn 
gặp nhiều khó khĕn, hạn chế được cho vay 
dài hạn và cho vay vốn cố định. Hiện nay, 
mặc dù đã có sự đổi mới trong chính sách 
tiền tệ tín dụng và ngân hàng, chính sách 
cho vay đối với các doanh nghiệp. Nhưng 
hệ thống ngân hàng thương mại nói chung 
và ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng 
chưa thực sự đẩy mạnh đầu tư tín dụng vào 
thị trường nhiều tiềm nĕng này. Điều này 
được giải thích bằng sự nghèo nàn, đơn điệu 
trong việc áp dụng các loại hình cho vay đối 
với kinh tế tư nhân.
Mặt khác, trong lĩnh vực cho vay ngắn 
hạn, ngân hàng cũng chưa mở rộng các 
phương thức cho vay linh động, thích hợp 
với các nhu cầu cụ thể, cũng như đối với từng 
doanh nghiệp cụ thể. Cách cho vay duy nhất 
hiện nay mà các ngân hàng đang áp dụng đối 
với kinh tế tư nhân là cho vay thông thường, 
theo đó khi doanh nghiệp có nhu cầu vay thì 
phải làm đề nghị cấp tín dụng, phải giải trình 
mục đích sử dụng tiền vay cùng kế hoạch 
trả nợ, sau đó ngân hàng và khách hàng thỏa 
thuận với nhau về lãi suất cụ thể và ký hợp 
đồng tín dụng.
Việc xét duyệt mức vốn cho vay hầu hết 
các ngân hàng thương mại đều chỉ cĕn cứ vào 
tài sản thế chấp, cầm cố để tính toán mức cho 
vay (thường bằng 60-70% giá trị thị trường 
53
Một số vấn đề tín dụng ...
của tài sản thế chấp, cầm cố), chưa coi trọng 
cĕn cứ vào uy tín kinh tế cũng như những 
chỉ tiêu phản ánh tiềm nĕng của từng doanh 
nghiệp.
Về lãi suất cho vay, ngân hàng thương 
mại cĕn cứ vào mức lãi suất quy định của 
ngân hàng nhà nước cộng với một phần lãi để 
cho phù hợp với tình hình huy động vốn cụ 
thể của từng ngân hàng.
Về cách cho vay hiện nay của ngân hàng 
thương mại đối với kinh tế tư nhân còn bộc 
lộ nhiều tồn tại cần được quan tâm khắc phục 
như:
- Cách cho vay còn đơn giản và hạn mức 
tín dụng chưa hợp lý, chưa thể hiện được vai 
trò kinh tế của ngân hàng trong việc nắm bắt 
và kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp, chưa thể hiện tốt 
vai trò là đầu mối thanh toán và tín dụng.
- Cách cho vay còn cứng nhắc về thời hạn 
cho vay trong khi đó nhu cầu tín dụng của 
kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường 
rất đa dạng và phong phú. Chính sách cho 
vay nói trên sẽ hạn chế rất lớn tới việc thanh 
toán qua ngân hàng giữa các doanh nghiệp 
tư nhân với nhau, hay với doanh nghiệp nhà 
nước.
- Việc hạn chế mở rộng tín dụng dài hạn 
đối với kinh tế tư nhân của hệ thống ngân 
hàng thương mại cũng là nguyên nhân làm 
chậm tốc độ phát triển của thành phần kinh tế 
này, đồng thời làm giảm đi phần lợi nhuận có 
thể có của chính ngân hàng.
- Trong thực tế, hoạt động của các doanh 
nghiệp là rất đa dạng với mức độ rủi ro khác 
nhau, do đó ngân hàng có thể áp dụng nguyên 
tắc: doanh nghiệp nào rủi ro cao thi áp dụng 
kỹ thuật cho vay ít rủi ro và ngược lại. Như 
vậy mỗi kỹ thuật cấp tín dụng đều chỉ thích 
hợp với một số doanh nghiệp trong những 
điều kiện nhất định. Do vậy nếu chỉ áp dụng 
một kỹ thuật cấp tín dụng đối với mọi trường 
hợp khác nhau của doanh nghiệp sẽ có hai 
trường hợp xảy ra:
Thứ nhất: đối với những doanh nghiệp 
rủi ro cao thì kỹ thuật cấp tín dụng hiện nay 
của ngân hàng chứa nhiều rủi ro, do đó xét về 
mặt an toàn tín dụng không bảo đảm.
Thứ hai: ngược lại đối với trường hợp 
trên là đối với những doanh nghiệp lớn, có 
uy tín cũng như mạnh về khả nĕng tài chính 
thì kỹ thuật cấp tín dụng hiện nay của ngân 
hàng còn gây khó khĕn và không đáp ứng 
được nguyện vọng của khách hàng.Bên cạnh 
đó, một số vấn đề khó khĕn trong cho vay 
của ngân hàng thương mại nhà nước đối với 
kinh tế tư nhân là tài sản đảm bảo, trong khi 
cơ sở sản xuất chưa được thiết lập đầy đủ thủ 
tục hành chính phù hợp (chưa có giấy chứng 
nhận chủ quyền, quyền sở hữu,) và do đó 
tài sản, phương tiện sản xuất kinh doanh của 
doanh nghiệp chưa được sử dụng để thế chấp, 
dẫn đến doanh nghiệp tư nhân chỉ được vay 
số tiền nhỏ ở ngân hàng. Thực tế cho vay tại 
các ngân hàng thương mại nhà nước đã chứng 
minh cho nhận định trên là: ngân hàng cấp tín 
dụng cho kinh tế tư nhân còn quá nhỏ so với 
kinh tế nhà nước trong tổng dư nợ cho vay.
Qua kết quả đánh giá về thực trạng cấp 
tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân thời 
gian qua của các ngân hàng thương mại còn 
nhiều hạn chế cũng được nhận định bởi các 
nguyên nhân sau:
Một là, việc thực hiện chủ trương, chính 
sách phát triển kinh tế tư nhân còn nhiều hạn 
chế, bất cập, hệ thống pháp luật, các cơ chế, 
chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát 
triển chưa được quan tâm đúng mức, đồng 
thời kinh tế tư nhân cũng chưa đáp ứng được 
vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế.
Hai là, kinh tế tư nhân ra đời chưa lâu, 
54
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
đang hoạt động trong trạng thái chưa ổn định, 
nhiều doanh nghiệp hoạt động trong tình 
trạng tài chính không lành mạnh, nhiều doanh 
nghiệp tư nhân còn vi phạm pháp luật, cạnh 
tranh không lành mạnh, gian lận thương mại, 
tình trạng sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm 
môi trường, nhiều doanh nghiệp không đảm 
bảo lợi ích của người lao động, nợ bảo hiểm, 
báo cáo tài chính không trung thực, nợ quá 
hạn ngân hàng, quan hệ kinh tế không lành 
mạnh giữa các doanh nghiệp, gây hậu quả 
xấu về kinh tế xã hội. Điều này có ảnh hưởng 
về tâm lý, khiến các ngân hàng thương mại 
còn dè dặt, không lường hết được những tiêu 
cực xảy ra khi cấp tín dụng cho khu vực kinh 
tế này.
Ba là, nĕng lực nội tại của kinh tế tư nhân 
còn thấp, đội ngũ doanh nhân đang trong quá 
trình hình thành và phát triển, hạn chế về 
nĕng lực quản trị kinh doanh, và đa số các 
doanh nghiệp tư nhân nguồn vốn tự có còn 
ít, vốn có nhỏ hơn vốn vay, trong đó có nhiều 
doanh nghiệp tư nhân vốn có nhỏ hơn vốn 
vay nhiều lần, do đó nguồn vốn vay từ các 
ngân hàng cũng bị hạn chế.
Bốn là, còn có sự phân biệt trong nguồn 
vốn để cấp tín dụng cho các doanh nghiệp tư 
nhân của các ngân hàng thương mại. Chính 
sự phân biệt này đã thể hiện chưa đúng đối 
với chủ trương thực hiện bình đẳng giữa các 
thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước. 
Nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương 
mại ưu tiên cho vay các dự án và các doanh 
nghiệp của nhà nước, các doanh nghiệp tư 
nhân chỉ được vay một phần nhỏ chủ yếu từ 
huy động tiết kiệm.
Nĕm là, do chịu trách nhiệm về lỗ, lãi 
nên các ngân hàng thương mại nhà nước đều 
quan tâm đến chữ “Tín” của doanh nghiệp đi 
vay. Trong khi các dự án và các doanh nghiệp 
nhà nước đã tồn tại lâu dài và là khách hàng 
quen thuộc của Ngân hàng. Việc các ngân 
hàng thương mại nhà nước chọn đối tượng 
cho vay chủ yếu là các dự án và các doanh 
nghiệp nhà nước sẽ được nhà nước bảo lãnh 
dễ dàng hơn kinh tế tư nhân.
4. KẾT LUẬN
Qua những nhận định ở trên cho thấy hoạt 
động tín dụng của các ngân hàng thương mại 
nhà nước chưa thực sự phát huy tác dụng đối 
với các thành phần kinh tế, chưa thoát khỏi 
tình trạng bao cấp cho các dự án và các doanh 
nghiệp nhà nước. Một số ngành sản xuất kinh 
doanh trong khu vực kinh tế nhà nước làm 
ĕn kém hiệu quả, không đủ sức cạnh tranh, 
không trụ nổi với thị trường, dẫn đến thua lỗ, 
phá sản, vỡ nợ, gây hậu quả xấu về kinh tế xã 
hội. Do đó với điều kiện cho vay được nếu 
trong các vĕn bản là bảo đảm bình đẳng giữa 
các thành phần kinh tế, nhưng trong thực tế 
khu vực kinh tế tư nhân được ngân hàng cấp 
tín dụng hạn chế hơn nhiều so với kinh tế nhà 
nước.
Chúng ta chủ trương thực hiện nhất quán 
chính sách kinh tế nhiều thành phần, các 
doanh nghiệp không phân biệt quan hệ sở 
hữu đều tự chủ trong kinh doanh, hợp tác, 
cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp 
luật. Nhưng hoạt động thực tế vốn tín dụng 
cho khu vực kinh tế nhà nước còn có sự bao 
cấp, còn được ưu đãi, quan hệ không bình 
đẳng đối với khu vực kinh tế tư nhân, điều 
này cho thấy chính sách của nhà nước về bảo 
đảm vốn tín dụng chưa nhất quán giữa các 
thành phần kinh tế, còn gây khó khĕn cho 
hoạt động của kinh tế tư nhân.
Trong quá trình khởi xướng và lãnh đạo 
sự nghiệp đổi mới, qua các kỳ đại hội Đảng ta 
đã nhận thức rõ hơn vị trí vai trò của kinh tế 
tư nhân. Phương thức quản lý của nhà nước 
đối với kinh tế tư nhân được đổi mới phù hợp 
55
Một số vấn đề tín dụng ...
với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa.
Nĕm 2016 là nĕm đánh dấu sự bùng nổ 
của phát triển doanh nghiệp, để nâng cao 
hiệu quả kinh tế xã hội cần xóa bỏ các rào 
cản, chính sách, các biện pháp hành chính 
can thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất 
kinh doanh, phải tạo ra sự bình đẳng trong 
tiếp cận các nguồn lực xã hội đối với mọi 
thành phần kinh tế, trong đó có nguồn lực 
quan trọng là vốn đối với phát triển kinh tế tư 
nhân.Vậy nhà nước cần điều chỉnh chính sách 
về bảo đảm vốn tín dụng và lãi suất tín dụng 
nhất quán cho tất cả các thành phần kinh tế và 
ngân hàng thương mại nhà nước cần xem xét 
lại vai trò của công tác phân tích hoạt động 
của kinh tế tư nhân trong việc thiết lập quan 
hệ tín dụng, qua đó ngân hàng thương mại 
nhà nước trở thành người cố vấn đáng tin cậy 
cho kinh tế tư nhân trong đầu tư sản xuất kinh 
doanh, coi việc phát triển kinh tế tư nhân là 
một động lực quan trọng phát triển kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng 
với kinh tế tư nhân tạo thành lực cộng hưởng 
mạnh hơn, trở thành nền tảng, nòng cốt để 
phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ và hội 
nhập quốc tế, nhằm thực hiện tốt mục tiêu 
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và 
vĕn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cục đĕng ký doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch 
và Đầu tư (2016). Số doanh nghiệp và tốc độ 
tĕng, giảm doanh nghiệp nĕm 2016.
[2]. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016). Vĕn 
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, 
NXB. Chính trị Quốc Gia.
[3]. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2017). Nghị 
quyết hội nghị lần thứ V Ban chấp hành 
Trung Ương khóa XII.
[4]. Ngân hàng nhà nước TP.HCM (2016). 
Báo cáo đánh giá hiện trạng và định hướng 
hoạt động hệ thống ngân hàng phục vụ phát 
triển kinh tế xã hội TP.HCM.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_tin_dung_ngan_hang_thuong_mai_doi_voi_kinh_te.pdf