Múa trong sân khấu Dù Kê – Nét độc đáo của nghệ thuật múa Khmer Nam Bộ

Tóm tắt

Người Khmer Nam Bộ có một nền nghệ thuật vô cùng đặc sắc với đủ các loại hình âm nhạc, múa, hát và

sân khấu. Nổi bật là các điệu múa được đem biểu diễn trong sinh hoạt, trong các lễ hội và trong sân khấu

chuyên nghiệp của người dân Khmer. Trải qua nhiều năm tháng, kho tàng ngôn ngữ múa Khmer Nam Bộ

ngày càng phong phú, đa dạng và tinh tế. Điều đó, được thể hiện rõ nét khi nhiều chất liệu múa Khmer

truyền thống được sử dụng trong sân khấu Dù Kê và đóng một vai trò quan trọng trong các vở diễn.

pdf 9 trang yennguyen 4920
Bạn đang xem tài liệu "Múa trong sân khấu Dù Kê – Nét độc đáo của nghệ thuật múa Khmer Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Múa trong sân khấu Dù Kê – Nét độc đáo của nghệ thuật múa Khmer Nam Bộ

Múa trong sân khấu Dù Kê – Nét độc đáo của nghệ thuật múa Khmer Nam Bộ
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017 
112 
Múa trong sân khấu Dù Kê – 
Nét độc đáo của nghệ thuật múa Khmer Nam Bộ 
Dance in Du Ke theater – The Uniqueness of The Southern Khmer Dance Art 
ThS. Trần Thị Lan Hương, 
Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM 
Tran Thi Lan Huong, M.A., 
Ho Chi Minh City Academy of Theatre and Cinema 
Tóm tắt 
Người Khmer Nam Bộ có một nền nghệ thuật vô cùng đặc sắc với đủ các loại hình âm nhạc, múa, hát và 
sân khấu. Nổi bật là các điệu múa được đem biểu diễn trong sinh hoạt, trong các lễ hội và trong sân khấu 
chuyên nghiệp của người dân Khmer. Trải qua nhiều năm tháng, kho tàng ngôn ngữ múa Khmer Nam Bộ 
ngày càng phong phú, đa dạng và tinh tế. Điều đó, được thể hiện rõ nét khi nhiều chất liệu múa Khmer 
truyền thống được sử dụng trong sân khấu Dù Kê và đóng một vai trò quan trọng trong các vở diễn. 
Từ khóa: ngôn ngữ múa Khmer Nam Bộ, sân khấu Dù Kê. 
Abstract 
The people of Southern Khmer have a very interesting art foundation with various types of music, 
dance, song and theater. It is highlighted with dances that were performed in everyday activities, in 
festivals and in the professional theaters of the Khmer people. Throughout the ages, the Southern Khmer 
archive in dance language became more abundant, diverse and delicate. This is clearly demonstrated 
with many traditional dance materials used in Du Ke theater, playing an important part in a lot of plays. 
Keywords: the Southern Khmer dance language, Du Ke theater. 
1. Vài nét khái quát về sân khấu 
Dù Kê Khmer Nam Bộ 
Có thể nói, Dù Kê là loại hình sân khấu 
ca kịch dân tộc, đã thu nạp rất nhiều các yếu 
tố nghệ thuật của sân khấu Rô Băm, Dì Kê, 
Triều Châu, Cải lương... 
Kịch bản của sân khấu Dù Kê đa dạng 
và phong phú về các đề tài, từ truyện cổ 
Riêm Kê (dựa theo cốt truyện Ramayana 
của Ấn Độ) đến các đề tài dân gian, lịch sử, 
tôn giáo, xã hội như “Mối tình Bô Pha – 
Rạng Xây”, “Bông hồng Trà Vinh” và có 
cả những vở Tuồng tích của người Hoa 
như “Tiết Nhơn Quý”, “Tam Tạng thỉnh 
kinh” hay một số vở từ sân khấu Cải 
lương như “Tấm Cám”, “Phạm Công - Cúc 
Hoa”, “Thạch Sanh - Lý Thông” 
Vở diễn đầu tiên của Dù Kê đã đi vào 
lòng ngườì yêu sân khấu Dù Kê là “Riêm 
kê”, một dạng kịch bản kế thừa từ sân khấu 
cổ điển Rô Băm. 
Với ưu điểm có nhiều tích truyện gần 
gũi với nhân dân, đặc biệt là những đề tài 
phản ánh cuộc sống xã hội hiện đại luôn 
làm phong phú nội dung biểu hiện của thể 
loại sân khấu kịch hát Dù Kê. Vì vậy, nghệ 
thuật sân khấu Dù Kê luôn đồng hành cùng 
với đời sống người dân Khmer nói riêng và 
TRẦN THỊ LAN HƯƠNG 
113 
đồng bào vùng Nam Bộ nói chung gần một 
thế kỷ qua. 
Người Khmer, người Việt cả người 
Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long 
(ĐBSCL) đều có thể cùng đi xem Dù Kê, 
bởi Dù Kê được sáng tạo do nhu cầu tự 
thân của cư dân vùng đất này, dù cho họ có 
gốc gác từ đâu, thuộc tộc người nào. Dù Kê 
là “đứa con đẻ” của người dân ĐBSCL, nó 
được người dân nơi đây đón nhận, yêu 
thích và nuôi dưỡng cho tới ngày hôm nay. 
Sân khấu Dù kê là sân khấu biểu diễn 
kết hợp đa loại hình nghệ thuật: ca, múa, 
nhạc, diễn xuất, hóa trang, xử lý đạo cụ, kỹ 
thuật âm thanh, ánh sáng Vì vậy, một vở 
diễn Dù kê muốn thành công, đòi hỏi phải 
có sự nỗ lực và sự phối hợp nhịp nhàng 
giữa các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, kỹ 
thuật, chỉ huy đêm diễn 
Các diễn viên Dù Kê chuyên nghiệp là 
người biết xử lý các động tác múa, đạo cụ 
linh hoạt và sáng tạo không chỉ theo nội 
dung kịch bản mà theo âm nhạc và cảm 
hứng của vai diễn. Vũ đạo, vũ thuật trong 
sân khấu Dù Kê có những đặc điểm riêng, 
đó là những vũ đạo và vũ thuật được lấy từ 
võ thuật dân tộc và đã được sân khấu hóa, 
đạt đến trình độ nghệ thuật cao. 
Căn cứ vào các đặc điểm nghệ thuật 
cơ bản trên của sân khấu Dù Kê, giới 
chuyên môn đều thống nhất xếp sân khấu 
Dù Kê thuộc kịch chủng sân khấu kịch hát 
dân tộc. 
Tóm lại, trong nghệ thuật sân khấu Dù 
Kê có sự pha trộn của nhiều yếu tố nghệ thuật 
từ các loại hình nghệ thuật sân khấu kịch hát 
khác nhau, đó là kết quả bởi quá trình giao lưu 
với các tộc người khác cùng chung sống tại 
Nam Bộ. Nhưng điều đáng nói là, mặc dù thu 
nạp vào mình nhiều yếu tố nghệ thuật của các 
các loại hình nghệ thuật sân khấu như vậy, 
nhưng nghệ thuật sân khấu Dù Kê vẫn có bộ 
mặt riêng, nét đặc trưng riêng của nó. Và khi 
xem, người ta vẫn nhận biết ngay đấy là sân 
khấu Dù Kê của người Khmer Nam Bộ. 
2. Nghệ thuật Múa trong sân khấu 
Dù Kê 
Trong sân khấu kịch hát dân tộc: ca, 
múa, nhạc luôn đóng một vai trò quan trọng 
để truyển tại nội dung vở diễn. Sân khấu 
kịch hát Dù Kê của người Khmer Nam Bộ 
cũng vậy, ngoài những yếu tố chính như ca, 
nhạc thì múa đóng một vị trí quan trọng 
trong các vở diễn của sân khấu này. 
Cùng là sân khấu của người Khmer 
Nam Bộ nhưng sân khấu Rô Băm: với các 
tuồng tích về vua, hoàng tử, công chúa 
nên các chất liệu múa chỉ có các động tác 
múa Khmer cổ điển. Ngược lại, sân khấu 
Dù Kê: với các nội dung kịch bản phong 
phú và đa dạng nên các chất liệu múa cũng 
vô cùng đa dạng và phong phú, tùy vào nội 
dung vở diễn là tích cổ, dân gian hay hiện 
đại mà sân khấu Dù Kê lựa chọn cho mình 
những chất liệu múa Khmer truyền thống 
phù hợp. 
Tuy kịch bản trong sân khấu Dù Kê 
tiếp nhận từ nhiều sân khấu khác nhau, 
nhưng những chất liệu múa được sử dụng 
trong các vở diễn chủ yếu được lấy từ múa 
truyền thống Khmer Nam Bộ: Đó là những 
điệu múa dân gian vô cùng quen thuộc 
trong đời sống sinh hoạt của người dân nơi 
đây như: Rom Vông, Rom Lêu, Saravan, 
Rom Kbach...; các điệu các điệu múa trong 
lễ hội, trong lao động như: múa trống 
Chhay Dăm, múa gáo dừa, múa xúc tép; 
các điệu múa cổ điển Khmer: múa Chhu 
Chhay, múa chúc mừngđều được phát 
huy trong các vở diễn của sân khấu Dù Kê. 
Hiện nay, trước khi vào vở diễn chính 
thức, sân khấu Dù Kê thường có khoảng 30 
phút biểu diễn ca, múa, nhạc. Các bài hát dân 
ca, hiện đại bằng tiếng Khmer và tiếng Việt 
MÚA TRONG SÂN KHẤU DÙ KÊ – NÉT Đ C ĐÁO CỦA NGH THUẬT MÚA KHMER NAM B 
114 
đều được biểu diễn để phục vụ đông đảo các 
các khán giả của nhiều dân tộc tại vùng đất 
ĐBSCL. Kết thúc chương trình thường là 
những điệu múa dân gian Khmer tập thể. 
Đây là những điệu múa có tiết tấu nhanh, vui 
nhộn nhằm tạo được không khí vui tươi, sôi 
nổi, hấp dẫn và lôi cuốn khán giả. 
Hiện nay, các vở diễn trong sân khấu 
Dù Kê chủ yếu vẫn là các vở tích cổ, với 
những nội dung xoay quanh thiện chống ác 
và bao giờ thiện cũng thắng ác. Ở các vở 
diễn này, bên cạnh ca/nhạc, múa luôn hiện 
hữu và đồng hành trong các vở diễn làm 
cho vở diễn hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn. 
Múa trong sân khấu Dù Kê đa dạng ở 
các hình thái biểu diễn như: múa tập thể 
gây không khí, múa minh họa, múa diễn tả 
tính cách nhân vật, múa các con vật 
Nhưng nhìn chung vẫn là hai loại múa 
chính: “Múa minh họa, gây không khí” và 
“Múa tính cách nhân vật”. 
Múa minh họa, gây không khí: 
Múa gây không khí thường là những 
điệu múa/đoạn múa tập thể, tạo nên một vẻ 
đẹp đồng đều, sinh động và hấp dẫn. Các 
động tác múa thường gần gũi với đời sống 
hàng ngày của người dân, không cách điệu, 
không mang tính ước lệ tượng trưng nhiều 
như các điệu: múa gõ gáo, múa xúc tép, 
múa khua chài, múa vui mùa sản xuất 
Loại múa này thường dùng để mở màn hay 
kết thúc vở diễn. 
Tùy theo nội dung của vở, sẽ có những 
đoạn múa minh họa cho vai diễn, cảnh diễn: 
Múa minh họa trong vở tích cổ “Bản tình ca Phanh Nha - Sô Pheap” 
Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh. Ảnh chụp: Trần Thanh Tâm 
múa minh họa trong vở “Bản tình ca Phanh Nha - Sô Pheap” - 
Đoàn NT Khmer Ánh Bình Minh Trà Vinh. Ảnh chụp: Trần Thanh Tâm 
TRẦN THỊ LAN HƯƠNG 
115 
Dù trong vở diễn với nội dung tích cổ 
hay vở diễn phản ánh cuộc sống trong 
chiến tranh, hòa bình, xây dựng đất nước 
thì các điệu múa minh họa, gây không khí 
vẫn luôn được phát huy, làm cho vở diễn 
thêm phần hấp dẫn, lôi cuốn khán giả. 
Sân khấu Dù Kê là sân khấu của người 
dân Khmer sinh ra, gìn giữ và phát triển. 
Vì vậy, các điệu múa dân gian truyền thống 
phổ biến như: Rom Vông, Rom Lêu, 
Saravan, Rom Kbach, Chhu Chay, Rom 
Môs, Room Chôk, Trống Chhay Dăm, gáo 
dừa, các động tác vũ đạo, vũ thuật đều 
được sân khấu Dù Kê sử dụng triệt để mỗi 
khi nội dung vở diễn phù hợp. 
Tóm lại, múa minh họa và múa gây 
không khí cho vở diễn Dù Kê đã luôn tận 
dụng triệt để các chất liệu múa truyền 
thống Khmer Nam Bộ, nó đã góp phần 
phát huy và gìn giữ vốn múa truyền thống 
dân tộc mình ngay trong sân khấu kịch hát 
này. Ngoài ra, sân khấu Dù Kê còn tiếp 
nhận các vũ đạo, vũ thuật của cải lương, 
hát Tiều và võ thuật dân tộc, từ đó biến hóa 
thành ngôn ngữ riêng cho sân khấu của 
mình với nhiều nhóm lớn, nhỏ. NSƯT Sơn 
Lương có viết: “Vũ đạo, vũ thuật là một 
đặc điểm riêng có của sân khấu Dù Kê, mà 
không hề tìm thấy hoặc giống bất cứ loại 
hình sân khấu nào khác của đồng bào 
Khmer Nam Bộ” [3, tr.174]. Đây cũng 
chính là sự tìm tòi, góp thêm những chất 
liệu mới, múa mới của sân khấu Dù Kê. 
Cùng với các chất liệu múa truyền thống 
Khmer, các động tác vũ đạo, vũ thuật trong 
sân khấu Dù Kê đã góp phần làm phong 
phú hơn kho tàng ngôn ngữ múa minh họa, 
múa gây không khí trong các vở diễn của 
sân khấu này. 
Múa thể hiện tính cách nhân vật: 
Tuy sân khấu Dù Kê không sử dụng 
ngôn ngữ múa nhiều như sân khấu Rô 
Băm, nhưng do các vở diễn theo các tích 
cổ, thần thoại còn chiếm một lưu lượng lớn 
trên sân khấu này nên ngoài múa minh 
họa/gây không khí, múa trong sân khấu Dù 
Kê còn có những động tác, những quy định 
riêng dành cho các vai diễn nhằm thể hiện 
rõ hơn tính cách nhân vật. 
Giống với sân khấu Rô Băm, sân khấu 
Dù Kê cũng chia nhân vật thành hai nhóm: 
Thiện và Ác. Các động tác múa cho các 
nhân vật vai Thiện và Ác thường lấy chiều 
cao của vai làm chuẩn để phân biệt: Động 
tác múa giành cho vai Thiện thường thấp 
hơn về chiều cao (ngang hoặc thấp hơn 
vai) và nhỏ hơn về chiều ngang nhằm thể 
hiện sự khiêm tốn, nhường nhịn nhưng 
quyết đoán. Các động tác múa cho vai Ác 
thường cao hơn về chiều cao (cao hơn vai) 
và rộng hơn về bề ngang nhằm thể hiện 
tính cách ngang tàn, xấc xược... 
Ngoài các động tác múa dành riêng 
cho nhóm nhân vật Thiện – Ác, các động 
tác múa thể hiện tính cách nhân vật trong 
sân khấu Dù Kê đã đạt tới đỉnh cao của 
ngôn ngữ biểu hiện với vai diễn Chằn. 
Vai Chằn trong sân khấu Dù Kê tượng 
trưng cho cái “Ác” và có những vũ đạo 
riêng. Những vai Chằn đã có phép thuật, 
động tác vũ đạo thường phức tạp và kỹ 
thuật hơn. Các động tác tay bao giờ cũng 
giơ rộng, cao hơn vai, thể hiện sức mạnh 
hơn người. Còn với những vai Chằn không 
có phép thuật hoặc Chằn con, quân sỹ 
Chằn chỉ múa những động tác đơn giản. 
Do kịch bản sân khấu Dù Kê rất đa 
dạng và phong phú vì vậy vai Chằn cũng 
muôn màu, muôn vẻ: Chằn trong các vở 
kháng chiến chống Mỹ: là những vai diễn 
như: lính Mỹ, lính ngụy; trong các vở 
phản ánh cuộc sống nông thôn là: cường 
MÚA TRONG SÂN KHẤU DÙ KÊ – NÉT Đ C ĐÁO CỦA NGH THUẬT MÚA KHMER NAM B 
116 
hào, ác bá; trong cuộc sống hiện tại là: 
những tên cướp, tham quan Dù vai Chằn 
ở trong nhiều vai diễn với nhiều đối tượng 
phản ánh khác nhau nhưng vẫn có một điểm 
chung là đại diện cho cái Ác. Đó cũng là 
một nét đặc trưng của sân khấu Khmer nói 
chung và sân khấu Dù Kê nói riêng.Vai 
Chằn trong sân khấu Dù Kê không đeo mặt 
nạ mà hóa trang màu trực tiếp trên mặt. 
Trước kia, mặt Chằn chỉ hóa trang hai màu 
cơ bản là: đen, trắng. Sau này, thêm màu 
xanh lá và màu đỏ. Cách vẽ mặt Chằn trong 
sân khấu Dù Kê gần giống với hóa trang của 
“kép núi”, “kép phiên” trong sân khấu hát 
Bội của người Việt và Hồ Quảng của người 
Hoa. Cặp nanh dài, nhọn đầy hung dữ là 
một điểm nhấn quan trọng trên khuôn mặt 
Chằn: Chằn nữ thì vẽ răng nanh trực tiếp 
trên mặt, còn Chằn nam đeo răng nanh thật 
(nanh heo) để tăng thêm tính hung ác, dữ 
tợn của vai diễn đặc sắc này. Việc sử dụng 
chiếc răng nanh thật là cả một nghệ thuật vô 
cùng hấp dẫn và lôi cuốn người xem. Đây là 
một kỹ thuật khó. Nghệ sĩ Thạch Đa Ra, 
diễn viên đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc 
Trăng, người có 17 năm múa vai Chằn và 
đã đạt huy chương vàng cho vai diễn chia 
sẻ: “Để sử dụng được chiếc răng nanh thật, 
anh đã được ba mẹ cho tập từ khi mới 10 
tuổi và đạo cụ lúc đó là những trái đậu 
đũa”. Cùng với việc sử dụng cơ mặt rất linh 
hoạt, chiếc răng nanh cũng được thể hiện vô 
cùng tài tình: lúc chìa ra, khi thụt vào; lúc 
chĩa lên, khi chọc xuống: 
Nghệ sĩ Thạch Đa Ra “ Trong vai Chằn Krông Riếp” - 
Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng. Ảnh chụp: Lan Hương 
Với việc diễn xuất khuôn mặt vô cùng 
linh hoạt và sinh động, vai Chằn còn đem 
đến cả một tổng thể ngôn ngữ hình thể 
(múa, vũ đạo, vũ thuật), tạo nên một vai 
diễn đầy mạnh mẽ, hung dữ và hấp dẫn 
người xem. 
Vai diễn Chằn trong sân khấu Dù Kê 
rất đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc. 
Chất liệu múa cho vai Chằn nam và Chằn 
nữ cũng đa dạng và phong phú với các 
động tác múa tay không, múa với đạo cụ 
(gậy thần, đao, kiếm). 
Chằn nam cũng có rất nhiều vai diễn, 
TRẦN THỊ LAN HƯƠNG 
117 
nhưng đặc sắc nhất vẫn là vai Vua Chằn 
hay Yeak Krông Riếp. Đây là vai diễn quy 
tụ đầy đủ những kỹ thuật hình thể qua: các 
động tác múa, vũ đạo, vũ thuật đặc biệt là 
kỹ thuật xử dụng răng nanh và diễn xuất 
cơ mặt. 
Đặc biệt, trước khi Yeak Krông Riếp 
xuất hiện trên sân khấu, người xem đã nghe 
thấy 3 tiếng hú vang vọng, gầm thét, đầy 
hung dữ từ xa vọng lại. Sự xuất hiện của 
vai diễn, tạo cho người xem sự tò mò ngay 
từ khi chưa xuất hiện và lôi cuốn người 
xem đến hết vở diễn bởi: 
+ Kỹ thuật diễn xuất: ánh mắt hung 
tợn; cơ mặt linh hoạt. 
+ Kỹ thuật sử dụng răng nanh: lúc lật 
lên, chúc xuống; lúc biến mất vào trong 
miệng, lúc lại chĩa ra ngoài. 
+ Kỹ thuật múa: nhảy, quay, đá 
chân 
+ Kỹ thuật vũ đạo khi sử dụng vũ khí 
như: gậy thần, đao, kiếm 
Các động tác múa, vũ đạo, vũ thuật 
của vai diễn Chằn cũng rất đa dạng và 
phong phú. Tuy nhiên, các diễn viên sân 
khấu Dù Kê từ trước tới nay vẫn quen học 
theo cách truyền nghề truyền thống của 
người Khmer. Vì vậy, các động tác chưa có 
tên và cũng chưa có hệ thống giáo trình 
đào tạo cơ bản. Qua nhiều lần đi điền dã, 
sưu tầm, tác giả bài viết đã khai thác được 
một số động tác múa cơ bản của Yeak 
Krông Riếp (Vua Chằn): 
+ Múa tay không (9 động tác): Kbach 
Đơ Chinh; Kbach Sa Đăm; Kbach Puông; 
Kbach Đot Thoi; Kbach Tot Chhaquên; 
Kbach Tot Sađam; Kbach Chháp Chhót; 
Kbach Som Đel Rich; Kbach Chốt Chi. 
+ Múa với đạo cụ gậy thần (5 động 
tác): Kbach Puông Kanh Đầm Bon; Kbach 
Đot Thoi; Kbach Tot Chhaquên; Kbach 
Tot Sađam; Kbach Chhap Đom Bon; 
Kbach Chốt Chi. 
Những động tác trên được đúc kết từ 
những động tác hay tổ hợp động tác hay 
được sử dụng trong vai diễn này. Động tác 
múa trong vai Chằn Krông Riếp chủ yếu là 
các động tác với các tư thế tay cao, rộng; 
các bước chân rộng chắc với các kỹ thuật 
nhảy, quay nhằm thể hiện sức mạnh hơn 
người. 
Để diễn tốt được vai diễn Yeak Krông 
Riếp, người diễn viên phải tập luyện rất 
nhiều. Có thể nói, đây là vai diễn khó nhất 
về kỹ thuật biểu diễn hình thể cũng như kỹ 
thuật diễn xuất trong sân khấu Dù Kê. Hay 
nói cách khác, độ khó của vai diễn này 
cũng chính là sự thành công của người diễn 
viên khi thể hiện tốt vai diễn. 
Chằn nữ trong sân khấu Dù Kê gọi là 
Yeak Kâynây. 
Ngôn ngữ múa Chằn nữ trong sân 
khấu Dù Kê phong phú hơn sân khấu Rô 
Băm. Có lẽ vì các vở diễn trong sân khấu 
Rô Băm ít vai Chằn nữ, nên vai diễn này 
do nam đóng và động tác múa cũng giống 
Chằn nam. Còn trong sân khấu Dù Kê, vai 
Chằn nữ vẫn do nữ đóng và cũng có nhiều 
động tác múa riêng cho vai Chằn nữ. 
Động tác múa cơ bản Chằn nữ (mới 
sưu tầm) có: 
+ Múa tay không (7 động tác): Kbach 
Pa Rê Kala; Kbach Hô; Kbach Tot 
Chhaquên; Kbach Tot Sađam; Kbach On 
Cuôi; Kbach Pa KRông Riếp; Kbach Salap 
Sach; Kbach Chop. 
+ Múa với đạo cụ gậy thần (7 động 
tác): Kbach Canh Đom Bon Tâu Pơrây; 
Kbach Vi Đom Bon; Kbach Hôl; Kbach 
Tot Chhaquên; Kbach Tot Sađam; Kbach 
On Cuôi; Kbach Bun Chhua; Kbach Đơ. 
MÚA TRONG SÂN KHẤU DÙ KÊ – NÉT Đ C ĐÁO CỦA NGH THUẬT MÚA KHMER NAM B 
118 
Các động tác múa vai Chằn nữ thường 
là những động tác với: khung tay thoáng và 
rộng; các thế chân thường trụ trên một 
chân (co chân, đá chân, chân bước lùi sau 
nhún xuống) nhằm thể hiện tài năng và 
sức mạnh rộng lớn của Chằn nữ. Các động 
tác múa kỹ thuật khó về đá chân và nhảy, 
quay cũng có như của nam nhưng số lượng 
ít hơn và độ khó cũng thấp hơn. Trang 
phục vai diễn phù hợp với nội dung của vở, 
không cách điệu nhiều. 
Vai diễn Chằn nữ đòi hỏi người diễn 
viên ngoài việc múa tốt các động tác kỹ 
thuật, thì việc diễn xuất để thể hiện được 
tính cách của vai ác cũng vô cùng quan 
trọng. Đó cũng chính là nép đẹp và hấp dẫn 
của vai diễn Yeak Kâynây. 
Tuy sân khấu Rô Băm và Dù Kê đều 
có vai diễn Chằn trong các vở diễn, đều có 
ngôn ngữ múa riêng nhằm thể hiện tính 
cách của nhân vật ác. Nhưng chất liệu múa 
Chằn Dù Kê khác với Chằn Rô Băm do 
Chằn của sân khấu Rô Băm là sự tiếp biến 
Chằn từ sân khấu Campuchia, còn Chằn 
trong sân khấu Dù Kê lại chịu nhiều ảnh 
hưởng của sân khấu Hồ Quảng của người 
Hoa và Cải lương của người Việt. 
Nhận định về vấn đề này, có một số 
tác giả như Thạch Thị Omnara viết: “Vai 
Chằn cũng là một trong những vai chịu ảnh 
hưởng của các loại hình sân khấu Hồ 
Quảng và Cải lương. Đây là một vai rất đặc 
biệt trong các vở diễn về những tích cổ. 
Chằn trong vở Dù Kê khác Chằn trong múa 
cổ điển” [5, tr.193]. Hay NSƯT Sơn 
Lương viết: “Lối biểu diễn động tác vũ 
đạo, vũ thuật trong giao chiến của các nhân 
vật Chằn ảnh hưởng khá nhiều của động 
tác hát Tiều” [3, tr.217]. 
Sự khác biệt của những dòng văn hóa 
– nghệ thuật khác nhau đã cho vai diễn 
Chằn của sân khấu Rô Băm và sân khấu 
Dù Kê có được những chất liệu múa khác 
nhau để thể hiện vai diễn này . 
Vai diễn Chằn luôn là vai diễn chính 
của các vở diễn trong sân khấu Dù Kê. Qua 
vai diễn này, kho tàng nghệ thuật múa của 
sân khấu Dù Kê càng thêm phong phú, đa 
dạng với nhiều thể loại và hình thức múa. 
Tóm lại, sân khấu Dù Kê tuy không xử 
dụng ngôn ngữ múa là ngôn ngữ chính của 
vở diễn như sân khấu Rô Băm. Nhưng sự 
xuất hiện của các điệu múa trước vở diễn, 
trong vở diễn hay múa tính cách nhân vật 
(Chằn) cũng đủ nói lên vai trò quan trọng 
của nghệ thuật múa trong sân khấu Dù Kê. 
Với khối lượng các động tác, các điệu múa 
tập thể minh họa, gây không khí hay múa 
tính cách nhân vật, sân khấu Dù Kê đã 
đóng góp một phần đáng kể cho nghệ thuật 
múa truyền thống của người Khmer nói 
riêng và nghệ thuật múa dân tộc Việt Nam 
nói chung. Đó là một kho tàng văn hóa phi 
vật thể vô cùng quý giá mà chúng ta phải 
có trách nhiệm nghiên cứu, sưu tầm, gìn 
giữ và bảo lưu. Hiện nay, một số trường 
đào tạo tại Trà Vinh, Sóc Trăng và Thành 
phố Hồ Chí Minh đã có giáo trình dạy múa 
Khmer truyền thống nhằm đáp ứng cho 
việc gìn giữ và phát huy múa truyền thống 
Khmer nói chung và cho sân khấu Dù Kê 
nói riêng. Điều đó đã thể hiện được sự 
quan tâm của các cấp lãnh đạo, của các đơn 
vị đào tạo cho sự phát triển lâu dài. Tuy 
nhiên, để sân khấu Dù Kê được phát triển 
trong thời kỳ hội nhập, để các điệu múa 
truyền thống Khmer vẫn sống mãi trong 
nhân dân và trên sân khấu Dù Kê, chúng ta 
cần phải quan tâm đào tạo nguồn nhân lực 
một cách tổng thể trên nhiều phương diện 
cho sân khấu Dù Kê trong đó có múa 
Dù Kê . 
TRẦN THỊ LAN HƯƠNG 
119 
3. Đào tạo nguồn nhân lực cho 
sân khấu Dù Kê. 
Đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu 
Dù Kê là một trong những bước quan trọng 
cho sự tồn tại của sân khấu này. 
Để có được một đội ngũ làm công tác 
chuyên môn tốt từ: biên kịch, đạo diễn, 
diễn viên, nhạc công đáp ứng nhu cầu 
thực tế, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào 
công tác đào tạo nguồn nhân lực. Việc đào 
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sân 
khấu Dù Kê nói riêng và nghệ thuật sân 
khấu Khmer nói chung đòi hỏi phải có một 
đội ngũ giảng viên có trình độ: có phương 
pháp sư phạm tốt, có trình độ chuyên môn 
bảo đảm theo yêu cầu thực tiễn. 
Để đáp ứng được điều đó, theo tôi cần 
phải tiến hành các bước: 
- Cần đưa ra những kế hoạch cụ thể 
và khả thi: 
+ Thành lập Ban xây dựng đề án “Đào 
tạo nguồn nhân lực cho sân khấu Dù Kê 
Khmer Nam Bộ từ nămđến năm” gồm 
những người có chuyên môn và kinh 
nghiệm tốt, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ 
đạo miền Tây Nam Bộ (tập trung tại hai 
tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng). 
- Triển khai các vấn đề: 
+ Xây dựng giáo trình giảng dạy 
+ Tổ chức những lớp tập huấn cho 
giảng viên sẽ về đào tạo tại các trường, các 
đoàn, các chùa để có được những kiến 
thức cơ bản cho việc truyền nghề tại các 
đơn vị và địa phương. Cần kết hợp tốt giữa 
đào tạo chính quy tại các trường nghệ thuật 
chuyên nghiệp với đào tạo truyền nghề tại 
gia đình và tại các chùa ở phum, sóc. 
+ Mở các lớp bồi dưỡng,nâng cao cho 
các nhà biên kịch và đạo diễn đang làm 
nghề của sân khấu Dù Kê. 
+ Tuyển sinh các lớp đào tạo diễn viên 
Dù Kê ngắn hạn và dài hạn cùng những lớp 
chuyên ngành có liên quan đến sân khấu 
như: nhạc cụ dân tộc, biên kịch, đạo diễn 
sân khấu Trong quá trình đào tạo, chú ý 
tập trung đào tạo tài năng trong đào tạo 
đồng đều để tìm ra những nhân tố tốt cung 
cấp cho sân khấu Khmer. 
+ Có chế độ đãi ngộ đặc biệt với 
những học sinh đi học các ngành này (Nhà 
nước bao cấp học phí 100%) 
Tóm lại, Việc đào tạo nguồn nhân lực 
cho sân khấu Dù Kê là vấn đề cấp thiết, 
tránh để cho sân khấu bị mai một hoặc suy 
yếu mới quan tâm. Việc gìn giữ, bảo lưu và 
phát huy nghệ thuật truyền thống dân tộc 
không phải là trách nhiệm của riêng một ai. 
Sự đồng thuật giữa các cấp, các ngành, 
các cơ sở đào tạo cùng với tình yêu nghệ 
thuật vốn có của người dân Khmer chắc 
chắn sân khấu Dù Kê nó riêng và sân khấu 
Khmer Nam Bộ nói chung sẽ phát huy tốt 
vốn văn hóa truyền thống dân tộc trong 
thời kỳ hội nhập quốc tế. 
Hiện nay, Trường Trung cấp Văn hóa - 
Nghệ thuật Trà Vinh đã đào tạo được 2 
khóa diễn viên cho sân khấu Dù Kê. Đoàn 
Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh; Đoàn 
nghệ thuật Khmer Sóc Trăng; Trường Đại 
học Trà Vinh; Trường Trung cấp Múa 
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đưa vào 
giảng dạy những động tác, điệu múa 
Khmer cổ điển và dân gian cho học 
sinh/sinh viên. Ngoài những nơi đào tạo 
chính quy, chùa Khmer cũng đã đóng góp 
một phần quan trọng trong việc đào tạo và 
gìn giữ những giá trị nghệ thuật truyền 
thống dân tộc của người dân Khmer. Đây 
là những đơn vị đào tạo chính nguồn nhân 
lực cho sân khấu Rô Băm và Dù Kê Khmer 
Nam Bộ, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị 
MÚA TRONG SÂN KHẤU DÙ KÊ – NÉT Đ C ĐÁO CỦA NGH THUẬT MÚA KHMER NAM B 
120 
hiếu ngày càng cao của khán giả trong thời 
kỳ hội nhập. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thị Tâm Anh (2015), Hình tượng 
Chằn (YAK) trong văn hóa Khmer Nam Bộ, 
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 
2. Lê Ngọc Canh (2013), Nghệ thuật múa truyền 
thống Khmer Nam bộ, Đề tài NCKH cấp Bộ, 
Hà Nội. 
3. Sơn Lương (2012), Tìm hiểu nghệ thuật sân 
Dù kê Khmer Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Sóc 
Trăng (Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 
2000), Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sóc 
Trăng xuất bản. 
4. Nhiều tác giả (1998) Về sân khấu truyền 
thống Khmer Nam Bộ, Sở Văn hóa Thông tin 
Sóc Trăng và Phân viện Văn hóa nghệ thuật 
Việt Nam tại TP. HCM xuất bản. 
5. Nhiều tác giả (2013), Kỷ yếu hội thảo khoa 
học “Nghệ thuật sân khấu Dù Kê Khmer Nam 
bộ - Di sản văn hóa dân tộc”, tổ chức tại 
Trường Đại học Trà Vinh, ngày 11 - 
12/11/2013. 
Ngày nhận bài: 12/6/2017 Biên tập xong: 15/7/2017 Duyệt đăng: 20/7/2017 

File đính kèm:

  • pdfmua_trong_san_khau_du_ke_net_doc_dao_cua_nghe_thuat_mua_khme.pdf