Một số vấn đề về ngân hàng thương mại khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean

TÓM TẮT

Ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo của

các quốc gia ASEAN đã ký tuyên bố Kuala

Lumpur về việc thành lập Cộng đồng Kinh tế

ASEAN (AEC). Theo đó, từ ngày 01/01/2016, 10

nước thành viên của ASEAN sẽ là một thị

trường với dân số khoảng 630 triệu người.

Nhiều cơ hội được mở ra và thách thức cũng

không nhỏ đối với cộng đồng doanh nghiệp nói

chung và hệ thống ngân hàng thương mại

(NHTM) nói riêng khi theo cam kết đến năm

2020 ngành ngân hàng sẽ mở cửa toàn bộ thị

trường, dỡ bỏ mọi rào cản bảo hộ cho ngân

hàng trong nước. Bài viết nhằm đánh giá thực

trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam trong

mối quan hệ so sánh với hệ thống NHTM của

các nước trong AEC dựa trên các chỉ tiêu kinh

tế và tài chính, trên cơ sở đó đưa ra một số đề

xuất nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các

NHTM Việt Nam

pdf 17 trang yennguyen 7100
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về ngân hàng thương mại khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về ngân hàng thương mại khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean

Một số vấn đề về ngân hàng thương mại khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q1 - 2016 
Trang 71 
Một số vấn đề về ngân hàng thương mại 
khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế 
Asean 
 Nguyễn Thị Diễm Hiền 
 Trường Đại Học inh tế - uật ĐH G HCM - Email: hienntd@uel.edu.vn 
(Bài nhận ngày 05 tháng 01 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 29 tháng 01 năm 2016) 
TÓM TẮT 
Ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo của 
các quốc gia ASEAN đã ký tuyên bố Kuala 
Lumpur về việc thành lập Cộng đồng Kinh tế 
ASEAN (AEC). Theo đó, từ ngày 01/01/2016, 10 
nước thành viên của ASEAN sẽ là một thị 
trường với dân số khoảng 630 triệu người. 
Nhiều cơ hội được mở ra và thách thức cũng 
không nhỏ đối với cộng đồng doanh nghiệp nói 
chung và hệ thống ngân hàng thương mại 
(NHTM) nói riêng khi theo cam kết đến năm 
2020 ngành ngân hàng sẽ mở cửa toàn bộ thị 
trường, dỡ bỏ mọi rào cản bảo hộ cho ngân 
hàng trong nước. Bài viết nhằm đánh giá thực 
trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam trong 
mối quan hệ so sánh với hệ thống NHTM của 
các nước trong AEC dựa trên các chỉ tiêu kinh 
tế và tài chính, trên cơ sở đó đưa ra một số đề 
xuất nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các 
NHTM Việt Nam. 
Từ khóa: AEC, ASEAN, hội nhập quốc tế, ngân hàng thương mại. 
1. GIỚI THIỆU 
Sau năm 1990 mối quan hệ kinh tế quốc tế 
của Việt Nam đã chuyển hướng hội nhập sâu 
rộng với thị trường quốc tế. Việt Nam đã gia 
nhập khối ASEAN năm 1995 tham gia vào khu 
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996 
gia nhập APEC năm 1998 ký Hiệp định 
Thương mại Việt Nam - Hoa ỳ năm 2000 và 
ký kết nhiều hiệp định thương mại khác. Cùng 
với sự hội nhập chung của các ngành kinh tế 
khu vực dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng dần 
chuyển theo hướng thị trường và mở cửa trước 
yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và xu thế 
hội nhập kinh tế quốc tế. Theo lộ trình đã cam 
kết của lãnh đạo các nước ASEAN Cộng đồng 
 inh tế ASEAN (AEC) được hình thành trong 
năm 2015 và Việt Nam sẽ phải mở cửa xóa bỏ 
các hạn chế trong ngành ngân hàng bảo hiểm và 
thị trường vốn. Riêng với ngành ngân hàng đến 
năm 2020 thì Việt Nam sẽ mở cửa toàn bộ 
ngành ngân hàng cho các nước ASEAN. 
Hội nhập tài chính AEC sẽ giúp các ngân hàng 
của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần và 
tiếp cận với công nghệ quản trị tiên tiến hiện 
đại tuy nhiên các ngân hàng nội sẽ phải đối mặt 
với sự cạnh tranh của các ngân hàng khác từ 
ASEAN khi các rào cản mang tính bảo hộ bị dỡ 
bỏ. Vì thế nắm được vị thế của mình trong mối 
tương quan với các hệ thống ngân hàng của các 
quốc gia trong ASEAN cũng như nhận diện 
được những cơ hội và khó khăn của hệ thống 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 
Trang 72 
ngân hàng trong nước trước thềm hội nhập là 
vấn đề cần thiết đối với các ngân hàng thương 
mại Việt Nam. 
2. PHƯƠNG PHÁP 
Bài viết chủ yếu dùng phương pháp thống kê 
mô tả để phân tích tình hình hoạt động của hệ 
thống NHTM Việt Nam qua việc so sánh với hệ 
thống NHTM của các quốc gia khác trong 
ASEAN. Dữ liệu dùng để phân tích được lấy từ 
Worldbank Data trong khoảng thời gian từ năm 
2000 đến năm 2014 cho 10 quốc gia ASEAN 
gồm Brunei Indonesia Cambodia ao PDR 
Myanmar, Malaysia, Philippines, Singapore, 
Thailand và Việt Nam. Tuy nhiên, do nguồn 
thông tin không đầy đủ cho những năm quá khứ, 
một số dữ liệu được lấy từ năm 2005 đến năm 
2014, trong đó có một số dữ liệu chỉ có được từ 
7 quốc gia (không có Cambodia ao PDR và 
Myanmar). Ngoài ra riêng Việt Nam dữ liệu 
còn được bổ sung từ trang web của NHNN Việt 
Nam. Các chỉ tiêu chính dùng trong phân tích 
bao gồm chỉ tiêu kinh tế như GDP tỷ lệ lạm 
phát dự trữ tổng tiết kiệm tổng vốn gia tăng tỷ 
lệ cấp tín dụng nội địa phí rủi ro vay nợ độ sâu 
của chỉ số thông tin tín dụng của các quốc gia 
ASEAN các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài 
chính của hệ thống NHTM như tỷ lệ vốn / tổng 
tài sản tỷ lệ nợ quá hạn các chỉ tiêu khác liên 
quan đến hoạt động chính của các NHTM như 
lãi suất tiền gửi lãi suất cho vay chênh lệch lãi 
suất đầu ra - đầu vào bình quân. 
Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu kinh tế - tài 
chính gắn với thực tế hoạt động của các NHTM 
hiện nay bài viết cũng đưa ra những nhận định 
của tác giả về những khó khăn mà hệ thống 
NHTM Việt Nam đang và sẽ phải đương đầu 
khi hội nhập AEC, từ đó đưa ra một số đề xuất 
để các NHTM Việt Nam có thể cạnh tranh với 
các NHTM của các nước ASEAN nói riêng và 
các NHTM nước ngoài nói chung trước hết là 
tại thị trường Việt Nam và sau đó là thị trường 
khu vực. 
3. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VIỆT NAM 
VÀ CÁC QUỐC GIA ASEAN 
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 
GDP của các quốc gia ASEAN có sự tăng 
trưởng trong suốt giai đoạn từ năm 2000 đến 
năm 2014 (xem hình 1), tuy nhiên sự tăng 
trưởng này không đồng đều ở các quốc gia. Từ 
năm 2008 đến 2014, các quốc gia như 
Indonesia, Thailand, Malaysia, Philippines bắt 
đầu bỏ xa các quốc gia còn lại trong khu vực. 
Cho đến thời điểm cuối năm 2014 GDP của 
Việt Nam vẫn chỉ ở mức cao hơn Cambodia, 
Lao PDR, Myanmar, tuy nhiên cả ba nước này 
từ năm 2011 đến nay đều có tốc độ tăng trưởng 
GDP lớn hơn Việt Nam (xem bảng 1). Nếu xu 
hướng này tiếp tục trong những năm kế tiếp rất 
có thể khoảng cách chênh lệch GDP của Việt 
Nam và các nước này sẽ giảm dần. Đây sẽ điều 
không thuận lợi khi ASEAN sẽ là một thị trường 
chung và như vậy sự cạnh tranh của Việt Nam 
với các nền kinh tế của các nước trong khu vực 
sẽ giảm đi tương đối. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q1 - 2016 
Trang 73 
 (Đơn vị: triệu USD) 
Hình 1. GDP của các nước ASEAN qua các năm 
Nguồn: Worldbank Data 
Bảng 1. Tăng trưởng GDP hàng năm của các quốc gia ASEAN 
(Đơn vị: %) 
STT Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 
1 Brunei 
0,39 
4,40 
0,15 
(1,94) 
(1,76) 
2,60 
3,43 
0,95 
(1,75) 
(2,34) 
2 Indonesia 
5,69 
5,50 
6,35 
6,01 
4,63 
6,22 
6,17 
6,03 
5,58 
5,02 
3 Cambodia 
13,25 
10,77 
10,21 
6,69 
0,09 
5,96 
7,07 
7,26 
7,48 
7,07 
4 Lao PDR 
7,11 
8,62 
7,60 
7,82 
7,50 
8,53 
8,04 
8,02 
8,47 
7,52 
5 Myanmar n/a n/a n/a n/a n/a n/a n/a n/a 
8,24 
8,50 
6 Malaysia 
5,33 
5,58 
6,30 
4,83 
(1,51) 
7,43 
5,29 
5,47 
4,71 
5,99 
7 Philippines 
4,78 
5,24 
6,62 
4,15 
1,15 
7,63 
3,66 
6,68 
7,06 
6,13 
8 Singapore 
7,49 
8,86 
9,11 
1,79 
(0,60) 
15,24 
6,21 
3,41 
4,44 
2,92 
9 Thailand 
4,19 
4,97 
5,44 
1,73 
(0,74) 
7,51 
0,83 
7,32 
2,81 
0,87 
10 Vietnam 
7,55 
6,98 
7,13 
5,66 
5,40 
6,42 
6,24 
5,25 
5,42 
5,98 
Nguồn: Worldbank Data 
 -
 100,000.00
 200,000.00
 300,000.00
 400,000.00
 500,000.00
 600,000.00
 700,000.00
 800,000.00
 900,000.00
 1000,000.00
Brunei
Indonesia
Cambodia
Lao PDR
Myanmar
Malaysia
Philippines
Singapore
Thailand
Vietnam
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 
Trang 74 
Tỷ lệ lạm phát 
So với các nước trong khu vực thì Myanmar 
và Việt Nam là hai quốc gia có tỷ lệ lạm phát 
không ổn định và ở mức cao. Tuy nhiên, từ năm 
2009 đến nay thì tỷ lệ lạm phát của Myanmar 
bắt đầu ổn định trong khi đó Việt Nam vẫn cho 
thấy việc kiềm chế lạm phát vẫn gặp khó khăn. 
Năm 2011 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 
18,68%, cao nhất trong các nước ASEAN. 
 (Đơn vị: %) 
Hình 2. Tỷ lệ lạm phát của các nước ASEAN qua các năm 
Nguồn: Worldbank Data 
Đến cuối năm 2014 Việt Nam đã đưa lạm 
phát xuống chỉ còn 4,09%, không còn khoảng 
cách lớn với các nước trong khu vực. Việc ổn 
định sức mua của tiền tệ có thể được coi là tín 
hiệu tốt cho việc gia nhập thị trường chung của 
Việt Nam 
Tổng dự trữ của nền kinh tế 
Dự trữ quốc gia được sử dụng vào việc 
phòng ngừa, khắc phục hậu quả của những biến 
động do thiên tai đáp ứng yêu cầu của quốc 
phòng, an ninh chính trị, từ đó góp phần ổn định 
chính trị, kinh tế xã hội của quốc gia. So với các 
quốc gia trong ASEAN thì dự trữ của Việt Nam 
tương đối thấp (xem bảng 2). Tốc độ tăng dự trữ 
của Việt Nam cũng chậm hơn so với các nước 
trong khu vực như Singapore Thailand 
Malaysia, Indonesia, Philippines. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q1 - 2016 
Trang 75 
Bảng 2. Tổng dự trữ của các quốc gia ASEAN qua các năm 
(Đơn vị: triệu USD) 
STT Quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 
1 Brunei 
667,49 
751,16 
1.357,27 
1.563,16 
2.583,68 
3.449,17 
3.575,27 
3.648,82 
2 Indonesia 
56.935,74 
51.640,63 
66.118,92 
96.210,97 
110.136,61 
112.797,63 
99.386,83 
111.862,60 
3 Cambodia 
2.140,27 
2.639,30 
3.285,95 
3.817,08 
4.061,79 
4.932,65 
4.997,87 
6.108,21 
4 Lao PDR 
707,65 
876,99 
919,00 
1.104,52 
1.178,20 
1.274,04 
1.064,92 
1.218,81 
5 Myanmar 
3.283,73 
3.920,72 
5.505,84 
6.045,32 
7.361,70 
7.352,90 
n/a n/a 
6 Malaysia 
101.994,77 
92.166,46 
96.704,05 
106.528,12 
133.571,69 
139.730,78 
134.853,70 
115.958,88 
7 Philippines 
33.740,20 
37.497,62 
44.205,98 
62.326,28 
75.123,09 
83.788,60 
83.182,37 
79.629,43 
8 Singapore 
166.160,59 
177.543,47 
192.046,03 
231.259,74 
243.798,28 
265.910,20 
277.797,71 
261.582,78 
9 Thailand 
87.472,47 
111.009,22 
138.419,12 
172.027,93 
174.891,03 
181.481,26 
167.230,22 
157.162,75 
10 Vietnam 
23.479,39 
23.890,25 
16.447,10 
12.466,60 
13.539,12 
25.573,28 
25.893,49 
34.189,37 
Nguồn: Worldbank Data
Tổng tiết kiệm của nền kinh tế 
Tỷ lệ Tổng tiết kiệm / GDP của Việt Nam 
không cao so với các nước trong khu vực, cho 
dù trong các năm qua lãi suất tiết kiệm của Việt 
Nam lại khá cao (xem bảng 3). Singapore là 
quốc gia có lãi suất tiền gửi thấp nhất nhưng lại 
có tỷ lệ Tổng tiết kiệm / GDP cao nhất trong các 
nước ASEAN điều này có thể do SGD là đồng 
tiền có giá trị tương đối ổn định nhưng cũng có 
thể do môi trường kinh doanh của Singapore 
không quá nhiều rủi ro cho các định chế tài 
chính trung gian trong việc huy động vốn. 
Ở thời điểm hiện tại, các NHTM Việt Nam 
vẫn chưa có nhiều chi nhánh hoặc ngân hàng 
100% vốn ở nước ngoài. Với lợi thế lãi suất huy 
động cao hơn khi tham gia vào AEC Việt Nam 
có thể sẽ gia tăng khả năng cạnh tranh với các 
quốc gia khác nếu các NHTM xây dựng chiến 
lược hoạt động mở rộng phạm vi ra thị trường 
nước ngoài để sử dụng lợi thế này.. 
Bảng 3. Tổng tiết kiệm của các quốc gia ASEAN qua các năm 
(Đơn vị: % GDP) 
STT Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 
1 Brunei 
50,31 
53,41 
49,94 
61,81 
50,89 n/a n/a 
58,33 n/a n/a 
2 Indonesia 
26,04 
27,89 
26,03 
26,37 
31,14 
32,65 
32,96 
32,22 
30,74 
31,35 
3 Cambodia 
13,51 
19,37 
16,68 
18,18 
15,79 
13,04 
11,52 
11,56 
11,33 n/a 
4 Lao PDR 
10,79 
19,69 
19,44 
17,83 
20,52 
17,93 
16,06 
17,96 
16,72 n/a 
5 Myanmar n/a n/a n/a n/a n/a n/a n/a n/a n/a n/a 
6 Malaysia 
36,82 
38,80 
38,77 
38,52 
33,36 
33,47 
34,08 
30,94 
29,65 n/a 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 
Trang 76 
7 Philippines 
53,17 
52,76 
52,18 
52,47 
58,03 
60,78 
44,90 
43,25 
45,30 
46,33 
8 Singapore 
43,24 
47,28 
49,09 
44,87 
44,48 
51,53 
49,25 
47,16 
46,89 
46,73 
9 Thailand 
27,11 
28,67 
32,13 
29,68 
28,47 
28,27 
29,24 
27,87 
26,98 
27,38 
10 Vietnam 
34,47 
35,61 
31,50 
27,25 
28,57 
30,47 
27,72 
32,01 
30,16 n/a 
Nguồn: Worldbank Data
Trước khi gia nhập AEC, phần lớn NHVN 
mở chi nhánh ở Cambodia và Lao PDR, là các 
quốc gia có tỷ lệ Tổng tiết kiệm / GDP thấp. Hy 
vọng rằng, AEC sẽ là cơ hội để các NHTM Việt 
Nam gia nhập vào thị trường các quốc gia có tỷ 
lệ tiết kiệm cao, nhằm cơ hội gia tăng nguồn vốn 
khi Việt Nam có lợi thế lãi suất huy động cạnh 
tranh với các NHTM trong khu vực. 
Tích lũy tài sản cố định gộp 
Tích lũy tài sản cố định gộp là sự tăng/giảm 
về tài sản cố định do kết quả của quá trình sản 
xuất như đầu tư được tài trợ .. Tích lũy tài sản 
cố định gộp của các quốc gia ASEAN qua các 
năm không có sự chênh lệch đáng kể, tuy nhiên, 
nếu nhìn nhận cả một giai đoạn thì chúng ta vẫn 
có thể thấy cho đến năm 2010 tích lũy tài sản cố 
định gộp của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng 
bắt đầu giảm trong khoảng thời gian từ năm 
2010 đến năm 2014 (xem bảng 4). Sự giảm đi 
về tài sản cố định của quá trình sản xuất có thể 
do hoạt động đầu tư không còn phát triển như 
những năm trước đây là một tín hiệu không mấy 
thuận lợi cho hoạt động của các trung gian tài 
chính tại Việt Nam. 
Bảng 4. Tích lũy tài sản cố định gộp của các quốc gia ASEAN qua các năm 
(Đơn vị: % GDP) 
STT Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 
1 Brunei 
11,37 
10,44 
12,98 
13,67 
17,56 
15,88 
13,10 
13,60 
15,31 
27,27 
2 Indonesia 
25,08 
25,40 
24,92 
27,82 
30,99 
32,88 
32,98 
35,07 
34,05 
34,65 
3 Cambodia 
18,47 
22,52 
21,20 
18,62 
21,36 
17,37 
17,10 
18,53 
19,72 
22,00 
4 Lao PDR 
23,08 
27,06 
34,09 
32,13 
30,29 
24,32 
26,46 
31,58 
29,18 
30,12 
5 Myanmar n/a n/a n/a n/a n/a n/a n/a n/a n/a n/a 
6 Malaysia 
22,40 
22,70 
23,41 
21,46 
17,84 
23,39 
23,19 
25,75 
25,94 
25,01 
7 Philippines 
21,55 
18,01 
17,34 
19,29 
16,59 
20,54 
20,47 
18,20 
20,04 
20,91 
8 Singapore 
21,37 
22,32 
23,12 
30,44 
27,67 
27,87 
27,26 
29,99 
29,00 
27,64 
9 Thailand 
30,42 
27,01 
25,50 
28,23 
20,65 
25,37 
26,81 
28,23 
27,47 
24,12 
10 Vietnam 
33,76 
34,54 
39,57 
36,49 
37,16 
35,69 
29,75 
27,24 
26,68 
26,83 
Nguồn: Worldbank Data 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q1 - 2016 
Trang 77 
Tỷ lệ cấp tín dụng nội địa của các tổ chức 
tài chính 
Tại Việt Nam cho đến 30/6/2015 chỉ có 5 
ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động. 
Đây là những TCTD không bị giới hạn về hoạt 
động hoàn toàn bình đẳng với các ngân hàng 
trong nước. Vì thế, các NHTM Việt Nam chưa 
có sự cạnh tranh nhiều từ ngân hàng ngoại. Tỷ lệ 
cấp tín dụng nội địa của các NHTM Việt Nam 
giai đoạn 2000 – 2014 khá cao cùng với 
Thailand, Malaysia và Singapore (xem hình 3). 
Tuy nhiên, khi tham gia AEC, việc dỡ bỏ các 
rào cản thị trường sẽ giúp những ngân hàng từ 
các nước ASEAN khác thuận lợi hơn trong hoạt 
động và không dễ dàng cho các NHTM Việt 
Nam giữ được thị phần cấp tín dụng nội địa như 
cũ. 
 (Đơn vị: % GDP) 
Hình 3. Tỷ lệ cấp tín dụng nội địa của các tổ chức tài chính các quốc gia ASEAN qua các năm 
Nguồn: Worldbank Data 
Phí bảo hiểm rủi ro cho vay 
Phí bảo hiểm rủi ro cho vay là phần chênh 
lệch giữa lãi suất cho vay bình quân của ngân 
hàng và lãi suất trái phiếu kho bạc bình quân. 
Phần chênh lệch này càng cao cho thấy khách 
hàng của ngân hàng có độ rủi ro cao hơn so với 
Chính phủ và điều này sẽ không an toàn trong 
hoạt động của các ngân hàng. Trong các quốc 
gia ASEAN, Lao PDR là quốc gia có phí bảo 
hiểm rủi ro cho vay cao nhất. Phí bảo hiểm rủi 
ro cho vay tại Việt Nam mặc dù không ổn định 
nhưng tại thời điểm cuối năm 2014 thì vẫn nằm 
trong nhóm có mức phí bảo hiểm rủi ro cho vay 
thấp (xem hình 4). 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 
Trang 78 
(Đơn vị: %) 
Hình 4. Phí rủi ro vay nợ của các nước ASEAN qua các năm 
Nguồn: ... ề tỷ lệ vốn 
tự có/tổng tài sản trong 2 năm gần đây nhưng so 
với các quốc gia khác trong khu vực, tỷ lệ này 
của Việt Nam vẫn rất thấp, cụ thể: 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 
Trang 80 
Bảng 6. Tỷ lệ Vốn / Tổng tài sản của hệ thống Ngân hàng các quốc gia ASEAN qua các năm 
(Đơn vị: %) 
STT Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 
1 Brunei n/a n/a n/a n/a 
9,71 
10,25 
8,90 
9,10 
11,58 
11,26 
2 Indonesia 
8,69 
9,27 
9,20 
9,10 
10,11 
10,66 
10,99 
12,24 
12,47 
12,76 
3 Malaysia n/a 
7,60 
7,40 
8,10 
9,00 
9,38 
8,89 
9,39 
9,59 
9,95 
4 Philippines n/a 
11,70 
11,70 
8,90 
9,53 
10,23 
11,09 
11,70 
9,70 
9,95 
5 Singapore n/a 
9,60 
9,20 
7,20 
9,17 
8,97 
8,32 
8,92 
8,22 
8,41 
6 Thailand 
9,00 
9,20 
9,80 
10,10 
8,41 
8,53 
7,84 
7,80 
8,52 
9,54 
7 Vietnam n/a n/a n/a 
8,97 
8,60 
8,87 
9,30 
8,38 8,11 7,62 
Nguồn: Worldbank Data và NHNN Việt Nam
Từ năm 2005 đến năm 2014 tỷ lệ Vốn tự 
có/Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng các 
quốc gia liên tục gia tăng trong khi đó Việt 
Nam là quốc gia có tỷ lệ này thấp từ năm 2012 
đến nay so với các quốc gia trong khu vực. Như 
vậy, khi hội nhập AEC, các NHTM Việt Nam 
không có lợi thế về quy mô vốn so với các 
NHTM trong khu vực để đảm bảo chống đỡ rủi 
ro đặc biệt là rủi ro thị trường. Vì thế, việc gia 
tăng nguồn lực tài chính từ vốn tự có và kiểm 
soát chất lượng tài sản là vấn đề mà NHNN cần 
phải kiên quyết hơn nữa để tăng năng lực cạnh 
tranh cho các NHTM Việt Nam. 
Tỷ lệ Nợ xấu 
Tỷ lệ Nợ xấu là một trong các chỉ tiêu đo 
lường chất lượng tài sản của các NHTM và vì 
vậy, giảm tỷ lệ nợ xấu là một trong những vấn 
đề then chốt nhằm gia tăng sự an toàn trong hoạt 
động và lành mạnh hóa tài chính của các 
NHTM. 
(Đơn vị: %) 
Hình 5. Tỷ lệ Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng các quốc gia ASEAN qua các năm 
Nguồn: Worldbank Data và NHNN Việt Nam 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q1 - 2016 
Trang 81 
Hệ thống NHTM tại các quốc gia như 
Indonesia Philippines Malaysia Thailand đã nỗ 
lực đáng kể khi giảm tỷ lệ nợ xấu ở mức cao vào 
những năm 2000 xuống cũng nhóm với các 
nước trong khu vực (xem hình 5). Trong khi đó 
các NHTM Việt Nam lại cho thấy có sự gia tăng 
về tỷ lệ này ở những năm gần đây. Năm 2014 tỷ 
lệ nợ xấu của Việt Nam là 3,25%, chỉ sau 
Brunei (3,67%) là vấn đề cần xem xét. Trước 
thềm hội nhập AEC, các NHTM buộc phải lành 
mạnh hóa hoạt động, giảm tỷ lệ nợ xấu về dưới 
3% theo mục tiêu đã đề ra tại Chỉ thị số 02/CT-
NHNN ngày 27/01/2015 của NHNN, các 
NHTM đã tích cực thực hiện các giải pháp xử lý 
nợ xấu như bán nợ xấu cho VAMC, thu hồi nợ, 
xử lý tài sản bảo đảm, sử dụng dự phòng, nâng 
cao chất lượng tín dụng Đến thời điểm tháng 
6/2015 thì tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống các 
TCTD Việt Nam vẫn ở mức 3 72% chưa đạt 
được mục tiêu đề ra nhưng đến tháng 11/2015 
đã giảm xuống còn 2 72% đạt được mục tiêu 
dưới mức 3% trước thời hạn 31/12/2015 là điều 
đáng ghi nhận. 
Lãi suất tiền gửi 
Về lý thuyết, lãi suất huy động càng cao thì 
khả năng thu hút nguồn vốn của ngân hàng càng 
lớn do nhà đầu tư sẽ cân nhắc chuyển dòng tiền 
vào ngân hàng để có tỷ lệ sinh lời cao hơn. ãi 
suất tiền gửi bình quân của NHTM các quốc gia 
ASEAN được thể hiện qua hình 6 dưới đây. 
 (Đơn vị: %) 
Hình 6. Lãi suất tiền gửi bình quân của hệ thống Ngân hàng các quốc gia ASEAN qua các năm 
Nguồn: Worldbank Data 
 ua các năm từ 2005 - 2014, Việt Nam luôn 
nằm trong nhóm 3 quốc gia có lãi suất tiền gửi 
bình quân cao nhất ASEAN. Đây có thể là lợi 
thế khi cạnh tranh với các ngân hàng ngoại trong 
việc thu hút nguồn vốn nhưng có thể sẽ trở 
thành một bài toán khó giải là làm thế nào để 
tăng lợi nhuận khi chi phí huy động vốn sẽ cao. 
Vấn đề cần xem xét là mặc dù lãi suất huy 
động của Việt Nam khá cao nhưng lãi suất thực 
lại thấp hơn các nước trong khu vực (xem hình 
7). Đây sẽ là điều bất lợi khi sức mua của đồng 
Việt Nam không ổn định gây tâm lý e ngại của 
khách hàng khi gửi tiền VND vào NHTM. Khi 
gia nhập AEC các nước ASEAN sẽ là một thị 
trường chung, một số ngành nghề được tự do di 
chuyển lao động, nếu sức mua của đồng nội tệ 
không ổn định, dòng tiền có thể sẽ bị chuyển ra 
khỏi quốc gia mà không nằm trong hệ thống 
NHTM Việt Nam. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 
Trang 82 
(Đơn vị: %) 
Hình 7. Lãi suất thực bình quân của hệ thống Ngân hàng các quốc gia ASEAN qua các năm 
Nguồn: Worldbank Data 
Lãi suất cho vay 
Thu nhập chính của các NHTM Việt Nam 
hiện nay vẫn là thu nhập từ lãi. Xác định lãi suất 
cho vay cần phải đảm bảo thu nhập cho NHTM 
nhưng cũng đảm bảo được sự chịu đựng của 
doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng để phục vụ 
hoạt động sản xuất kinh doanh. So với các nước 
ASEAN, lãi suất cho vay của các NHTM Việt 
Nam qua các năm 2000-2014 ở mức trung bình 
(xem hình 8) nhưng lại không ổn định, cụ thể có 
sự biến động nhiều trong giai đoạn 2007-2012 
cho thấy tính dễ bị tổn thương của hệ thống. 
Đây là điều hết sức lo ngại khi NHTM Việt 
Nam gia nhập AEC, mở rộng thị trường không 
chỉ còn gói gọn trong phạm vi 1 quốc gia. 
 (Đơn vị: %) 
Hình 8. Lãi suất cho vay bình quân của hệ thống Ngân hàng các quốc gia ASEAN qua các năm 
0
5
10
15
20
25
30
35
Brunei
Indonesia
Cambodia
Lao PDR
Myanmar
Malaysia
Philippines
Singapore
Thailand
Vietnam
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q1 - 2016 
Trang 83 
Chênh lệch lãi suất 
Mục tiêu của các NHTM là lợi nhuận trong 
khi nguồn thu nhập chính của các NHTM chủ 
yếu là từ thu nhập lãi. Chênh lệch lãi suất bình 
quân được đo bằng lãi suất bình quân đầu ra – 
lãi suất bình quân đầu vào, là một chỉ tiêu cho 
thấy khả năng tạo ra thu nhập lãi của ngân hàng 
và các NHTM cần phải cân nhắc mức chênh 
lệch sao cho đủ bù đắp các chi phí về dự trữ bắt 
buộc, trích lập dự phòng, chi phí quản lý 
Thông thường khi môi trường kinh doanh xấu 
đi chênh lệch lãi suất được nới rộng để bù đắp 
cho rủi ro, vì vậy, những quốc gia có chênh lệnh 
lãi suất bình quân của hệ thống NHTM cao có 
thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống NHTM đang 
gặp những khó khăn nhất định. 
 (Đơn vị: %) 
Hình 9. Chênh lệch lãi suất bình quân của hệ thống Ngân hàng các quốc gia ASEAN qua các năm 
Nguồn: Worldbank Data 
Tuy nhiên, mức chênh lệch thấp chưa đủ căn 
cứ để cho rằng môi trường kinh doanh không 
tiềm ẩn rủi ro. Chênh lệch lãi suất bình quân của 
NHTM Việt Nam khá thấp so với các quốc gia 
trong khu vực nhưng khi xem xét bên cạnh việc 
lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều ở mức 
cao và dễ biến động so với NHTM ở các quốc 
gia khác, các NHTM Việt Nam có thể đang 
đứng trước bài toán chấp nhận mức lợi nhuận 
thấp để ổn định hoạt động, nhất là trong giai 
đoạn NHNN đang kiên quyết cơ cấu lại các tổ 
chức tín dụng yếu kém giai đoạn 2011-2015 
này. 
5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 
Việt Nam hiện đang là điểm ngắm của nhiều 
ngân hàng ngoại trong khu vực. Các ngân hàng 
ở các nước ASEAN đã xuất hiện ngày càng 
nhiều cũng như mở thêm nhiều chi nhánh tại 
Việt Nam cho thấy các tổ chức tín dụng trong 
khu vực đã bắt đầu tận dụng cơ hội từ việc mở 
cửa thị trường theo cam kết của AEC. Để nâng 
cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM 
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển 
bền vững, các NHTM Việt Nam cần phải chú 
trọng nhiều hơn nữa về việc gia tăng nội lực 
0
5
10
15
20
25
30
Brunei
Indonesia
Lao PDR
Myanmar
Malaysia
Philippines
Singapore
Thailand
Vietnam
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 
Trang 84 
cũng như có chiến lược thích hợp trong việc mở 
rộng thị trường. 
Thứ nhất, các NHTM Việt Nam hiện nay có 
năng lực tài chính thấp. Vốn tự có thấp, quy mô 
tài sản nhỏ là nguyên nhân chính khiến các 
NHTM Việt Nam dễ tổn thương khi môi trường 
kinh doanh biến động. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu 
cao sẽ là nguyên nhân làm cho chất lượng tài 
sản kém dẫn đến khả năng sinh lời thấp. Hiện 
tại, các kết quả đạt được hiện được tính theo quy 
định của Việt Nam vẫn còn nới lỏng nhiều so 
với quy định của Basel II về cả việc xác định 
vốn tự có và cả tài sản có rủi ro. Trong thời gian 
đến, khi kết thúc giai đoạn 1 của Đề án cơ cấu 
lại hệ thống các TCTD theo Quyết định 
254/ Đ-TTg giai đoạn 2 sẽ cần quyết liệt hơn 
trong việc thực hiện mục tiêu rút gọn hệ thống 
xuống để đảm bảo sức khỏe cho toàn hệ thống, 
tiếp tục thực hiện sáp nhập, hợp nhất theo 
nguyên tắc tự nguyện để tăng quy mô và nâng 
cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng tài 
sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm nợ 
xấu. Ngoài ra, các ngân hàng cũng cần tăng vốn 
để đảm bảo đủ mức vốn tự có để bù đắp rủi ro 
tín dụng, rủi ro thị trường và các rủi ro tác 
nghiệp theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II, 
đồng thời NHNN cũng cần đưa ra các cơ sở tính 
toán để đảm bảo tính minh bạch của tình hình tài 
chính, quản trị rủi ro và tiệm cận với chuẩn mực 
chung của thế giới. 
Thứ hai, ứng dụng và phát triển công nghệ 
trong hoạt động của các NHTM đang là xu 
hướng tất yếu. Các NHTM Việt Nam cần xây 
dựng và phát triển công nghệ thông tin hiện đại, 
ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao 
qua nâng cấp các phần mềm ứng dụng quản lý, 
tăng khả năng vận dụng công nghệ thông tin vào 
các kênh phân phối của ngân hàng như internet 
banking, mobile banking, tablet banking, social 
network/media. Thực tế cho thấy dịch vụ ngân 
hàng di động đang phát triển mạnh mẽ, góp 
phần không nhỏ trong việc mang lại tiện ích và 
sự hài lòng của khách hàng, từ đó có thể mở 
rộng được khách hàng, giảm chi phí giao dịch 
cho ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng thương 
mại Việt Nam vẫn đang sử dụng các kênh phân 
phối truyền thống như qua chi nhánh/phòng giao 
dịch, ATM, POS, phone banking, home 
banking, call center, trong khi đó các ngân hàng 
nước ngoài tại Việt Nam đã áp dụng Tablet 
banking trong giao dịch (City bank), áp dụng 
mô hình ngân hàng bán lẻ kiểu mới (City bank 
với Smart Banking, HSBC với First Direct) 
nếu ngân hàng Việt Nam không chú trọng vào 
công nghệ thì khoảng cách tụt hậu sẽ càng xa so 
với các ngân hàng nước ngoài. 
Thứ ba, thực hiện quản trị theo hướng hiện 
đại, tiếp cận với những chuẩn mực của thế giới 
và khu vực. Ngân hàng là loại hình doanh 
nghiệp đặc biệt, trong đó vốn và tiền vừa là 
phương tiện và đối tượng kinh doanh của ngân 
hàng. Trong hoạt động quản trị, các ngân hàng 
nên nắm vững thông lệ quốc tế về quản trị ngân 
hàng, xác định rõ quy trình, chính sách và mục 
tiêu quản trị, kể cả quản trị rủi ro, quản trị tài 
chính, quản trị nhân lực, từ đó đề ra phương 
pháp, công cụ, hệ thống công nghệ thông tin và 
con người để xây dựng được hệ thống quản trị 
hiệu quả. Các quyết định quản trị cũng cần sự 
độc lập khách quan ngăn ngừa được sự chi 
phối của các cổ đông và tránh phát sinh các 
xung đột lợi ích. 
Thứ tư trước khi “mang chuông đi đánh xứ 
người” các NHTM trong nước cần phải nỗ lực 
để giữ thị trường trong nước. Những ngân hàng 
nước ngoài đã có mặt và đang chuẩn bị cho việc 
xuất hiện của mình tại Việt Nam vốn là những 
ngân hàng có lợi thế trên thị trường về thương 
hiệu, tiềm lực tài chính, sản phẩm, dịch vụ, công 
nghệ, thông tin, chiến lược kinh doanh năng lực 
quản trị và cơ sở khách hàng sẽ là đối thủ cạnh 
tranh lớn đối với các NHTM trong nước. Tuy 
nhiên các NHTM trong nước lại có lợi thế về cơ 
sở khách hàng có sẵn ở địa phương sự quen 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q1 - 2016 
Trang 85 
thuộc với chế độ luật pháp, hệ thống quản lý nhà 
nước văn hóa bản địa của ngân hàng trong 
nước. Chính vì thế, việc chủ động tìm đối tác 
chiến lược, hợp tác với các ngân hàng nước 
ngoài dưới hình thức đón nhận luồng vốn đầu tư 
của cổ đông chiến lược nước ngoài được xem là 
một kỳ vọng sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh 
lớn cho NHTM trong nước. 
Hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng không 
những giúp các NHTM trong và ngoài nước 
được hoạt động trong môi trường kinh doanh 
một cách công bằng và bình đẳng mà còn tạo 
điều kiện cho các NHTM trong nước thâm nhập 
thị trường quốc tế và mở rộng hoạt động kinh 
doanh. Tuy niên, với nguồn lực hiện tại, các 
NHTM Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa 
trong việc tăng nguồn lực cho mình cũng như 
tìm các cơ hội để có thể tự tin bước ra tầm khu 
vực với một diện mạo mới: hoạt động lành 
mạnh hơn và sức khỏe tốt hơn. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 
Trang 86 
Some issues to Vietnam’s commercial 
banks upon Vietnam’s accession to 
ASEAN economic Community 
 Nguyen Thi Diem Hien 
University of Economics and Law, VNU HCM - Email: hienntd@uel.edu.vn 
ABSTRACT 
On November 22, 2015, ASEAN leaders 
signed Kuala Lumpur Declaration on the 
establishment of ASEAN Economic Community 
(AEC), to which ten ASEAN member countries 
would form a market of approximately 630 
people since January 1, 2016. Vietnam’s 
enterprises in general and commercial banks in 
particular are expected to face both 
opportunities and challenges when the banking 
sector will be fully open and all barriers, 
subsidies will be removed until 2020. The paper 
is to analyze the performance of Vietnam’s 
commercial banks in comparison with those of 
other AEC countries’ on economic and financial 
criteria, thereby proposing some suggestion so 
as to enhance the competitiveness of Vietnam’s 
commercial banks. 
Key words: AEC, ASEAN, economic integration, commercial banks. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Cafef (2010), Ngân hàng Việt tăng hiện diện ở các nước Asean, 
hang/ngan-hang-viet-tang-hien-dien-o-cac-nuoc-asean-20150615071113474.chn 
[2]. Đức Kiên (2015), Ngành ngân hàng cần chuẩn bị gì?, 
ngan-hang-can-chuan-bi-gi-20150809141350665.chn 
[3]. Hoàng Yến Thị trường ngân hàng Việt Nam hấp dẫn thứ 3 ở khu vực 
pdf 
[4]. Hồng Vân (2014), Những lãnh địa bất khả xâm phạm của ngân hàng ngoại, Toàn cảnh Ngân hàng 
Việt Nam 2014 Đặc san của Báo Đầu tư Chứng khoán Báo Đầu tư 
[5].  
[6].  
[7]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014), Quyết định 1572/ Đ-NHNN ngày 11/8/2014 về việc ban 
hành Kế hoạch hành động của NHNN thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của 
Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng 
lực cạnh tranh quốc gia. 
[8]. Nguyệt Anh (2010), Hội nhập và mở cửa trong lĩnh vực Ngân hàng 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q1 - 2016 
Trang 87 
[9]. Phạm Thái Hà (2010), Ngân hàng thương mại Việt Nam hội nhập quốc tế cơ hội và thách thức, 
thach-thuc.sav 
[10]. Phan Minh Ngọc, Ngân hàng Việt Nam trước thềm AEC, 
chinh/20141123115742988/ngan-hang-viet-nam-truoc-them-aec.htm 
[11]. Thành Trung (2015), Ngành Ngân hàng tăng cường nội lực để hội nhập quốc tế 
Ngan-hang-tang-cuong-noi-luc-de-hoi-nhap-quoc-te/126/16889402.epi 
[12]. Thủ tướng Chính Phủ (2012), Quyết định số 254/ Đ-TTg phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống 
các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” 
[13]. Tomoyuki Kimura (2015), Tái cấu trúc ngân hàng mới chỉ qua được bước đầu, Toàn cảnh Ngân 
hàng Việt Nam, p18-20 Đặc san Báo Đầu tư Chứng khoán – Báo Đầu tư. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_ngan_hang_thuong_mai_khi_viet_nam_gia_nhap.pdf