Mô hình Keynesian mới không có đường cong LM

TÓM TẮT

Những phát triển nghiên cứu gần đây cố

gắng làm giảm đi vai trò của mô hình IS – LM

(Investment – Saving/ Liquidity Preference -

Money Supply) trong phân tích chính sách khi

cố gắng thay thế vai trò của giá cả bằng mức

lạm phát và sử dụng lãi suất như là công cụ

đại diện cho hành động của Ngân hàng Trung

Ương (NHTW) hơn là cung tiền. Mô hình

đề xuất IS – MP – IA (Investment – Saving,

Monetary Policy, Inflation Adjustment) được

xem là có nhiều ưu điểm khi mô phỏng nền

kinh tế với chức năng của lãi suất thực, giúp

kiềm chế lạm phát nhưng đảm bảo mức tăng

sản lượng của nền kinh tế. Mặc dù đây chưa

phải là khuôn khổ thay thế hoàn hảo nhưng đã

góp phần xây dựng mô hình phân tích chính

sách trở nên thực tế và hợp lý hơn.

pdf 14 trang yennguyen 5020
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình Keynesian mới không có đường cong LM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình Keynesian mới không có đường cong LM

Mô hình Keynesian mới không có đường cong LM
12
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
MÔ HÌNH KEYNESIAN MỚI KHÔNG CÓ ĐƯỜNG CONG LM
 Nguyễn Hoàng Chung*, Trương Văn Cường**, Hồ Đăng Huy***
TÓM TẮT
* ThS. GV. Trường Đại học Kinh Tế - Kỹ Thuật Bình Dương. NCS. Trường Đại học Ngân hàng 
 TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 0906.672.588, Email: nhchung@ktkt.edu.vn
** ThS. GV. Trường Đại học Kinh Tế - Kỹ Thuật Bình Dương, Email: tvcuong@ktkt.edu.vn
*** CN. GV. Trường Đại học Kinh Tế - Kỹ Thuật Bình Dương, Email: hdhuy@ktkt.edu.vn
Những phát triển nghiên cứu gần đây cố 
gắng làm giảm đi vai trò của mô hình IS – LM 
(Investment – Saving/ Liquidity Preference - 
Money Supply) trong phân tích chính sách khi 
cố gắng thay thế vai trò của giá cả bằng mức 
lạm phát và sử dụng lãi suất như là công cụ 
đại diện cho hành động của Ngân hàng Trung 
Ương (NHTW) hơn là cung tiền. Mô hình 
đề xuất IS – MP – IA (Investment – Saving, 
Monetary Policy, Inflation Adjustment) được 
xem là có nhiều ưu điểm khi mô phỏng nền 
kinh tế với chức năng của lãi suất thực, giúp 
kiềm chế lạm phát nhưng đảm bảo mức tăng 
sản lượng của nền kinh tế. Mặc dù đây chưa 
phải là khuôn khổ thay thế hoàn hảo nhưng đã 
góp phần xây dựng mô hình phân tích chính 
sách trở nên thực tế và hợp lý hơn.
Từ khóa: mô hình IS – LM, mô hình 
Keynesian mới, mô hình IS – MP – IA.
A NEW KEYNESIAN MODEL WITHOUT THE LM CURVE
ABSTRACTS
Recently researches try to reduce the role 
of the model IS-LM in the analyzing economic 
policy. These studies try to replace the role of 
the price by the inflation and the interest rate 
which are considered as the policy tools for 
Central Banks. The model IS - MP - IA has 
advantages with the real interest rate that 
controlling inflation but increasing an output 
of the economy. This model is an incomplete 
one but this contributes to building the rational 
macroeconomic model.
Keywords: IS – LM model, New Keyensian 
model, IS – MP – IA model.
1. TỔNG QUAN VỀ CÁCH TIẾP CẬN MỚI
Mô hình IS-LM là lý thuyết tổng quát về 
tổng cầu. Các biến ngoại sinh trong mô hình 
này là chính sách tiền tệ, chính sách tài chính và 
mức giá. Mô hình giải thích hai biến nội sinh là 
lãi suất và thu nhập quốc dân. Tuy nhiên, giống 
với tất cả mô hình đã nghiên cứu, IS – LM cũng 
không phải là mô hình tổng quát. 
Mô hình này thiếu nền tảng kinh tế vi mô 
do đơn giản hóa sự phức tạp của nền kinh 
tế đối với một số mối quan hệ giữa các chủ 
thể trong nền kinh tế, giả định về giá cả cứng 
nhắc, không cho thấy ảnh hưởng đối với yếu 
tố kỳ vọng. Một thay đổi lớn là các cuộc tranh 
luận giữa các nhà khoa học về hiệu quả tương 
đối của chính sách tiền tệ và tài khóa là trọng 
13
tâm của kinh tế vĩ mô trong những năm 1960 - 
1970 thì hiện nay có ít ý nghĩa trong việc phân 
tích các biến động ngắn hạn. Thực tế, một thay 
đổi quan trọng là hầu hết các NHTW, bao gồm 
cả Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), giờ đây ít 
quan tâm đến việc tổng khối lượng cung tiền 
trong việc thực thi chính sách (được xem là 
giả định cơ bản của mô hình IS – LM).
Tóm lại, những phát triển gần đây đang cố 
gắng làm giảm đi vai trò của mô hình IS - LM 
trong phân tích chính sách. Điều này dẫn đến 
câu hỏi liệu mô hình IS-LM có còn là sự lựa 
chọn tốt nhất như là mô hình cơ bản đại diện 
cho các dao động trong ngắn hạn và sử dụng 
như là cơ sở cho phân tích chính sách. Một số 
nghiên cứu gần đây cố gắng làm giảm đi vai 
trò của mô hình IS – LM trong phân tích chính 
sách và chỉ ra các hạn chế này là trọng yếu 
trong phân tích chính sách hiện nay.
Thứ nhất, nghiên cứu của Romer (2012) 
đã thay thế đường cong LM (giả định rằng 
NHTW đặt mục tiêu cung tiền) với giả định 
rằng NHTW thực hiện theo một quy tắc lãi 
suất thực. Cách tiếp cận mới này có lợi thế rõ 
ràng trong việc giải quyết vấn đề mà mô hình 
IS-LM giả định thông qua mục tiêu cung tiền.
Thứ hai, một nguyên nhân khác có thể 
thấy rằng vai trò của NHTW ngày càng trở nên 
quan trọng, nếu như trước đây để tìm hướng đi 
và công cụ thích hợp để điều hành CSTT hiệu 
quả bằng cách kiểm soát khối lượng tiền tệ 
với công cụ là tổng phương tiện thanh toán 
M1 sau đó chuyển sang M2. Tuy nhiên với 
sự phát triển của thị trường tài chính đi cùng 
với các tài sản tài chính phái sinh cao cấp ra 
đời (MBS, CDO, CDS,)1 việc xác định tổng 
phương tiện thanh toán là rất khó khăn. Vì vậy 
các NHTW đặc biệt là FED đã chuyển dần 
cách thức điều hành CSTT từ công cụ mục tiêu 
M2 sang công cụ lãi suất. Một phần nguyên 
nhân là tính phức tạp của việc sử dụng khối 
lượng tiền, sự không bền vững của cầu tiền có 
nguyên nhân từ sự bất ổn trong ngắn hạn, trong 
đó phải kể đến sự tăng lên không được dự tính 
trong nhu cầu về tiền làm dịch chuyển đường 
LM, dẫn đến điểm cân bằng khác so với cân 
bằng mà NHTW dự tính khi quyết định mục 
tiêu về cung ứng tiền tệ tạo điều kiện để các 
NHTW của các nền kinh tế hiện đại chuyển 
sang điều hành lãi suất thay cho mục tiêu về 
cung tiền với tư cách là cơ sở cho quy tắc về 
CSTT dần được loại (Orphanides, 2007). 
Hình 1: Sự tăng lên không được dự tính trong 
nhu cầu về tiền
Theo hình 1, đường LM
1
 tương ứng với 
nhu cầu tiền ở mức “thấp” (vì có sự gia tăng 
đầy đủ về cung ứng tiền tệ) và LM
2
 tương 
ứng với nhu cầu tiền ở mức “cao”. Giả định 
nhu cầu về tiền tăng lên nhưng NHTW chưa 
biết, chưa xác định hay chưa lượng hóa được 
việc này. Khi lựa chọn mục tiêu về cung tiền, 
NHTW kỳ vọng nền kinh tế tại E
1
 nhưng thực 
tế những dịch chuyển không thấy trước trong 
nhu cầu về tiền khiến nền kinh tế tại E
2
. Đây 
không phải là điều mà CSTT theo đuổi khi đặt 
mục tiêu về cung tiền.
1 MBS: Mortgage Backed Securities; CDO: Collateralized Debt Obligation; CDS: Credit Default Swap
Mô hình Keynesian mới không có đường cong LM
14
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
2. KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH IS – LM
Mô hình giản lược IS - LM mô tả kinh tế 
vĩ mô sử dụng hai mối quan hệ liên quan đến 
sản lượng và lãi suất. Mối quan hệ đầu tiên 
liên quan đến thị trường hàng hóa. Lãi suất 
cao hơn làm giảm nhu cầu hàng hoá ở một 
mức thu nhập nhất định. Trong hầu hết các 
công thức của mô hình, nó làm giảm nhu cầu 
đầu tư; mô hình cũng làm giảm nhu cầu về 
tiêu dùng nói chung. Trong các phiên bản nền 
kinh tế mở với tỷ giá hối đoái thả nổi, tăng giá 
đồng nội tệ làm giảm xuất khẩu ròng. Lãi suất 
cao làm giảm nhu cầu, nó làm giảm mức sản 
lượng thấp hơn mức sản lượng cân bằng của 
nền kinh tế. Do đó, có một mối quan hệ nghịch 
biến giữa sản lượng và lãi suất, mối quan hệ 
này được gọi là đường cong IS.
Mối quan hệ thứ hai liên quan đến thị 
trường tiền tệ, biểu thị mối quan hệ giữa lãi 
suất và thu nhập hình thành trên thị trường về 
số dư tiền tệ thực tế dựa trên lý thuyết ưa thích 
thanh khoản1. Khi thu nhập càng cao, nhu cầu 
về số dư thực tế càng cao và lãi suất cân bằng 
cũng càng cao, điều này làm đường LM dốc 
lên. Đường LM được vẽ cho mức cung nhất 
định về số dư tiền tệ thực tế, thể hiện mối quan 
hệ tỉ lệ thuận giữa sản lượng và lãi suất.
Hình 2: Biểu đồ IS - LM
Giao điểm của IS - LM chỉ ra sự kết hợp 
sản lượng và lãi suất mà cả thị trường hàng 
hóa và thị trường tiền tệ đều cân bằng; giao 
điểm này cho thấy sản lượng và lãi suất cân 
bằng trong nền kinh tế. Việc tăng chi tiêu của 
chính phủ hoặc giảm thuế sẽ làm dịch chuyển 
đường cong IS sang bên phải, do đó tăng sản 
lượng và lãi suất khi nền kinh tế dịch chuyển 
lên theo đường cong LM. Mức độ ảnh hưởng 
đến sản lượng phụ thuộc vào độ dốc của hai 
đường cong và mức độ dịch chuyển của đường 
cong IS. Tương tự như vậy, sự gia tăng của 
cung về số dư tiền tệ thực tế làm đường LM 
dịch chuyển xuống dưới và sự giảm sút của 
cung về số dư tiền tệ thực tế làm đường LM 
dịch chuyển lên trên, do đó làm giảm (tăng) 
lãi suất và sản lượng. Mức độ ảnh hưởng của 
sản lượng phụ thuộc vào độ dốc và mức độ mà 
đường cong LM di chuyển. 
Mô hình giả định là phiên bản với mức 
giá cố định; do đó nó không thể được sử 
dụng để phân tích lạm phát. Bởi vì lạm phát ít 
được quan tâm (hay mức lạm phát thấp) trong 
những năm 1950 - 1960, vì vậy mô hình IS-
LM cơ bản rất có giá trị. Nhưng khi lạm phát 
trở nên quan trọng (hay lạm phát tăng mạnh) 
vào cuối những năm 1960 - 1970, mô hình cần 
phải thay đổi. Sự gia tăng của lạm phát dẫn 
tới việc mở rộng mô hình IS - LM kết hợp 
tổng cung (AS), dẫn đến mô hình IS-LM-AS 
được sử dụng ngày nay. Các lý do chủ yếu 
của việc sử dụng mô hình mở rộng mô hình 
IS-LM là do sản lượng cao hơn dẫn đến mức 
giá cao hơn. Tác động của sản lượng đối với 
mức giá có thể là trực tiếp thông qua quyết 
định giá của các doanh nghiệp, hoặc gián tiếp 
thông qua tiền lương. Việc thiếu tính linh hoạt 
danh nghĩa hoàn toàn (đường cong AS ở trong 
không gian y – r thường dốc hay không phải 
1 Lý thuyết ưa thích thanh khoản là một mô hình đơn giản về xác định lãi suất. Lý thuyết này coi cung ứng 
tiền tệ và mức giá là yếu tố ngoại sinh và giả định rằng lãi suất điều chỉnh để cân bằng cung và cầu về số 
dư tiền tệ thực tế. Nó hàm ý rằng sự gia tăng cung tiền làm giảm lãi suất (Nguyễn Văn Ngọc, 2009).
15
là đường thẳng đứng) là do tính chất của thị 
trường không hoàn hảo. Kết quả là, sự dịch 
chuyển của đường tổng cầu làm cho sản lượng 
tạm thời lệch khỏi mức sản lượng tự nhiên. 
Hay từ phương trình tổng cung (Nguyễn Văn 
Ngọc, 2009):
 ( )
eY Y P Pα− = − với α > 0
Trong đó Y là sản lượng, Y là sản lượng 
tự nhiên, P là mức giá và Pe là mức giá dự 
kiến (hay kỳ vọng về giá cả). Tham số α cho 
biết sản lượng phản ứng như thế nào đối với 
những thay đổi bất ngờ của mức giá, với độ 
dốc của đường tổng cung bằng 1/α. Phương 
trình này nói rằng độ lệch sản lượng khi 
mức giá lệch khỏi mức giá dự kiến (xác định 
thông qua kỳ vọng hợp lý hay dựa trên mức 
lạm phát trong quá khứ, hoặc là sự kết hợp cả 
hai yếu tố này). Và 4 mô hình tổng cung dưới 
đây nhấn mạnh một nguyên nhân nhất định 
làm cho sản lượng biến đổi cùng với những 
thay đổi về mức giá1 .
Do đó, mô hình IS- LM-AS (Investment/
Saving - Liquidity Preference/Money Supply 
– Aggregate Supply) bao gồm ba phương 
trình: sản lượng, lãi suất, và mức giá. Tuy 
nhiên, việc mô tả một mô hình ba phương 
trình bằng đồ thị tương đối là khó khăn. Sự 
kết hợp giữa đường cong IS và LM có được 
mối quan hệ giữa sản lượng và mức giá. Với 
chức năng cung tiền (giả định nền tảng là 
đường cong LM) một mức giá cao hơn làm 
giảm cân bằng tiền thực. Do đó, đối với một 
mức thu nhập nhất định, mức lãi suất tại điểm 
cân bằng tăng lên. Đường cong LM thay 
đổi, đường cong IS và LM giao cắt nhau ở 
mức sản lượng thấp hơn trước. Mối quan hệ 
nghịch đảo giữa mức giá và sản lượng được 
gọi là đường tổng cầu. Đường tổng cầu và 
tổng cung sau đó sẽ xác định sản lượng và 
mức giá. 
Hình 3: Biểu đồ tổng cung cầu - tổng cầu
Mô hình IS - LM - AS có thể được xem là 
khá đơn giản để phân tích các biến động kinh 
tế ngắn hạn hiện nay. Hai mô hình được biết 
đến nhiều nhất hiện nay phải kể đến mô hình 
cho rằng mức giá cứng nhắc và việc không 
đưa vào nền tảng vi mô cho mô hình kinh tế 
vĩ mô.
Đầu tiên, tính cứng nhắc cho thấy việc 
thiếu điều chỉnh danh nghĩa hoàn hảo này làm 
cho thay đổi tiền tệ ảnh hưởng đến sản lượng 
thực trong ngắn hạn. Nó cũng tạo ra một kênh, 
thông qua đó, những thay đổi khác trong tổng 
cầu, chẳng hạn như những thay đổi trong chi 
tiêu của chính phủ, có tác động thực sự. Đây 
được xem như là một cơ sở hợp lý để hiểu 
được sự biến động thực tế nhất.
Thứ hai là việc mô hình loại bỏ các nền 
tảng kinh tế vi mô như nhu cầu tiêu dùng, đầu 
tư, chủ yếu dựa trên các lập luận trực quan. 
Lợi ích của việc thiếu cơ sở này là đơn giản 
hoá rất lớn. Ngay cả những mô hình đơn giản 
nhất với nền tảng kinh tế vi mô là khó hơn 
1 Theo Nguyễn Văn Ngọc (2009), bốn mô hình tổng cung đó là: mô hình tiền lương cứng nhắc, mô hình 
nhận thức sai lầm của công nhân, mô hình thông tin không hoàn hảo và mô hình giá cả cứng nhắc.
Mô hình Keynesian mới không có đường cong LM
16
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nhiều so với các thành phần tương ứng của 
IS-LM-AS1. Khi chuyển từ các tính năng cơ 
bản của mô hình IS-LM-AS sang các phiên 
bản của nó nhưng các phiên bản này được 
xem là khó, không nhất quán hoặc không 
thực tế. Một là, mặc dù nghiên cứu đã đề cập 
đến biến số lãi suất, nhưng thực tế lãi suất 
khác nhau có liên quan đến các bộ phận khác 
nhau của mô hình: lãi suất thực có liên quan 
đến nhu cầu hàng hóa (đường cong IS) trong 
khi lãi suất danh nghĩa có liên quan đến cầu 
tiền (đường cong LM). Hai là, tổng cầu và 
tổng cung đại diện cho mối quan hệ giữa sản 
lượng và mức giá, trong khi biến động của 
sản lượng và lạm phát mới là mối quan tâm 
hiện tại. 
Ví dụ, ở Hoa Kỳ sau chiến tranh, các cú 
sốc bất lợi đối với tổng cầu đã dẫn tới sự sụt 
giảm của lạm phát, chứ không phải là giảm 
trong mức giá, biểu hiện thông qua số dư tiền 
tệ thực tế (M/P) tại Hình 3. CSTT chỉ dẫn đến 
sự dịch chuyển có tính chất thu hẹp của đường 
cầu khi số dư tiền tệ thực tế giảm. Nhưng bằng 
chứng thực nghiệm đã chỉ ra từ năm 1929 – 
1931 tại Mỹ, số dư tiền tệ thực tế lại tăng nhẹ 
(M/P); nguyên nhân là sự sụt giảm cung ứng 
tiền tệ (M) đi kèm sự sụt giảm của mức giá (P) 
nhưng lớn hơn (Nguyễn Văn Ngọc, 2009).
Hình 4: Số dư tiền tệ thực tế tại Mỹ giai đoạn 1929 – 1940
Nguồn: Nguyễn Văn Ngọc (2009)
1 Giả thuyết về thu nhập vĩnh viễn cho thấy những thay đổi trong thu nhập khả dụng (disposable income) 
hiện nay chỉ ảnh hưởng đến tiêu dùng trong phạm vi ảnh hưởng đến thu nhập vĩnh viễn, trong khi hàm 
tiêu dùng trong mô hình IS-LM-AS truyền thống hàm ý rằng chúng có ảnh hưởng lớn đến tiêu dùng khả 
dụng. Sự thật dường như nằm ở giữa (ví dụ Campbell và Mankiw, 1989). Do đó chuyển từ giả thiết ngẫu 
nhiên (ad hoc) trong IS-LM-AS sang một công thức tương đối đơn giản dựa trên tối ưu hóa thời gian 
dường như không có lợi ích thực tế, nhưng dễ dàng phát sinh một chi phí lớn. Sự đánh đổi tương tự cho 
việc phân tích nhu cầu đầu tư, cầu tiền, tính cứng nhắc về giá cả và chắc chắn rằng trong các nền tảng 
kinh tế vi mô thì các mô hình đơn giản nhất cũng phức tạp và không thực tế so với các mô hình IS-LM-AS.
Thứ ba, mô hình giả định rằng NHTW sẽ 
ấn định cung tiền nhưng hầu hết các NHTW ít 
quan tâm đến việc cung tiền trong việc thực thi 
chính sách. Tuy nhiên, khi bàn về tổng cung, 
có thể kết luận rằng tổng cung biểu hiện rất 
khác nhau trong ngắn hạn và dài hạn. Trong 
dài hạn, giá cả linh hoạt và đường tổng cung là 
đường thẳng đứng. Ngược lại trong ngắn hạn, 
giá cả cứng nhắc và đường tổng cung không 
thẳng đứng. Trong trường hợp này thì sự dịch 
17
chuyển của đường tổng cầu là nguyên nhân 
gây ra sự biến động của tổng sản lượng1. 
Phần tiếp theo mô tả một sự thay thế cụ 
thể cho mô hình IS-LM-AS. Giống như IS-
LM-AS, phương án thay thế giả định sự điều 
chỉnh danh nghĩa không hoàn hảo và thiếu 
nền tảng vi mô. Sự thay đổi là nó thay thế giả 
định rằng NHTW đặt mục tiêu cun ... y tiếp tục cho đến khi sản 
lượng đạt đến mức sản lượng tự nhiên (điểm 
ELR trong hình). Vào thời điểm đó, lạm phát là 
ổn định, và ở đó không có thêm thay đổi cho 
đến khi nền kinh tế bị tác động bởi các cú sốc. 
Một sự thay đổi về sản lượng do tác động của 
lạm phát buộc các NHTW điều chỉnh lãi suất 
thực để cho sản lượng trở lại mức cân bằng. 
Cơ chế hoạt động này cho phép mô tả diễn 
biến của các biến số vĩ mô chủ yếu từ thời 
điểm xảy ra cú sốc cho đến khi nền kinh tế 
quay trở lại trạng thái cân bằng dài hạn. Cơ 
chế giải thích như vậy phù hợp với các bằng 
chứng về thời kỳ giảm phát liên quan đến việc 
sản lượng dưới mức cân bằng nhưng lãi suất 
thực cao. 
4.6. Động lực của mô hình rất đơn giản 
và hợp lý
Ngược lại trong mô hình IS-LM-AS bất 
cứ khi nào tăng cung tiền và lạm phát khác 
nhau, khi thay đổi cung tiền thật, đường LM 
sẽ thay đổi. Kết quả là nền kinh tế sau cú sốc 
thường có sản lượng vượt quá mức sản lượng 
tự nhiên và xoắn ốc trong không gian y - π. 
Những diễn biến này tương đối phức tạp. Một 
ví dụ có thể làm cho mô hình rõ ràng hơn. Nền 
kinh tế bắt đầu trong trạng thái cân bằng dài 
hạn: sản lượng ở mức tự nhiên và lạm phát ổn 
định. Sau đó, niềm tin tiêu dùng giảm. Cụ thể, 
hàm tiêu dùng giảm xuống, do đó mức tiêu thụ 
tương ứng với mức thu nhập thấp hơn trước. 
Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ IS-MP để tìm ra 
hiệu ứng ngắn hạn cho sản lượng. Sự sụt giảm 
trong niềm tin của người tiêu dùng làm dịch 
chuyển đường cong IS sang trái. Khi lạm phát 
không phản ứng ngay lập tức, đường cong MP 
không di chuyển. Do đó phân tích của IS-MP 
hàm ý rằng trong ngắn hạn, sản lượng giảm và 
lãi suất thực không thay đổi.
Phân tích tương tự cũng hàm ý rằng ở bất 
kỳ mức lạm phát nào, sản lượng thấp hơn nó 
đã có trước đó. Tức là, sự sụt giảm niềm tin 
của người tiêu dùng làm thay đổi đường tổng 
cầu sang trái. Sự thay đổi được thể hiện trong 
hình 10. 
22
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Hình 10: Ảnh hưởng của sự sụt giảm về hành 
vi tiêu dùng
Ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi này 
là chuyển nền kinh tế từ E
0
 sang E
1
. Lạm phát 
không thay đổi và (như phân tích của IS-MP 
cho thấy) sản lượng giảm.
Với sản lượng thấp hơn mức tự nhiên, lạm 
phát bắt đầu giảm. Khi nó giảm, NHTW hạ 
thấp lãi suất thực, tăng sản lượng (nền kinh tế 
đi xuống dọc theo đường cong tổng cầu AD
1
, 
như mũi tên trong hình). Quá trình này tiếp tục 
cho đến khi sản lượng được khôi phục theo 
tỷ lệ tự nhiên (điểm ELR trong hình). Kết quả 
cuối cùng là lạm phát thấp hơn và lãi suất thực 
thấp hơn. Hướng tiếp cận này dường như mô 
tả được các vấn đề quan trọng của nền kinh 
tế Hoa Kỳ trong Chiến tranh vùng Vịnh (năm 
1990) và kết quả của nó là giảm sản lượng, 
giảm lạm phát và giảm lãi suất dẫn đến sự trở 
lại dần sản lượng ở mức bình thường.
4.7. Khái niệm đúng về tiền thì được xem 
là rõ ràng trong cách tiếp cận mới
Một hệ quả của quan sát này là phương 
pháp tiếp cận mới cho phép phân loại với sự 
phân tích khó hiểu về cách hệ thống ngân hàng 
tạo tiền. Vấn đề chính ở đây là liệu việc tăng 
cung tiền có làm giảm lãi suất thực. Nếu có, 
NHTW có thể điều chỉnh khối lượng cung tiền 
để kiểm soát lãi suất thực và do đó có thể thực 
hiện theo một quy tắc lãi suất thực. Nhưng 
nếu tăng cung tiền mà không làm giảm lãi suất 
thực thì quy tắc này không có ý nghĩa.
Để phân tích vấn đề này, bước đầu tiên 
là phân tích lãi suất danh nghĩa thành lãi suất 
thực và lạm phát kỳ vọng. Như vậy, điều kiện 
cân bằng trên thị trường tiền tệ trở thành M/P 
= L(i, Y). Lãi suất thực hiện xuất hiện rõ ràng 
trong điều kiện cân bằng. Cách dễ nhất để tiến 
hành là bắt đầu bằng việc đảm bảo tính chắc 
chắn về giá cả, ngay cả bây giờ và trong tương 
lai. Tức là, mức giá bằng một số giá trị bên 
ngoài và lạm phát kỳ vọng luôn luôn là không. 
Phân tích trường hợp này cho thấy NHTW có 
thể ảnh hưởng như thế nào đến lãi suất thực 
theo những giả định đơn giản và là nền tảng 
để phân tích những gì xảy ra khi có sự điều 
chỉnh giá.
Để phân tích khả năng của NHTW trong 
việc tác động đến lãi suất thực dưới giả định 
về giá cả hoàn hảo, cần phải xem xét giả 
định tiêu chuẩn khi thị trường tiền tệ bước 
đầu cân bằng thì NHTW tăng cung tiền. Vì 
mức giá là cố định, số dư tiền thực M/P tăng. 
Với lạm phát kỳ vọng cố định ở mức 0, nhu 
cầu về số dư tiền thực là L(r, Y). Việc cung 
cấp số dư thực sự hiện nay vượt quá nhu cầu 
ở giá trị ban đầu của r và Y. Khôi phục cân 
bằng trên thị trường tiền tệ đòi hỏi r giảm, 
Y tăng hoặc là sự kết hợp của cả r và Y. Vì 
nền kinh tế phải nằm trên đường cong IS, 
việc tăng cung tiền không thể chỉ làm giảm 
lãi suất thực hay chỉ tăng sản lượng. Thay 
vào đó, nền kinh tế di chuyển xuống đường 
cong IS, với r giảm và Y tăng lên, cho đến 
khi sản lượng cân bằng thực yêu cầu tăng 
lên để phù hợp với sự gia tăng cung. Như 
vậy, trong trường hợp đơn giản này, NHTW 
có thể thay đổi lãi suất thực bằng cách thay 
đổi cung tiền lớn. Và khi giá cả không hoàn 
toàn cứng nhắc thì có hai cách để giá có thể 
điều chỉnh tăng lượng tiền. 
23
Thứ nhất, giá cả có thể hoàn toàn linh 
hoạt, và do đó có thể thay đổi khi tiền tăng. 
Thứ hai, có thể có sự gia tăng dần của mức 
giá đến khi cân bằng dài hạn cao hơn hiện tại. 
Việc điều chỉnh ngay lập tức một số mức giá 
làm giảm tác động của việc tăng khối lượng 
tiền về số dư thực. Do đó, một động thái nhỏ 
hơn xuống đường cong IS là cần thiết để khôi 
phục lại trạng thái cân bằng trên thị trường tiền 
tệ hơn là khi giá cả được cố định hoàn toàn. 
Tương đương, NHTW phải tăng cơ số tiền 
mặt nhiều hơn trước để đạt được mức giảm 
thực tế. Nhưng miễn là phản ứng tức thời của 
mức giá nhỏ hơn sự gia tăng của mức cung 
tiền, NHTW có thể làm giảm lãi suất thực.
Ngược lại, điều chỉnh dần mức giá sau khi 
tăng cơ số tiền tăng cường trong cung tiền. 
Nếu mức giá tăng dần sau khi cung tiền tăng 
sẽ làm tăng lạm phát kỳ vọng. Lãi suất danh 
nghĩa cao hơn trước so với mức lãi suất thực, 
và do đó số dư thực đòi hỏi một r và Y nào đó 
thấp hơn trước. Sự mất cân bằng giữa cung và 
cầu của cân bằng thực với r cũ và Y do đó lớn 
hơn so với trường hợp giá cố định bền vững, 
và vì vậy cần phải di chuyển lớn hơn xuống 
đường cong IS để khôi phục lại trạng thái cân 
bằng. Tương đương một sự gia tăng nhỏ hơn 
trong cơ số tiền là cần thiết để đạt được mức 
lãi suất thực giảm.
Điểm quan trọng của phân tích này chỉ 
đơn giản là sự tăng lên của cơ số tiền làm giảm 
lãi suất thực; ngoại lệ duy nhất là trường hợp 
không thực tế khi giá cả linh hoạt, để mức giá 
thay đổi ngay lập tức bằng tỷ lệ tương tự như 
cơ số tiền. Như vậy, ngoại trừ trường hợp này, 
NHTW có thể thực hiện theo một quy tắc tỷ lệ 
lãi suất thực như giả định trong mô hình. Mô 
tả chính xác cách nó phải điều chỉnh số lượng 
cung tiền cao để đối phó với những rối loạn 
khác nhau để làm theo một quy tắc cụ thể là 
không có sự quan tâm lớn. Phân tích này cho 
thấy một lợi thế hơn nữa của cách tiếp cận mới:
4.8. Một sự kết hợp đầy đủ các thay đổi 
trong lạm phát kỳ vọng vào phân tích tổng 
cầu của mô hình
Những thay đổi về lạm phát kỳ vọng ảnh 
hưởng đến việc NHTW phải điều chỉnh lượng 
tiền để thực hiện theo quy tắc lãi suất thực 
của nó nhưng không có tác động đến tổng 
cầu. Nghiên cứu đề cập đến cách tiếp cận một 
nền kinh tế mở, mô hình hóa tỷ giá hối đoái 
thả nổi trong nền kinh tế với dòng vốn tự do 
luân chuyển ra vào, giả định kỳ vọng tỷ giá 
là cố định. Với những giả định này, lãi suất 
thực tế trong nước phải bằng với lãi suất thực 
thế giới. Do đó, các giả định này đòi hỏi một 
cách tiếp cận khác với IS - LM, sao cho ở đó 
lãi suất giúp cân bằng thị trường hàng hóa và 
thị trường tiền tệ (mô hình IS - MP). Tương 
tự như vậy, cách tiếp cận thông thường đối 
với trường hợp tỷ giá hối đoái cố định bắt đầu 
bằng việc cho biết rằng kể từ khi ấn định tỷ giá 
hối đoái đòi hỏi NHTW phải mua bán ngoại tệ 
trong nước theo tỷ giá cố định, hệ thống này 
sẽ làm cho chính sách tiền tệ trở nên thụ động 
hay ít có ảnh hưởng. Do đó NHTW không thể 
cung tiền (như trong mô hình IS - LM), cũng 
không điều chỉnh nó theo quy tắc lãi suất (như 
trong IS - MP).
Ở đây, cũng giống như việc thực thi chính 
sách tiền tệ, tính thực tế và đơn giản của mô 
hình được thực hiện bằng cách tách rời các 
giả định thông thường. Ý kiến cho rằng các 
NHTW không thể ảnh hưởng đến lãi suất thực 
của nền kinh tế và cung tiền rõ ràng là không 
chính xác. Hầu hết các NHTW trên thế giới 
theo cả hai chính sách tỷ giá hối đoái cố định 
điều chỉnh lãi suất thực tế trong nước và nguồn 
cung tiền để kiềm chế lạm phát, kích thích sản 
lượng và duy trì chế độ tỷ giá. Do đó tốt hơn 
hết là mô hình nền kinh tế mở theo cách cho 
phép lãi suất trong nước khác với lãi suất thế 
giới, và cho phép NHTW thực hiện theo quy 
tắc về lãi suất hay chủ động về việc thực thi 
Mô hình Keynesian mới không có đường cong LM
24
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
chính sách tiền tệ. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng 
các giả định thay đổi rằng đầu tư nước ngoài 
ròng của một quốc gia - tức là sức mua hàng 
hóa nội địa của nước ngoài trừ mua hàng nước 
ngoài của tài sản nội địa - là một chức năng của 
lãi suất thực trong nước. Với giả định này, lãi 
suất trong nước có thể khác với lãi suất thế giới.
Bên cạnh đó nghiên cứu của Romer (2000) 
chỉ ra cụ thể cách người ta có thể sử dụng cách 
tiếp cận này để phân tích tỷ giá hối đoái thả 
nổi và cố định. Trong cả hai trường hợp, mô 
hình IS - MP vẫn có thể được sử dụng để phân 
tích tổng cầu. Sau đó cần thiết để bổ sung mô 
hình IS - MP để xem các giao dịch quốc tế của 
nền kinh tế được xác định như thế nào. Trong 
trường hợp tỷ giá hối đoái thả nổi, phân tích 
bổ sung cho thấy việc xác định xuất khẩu ròng 
và tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp tỷ giá hối 
đoái cố định, nó cho thấy sự thay đổi trong dự 
trữ ngoại tệ của NHTW và những chính sách 
tiền tệ nào khả thi hay không khả thi. Với một 
tỷ giá hối đoái cố định, thiết lập mức lãi suất 
hàm ý quy tắc lãi suất có thể dẫn đến sự mất 
cân bằng giữa cung và cầu ngoại tệ theo tỷ 
giá hối đoái cố định. Nếu cung vượt quá cầu, 
NHTW đang dự trữ ngoại tệ. Nếu cầu ngoại tệ 
vượt quá cung, nó đang mất dần dự trữ. Trong 
trường hợp thứ hai, nếu NHTW không có đủ 
dự trữ thì phải từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định 
hoặc chính sách lãi suất hay nói cách khác là 
phủ nhận vai trò của NHTW. Do đó, mặc dù 
mong muốn kiểm soát tỷ giá hối đoái nhưng 
không hoàn toàn phụ thuộc chính sách tiền tệ, 
sẽ gây ra những hạn chế nhất định.
Các giả định cơ bản thường thấy rằng lãi 
suất thực trong nước phải bằng với lãi suất thực 
thế giới là một trường hợp đặc biệt của mô 
hình. Khi sự gia tăng về vốn tăng lên, đầu tư 
nước ngoài ròng sẽ trở nên nhạy cảm hơn với 
lãi suất thực. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái 
thả nổi, sự phản ứng nhanh này làm cho đường 
cong IS phẳng hơn. Nếu sự dịch chuyển gần 
như hoàn hảo, đường cong IS gần như bằng 
phẳng với lãi suất thế giới. Trong trường hợp 
tỷ giá hối đoái cố định, khả năng luân chuyển 
vốn cao hơn có nghĩa là một sự thay đổi nhất 
định về lãi suất trong nước có ảnh hưởng lớn 
hơn đến dự trữ ngoại tệ của NHTW. Nếu sự 
luân chuyển vốn xảy ra trong điều kiện thị 
trường hoàn hảo, ngay cả một sự thay đổi rất 
nhỏ của lãi suất trong nước so với lãi suất thế 
giới cũng có thể gây ra tổn thất lớn. Do đó mô 
hình này có thể được sử dụng để phân tích sự 
luân chuyển vốn cao dưới cả chế độ tỷ giá hối 
đoái thả nổi và cố định. Romer (2000) cũng 
cho rằng có thể sử dụng khuôn khổ tương tự 
được sử dụng để phân tích nền kinh tế đóng, 
tỷ giá hối đoái thả nổi, và tỷ giá cố định. Tuy 
nhiên quan điểm mới này cũng cho thấy chính 
sách tiền tệ trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định 
có những hạn chế vì tính bất cân xứng thông 
tin (hay thị trường không hoàn hảo) trong một 
hệ thống tỷ giá hối đoái cố định; NHTW được 
tự do theo đuổi các chính sách tạo ra lợi ích 
tích lũy nhưng nếu vượt quá một mức nào đó 
có thể sẽ gây ra những tổn thất.
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu kế thừa từ nghiên cứu của 
Romer (2002); tất cả các mô hình được mô tả 
trong nghiên cứu này được vận dụng từ nền 
tảng của Keynes, Hicks, Romer nhấn mạnh 
đến thị trường hàng hoá - tiền tệ và lạm phát; 
tất cả các yếu tố vĩ mô này đều có sự điều 
chỉnh danh nghĩa không hoàn hảo; các biến 
đều được xác định dưới dạng tổng hợp. Các 
mô hình kinh tế vĩ mô hiện tại kế thừa trên nền 
tảng của Keynes và Hicks dường như chưa phải 
là sự thay đổi về một mô hình cơ sở đơn giản 
về dao động ngắn hạn hoàn chỉnh. Việc tìm ra 
một khuôn khổ cơ bản thay thế IS - LM - AS 
nhằm cung cấp một công cụ mạnh mẽ hơn cho 
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bernanke, B. S. & Mihov, I (1997). What Does the Bundesbank Target?. European Economic 
Review, pp. 1025–1053.
[2]. Campbell, John Y. & Mankiw, N. G (1989). Consumption, Income, and Interest Rates: 
Reinterpreting the Time Series Evidence. NBER Macroeconomics Annual. 4, pp. 185–216. 
[3]. Clarida, R & Gertler, M (1997). How the Bundesbank Conducts Monetary Policy, in Reducing 
Inflation: Motivation and Strategy. University of Chicago Press, pp: 363 - 412
[4]. Romer, C. D. & Romer, D. H eds. Chicago: University of Chicago Press, pp. 363– 406. 
[5]. Goodfriend, M. S (1993). Interest Rate Policy and the Inflation Scare Problem: 1979– 1992. 
Federal Reserve Bank of Richmond Economic Quarterly. Winter, 79, pp. 1–24. 
[6]. Gordon, R. J (1990). What Is New-Keynesian Economics?. Journal of Economic Literature, pp. 
1115–1171. 
[7]. Hall, R. E. & Taylor, J. B (1997). Macroeconomics. Fifth edition. New York: W. W. Norton. 
[8]. Laubach, T & Posen, A. S (1997). Disciplined Discretion: Monetary Targeting in Germany and 
Switzerland. Essays in International Finance, no. 206. 
[9]. Nguyễn Văn Ngọc (2009). Bài giảng Kinh tế vĩ mô. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học 
Kinh tế Quốc dân.
[10]. Nguyễn Văn Tiến (2010). Giáo trình Tài chính Quốc tế. NXB Thống kê.
[11]. Romer, D (1999). Short-Run Fluctuations. University of California, Berkeley.
[12]. Romer, D. (2000). Keynesian Macroeconomics without the LM curve. Journal of Economic 
Perspectives, 14(2), 149-169. 
[13]. Taylor, J. B (1993). Discretion versus Policy Rules in Practice. Carnegie-Rochester Conference 
Series on Public Policy, vol 39, pp. 195–214. 
[14]. Taylor, J. B (1998). Economics. Second edition. Boston: Houghton Mifflin. 
[15]. vonHagen, J (1995). Inflation and Monetary Targeting in Germany. American Institute for 
Contemporary German Studies.
phân tích kinh tế vĩ mô cơ bản sẽ được thực 
hiện trong tương lai và các phiên bản mô hình 
như đường cong MP dốc lên, đường cong tổng 
cung hiệu chỉnh kỳ vọng hay đường cong thị 
trường tiền tệ cân bằng (Romer, 2000) cũng 
hướng đến mục tiêu như vậy. 
Mô hình Keynesian mới không có đường cong LM

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_keynesian_moi_khong_co_duong_cong_lm.pdf