Hiệu quả trong của giáo dục đại học tại Việt Nam giai đoạn 2005-2015

Tóm tắt. Hiệu quả là một chỉ số được sử dụng rất phổ biến để đánh giá các hoạt động kinh tế xã

hội bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Hiệu quả kinh tế giáo dục nói chung được phân thành 2 loại:

hiệu quả trong và hiệu quả ngoài. Trong đó, hiệu quả trong là một trong những chỉ số quan trọng,

là căn cứ để xác định, đánh giá và so sánh hoạt động của các đơn vị giáo dục, các cơ sở giáo dục,

các khu vực khác nhau tại các bậc đào tạo, từ phổ thông cho tới đại học. Bài viết này đề cập tới

hiệu quả trong của giáo dục đại học tại Việt Nam. Cụ thể, tác giả giới thiệu về chỉ tiêu hiệu quả

trong, các chỉ số có liên quan, cách thức tính toán cũng như ý nghĩa của các chỉ số này.

pdf 13 trang yennguyen 2680
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả trong của giáo dục đại học tại Việt Nam giai đoạn 2005-2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả trong của giáo dục đại học tại Việt Nam giai đoạn 2005-2015

Hiệu quả trong của giáo dục đại học tại Việt Nam giai đoạn 2005-2015
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
Journal of Education Management, 2018, Vol. 10, No. 2, pp. 17-29
This paper is available online at 
HIỆU QUẢ TRONG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2015
Trương Thị Phương Dung1∗, Nguyễn Thanh Thủy1, Lê Vũ Hà1, Trần Thị Thịnh1
Tóm tắt. Hiệu quả là một chỉ số được sử dụng rất phổ biến để đánh giá các hoạt động kinh tế xã
hội bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Hiệu quả kinh tế giáo dục nói chung được phân thành 2 loại:
hiệu quả trong và hiệu quả ngoài. Trong đó, hiệu quả trong là một trong những chỉ số quan trọng,
là căn cứ để xác định, đánh giá và so sánh hoạt động của các đơn vị giáo dục, các cơ sở giáo dục,
các khu vực khác nhau tại các bậc đào tạo, từ phổ thông cho tới đại học. Bài viết này đề cập tới
hiệu quả trong của giáo dục đại học tại Việt Nam. Cụ thể, tác giả giới thiệu về chỉ tiêu hiệu quả
trong, các chỉ số có liên quan, cách thức tính toán cũng như ý nghĩa của các chỉ số này.
Từ khóa: Hiệu quả, hiệu quả kinh tế giáo dục, hiệu quả trong, giáo dục đại học.
1. Mở đầu
Hiệu quả là một chỉ số được sử dụng rất phổ biến để đánh giá các hoạt động kinh tế xã hội
hàng ngày (gồm cả lĩnh vực giáo dục). Hiệu quả kinh tế giáo dục nói chung được phân thành 2 loại
là hiệu quả trong và hiệu quả ngoài.
Hiệu quả trong: là quan hệ so sánh giữa số lượng học sinh tốt nghiệp với số lượng chi phí để
đào tạo ra họ hoặc số năm-học sinh. Đây là chỉ tiêu hiệu quả được xem xét trong quá trình giáo dục,
trong hoạt động giáo dục. Hiệu quả này nằm bên trong ngành giáo dục, được tính toán trên cơ sở
các chỉ tiêu liên quan tới hoạt động giáo dục tại một vùng, một cấp học, hay cụ thể tại một trường.
Hiệu quả ngoài: Người ta thường quan tâm đến sự ảnh hưởng của đào tạo làm tăng tổng sản
phẩm xã hội hay thu nhập quốc dân, tăng năng suất lao động xã hội. Chẳng hạn, như tăng số lượng
lao động kỹ thuật, chỉ tiêu nâng cao trình độ kỹ thuật của người lao động.
Trong đó, hiệu quả trong là một trong những chỉ số quan trọng, là căn cứ để xác định, đánh giá
và so sánh hoạt động của các đơn vị giáo dục, các cơ sở giáo dục, các khu vực khác nhau tại các
bậc đào tạo, từ phổ thông cho tới đại học.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập tới hiệu quả trong của giáo dục đại học tại Việt Nam.
Nội dung bài viết sẽ giới thiệu về chỉ tiêu hiệu quả trong, các chỉ số có liên quan, cách thức tính
toán cũng như ý nghĩa của các chỉ số này.
Ngày nhận bài: 08/01/2018. Ngày nhận đăng: 13/02/2018.
1Khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục;
∗e-mail: phuongdungniem@gmail.com
17
Trương Thị Phương Dung, Nguyễn Thanh Thủy, Lê Vũ Hà, Trần Thị Thịnh JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
2. Hiệu quả trong của giáo dục Đại học tại Việt Nam giai đoạn 2005-2015
Hệ thống giáo dục chính quy của Việt Nam được chia thành hai giai đoạn: giáo dục cơ bản và
giáo dục đại học. Giáo dục cơ bản chính quy được chia thành ba cấp học: ba năm mầm non, năm
năm tiểu học và bảy năm trung học (bốn năm THCS và ba năm THPT)
Bảng 1. Cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam
Theo hệ thống giáo dục Việt Nam, giáo dục đại học tại Việt nam gồm 4 năm (xem Bảng 1).
Từ năm 2005, tại Việt Nam mới có 93 trường đại học với quy mô đào tạo khoảng 1 triệu sinh
viên nhưng đến năm 2016, tại Việt Nam đã có tới 220 trường đại học trong tất cả các lĩnh vực với
tổng quy mô đào tạo gần 2 triệu sinh viên.
Theo quy định, Ở bậc đại học tại Việt Nam, sinh viên được phép lưu ban hay bảo lưu tối đa là
2 năm. Điều này có nghĩa là thời gian học tập tối đa của 1 sinh viên tốt nghiệp đại học có thể trải
qua là 6 năm
18
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
2.1. Dòng chảy sinh viên qua hệ thống giáo dục đại học
Hiệu quả trong: Là quan hệ so sánh giữa số lượng học sinh tốt nghiệp với số lượng chi phí để
đào tạo ra họ hoặc số năm-học sinh. Đây là chỉ tiêu hiệu quả được xem xét trong quá trình giáo
dục, trong hoạt động giáo dục. Hiệu quả này nằm bên trong ngành giáo dục, được tính toán trên
cơ sở các chỉ tiêu liên quan tới hoạt động giáo dục tại một vùng, một cấp học, hay cụ thể tại một
trường.
Nhập trường mới là bắt đầu một quá trình học tập lâu dài. Sự tiến bộ trong nhà trường và những
khó khăn là mối quan tâm của các nhà kế hoạch và phụ huynh học sinh. Dĩ nhiên, điều quan trọng
đối với nhà kế hoạch là phải biết có bao nhiêu học sinh nhập học đã hoàn thành chương trình học
tập hoặc đã nhận được bằng tốt nghiệp trong phạm vi thời gian cho phép. Đây là điểm quan trọng
vì nó cho phép các nhà giáo dục phân tích tính hợp lý của các mục tiêu sư phạm, chương trình và
các phương pháp giảng dạy, và xem xét mối quan hệ giữa toàn bộ các nhân tố bên trong và bên
ngoài có gắn với sĩ số học sinh, hoạt động của nhà trường hoặc kết quả.
Sự bùng nổ về giáo dục cùng với khả năng có hạn của ngân sách quốc gia buộc các nhà kế
hoạch phải xem xét lại vấn đề hiệu quả trong nhà trường. Tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học cao phổ
biến ở nhiều nước được xem như là sự thể hiện quan trọng về hiệu quả thấp, mặc dù nó không chỉ
là chỉ tiêu duy nhất.
Trong một số hoạt động, hiệu quả có thể được xác định là mục đích hoặc nói cách khác, là đầu
ra của hoạt động. Để đạt được mục đích đó, mỗi cá nhân hay tổ chức phải có những phương tiện
nhất định hoặc là đầu vào của hoạt động đó, họ sẽ sử dụng những đầu vào này để sản xuất đầu ra
theo ý muốn với chi phí giá thành và sức lực nhỏ nhất.
Hiệu quả như đã xác định là tối ưu giữa đầu vào và đầu ra. Một hoạt động được xem là có hiệu
quả nếu số lượng đầu ra đạt được với đầu vào ít nhất hay nếu cố định số lượng đầu vào cho đầu
ra cực đại. Đầu vào trong trường hợp này là các nguồn lực: giáo viên, trường lớp, thiết bị, đồ gỗ,
sách, vở... Đầu ra của chu kỳ giáo dục được coi là số lượng học sinh tốt nghiệp chu kỳ học tập.
2.1.1. Đo lường dòng chảy học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục
Muốn tính hiệu quả trong, ta sẽ áp dụng phương pháp đo lường dòng chảy học sinh, sinh viên
trong hệ thống giáo dục. Để theo dõi dòng chảy học sinh trong hệ thống giáo dục, cần đặt ra những
câu hỏi dưới đây khi bắt đầu mỗi năm học:
Hình 2. Ba tình huống về dòng chảy học sinh (Xét tại năm đầu tiên là năm 2010)
19
Trương Thị Phương Dung, Nguyễn Thanh Thủy, Lê Vũ Hà, Trần Thị Thịnh JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
Trong năm học trước, điều gì đã xảy ra đối với những học sinh học ở một khối lớp nào đó?
Một trong ba điều sau có thể đã xảy ra:
+ Có thể các em đã được lên lớp và học ở khối lớp tiếp theo;
+ Có thể các em đã bị lưu ban;
+ Có thể các em đã bỏ học (tức là không còn đi học nữa).
Tính toán tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ lưu ban và tỉ lệ bỏ học.
1. Tỉ lệ lên lớp P
P =
Số học sinh lên lớp
Tổng số học sinh của lớp
.100%
2. Tỉ lệ lưu ban R
R =
Số học sinh lưu ban
Tổng số học sinh của lớp
.100%
3. Tỉ lệ bỏ học D
D =
Số học sinh rơi rụng
Tổng số học sinh của lớp
.100%
Những hạn chế của phân tích dòng chảy học sinh:
Phân tích dòng chảy học sinh hiện là một kỹ thuật quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong
việc đo lường hiệu quả. Tuy nhiên, một số hình thức tổ chức trường học và đổi mới giảng dạy khiến
cho ta phải suy nghĩ về khái niệm tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ lưu ban và tỷ lệ bỏ học.
Tại các trường đại học sinh viên có thể tạm thời ngừng thời gian học (bảo lưu) từ 1 đến 2 năm,
sau đó quay trở lại trường học.
Hình thức đào tạo tín chỉ: Quá trình dạy học và theo dõi sự tiến bộ liên tục cho phép sinh viên
học theo tốc độ của riêng mình và không cần phải theo học một khối lớp cụ thể nào;...
2.1.2. Hiệu quả trong của một cấp học
Để áp dụng khái niệm hiệu quả trong phân tích dòng chảy học sinh, cần phải trả lời hai câu hỏi
sau: Bạn định nghĩa như thế nào về đầu ra của một hệ thống giáo dục?; Bạn định nghĩa như thế
nào về đầu vào của một hệ thống giáo dục?
- Đánh giá đầu ra của một hoạt động giáo dục:
Rõ ràng, mục tiêu của một hoạt động giáo dục (tức là đầu ra dự kiến) có thể được đánh giá
theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm phân tích và bối cảnh tư duy.
+ Đối với các nhà giáo dục, việc thu được kiến thức, thái độ và kỹ năng liên quan là mục
tiêu chính của giáo dục.
20
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
+ Đối với các nhà kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất và thu nhập cao
hơn trong suốt cuộc đời là những lợi ích chính.
+ Đối với học sinh, mối quan tâm chính là vượt qua kỳ thi cuối cùng một cách thành
công trong khoảng thời gian ngắn nhất.
+ Đối với những đối tượng khác, mối quan tâm có thể là truyền lại di sản văn hóa quốc
gia và tăng cường bản sắc dân tộc.
Người lập kế hoạch giáo dục dường như cũng có một cái nhìn thực dụng tương tự: họ
coi mục tiêu trước mắt và quan trọng nhất chính là số lượng tối đa học sinh nhập học
và hoàn thành quá trình học trong một khoảng thời gian quy định.
Như vậy, theo quan điểm của người lập kế hoạch giáo dục, đầu ra của một cấp học là số học
sinh hoàn thành cấp học đó.
Bạn sẽ ngay lập tức nhận ra rằng định nghĩa này vừa có ưu điểm lại vừa có nhược điểm.
+ Về ưu điểm, nó tránh được sự mơ hồ và có thể "áp dụng" theo nghĩa đầu ra giáo dục là
một đại lượng dễ dàng đo lường được.
+ Về nhược điểm, định nghĩa về đầu ra cho thấy tầm nhìn rất hạn hẹp về vai trò của giáo
dục trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa khi ta đánh đồng mục đích của
giáo dục là tạo ra những học sinh tốt nghiệp.
- Đánh giá đầu vào giáo dục:
Với mỗi năm đi học của một học sinh, cần phải cung cấp một loạt các nguồn lực sau: giáo
viên, phòng học, thiết bị, đồ gỗ và sách giáo khoa. Số lượng các nguồn lực này tăng lên
theo số lượng học sinh và theo số năm một học sinh cần có để hoàn thành cấp học. Do đó,
năm-học sinh là một đại lượng đánh giá đầu vào giáo dục dễ sử dụng và không liên quan
đến vấn đề tài chính. "Một năm-học sinh" cho thấy tất cả các nguồn lực bỏ ra cho một học
sinh học trong một năm. "Hai năm-học sinh" cho thấy các nguồn lực cần thiết cho một học
sinh học trong hai năm hoặc nói theo cách khác, cho hai học sinh học trong một năm;...
Khi học sinh học qua một cấp học, đầu vào được xác định và tính theo số năm-học sinh.
Một lần nữa, bạn sẽ thấy rằng định nghĩa này đã đơn giản hóa vấn đề đi rất nhiều. Đúng là
năm-học sinh là một đại lượng dễ đo lường và có thể áp dụng ở tất cả các nước, nhưng đó
cũng là một đại lượng không hoàn chỉnh và không liên quan đến tài chính.
Tuy nhiên, nó có thể đánh giá đầu vào theo khía cạnh tài chính bằng cách nhân số năm-học
sinh tương ứng với chi phí trung bình của một năm-học sinh ở cấp học được xem xét. Nếu
kết quả phân tích chi phí cung cấp đầy đủ chi tiết, ta cũng có thể tính chi phí đầu vào bằng
cách sử dụng chi phí cụ thể cho từng năm của cấp học (thay vì sử dụng chi phí trung bình).
Nhưng phép đo đầu vào này theo khía cạnh tài chính chỉ mang tính chất tương đối vì một số
hạng mục chi phí là không đổi theo số học sinh nhập học trong một cấp học hoặc trong một
năm của cấp học đó. Một cách đánh giá gần với thực tế hơn là loại bỏ tất cả các hạng mục là
chi phí cố định, chẳng hạn, chi phí hành chính.
21
Trương Thị Phương Dung, Nguyễn Thanh Thủy, Lê Vũ Hà, Trần Thị Thịnh JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
- Tính hiệu quả trong từ đầu ra và đầu vào:
Các thuật ngữ đầu ra giáo dục và đầu vào giáo dục đã được định nghĩa trong phần trước theo
cách dễ lượng hóa; dòng chảy học sinh giữa các khối lớp của một cấp học cho thấy sự gắn
kết giữa đầu vào và đầu ra, và từ đó có thể suy ra khái niệm hiệu quả trong.
Ví dụ, một sinh viên hoàn thành bậc đại học bốn năm cần ít nhất là bốn năm-học sinh để học
xong cấp học đó (hoặc theo các chuyên gia kinh tế, đó là quá trình sản xuất) và vượt qua kỳ
thi cuối cùng; mất ít nhất 8 năm-học sinh để có được hai sinh viên tốt nghiệp, 12 năm-học
sinh cho ba sinh viên tốt nghiệp... Nói cách khác, nếu mọi việc đều thuận lợi và không có
sinh viên nào bỏ học hoặc lưu ban, tỷ lệ đầu vào/đầu ra tối ưu của một cấp học bốn năm sẽ
là 4: 1 = 4.
Ở bậc học đại học có ‘n’ năm (n=4), sẽ đạt được hiệu quả trong hoàn hảo nếu tương quan
đầu vào và đầu ra là như sau:
+ 1 đơn vị đầu ra tương ứng với ‘n’ đơn vị đầu vào.
+ hoặc 1 sinh viên tốt nghiệp tương ứng với ‘n’ năm-học sinh.
Tuy nhiên, bạn cũng biết rõ là, trên thực tế chúng ta không bao giờ có được hiệu quả hoàn
hảo. Luôn luôn có một số sinh viên phải lưu ban lớp này hay lớp khác, do đó làm tăng thêm
số năm-học sinh. Kể cả khi không còn tình trạng lưu ban thì cũng vẫn có những sinh viên
bỏ học giữa chừng. Như vậy, những em này đã phải sử dụng một số năm-học sinh nhất định
(tức là sử dụng nguồn lực vật chất và con người) mà không đóng góp thêm cho đầu ra của
chu kỳ đó. Theo cách này, tỷ lệ đầu vào/đầu ra tăng lên (do số năm-học sinh “không hiệu
quả” kéo dài) và có xu hướng cao hơn. Nói cách khác, hiệu quả trong bị giảm đi.
Điểm cuối cùng cần phải nêu ra trước khi chuyển sang vấn đề làm thế nào để tính hiệu quả
trong của một cấp học nào đó. Cho đến nay “hiệu quả trong” được nhắc đến nhiều hơn so với
“hiệu quả” chung chung. Lý do là vì thực sự có hai khái niệm khác nhau về hiệu quả: hiệu
quả trong và hiệu quả ngoài. Một mặt, có thể đảm bảo một cấp học, một bậc học đạt được
hiệu quả “trong”, tức là sinh viên, học sinh tốt nghiệp mà không lãng phí nhiều năm-học
sinh do bỏ học và lưu ban.
Nhưng mặt khác, cấp học này cũng có thể không đem lại hiệu quả “ngoài”, ở đó học sinh/sinh
viên tốt nghiệp có thể không phải là sản phẩm mà xã hội, nền kinh tế hoặc cấp học cao hơn
cần đến. Ví dụ, các em có thể bị thất nghiệp, học tập quá chú trọng đến kiến thức hàn lâm,
không muốn làm việc ở khu vực nông thôn hoặc có xu hướng muốn rời khỏi đất nước. Do
đó, hiệu quả ngoài có mối liên hệ với việc cải thiện hiệu quả trong.
2.1.3. Phân tích nhóm: một công cụ phân tích giúp tính toán chỉ báo hiệu quả trong
Để xác định hiệu quả trong của một cấp học thực tế, cần có một công cụ phân tích giúp đơn
giản hóa (ở một mức độ nào đó) những biến động về số học sinh, sinh viên khác nhau, chồng chéo
và phức tạp. Công cụ đơn giản này gọi là nhóm (cohort), một thuật ngữ mà các nhà nghiên cứu
kinh tế giáo dục đã vay mượn từ ngành nhân khẩu học.
22
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
Nhóm được định nghĩa là một tập hợp những người cùng trải qua một chuỗi sự kiện trong một
khoảng thời gian.
Nhóm tuổi đi học được định nghĩa là một nhóm học sinh, sinh viên vào học năm đầu tiên tại
bậc đại học (lớp đầu tiên ở một cấp học nào đó), trong cùng một năm học và cùng trải qua quá
trình lên lớp, lưu ban, bỏ học hoặc cùng tốt nghiệp bậc đại học (lớp cuối cấp) (nếu có).
Phân tích nhóm theo dõi dòng chảy học sinh vào học năm đầu tiên tại bậc đại học trong cùng
một năm và học qua một bậc học (cấp học) đầy đủ.
Sử dụng biểu đồ dòng chảy để tính các chỉ báo hiệu quả trong. Để minh họa cách sử dụng phân
tích nhóm, ta hãy tưởng tượng một nhóm khoảng 1,000 sinh viên vào học năm đầu tiên tại bậc đại
học trong cùng năm t = 1 ở bậc đại học với chương trình bao gồm 4 năm. 1,000 sinh viên sẽ từng
bước học qua bậc học này, ngoại trừ những em sẽ bỏ học giữa chừng, những em khác sẽ lưu ban
một hoặc nhiều lần và chỉ có một số em hoàn thành toàn bộ bậc học trong thời gian học tối thiểu
bốn năm. Biểu đồ dòng chảy trong Hình 2 minh họa tiến trình học của một nhóm ở bậc học đại
học chỉ cho phép lưu ban hai lần. Biểu đồ dòng chảy kiểu này là cơ sở để tính toán một số chỉ báo
“hiệu quả trong” của một bậc học nào đó.
Hình 3. Ví dụ về biểu đồ dòng chảy cho bậc học đại học với chương trình gồm 4 năm
Chỉ dẫn: a) S = số học sinh, R = số lưu ban, D = số bỏ học, P = số lên lớp, G = số học sinh đã
hoàn thành.
b) S1 là số học sinh trong năm 1 (t=1,... 6), S1 là số học sinh lớp 1 (f=1,... 4), S2
1
là số học sinh
năm 2 và lớp 1,...
Biểu đồ dòng chảy được xây dựng dựa trên một số giả thiết quan trọng:
+ Áp dụng cùng một tỷ lệ lưu ban, lên lớp và bỏ học ở bất kỳ khối lớp nào, không kể việc một
23
Trương Thị Phương Dung, Nguyễn Thanh Thủy, Lê Vũ Hà, Trần Thị Thịnh JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
sinh viên lên thẳng lớp học đó hoặc lưu ban một hoặc một số lần (tức là giả thuyết về hành
vi đồng nhất).
+ Trong những năm tiếp theo sẽ không có thêm sinh viên sau khi bỏ học.
+ Số lần mà bất kỳ một sinh viên nào đó được phép lưu ban phải được xác định rõ ràng.
+ Tỷ lệ dòng chảy cho tất cả các lớp là không đổi miễn là các thành viên trong nhóm vẫn đang
theo học ở ( bậc học) cấp học đó.
Để có được giá trị thực của tất cả các yếu tố trong biểu đồ dòng chảy ở Hình 2, Ta sẽ cần
thông tin thu thập thông qua một hệ thống dữ liệu cá nhân nào đó. Mặc dù vấn đề này đã được thử
nghiệm, nhưng nó thường quá tốn kém và mất thời gian. Ta có thể sử dụng con số ước tính về tỷ
lệ lưu ban, bỏ học và lên lớp, đây là những tỷ lệ thực sự được ghi lại cho một năm nào đó của các
lớp khác nhau ở cấp học mà ta muốn xác định hiệu quả. Khi sử dụng những tỷ lệ dòng chảy này
trong thực tế, ta có thể có được một nhóm giả định gồm 1,000 sinh viên, và đây chính là “nhóm”
của chúng ta.
Giả sử từ một hệ thống dữ liệu thực tế của một đơn vị hoặc một khu vực tại bậc giáo dục đại
học, ta tính toán được các tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ lưu ban, tỉ lệ bỏ học như Bảng 1.
Bảng 1. Tỷ lệ lên lớp, lưu ban và bỏ học của sinh viên ở 1 trường Đại học năm 2010
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Lên lớp 69,4% 75,9% 70,6% 43,5%
Lưu ban 26,4% 22,4% 26,0% 19,7%
Bỏ học 4,2% 1,7% 3,4% 36,8%
Bây giờ ta có thể sử dụng các tỷ lệ dòng chảy này kết hợp với biểu đồ dòng chảy trong Hình 3
để xây dựng (theo giả thiết) tiến trình học của 1,000 sinh viên vào học đại học năm 2010. Kết quả
là biểu đồ dòng chảy trong Hình 3 (giả định là chỉ được phép lưu ban hai lần)
Hình 4. Biểu đồ cho thấy tiến trình học của nhóm 1,000 sinh viên học ở 1 trường Đại học dựa vào
tỷ lệ dòng chảy năm 2010
Tỷ lệ lãng phí: một chỉ báo về hiệu quả trong.
Biểu đồ dòng chảy này cung cấp thông tin gì về hiệu quả trong cho chúng ta. Nếu ta so sánh
24
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
số lượng năm-học sinh mà nhóm sử dụng khi học qua bốn năm của bậc học này với số sinh viên
tốt nghiệp đại học, ta sẽ có thể để đánh giá xem quá trình giáo dục này có hiệu quả hay không.
Trong trường hợp hiệu quả 100%, tất cả 1,000 thành viên của nhóm đã có thể hoàn thành bậc
học trong thời gian lý tưởng là bốn năm - họ sẽ phải dành 4× 1000 = 4, 000 năm-học sinh.
Do đó, tỷ lệ đầu vào/đầu ra lý tưởng sẽ là:
Tỷ lệ
Đầu vào
Đầu ra
lý tưởng =
4× 1, 000 năm-học sinh
1,000 người đã hoàn thành cấp học
=
4, 000
1, 000
= 4, 0
Tuy nhiên, trong thực tế, Hình vẽ cho thấy rằng, chỉ có 404 trong số 1,000 thành viên nhóm
hoàn thành cấp học (tức là 162, sau đó là 152 và 90). Vì vậy, đầu ra của bậc học này thấp hơn mức
có thể; lý do là tỷ lệ lưu ban cao đã làm tăng số năm-học sinh mà nhóm đã sử dụng hết:
Năm năm - học sinh
1 1,000 +264 +70 = 1.334
2 694 +339 +124 = 1,157
3 526 +394 +197 = 1,118
4 372 +351 +208 = 931
Tổng số cho 4 năm học = 4,540
Do đó, tỷ lệ đầu vào/đầu ra thực tế sẽ là:
Tỷ lệ
Đầu vào
Đầu ra
thực tế =
4,540 năm -học sinh
404 người đã hoàn thành chu kỳ
= 11, 24
Đến bước cuối cùng, bây giờ bạn có thể tính hiệu quả trong bằng cách đối chiếu tỷ lệ đầu
vào/đầu ra thực tế và tỷ lệ đầu vào/đầu ra lý tưởng. Kết quả một lần nữa thể hiện dưới dạng tỷ lệ,
thường được gọi là tỷ lệ lãng phí:
Tỷ lệ lãng phí =
Tỷ lệ
đầu vào
đầu ra
thực tế
Tỷ lệ
đầu vào
đầu ra
lý tưởng
Trong ví dụ của chúng ta: Tỷ lệ lãng phí =
11, 24
4, 0
= 2, 8
Như vậy, năm 2010, giáo dục bậc đại học tại một trường có tỷ lệ lãng phí là 2,8. Đáng ra tỷ
lệ này có thể bằng một. Nhưng trong thực tế, nhiều trường hoặc quốc gia có tỷ lệ lãng phí là 1,5
và 2,0 hoặc thậm chí cao hơn. Tỷ lệ lãng phí là 2,8 có nghĩa là chi phí cần thiết để có được những
sinh viên hoàn thành bậc học cao gấp 2,8 lần chi phí lý tưởng.
Hệ số hiệu quả: Một chỉ số khác thường được sử dụng trong tính toán tỷ lệ lãng phí là hệ số
hiệu quả. Đây là nghịch đảo của tỷ lệ lãng phí. Định nghĩa và cách tính hệ số hiệu quả như sau:
25
Trương Thị Phương Dung, Nguyễn Thanh Thủy, Lê Vũ Hà, Trần Thị Thịnh JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
"Tỷ lệ % số năm-học sinh lý tưởng (tối ưu) cần thiết (tức là không có lưu ban và bỏ học) để tạo
ra một số lượng sinh viên tốt nghiệp nhất định ở một bậc học trong tổng số năm-học sinh thực tế
được sử dụng để tạo ra cùng một số lượng sinh viên tốt nghiệp".
Cách tính: Chia số năm- sinh viên lý tưởng cần thiết để tạo ra số sinh viên tốt nghiệp nhất định
ở một bậc học cụ thể (có nghĩa là 4×404) cho số năm- sinh viên thực tế được sử dụng để tạo ra
cùng một số lượng sinh viên tốt nghiệp, và nhân kết quả với 100.
(4× 404/4, 540) × 100 = 35, 6%
Trong trường hợp ta đã tính tỷ lệ lãng phí, hệ số hiệu quả là nghịch đảo của tỷ lệ lãng phí, lưu
ý rằng: Hệ số hiệu quả = 1/tỷ lệ lãng phí= 1/2,8 = 35,6%.
Tỷ lệ thu được. Cách tính: Chia 404 (sinh viên đã tốt nghiệp) cho nhóm 1,000 học sinh, sinh
viên ban đầu.
404/1,000 = 40,4% là tỷ lệ tốt nghiệp cho nhóm 1,000 học sinh, sinh viên ban đầu.
Một chỉ số khác được quan tâm là thời gian đi học trung bình của mỗi sinh viên tốt nghiệp.
Một lần nữa, có thể dễ dàng tính chỉ số này dựa trên biểu đồ dòng chảy của nhóm học sinh. Mỗi
đợt sinh viên tốt nghiệp được nhân với số năm học cần thiết để hoàn thành bậc học. Ví dụ:
Thời gian đi học trung bình của mỗi sinh viên tốt nghiệp bằng:
(162 × 4) + (152 × 5) + (90× 6)
404
= 4, 8 năm
Hình 5. Dòng chảy học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục
2.2. Hiệu quả trong của giáo dục đại học tại Việt Nam giai đoạn 2005-2015
Trong một hệ thống giáo dục thông thường, Đầu ra của chu kỳ giáo dục được coi là số lượng
học sinh tốt nghiệp chu kỳ học tập. Với cách tính hiệu quả trong bằng việc sử dụng sơ đồ dòng
chảy sinh viên ở trên thì đã dễ dàng xác định được đầu ra của hoạt động giáo dục tại bậc đại học là
số lượng học sinh tốt nghiệp đại học trên cơ sở các chỉ số tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ lưu ban và tỉ lệ bỏ học
đã được thống kê và tính toán trong thực tế trong một chu kỳ đào tạo 4 năm với thời gian đào tạo
tối đa ở bậc cử nhân đại học trung bình là 6 năm.
Tại bậc giáo dục đại học Việt Nam, theo dữ liệu thống kê thực tế của niên giám thống kê của
Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2005-2015, người viết tổng hợp được kết quả các chỉ tiêu tỉ lệ lên
26
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
lớp, tỉ lệ lưu ban và tỉ lệ bỏ học theo các bảng sau:
Bảng 2. Số sinh viên tuyển mới vào bậc đại học
Cấp học 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Đại học 18-21 294,873 295,186 335,943 331,611 323,842 349,653 356,415 367,953 334,125 496,895 518,587
Cao đẳng, Đại học, Sau
đại học
18-23 579,176 628,716 725,075 668,383 688,110 808,804 818,784 802,946 741,731 759,974 821,410
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu trong niên giám thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2005-2015
Bảng 3. Tỉ lệ sinh viên lên lớp tại bậc đại học ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2015
Đơn vị: %
Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Trung bình
2004-2005 85,58 86,44 85,40 88,56 86,50
2005-2006 86,1 87,28 85,52 86,74 86,41
2006-2007 83,05 83,51 83,86 85,75 84,04
2007-2008 83,79 85,37 85,07 86,26 85,12
2008-2009 87,54 86,95 89,29 88,58 88,09
2009-2010 84,89 86,94 89,08 90,20 87,78
2010-2011 86,77 87,19 87,44 91,68 88,27
2011-2012 88,59 90,35 90,82 92,06 90,46
2012-2013 86,85 89,24 89,52 91,74 89,34
2013-2014 88,01 89,47 90,16 91,44 89,77
2014-2015 89,09 91,44 89,80 92,16 90,62
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu trong niên giám thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2005-2015
Bảng 4. Tỉ lệ sinh viên bỏ học tại bậc đại học ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2015
Đơn vị: %
Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Trung bình
2004-2005 8,28 7,12 7,05 5,47 6,98
2005-2006 7,84 7,45 6,99 6,38 7,17
2006-2007 8,98 8,18 7,32 6,71 7,80
2007-2008 8,67 7,52 7,50 5,62 7,33
2008-2009 6,39 5,90 5,53 4,96 5,70
2009-2010 7,23 6,14 5,21 4,65 5,81
2010-2011 6,19 6,05 5,03 3,41 5,17
2011-2012 5,95 5,46 3,84 3,22 4,62
2012-2013 6,56 4,94 4,99 3,38 4,97
2013-2014 6,15 4,85 4,17 3,53 4,68
2014-2015 5,68 4,03 4,85 3,17 4,43
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu trong niên giám thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2005-2015
27
Trương Thị Phương Dung, Nguyễn Thanh Thủy, Lê Vũ Hà, Trần Thị Thịnh JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
Bảng 5. Tỉ lệ sinh viên lưu ban tại bậc đại học ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2015
Đơn vị: %
Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Trung bình
2004-2005 6,14 6,44 7,55 5,97 6,53
2005-2006 6,06 5,27 7,49 6,88 6,43
2006-2007 7,97 8,31 8,82 7,54 8,16
2007-2008 7,54 7,11 7,43 8,12 7,55
2008-2009 6,07 7,15 5,18 6,46 6,22
2009-2010 7,88 6,92 5,71 5,15 6,42
2010-2011 7,04 6,76 7,53 4,91 6,56
2011-2012 5,46 4,19 5,34 4,72 4,93
2012-2013 6,59 5,82 5,49 4,88 5,70
2013-2014 5,84 5,68 5,67 5,03 5,56
2014-2015 5,23 4,53 5,35 4,67 4,95
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu trong niên giám thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2005-2015
Với số liệu từ niên giám thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2005-2015, sau quá trình
tính toán hiệu quả trong theo công thức trên ta kết quả tại Bảng 6.
Bảng 6. Các chỉ số hiệu quả trong tại bậc đại học ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2015
Chỉ số 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013
Trung
bình
Tỉ lệ đầu vào/đầu ra 5,51 5,53 5,90 5,71 5,33 5,37 5,25 4,95 5,13 5,41
Tỉ lệ lãng phí 1,38 1,38 1,48 1,43 1,33 1,34 1,31 1,24 1,28 1,35
Hệ số hiệu quả 0,73 0,72 0,68 0,70 0,75 0,74 0,76 0,81 0,78 0,74
Tỉ lệ thu được 0,65 0,65 0,60 0,62 0,69 0,67 0,70 0,75 0,72 0,67
Thời gian đi học trung
bình của mỗi sinh viên tốt
nghiệp (năm)
4,16 4,17 4,20 4,19 4,14 4,14 4,15 4,12 4,13 4,16
Tổng số sinh viên (người) 1,046,291 1,087,813 1,136,904 1,180,547 1,242,778 1,358,965 1,435,887 1,448,021 1,447,167 1,264,930
Đánh giá về hiệu quả trong tại bậc đại học ở VN.
Trong 10 năm qua, các chỉ số hiệu quả đã được cải thiện rõ rệt tại bậc giáo dục đại học ở Việt
Nam:
+ Tỉ lệ đầu vào/ đầu ra thực tế: giảm đáng kể từ mức 5,9 năm 2006 xuống 4,9 năm 2012
+ Tỉ lệ lãng phí giảm đáng kể từ mức 1,48 năm 2006 xuống 1,24 năm 2012
+ Hệ số hiệu quả tăng đáng kể từ mức 68% năm 2006 lên 81% năm 2012
+ Tỉ lệ thu được tăng đáng kể từ mức 60% năm 2006 lên 75% năm 2012
+ Thời gian đi học trung bình của mỗi sinh viên tốt nghiệp giảm đáng kể từ mức 4,2 năm 2006
xuống 4,1 năm 2012
Các chỉ số hiệu quả trong tại bậc đại học ở Việt Nam khá lạc quan, phù hợp với điều kiện kinh
tế xã hội Việt Nam giai đoạn này.
28
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
3. Kết luận
Bài viết này là một phân tích kinh tế giáo dục về hiệu quả trong của hệ thống giáo dục đại học
ở Việt Nam. Người viết đã sử dụng các phương pháp tính toán, áp dụng các mô hình lý thuyết và
thực nghiệm như mô hình phân luồng học sinh, sinh viên.
Trên thực tế, sự cạnh tranh giữa các trường đại học trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt
Nam nói riêng và hệ thống giáo dục đại học trên toàn thế giới nói chung càng ngày càng gay gắt.
Từ đó có thể dẫn tới sự phân biệt về mức độ thu hút của các trường đại học. Ngày nay, sự hấp dẫn
của các trường đại học phụ thuộc vào danh tiếng khoa học (thường liên quan đến danh tiếng của
các nhà nghiên cứu làm việc ở đó, số lượng các bài báo, tạp chí, các nghiên cứu có giá trị về mặt
khoa học...) và các chỉ số về hiệu quả trong. Cải thiện các chỉ số này sẽ giúp các trường đại học
hiện nay thu hút nhiều sinh viên hơn trong môi trường cạnh tranh hiện tại. Đây cũng là một trong
những động lực phát triển của các trường trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, “Niên giám thống kê từ 2005 đến 2015”.
[2] Barbaro, Salvatore (2005), Equity and Efficiency Considerations of Public Higher
Education, Lecture Notes in Economics and Mathematical Systems, Springer.
[3] L’Institut International de Planification de l’education (France), Distance education
programme on Education Sector Planning (2011), Module 2, 3: “Statistics for educational
planning”.
ABSTRACT
Internal efficiency in higher education in Vietnam from 2005 to 2015
Efficiency is an indicator that is used popularly to assess socio-economic activities, including
the education sector. The economic efficiency of education consists of two types: internal
efficiency and external efficiency. Among them, internal efficiency is one of the key indicators,
which is the basis for identifying, evaluating and comparing the performance of college-university
educational activities. This paper presents the internal efficiency, the calculation, the significance
of this indicator and the data on internal efficiency in higher education in Vietnam from
2005 to 2015.
Keywords: Efficiency, internal efficiency of education, internal efficiency in higher education.
29

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_trong_cua_giao_duc_dai_hoc_tai_viet_nam_giai_doan_2.pdf