Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đại học ở Việt Nam hiện nay

Những năm gần đây, nhất là từ năm 2006, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo

(GD&ĐT), nhà giáo, nhà khoa học và cả xã hội thông qua các hội thảo, đóng góp ý kiến

để tìm kiếm các giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo nguồn

nhân lực ĐH (ĐH) ở Việt Nam. Bài viết này là sự tổng hợp, kế thừa rất nhiều bài viết

của các nhà quản lý, nhà khoa học của các trường ĐH đã được đăng trên các tạp chí, báo

Giáo dục và Thời đại, trên báo điện tử mà tôi đánh giá cao, có tác giả được tôi trích

dẫn nhiều trong bài viết. Xin cảm ơn các nhà quản lý, nhà khoa học đã cho tôi sử dụng

thông tin để tổng hợp thành nội dung bài viết này.

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ĐH luôn là vần đề cấp bách, bởi vì

chất lượng đào tạo là một phạm trù rộng lớn, luôn luôn động theo sự phát triển của khoa

học kỹ thuật, theo sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó không có phạm trù chất lượng bất

biến, chỉ có chất lượng đào tạo phù hợp với từng thời kỳ, từng thời đại, từng quốc gia.

Từ thực tế cho thấy, mặc dù hơn 90% sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ có

việc làm, nhưng làm việc đúng ngành nghề đào tạo, phù hợp với kiến thức đã học còn rất

khiêm tốn, tỷ lệ khoảng 60%. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là: Trong đào tạo

còn nhiều bất cập về chương trình giảng dạy, phương giảng dạy, đội ngũ và chất lượng

giáo viên, cơ sở vật chất, qui mô và chất lượng đào tạo. Sự bất cập về các yếu tố tạo nên

chất lượng đào tạo như chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo; tổ chức quy trình đào tạo;

phát triển đội ngũ giảng viên; hệ thống giáo trình, sách tham khảo; tình hình các phòng

thí nghiệm, thực hành; thư viện, Internet; đánh giá chất lượng đào tạo; nghiên cứu khoa

học.

pdf 7 trang yennguyen 6740
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đại học ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đại học ở Việt Nam hiện nay

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đại học ở Việt Nam hiện nay
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
328 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 
ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Đào Duy Huân1 
Những năm gần đây, nhất là từ năm 2006, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo 
(GD&ĐT), nhà giáo, nhà khoa học và cả xã hội thông qua các hội thảo, đóng góp ý kiến 
để tìm kiếm các giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo nguồn 
nhân lực ĐH (ĐH) ở Việt Nam. Bài viết này là sự tổng hợp, kế thừa rất nhiều bài viết 
của các nhà quản lý, nhà khoa học của các trường ĐH đã được đăng trên các tạp chí, báo 
Giáo dục và Thời đại, trên báo điện tử mà tôi đánh giá cao, có tác giả được tôi trích 
dẫn nhiều trong bài viết. Xin cảm ơn các nhà quản lý, nhà khoa học đã cho tôi sử dụng 
thông tin để tổng hợp thành nội dung bài viết này. 
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ĐH luôn là vần đề cấp bách, bởi vì 
chất lượng đào tạo là một phạm trù rộng lớn, luôn luôn động theo sự phát triển của khoa 
học kỹ thuật, theo sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó không có phạm trù chất lượng bất 
biến, chỉ có chất lượng đào tạo phù hợp với từng thời kỳ, từng thời đại, từng quốc gia. 
Từ thực tế cho thấy, mặc dù hơn 90% sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ có 
việc làm, nhưng làm việc đúng ngành nghề đào tạo, phù hợp với kiến thức đã học còn rất 
khiêm tốn, tỷ lệ khoảng 60%. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là: Trong đào tạo 
còn nhiều bất cập về chương trình giảng dạy, phương giảng dạy, đội ngũ và chất lượng 
giáo viên, cơ sở vật chất, qui mô và chất lượng đào tạo. Sự bất cập về các yếu tố tạo nên 
chất lượng đào tạo như chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo; tổ chức quy trình đào tạo; 
phát triển đội ngũ giảng viên; hệ thống giáo trình, sách tham khảo; tình hình các phòng 
thí nghiệm, thực hành; thư viện, Internet; đánh giá chất lượng đào tạo; nghiên cứu khoa 
học. 
Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, cho thấy từ năm 1987 đến năm 2009, quy mô sinh 
viên ĐH, CĐ tăng 13 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. Tỷ lệ giảng viên có trình 
độ tiến sĩ sau 23 năm vẫn không đổi chỉ đạt 11%. Chi phí đào tạo một sinh viên một năm 
ở nước ta từ 6 triệu đến 10 triệu đồng, tương đương 300 đến 500 USD, trong khi ở các 
1
 PGS.TS – Trưởng phòng QLKH&NCPT, Trường ĐH Tài chính Marketing 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
329 
nước tiên tiến từ 10.000 đến 15.000 USD, gấp ta 30 lần. Tức là chi phí để họ đào tạo 
ra một kỹ sư, cử nhân thì ở ta phải đào tạo ra 30 kỹ sư, cử nhân. 
 Mặc dù Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường ĐH, CĐ xây dựng và công bố chuẩn 
năng lực người tốt nghiệp - chuẩn đầu ra: sinh viên ra trường phải có tri thức gì, kỹ năng 
gì, có năng lực đạo đức và hành vi thế nào, có thể giải quyết được những việc gì và làm 
việc ở những vị trí nào, có triển vọng phát triển nghề nghiệp ra sao, song để thực hiện 
đựơc yêu cầu này đòi hỏi phải có thời gian dài, phải đựơc các thầy cô giáo nhận thức đầy 
đủ và hành động hiệu quả. Mặc khác phải có cơ chế giám sát và chế tài chất lượng đào 
tạo. 
 Thực tế cho thấy, các hoạt động đào tạo của nhà trường còn thấp so với yêu cầu 
của sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế 
ngày càng mạnh mẽ như hiện nay. Suy nghĩ của cán bộ quản lý và nhà giáo chưa theo 
kịp với sự chuyển biến về chất lựơng đào tạo trong điều kiện quốc tế hóa và sự cạnh 
tranh trong giáo dục và đào tạo 
 Thực trạng của hệ thống giáo dục ĐH cũng cho thấy hoạt động chưa theo các 
quy luật, nguyên tắc của đào tạo, chưa có phối hợp của nhiều loại quy luật như các 
nguyên tắc quản lý hệ thống xã hội, các quy luật kinh tế, nguyên tắc hài hòa lợi ích và 
khuyến khích sáng tạo, các nguyên tắc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. 
Nguyên nhân căn bản, sâu xa của các yếu kém của hệ thống giáo dục ĐH như Bộ 
Giáo dục và Đào tạo đã xác định, chính là sự yếu kém trong quản lý nhà nước về giáo 
dục ĐH và yếu kém trong quản lý của bản thân các trường ĐH, CĐ. Để khắc phục yếu 
kém trên, chúng tôi cho rằng cần tiếp tục thực hịên các giải pháp sau: 
 Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 
2010 – 2012 của Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT. Tổ chức thực hiện hiệu quả Chương 
trình hành động đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010 – 2012 của Bộ GD&ĐT. 
Và quán triệt thực hiện nghiêm túc chỉ thị về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 
2010 – 2012 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: 
- Phát triển quy mô giáo dục ĐH phải đi đôi với bảo đảm và nâng cao chất lượng 
đào tạo. Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Cần 
tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để 
thực hiện mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo. 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
330 
- Coi việc đổi mới quản lý giáo dục ĐH, bao gồm quản lý nhà nước về giáo dục 
ĐH và quản lý của các cơ sở đào tạo là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của 
giáo dục ĐH, từ đó bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên 
cứu khoa học một cách bền vững. 
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã xác định 15 giải pháp phải được triển khai 
trong ba năm tới, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện các nhiệm 
vụ như: 
- Tổ chức thảo luận trong tất cả các trường ĐH, CĐ về: Vì sao phải nâng cao chất 
lượng đào tạo, làm gì để bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện 
nay. 
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới về thành lập trường, tuyển sinh 
tổ chức đào tạo, quản lý tài chính, quản lý chất lượng... tạo cơ sở để các trường ĐH, CĐ 
thực hiện quyền tự chủ và nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm trước xã hội và nhà nước theo 
quy định của Luật Giáo dục. 
- Triển khai Nghị quyết 35 của Quốc hội về đổi mới cơ chế tài chính trong giáo 
dục và đào tạo, trong đó việc tăng học phí phải đi đôi với các giải pháp nâng cao chất 
lượng đào tạo, thực hiện tốt các chính sách tín dụng cho sinh viên, chính sách miễn giảm 
học phí. 
- Tham mưu cho chính phủ phân công, phân cấp quản lý các trường ĐH, CĐ giữa 
Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh. 
- Kiểm tra, xử lý nghiêm khắc với các trường sau ba năm thành lập vẫn không 
đáp ứng đủ các tiêu chí, điều kiện thành lập trường ĐH, CĐ như đã cam kết. 
Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT thực hiện đổi mới quản 
lý giáo dục ĐH 2010 – 2012 còn xác định: 
- Các trường ĐH, CĐ phải xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho tất cả các 
ngành đào tạo trước 12-2010, thực hiện ba công khai, gắn với chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 
2010. 
- Tại cơ quan Bộ GD&ĐT triển khai quy trình “một cửa, một dấu” mới đối với 
việc thành lập trường ĐH, CĐ, mở ngành đào tạo. 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
331 
- Thực hiện việc các Sở GD&ĐT và các trường ĐH, CĐ tham gia đánh giá sự 
lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hoạt động của các Vụ, Cục ở Bộ GD&ĐT từ 
năm 2010. 
Quá trình làm việc và giảng dạy trong trường ĐH cho thấy, 3 yếu tố tác động đến 
chất lượng trong giáo dục ĐH: Con người, hạ tầng cơ sở, trang thiết bị phục vụ cho đào 
tạo và năng lực hội nhập quốc tế. Trong đó con người luôn là trung tâm quyết định số 
một, tác động trực tiếp vào quá trình đào tạo trong trường ĐH. Tôi đồng tình với các 
nhà quản lý cho rằng, yếu tố con người không chỉ nói đến đội ngũ thầy cô giáo mà bao 
gồm cả đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt. Xét đến cùng thì thành công của chất lượng đào 
tạo phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ chủ chốt của các trường ĐH. Bên cạnh đó đội ngũ 
phục vụ từ khâu lên chương trình, thời khóa biểu, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị giảng 
dạy Trình độ chuyên môn của người thầy, năng lực nghiệp vụ của cán bộ phục vụ là 
then chốt. 
Để có chất lựơng đào tạo ĐH, cần thiết phải nghiên cứu và vận dụng vào điều 
kiện cụ thể Việt Nam. Tuy nhiên việc lấy một chương trình quốc tế rất dễ nhưng thực 
hiện được thì lại là cả một vấn đề lớn nếu không có những con người có đủ năng lực 
triển khai. Việc thiết kế được chương trình chuẩn, nội dung tiếp cận được với các 
chương trình giáo dục của những nước tiên tiến với đúng nghĩa của nó đã là một vấn đề 
không dễ làm nếu không chủ động hội nhập giáo dục quốc tế. Nhưng khi có chương 
trình rồi thì đội ngũ có khả năng, năng lực tiếp cận với thực tế đó không. Làm tốt được 
những điều đó chính là nền tảng làm nên chất lượng. 
Chương trình hay, chuẩn, nhưng không có đội ngũ thầy chuẩn thì việc giảng dạy 
sẽ không thành công. Mỗi giảng viên cần phải biết được trình độ, năng lực mình thế nào, 
đang đứng ở đâu, từ đó nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới, lấy 
chương trình đào tạo chuẩn của quốc tế làm thước đo cho chính mình để học hỏi, xây 
dựng và nâng cao chất lượng bài giảng. 
Khi nói tới chất lượng thì không thể không đề cập tới những điều kiện đi kèm như 
trang thiết bị thực hành, giảng đường, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hiện nay 
nhiều trường cơ sở vất chất quá yếu. 
 Cần có cơ chế hiệu quả, tạo động lực để khuyến khích các trường ĐH tăng 
cường hợp tác quốc tế. Coi đó như một tiêu chí, thước đo về chất lượng, thương hiệu của 
trường ĐH. Việc đánh giá dựa vào: 1) Số lượng chương trình hợp tác, liên kết đào tạo có 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
332 
hiệu quả với các trường đối tác nước ngoài, 2) Số lượng sinh viên nước ngoài đang theo 
học ở tại trường. 
 Mô hình hợp tác của các trường rất đa dạng, mỗi trường với thế mạnh riêng của 
mình đã tìm được các đối tác phù hợp. Các trường khi tiến hành thiết lập quan hệ đối 
tác, sẽ phải tự tìm hiểu đối tác của mình có thế mạnh gì, lợi thế gì để hợp tác. Không có 
trường nào lại chọn đối tác hợp tác thấp kém hơn mình. 
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo 
(quản lý học, thi, quản lý SV, đóng học phí, tra cứu điểm thi được thực hiện qua website, 
tin nhắn điện thoại di động; việc nhận đơn, thư của SV có thể qua email, giải quyết các 
công việc quy về một đầu mối) đã làm cho công tác quản lý được khoa học hơn, có tính 
hệ thống, tính chính xác cao, minh bạch, nhanh chóng, thuận lợi cho người học, tiết 
kiệm thời gian và kinh phí cho nhà trường. Việc tổ chức lớp học hợp lý góp phần giảm 
được áp lực về giảng viên và tình trạng đổi giờ, dồn giờ. Các buổi đối thoại trực tiếp với 
SV, học viên cao học, kể cả với SV tại các trạm xa, góp phần nhanh chóng nắm bắt được 
tâm tư nguyện vọng của sinh viên, từ đó điều chỉnh lại công tác quản lý cho phù hợp với 
tình hình. 
Để giải quyêt mâu thuẫn giữa nâng cao chất lượng đào tạo trong khi nguồn ngân 
sách Nhà nước cấp có hạn, đồng thời để đáp ứng nguyện vọng của SV và các doanh 
nghiệp về cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, các trường có thể thí điểm mở 
các lớp có sự chia sẻ nguồn kinh phí từ người học, nhất tiếng Anh, kinh tế, quản trị kinh 
doanh, tài chin – ngân hang 
Các trường cần có chiến lược phát triển các mối quan hệ với các doanh nghiệp, cơ 
quan quản lý để thực hiện đề tài NCKH, chuyển giao công nghệ do Sở KHCN và các 
doanh nghiệp, địa phương đặt hàng thực hiện. Chính các hoạt động hợp tác này bước 
đầu đã gắn kết các đề tài NCKH của giảng viên với các đề tài NCKH do các doanh 
nghiệp đặt hàng, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ tốt hơn cho đào 
tạo. 
 Tăng cường hoạt động tư vấn giúp nâng cao trình độ và nguồn thu nhập của các 
giảng viên, giúp SV có nơi thực tập tốt. Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, thông 
qua mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn giúp SV khi ra trường nhanh 
chóng thích nghi môi trường làm việc, giảm thời gian đào tạo lại của các doanh nghiệp 
với sản phẩm đào tạo của nhà trường. 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
333 
Có chế tài đủ mạnh để nâng cao hiệu quả công tác quản lý; Có cơ chế bắt buộc về 
số lượng các bài báo, công trình NCKH đối với các giảng viên có trình độ từ tiến sỹ trở 
lên; Có chế độ thưởng cao cho các công trình nghiên cứu được chấp nhận tại các hội 
nghị quốc tế hoặc được đăng trên các tạp chí quốc tế; Kết hợp chặt chẽ NCKH với đào 
tạo thông qua hội nghị khách hàng hàng năm, gắn kết các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ, các 
đề tài NCKH của giảng viên, SV với các đơn đặt hàng của cơ quan quản lý, các doanh 
nghiệp trong và ngoài nước; tập trung nguồn lực thực hiện một số nghiên cứu mũi nhọn 
đang cần, bớt hình thức, không lãng phí kinh phí của Nhà nước và cả bản thân những 
người thực hiện, sau khi kết thúc đề tài sẽ đào tạo được nhiều tiến sỹ, thạc sỹ, các giảng 
viên trẻ được nâng cao trình độ và là chủ nhiệm đề tài của các năm tiếp theo. 
Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà 
trường để các doanh nghiệp chia sẻ một phần kinh phí đào tạo, tạo điều kiện cho các SV 
giỏi nhưng có hoàn cảnh khó khăn có thể học tập các lớp có chất lượng cao (các doanh 
nghiệp sẽ kiểm tra, giám sát, hỗ trợ chất lượng đào tạo trong suốt quá trình đào tạo của 
trường. 
Bộ GD&ĐT cần mở rộng hơn để khuyến khích, hỗ trợ các trường liên kết với 
các trường ĐH nước ngoài đào tạo theo phương pháp tiên tiến, kể cả giảng dạy bằng 
tiếng Anh theo chương trình đào tạo của các trường đối tác nước ngoài, tăng quy mô đào 
tạo giảng viên các trường đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. 
Cần kiên quyết đẩy mạnh trao quyền tự chủ cho các trường, nhấn mạnh tính tự 
chủ phải đi kèm với tự chịu trách nhiệm trước xã hội (trách nhiệm về tinh thần, pháp lý 
và trách nhiệm giải trình). Việc trao quyền tự chủ cho các trường tức là giảm thiểu sự 
can thiệp của Chính phủ về các mặt tài chính, nhân sự, chương trình giảng dạy đối với 
ĐH, đem quyền đưa ra những quyết sách giao cho trường học; đồng thời với tăng cường 
quản lý vĩ mô, kiên quyết thực hiện nới lỏng, giảm bớt các thủ tục hành chính, giảm bớt 
xin-cho, vì đang cản trở cho quyền tự chủ. 
Cân bằng cung cầu trong giáo dục nên để cho thị trường điều tiết. Chính phủ cần 
xây dựng hành lang để giám sát và can thiệp khi cần thiết. Không can thiệp quá nhiều 
như hiện nay. Việc Quy định mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường 
ĐH-CĐ là một sự đổi mới cần được ghi nhận, theo đó, việc mở ngành hoặc tăng chỉ tiêu 
tuyển sinh của các trường chủ yếu dựa vào 3 yếu tố: chỉ tiêu phát triển của toàn hệ 
thống; năng lực tuyển sinh và đào tạo của nhà trường những năm trước đó và thực tế sự 
chuẩn bị về đội ngũ và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường trong năm học tới. Mặt 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
334 
khác, chủ trương kiên quyết kiểm soát cho được chất lượng đào tạo của Chính phủ cũng 
không nằm ngoài xu thế đó. 
Tóm lại: Việc nâng cao chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chất 
lượng đầu vào của các đối tượng đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giáo 
viên, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra sát hạch đánh giá chất lượng giảng 
dạy, cơ sở vật chất đảm bảo, nhưng trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Đầu tư 
cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất cho mọi quốc gia, và đầu tư cho con người chính là 
đầu tư cho giáo dục. 
Thực tiễn cho thấy không thể tách giáo dục ĐH khỏi cơ chế thị trường bởi vì giáo 
dục ĐH đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao cho thị trường lao động và thị trường 
khoa học - công nghệ. Lao động có trình độ cao và khoa học công nghệ tiên tiến là bí 
quyết cất cánh của mọi nền kinh tế. 
Nhà nước cần tiếp tục trợ giúp xu thế đổi mới giáo dục ĐH theo nhu cầu xã hội, 
chuyển từ kiểu Nhà nước định chế sang kiểu Nhà nước giám sát (state supervising 
model). 
Tài liệu thao khảo 
1. Thủ tướng, Chỉ thị số 296 về Đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012 
2. PGS.TSKH Nguyễn Đình Luận, ĐH Hà Nội 
3. PGS.TS Trịnh Xuân Tráng Trường ĐH Y Dược GS.TSKH. NGND. 
4. TS, NGND Nguyễn Thiện Minh, Bộ quốc phòng 
5. GS.TS Trần Đắc Sử Trường ĐH GTVT. 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_dao_tao_nguon_nhan_luc_dai_hoc_o_viet_na.pdf