Một số vấn đề về xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở tỉnh Bến Tre

Tóm tắt

Trong thời đại hội nhập ngày nay đã mang lại cho các doanh nghiệp của Việt Nam không chỉ cơ hội mà

còn có nhiều thách thức. Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn với sự xuất hiện ngày càng

nhiều các tập đoàn lớn đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, có khi sự cạnh tranh tưởng chừng

không cân sức. Đứng trước tình hình đó, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp

bách vì đó là một trong những vũ khí hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp không những phát triển bền

vững trên “sân nhà” mà còn vươn ra thị trường thế giới, nhưng vẫn giữ được bản sắc cho doanh nghiệp

mình. Vì vậy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xu thế tất yếu. Các doanh nghiệp ở Tỉnh Bến Tre

cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu đó

pdf 7 trang yennguyen 8240
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở tỉnh Bến Tre

Một số vấn đề về xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở tỉnh Bến Tre
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 27 (52) - Thaùng 4/2017 
148 
Một số vấn đề về xây dựng văn hóa doanh nghiệp 
ở tỉnh Bến Tre 
The building of corporate culture in Ben Tre province 
ThS. Trần Thị Thu Thảo, 
 Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ An Trung 
Tran Thi Thu Thao, M.BA., 
An Trung Trading – Service Co., Ltd 
Tóm tắt 
Trong thời đại hội nhập ngày nay đã mang lại cho các doanh nghiệp của Việt Nam không chỉ cơ hội mà 
còn có nhiều thách thức. Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn với sự xuất hiện ngày càng 
nhiều các tập đoàn lớn đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, có khi sự cạnh tranh tưởng chừng 
không cân sức. Đứng trước tình hình đó, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp 
bách vì đó là một trong những vũ khí hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp không những phát triển bền 
vững trên “sân nhà” mà còn vươn ra thị trường thế giới, nhưng vẫn giữ được bản sắc cho doanh nghiệp 
mình. Vì vậy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xu thế tất yếu. Các doanh nghiệp ở Tỉnh Bến Tre 
cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu đó. 
Từ khóa: cạnh tranh, doanh nghiệp, tỉnh Bến Tre, văn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp tỉnh Bến Tre. 
Abstract 
Integration brings Vietnamese enterprises not only opportunities but also challenges. The competition is 
getting fiercer and fiercer due to the appearance of more giant corporations from different countries 
around the world. Sometimes the competition seems unequal! In such a situation, the building of 
corporate culture is becoming more urgent than ever as it is one of the effective tools that help 
businesses develop sustainably at the "home ground" and break into the world market but still retain the 
identity of their business. Therefore, the need for enterprises in general and Ben Tre-based enterprises in 
particular to build corporate culture is a must. 
Keywords: competition, enterprise, Ben Tre province, business culture, Ben Tre-based enterprises. 
1. Mở đầu 
Trong bài phát biểu của mình nhân Lễ 
phát động: “Cuộc vận động xây dựng văn 
hóa doanh nghiệp Việt Nam” vào 
7/11/2016 tại Thủ đô Hà Nội. Thủ tướng 
Nguyễn Xuân Phúc khẳng định rằng: “Văn 
hóa doanh nghiệp là hình ảnh quốc gia, 
phải coi văn hóa doanh nghiệp là nền tảng, 
là giá trị cốt lõi, là sức sống của doanh 
nghiệp...”. 
Vấn đề xây dựng văn hóa doanh 
nghiệp đã được các doanh nghiệp ở tỉnh 
Bến Tre quan tâm từ lâu, tuy nhiên hiện 
nay vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong 
muốn. Nguyên nhân chính là do sự hiểu 
biết về việc xây dựng văn hóa doanh 
TRẦN THỊ THU THẢO 
149 
nghiệp ở nhiều doanh nghiệp còn tương đối 
mơ hồ. Từ trước đến nay có rất nhiều công 
trình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp 
ở nhiều góc độ khác nhau, có thể kể ra như: 
Tác giả Nguyễn Mạnh Quân với công trình 
Đạo Đức Kinh Doanh Và Văn Hóa Doanh 
nghiệp [8], tác giả Edgar H. Schein với 
công trình Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Sự 
Lãnh Đạo [10], tác giả David H. Maister, 
công trình Bản Sắc Văn Hóa Doanh 
Nghiệp [6] Ngoài ra rải rác trên các báo, 
các tạp chí cũng có những bài viết ít nhiều 
đề cập tới đề tài Văn hóa doanh nghiệp, tuy 
nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên 
cứu về đề tài xây dựng văn hóa doanh 
nghiệp ở tỉnh Bến Tre nên bài viết này 
nghiên cứu khoảng trống khoa học đó 
nhằm mục đích góp một phần nhỏ bé vào 
việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở tỉnh 
Bến Tre trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày 
càng diễn ra mạnh mẽ. 
2. Tổng quan về doanh nghiệp tỉnh 
Bến Tre 
Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng 
sông Cửu Long, có 9 đơn vị hành chính 
bao gồm: Thành phố Bến Tre và 08 huyện: 
Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Ba 
Tri, Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày 
Bắc và Chợ Lách. Trong đó, Thành phố 
Bến Tre là trung tâm kinh tế, chính trị, văn 
hóa của tỉnh. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 
2.360 km
2. Trong đó có khoảng 65 km 
chiều dài bờ biển nên thuận lợi cho việc 
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đây còn là 
một trong những vựa lúa lớn của đồng 
bằng sông Cửu Long. và là nơi có diện tích 
trồng dừa lớn nhất Việt Nam. [1] 
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre 
cho biết, từ đầu năm đến 31/3/2017, Sở đã 
cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh 
doanh cho 108 doanh nghiệp và 59 đơn vị 
trực thuộc với vốn đăng ký ban đầu 1.194 
tỷ đồng, tăng 40,26% về số lượng doanh 
nghiệp (cùng kỳ năm 2016 là 77 doanh 
nghiệp) và gấp hơn 6 lần về vốn đăng ký so 
cùng kỳ năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 là 
184,699 tỷ đồng). Tính đến ngày 
31/03/2017, toàn Tỉnh có 3.211 doanh 
nghiệp với vốn đăng ký là 18.434 tỷ đồng. 
[3] 
2.1. Cơ sở về văn hóa doanh nghiệp 
 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 
Một số khái niệm về văn hóa doanh 
nghiệp tiêu biểu như: Tổ chức lao động 
quốc tế ILO (International Labour 
Organization) đưa ra khái niệm rằng: “Văn 
hoá doanh nghiệp là một tập hợp các giá 
trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền 
thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà 
toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ 
chức đã biết”. [4] Còn theo Georges de 
Saite Marie, chuyên gia người Pháp về 
doanh nghiệp vừa và nhỏ thì: “Văn hoá 
doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các 
biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các 
điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo 
đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh 
nghiệp”[4]và còn nhiều khái niệm nữa, 
mỗi khái niệm ít nhiều gì cũng đều có 
những nét riêng nhưng chung quy lại 
chúng ta có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp 
là tất cả các giá trị, chuẩn mực và niềm tin 
được xây dựng và tích lũy trong suốt quá 
trình từ lúc doanh nghiệp sinh ra, tồn tại và 
phát triển, được tất cả các thành viên trong 
doanh nghiệp tự nguyện thực hiện vì mục 
đích chung. Vậy, văn hóa doanh nghiệp là 
“cái” được xây dựng trong cả một quá trình 
hoạt động kinh doanh thực tiễn của doanh 
nghiệp chứ không phải là một “cái” tự 
nhiên mà có. 
 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp. 
Văn hóa doanh nghiệp là một sợi chỉ 
xuyên suốt trong mọi hoạt động của doanh 
M T SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHI P Ở TỈNH BẾN TRE 
150 
nghiệp, nó có vai trò tích cực lẫn một ít 
tiêu cực trong quá trình hoạt động của 
doanh nghiệp. 
- Đối với môi trường bên trong doanh 
nghiệp: 
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự đoàn 
kết, gắn bó giữa các thành viên trong 
doanh nghiệp, xây dựng truyền thống cho 
doanh nghiệp, phát hiện những nhân tố tài 
năng còn tiềm ẩn cho doanh nghiệp thông 
qua các hoạt động văn hóa, xây dựng được 
niềm tin, niềm tự hào của nhân viên đối với 
doanh nghiệp của mình, từ đó nhân viên có 
ý muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. 
- Đối với môi trường bên ngoài doanh 
nghiệp: 
Tạo nên sự khác biệt giữa các doanh 
nghiệp với nhau, là sự hấp dẫn thu hút 
nhân tài, tạo được sự tin cậy vững chắc với 
đối tác, xây dựng được thương hiệu và 
hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp, tạo nền 
tảng vững chắc để gia tăng lợi thế cạnh 
tranh và bảo vệ doanh nghiệp đứng vững 
phát triển trước sự cạnh tranh ngày càng 
khốc liệt từ các đối thủ bên ngoài. 
 Tuy nhiên trong một số trường hợp 
văn hóa doanh nghiệp bị xem như là rào 
cản cho sự đổi mới doanh nghiệp, là sự cản 
trở cho việc liên doanh, xác nhập giữa các 
doanh nghiệp với nhau. 
2.2. Thực trạng triển khai văn hóa 
doanh nghiệp trong các doanh nghiệp tại 
tỉnh Bến Tre 
Tại buổi đối thoại với doanh nghiệp 
lần thứ 4 trong năm, diễn ra 27/5/2017 do 
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Văn 
Trọng chủ trì. Phó bí thư Thường trực Tỉnh 
ủy Phan Văn Mãi tham dự. Các doanh 
nghiệp nêu ý kiến yêu cầu tỉnh cần phải 
tăng cường hổ trợ cho các doanh nghiệp, 
cụ thể như: Tỉnh phải chuẩn bị tốt quỹ đất 
sạch cho các nhà đầu tư, phát triển cơ sở hạ 
tầng kinh doanh trong đó có hạ tầng mạng 
internet đến tám. Tỉnh phải giải quyết các 
vấn đề liên quan đến doanh nghiệp theo 
hướng trực tuyến, trực tiếp. Mọi thông tin 
cần phải minh bạch hóa hơn nữa. Theo quy 
định pháp luật hiện nay, quỹ đất phục vụ 
cho sản xuất, kinh doanh cần phải chuyển 
đổi mục đích sử dụng nhưng thực tế quỹ 
đất ở thành phố Bến Tre nhiều nơi còn 
vướng quy hoạch “treo”. Một số doanh 
nghiệp còn cho rằng, gặp khó khi tiếp xúc 
với dân trong công tác bồi thường, giải 
phóng mặt bằng. Áp lực cho doanh nghiệp 
hiện nay là chịu quá nhiều chi phí, nhất là 
các phí kiểm định sản phẩm ngày càng 
tăng cao [11]. Những yếu tố này ảnh hưởng 
trực tiếp đến việc xây dựng văn hóa doanh 
nghiệp. Ông Cao Văn Trọng ghi nhận ý 
kiến của doanh nghiệp và cam kết sẽ tìm 
giải pháp để tháo gỡ những bất cập và hỗ 
trợ doanh nghiệp nhiều hơn nữa trong thời 
gian tới. Ông cũng đề nghị DN mạnh dạn 
hơn trong liên hệ, phối hợp với chính 
quyền các cấp để kịp thời giải quyết các 
vướng mắc phát sinh nằm trong thẩm 
quyền[11]. Trong số 3.211 doanh nghiệp 
tại tỉnh Bến Tre hiện nay, phần lớn là các 
doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. 
Trong báo cáo tổng kết năm 2016 của 
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Bến Tre, 
các doanh nghiệp đã có những dự báo khá 
tốt về diễn biến thị trường, từ đó có kế 
hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp. Đa số 
các doanh nghiệp ít đầu tư mở rộng quy 
mô sản xuất, chỉ tập trung đầu tư thiết bị, 
công nghệ để nâng cao chất lượng sản 
phẩm, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm để 
giảm chi phí sản xuất, từ đó cơ cấu lại giá 
thành sản phẩm hợp lý, nâng cao năng lực 
cạnh tranh. Tích cực đầu tư mở rộng thị 
trường. Đi đôi với nhiệm vụ sản xuất kinh 
doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều quan 
TRẦN THỊ THU THẢO 
151 
tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần 
cho người lao động, kịp thời giải quyết các 
chế độ chính sách, đảm bảo mọi điều kiện 
để công nhân lao động ổn định cuộc sống, 
an tâm công tác, gắn bó lâu dài với doanh 
nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp đóng 
góp công tác an sinh xã hội trên 27 tỷ 
đồng. Trong đó, xây dựng trên 415 căn nhà 
tình nghĩa, xây dựng trường học, hỗ trợ y 
tế, mở rộng đường giao thông nông 
thôn.[1] Bên cạnh những thành quả tích 
cực trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp 
nêu trên, nhìn chung các doanh nghiệp ở 
tỉnh Bến Tre vẫn chưa thực sự lớn mạnh 
ngay cả trên thị trường trong nước. Sau đây 
là một số lý giải nhìn từ góc độ xây dựng 
văn hóa doanh nghiệp: 
+ Phần lớn các doanh nghiệp chưa ý 
thức được sự cần thiết phải xây dựng triết 
lý kinh doanh và tôn chỉ hoạt động cho 
doanh nghiệp mình. Thực tế đã chứng 
minh, hầu hết tất cả doanh nghiệp thành 
công và nổi tiếng hiện nay đều có triết lý 
kinh doanh rất rõ ràng ngay từ khi doanh 
nghiệp mới được thành lập, có thể kể ra 
như: Triết lý kinh doanh của Mark 
Zuckerberg khi sáng lập công ty facebook 
là: “Để thành lập một công ty, bạn cần làm 
2 điều đúng – định hướng rõ ràng đối với 
điều mà bạn muốn làm và chọn những 
người tuyệt vời để thực hiện – khi đó bạn 
có thể làm tốt.”; Còn triết lý kinh doanh 
của tập đoàn VietTel là: “Mỗi khách hàng 
là một con người – một cá thể riêng biệt, 
cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, 
thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. 
Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng 
sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày 
càng hoàn hảo. Nền tảng cho một doanh 
nghiệp phát triển là xã hội. VietTel cam kết 
tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn 
kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với 
các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.” 
+ Còn rất nhiều doanh nghiệp chưa xây 
dựng được kế hoạch chiến lược kinh doanh 
có tầm nhìn dài hạn mà chỉ dừng lại ở chiến 
lược kinh doanh tầm nhìn trung hạn và ngắn 
hạn vì thế đôi khi họ chưa dám hy sinh lợi 
ích trước mắt để đầu tư cho một mục tiêu 
dài hạn mang tính đột phá trong tương lai, 
điều này đã gây cản trở không nhỏ đến việc 
phát triển nguồn nhân lực, công nghệ chất 
lượng cao cho doanh nghiệp. 
+ Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của 
các doanh nghiệp nhìn chung vẫn chưa đáp 
ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của 
thị trường. Một số doanh nghiệp thực hiện 
khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra 
còn quá nhiều hạn chế, sản phẩm lỗi hoặc 
sản phẩm gần hết thời hạn sử dụng vẫn“vô 
tư” được đưa ra thị trường, chính điều này 
đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng 
hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp. 
+ Rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận 
thức được sự cần thiết phải xây dựng hình 
ảnh cho doanh nghiệp, sự hiểu biết về luật 
thương mại nói chung và luật sở hữu trí tuệ 
nói riêng còn hạn chế nên vấn đề tranh 
chấp quyền sở hữu trí tuệ vẫn thường diễn 
ra. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp còn mang tính tự phát mà 
không theo một quy tắc, khuôn khổ nhất 
định nào. 
+ Trình độ quản lý của lãnh đạo trong 
một số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, họ 
điều hành doanh nghiệp chủ yếu bằng kinh 
nghiệp bản thân hoặc từ việc cha truyền 
con nối nên họ không thường xuyên cập 
nhật những kiến thức mới để đáp ứng nhu 
cầu công việc. Vì thế họ chưa nhận thức 
được sự cần thiết của việc xây dựng văn 
hóa doanh nghiệp. 
Nhưng bên cạnh những hạn chế nêu 
trên thì vẫn có một số doanh nghiệp, đã 
M T SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHI P Ở TỈNH BẾN TRE 
152 
bằng nét văn hóa doanh nghiệp rất riêng 
của mình, vượt lên những khó khăn thách 
thức của thị trường, đẩy mạnh việc sản 
xuất kinh doanh song song với việc xây 
dựng thương hiệu tạo ra được rất nhiều đột 
phá trong sản xuất kinh doanh, có thể kể ra 
một số doanh nghiệp tiêu biểu như: 
Doanh nghiệp kẹo dừa Thanh Long ở 
Bến Tre ra đời từ trước năm 1975, đây là 
một trong những cơ sở sản xuất kẹo dừa 
lâu đời nhất ở tỉnh Bến Tre. Từ khi mới 
thành lập, với Triết lý kinh doanh: “chất 
lượng sản phẩm là sự sống còn của doanh 
nghiệp”doanh nghiệp luôn nâng cấp máy 
móc dây chuyển sản xuất, cải tiến mẫu mã 
bao bì, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng hệ 
thống sử lý khói, nước thải và đặc biệt rất 
quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm, 
hiện nay doanh nghiệp Thanh Long có hệ 
thống đại lý rộng khắp cả nước và được 
người tiêu dùng rất ưu chuộng. 
Doanh nghiệp Đông Á với thương 
hiệu “Kẹo dừa Bến Tre”. Được thành lập 
năm 1976, là một trong những doanh 
nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất kẹo 
dừa của tỉnh Bến Tre. Từ những năm đầu 
mới thành lập chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ 
với vài công nhân nhưng với lòng đam mê, 
yêu nghề và hoạt động kinh doanh theo 
triết lý: “Chất lượng, uy tín và phát triển” 
đến hiện nay, số công nhân của doanh 
nghiệp đã lên đến hơn 1000 người, sản 
phẩm được phân phối ở hầu hết khắp các 
tỉnh thành trong nước và xuất khẩu đi 
nhiều nước khu vực Châu Á như: Lào, 
Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc 
Ngoài ra còn có thể kể ra thêm một số 
doanh nghiệp khác như: Công ty cổ phần 
Xuất nhập khẩu Bến Tre, Công ty Xuất 
Nhập Khẩu BTCO, Công ty Chế biến dừa 
Lương Quới, Công ty cổ phần Thương mại 
Trúc GiangĐây là những doanh nghiệp 
xuất khẩu tiêu biểu của tỉnh, nhiều năm 
liền đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất 
khẩu uy tín” của Bộ Công Thương và đang 
trên đà phát huy thành tích trong thời gian 
tới để khẳng định vị trí và uy tín của mình 
trong cộng đồng doanh nghiệp, góp phần 
đẩy mạnh xuất khẩu chung của tỉnh nhà. 
Tất cả những doanh nghiệp nêu trên, 
họ đều có khát vọng xây dựng thương hiệu 
cho doanh nghiệp mình trên thị trường 
trong và ngoài nước. Họ đều có những triết 
lý kinh doanh đúng đắn, phù hợp với doanh 
nghiệp mình, luôn đặt chữ tín trong kinh 
doanh lên số một vì họ luôn đề cao tuyệt 
đối vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong 
sự phát triển của doanh nghiệp 
2.3. Một số định hướng xây dựng văn 
hóa doanh nghiệp ở tỉnh Bến Tre 
Muốn xây dựng văn hoá doanh nghiệp 
ở tỉnh Bến Tre thành công cần thiết phải 
kết hợp giữa tri thức văn hoá của thời đại 
mới cùng với bản sắc văn hoá địa phương 
ở tỉnh Bến Tre. Nội dung cụ thể như sau: 
Đối với doanh nghiệp: 
+ Lập kế hoạch chiến lược kinh 
doanh: Khi thiếu một kế hoạch chiến lược, 
doanh nghiệp sẽ hoạt động kém hiệu quả 
và thậm chí phá sản. Những yếu tố cơ bản 
cần có của một kế hoạch chiến lược là: Xác 
lập mục tiêu của chiến lược doanh nghiệp, 
lựa chọn mô hình văn hóa doanh nghiệp 
phù hợp. Kế hoạch chiến lược phải cụ thể 
hóa được tầm nhìn cho doanh nghiệp; Xác 
định các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong có 
thể tác động đến việc xây dựng văn hóa 
doanh nghiệp, có những giải pháp ứng phó 
cho phù hợp; Mang tính chất tổng thể và 
dài hạn, vạch rõ từng kế hoạch ngắn hạn 
phải đạt được nhằm phục vụ cho kế hoạch 
dài hạn. Khai thác những thế mạnh của 
doanh nghiệp. 
+ Xây dựng văn hóa lãnh đạo cho 
TRẦN THỊ THU THẢO 
153 
doanh nghiệp: Phải xây dựng cụ thể những 
tiêu chí mà người lãnh đạo trong doanh 
nghiệp cần phải có, như tiêu chí về phẩm 
chất đạo đức, kỹ năng chuyên môn, kỹ 
năng mềmvì lãnh đạo là người đề ra định 
hướng chiến lược cho doanh nghiệp, là 
người đi đầu trong việc tạo ra những giá trị 
và niềm tin để mọi nhân viên trong doanh 
nghiệp đồng thuận và cố gắng để đạt được 
những mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra 
trước đó. 
 + Xây dựng chính sách nhân sự cho 
doanh nghiệp: Đây là một vấn đề then chốt 
của doanh nghiệp vì nhân sự là yếu tố tiên 
quyết của sự thành công hay thất bại của 
mọi doanh nghiệp. Thông qua những chính 
sách đó giúp người lao động hiểu rõ cấp 
trên muốn họ làm gì và họ nhận được gì 
sau khi họ hoàn thành nhiệm vụ! Phải cụ 
thế hóa từ chế độ lương, thưởng cho đến 
chính sách đào tạo kỹ năng nghề nghiệp 
cho người lao độngmọi thứ đều phải 
được rõ ràng, chi tiết. Những điều đó tạo 
nền tảng cho việc xây dựng văn hóa doanh 
nghiệp khi mọi thứ đều công bằng và rõ 
ràng với tất cả mọi người. 
+ Xây dựng văn hóa kinh doanh cho 
doanh nghiệp: Đây là một trong những 
điều kiện tiên quyết để có thể đưa doanh 
nghiệp đi đến thành công hoặc thất bại. 
Doanh nghiệp phải xác định phong cách 
kinh doanh cho mình. Chữ tín phải luôn 
được đặt lên hàng đầu. Xây dựng những 
tiêu chí về mọi hành vi giao tiếp trong kinh 
doanh. Mọi hoạt động mà doanh nghiệp 
hướng đến phải luôn mang đậm bản sắc 
văn hoá của địa phương, khơi dậy phẩm 
chất đạo đức, tài năng, phong cách con 
người Bến Tre, quê hương Đồng khởi. Văn 
hóa kinh doanh của doanh nghiệp phải luôn 
lồng ghép bên trong mọi hoạt động là trách 
nhiệm xã hội và ý thức bảo vệ môi trường 
sinh thái. 
+ Đẩy mạnh các hoạt động marketing: 
Một số hoạt động marketing đã giúp các 
doanh nghiệp ở tỉnh Bến Tre làm nên thành 
công trong quá khứ, nay đã không còn phù 
hợp để giúp các doanh nghiệp tiếp tục 
thành công, vì thế các doanh nghiệp cần 
phải luôn nâng cao năng lực marketing sau 
đó đẩy mạnh các hoạt động marketing. 
 Đối với cơ quan quản lý nhà nước các 
cấp 
- Tăng cường thu hút đầu tư, hiện đại 
hoá hệ thống phân phối sỉ và l trên địa bàn 
tỉnh. Huy động các nguồn vốn để đầu tư 
mới và nâng cấp chợ, trung tâm thương 
mại trên địa bàn các huyện và thành phố để 
đạt chuẩn quốc gia và quốc tế. Xây dựng 
và nhân rộng mô hình cửa hàng tiện lợi, 
chuyển đổi và đa dạng hoá mô hình quản lý 
chợ, thực hiện tốt cuộc vận động “Người 
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 
Đề xuất kịp thời các biện pháp điều tiết 
cung - cầu và bình ổn thị trường, nhất là 
đối với các mặt hàng thuộc diện bình ổn 
giá. 
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, 
kiểm soát thị trường. Quản lý giá cả các 
mặt hàng thiết yếu, kịp thời phát hiện và xử 
lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, 
tạo sự bình đẳng trong sản xuất, kinh 
doanh. 
- Tăng cường chỉ đạo, điều hành trong 
công tác xuất khẩu nhằm đạt chỉ tiêu kế 
hoạch đề ra. Khai thác và huy động tối đa 
các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của tỉnh 
Bến Tre để xuất khẩu, đồng thời phát triển 
thêm các mặt hàng xuất khẩu mới có giá trị 
gia tăng. Tăng cường hỗ trợ các doanh 
nghiệp trong tỉnh mở rộng thị trường xuất 
khẩu, tạo lập uy tín thương hiệu trên thị 
trường, chủ động trong quá trình hội nhập 
vào nền kinh tế thế giới. 
M T SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHI P Ở TỈNH BẾN TRE 
154 
- Triển khai thêm nhiều chương trình 
xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả 
công tác phân tích và dự báo về thị trường 
đặc biệt là hai mặt hàng chủ lực của tỉnh là 
thuỷ sản và dừa nhằm giúp các doanh 
nghiệp chủ động trong việc tổ chức hoạt 
động sản xuất, kinh doanh phát triển thị 
trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. 
Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đăng 
ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm, tăng 
cường công tác quảng bá thương hiệu để 
hổ trợ các thương hiệu trên địa bàn tỉnh 
được khẳng định trên thị trường trong và 
ngoài nước. 
3. Kết luận 
Trong thời đại toàn ngày nay, việc xây 
dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở 
nên cần thiết hơn bao giờ hết vì nó là một 
vũ khí vô cùng quan trọng để giúp doanh 
nghiệp phát triển vững mạnh. Tuy nhiên 
thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp 
ở tỉnh Bến Tre còn nhiều hạn chế nên tác 
giả mạnh dạn đề xuất một số định hướng 
cần thiết nhằm phần nào cải thiện những 
hạn chế đó. Xây dựng văn hóa doanh 
nghiệp là một quá trình vô cùng khó khăn 
nên đòi hỏi phải có sự đồng lòng chung tay 
góp sức giữa các doanh nghiệp và cơ quan 
nhà nước các cấp ở tỉnh Bến Tre. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre. 
2. Cổng thông tin điện tử Sở Công thương tỉnh 
Bến Tre. 
3. Trung Hiếu (2017), “Bến Tre: Số doanh 
nghiệp thành lập mới tăng hơn 40%”, Báo Đấu 
thầu - Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 
4. Dương Thị Liễu (2008), Văn hoá kinh doanh, 
Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 
5. Nguyễn Thu Linh (chủ biên, 2005), Văn hoá 
tổ chức lý thuyết, thực trạng và giải pháp phát 
triển văn hoá tổ chức ở Việt Nam, Nxb Văn 
hoá – Thông tin. 
6. David H. Maister (2005), Bản sắc văn hóa 
doanh nghiệp, Nxb Thống kê. 
7. Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã 
hội tỉnh Bến Tre 2017, khóa IX – kỳ họp thứ 
3, Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre. 
8. Nguyễn Mạnh Quân (2005), Đạo đức kinh 
doanh và văn hóa doanh nghiệp, Nxb Lao 
động – Xã hội. 
9. Nguyễn Mạnh Quân (2012), Chuyên đề văn 
hóa doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – 
Cục Phát triển doanh nghiệp. 
10. Edgar H. Schein (2012), Văn hóa doanh 
nghiệp và sự lãnh đạo, Nxb Thời đại. 
11. Cẩm Trúc (2017), “Nhiều ý kiến về tạo lập hệ 
sinh thái cho doanh nghiệp”, Báo Đồng Khởi, 
tỉnh Bến Tre. 
Ngày nhận bài: 18/3/2017 Biên tập xong: 15/4/2017 Duyệt đăng: 20/4/2017 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_xay_dung_van_hoa_doanh_nghiep_o_tinh_ben_tr.pdf