Sổ tay 6: Kỹ năng làm giảng viên (Phần 1)

PHẦN 1: NGUYÊN LÝ HỌC TẬP VÀ

THAY ĐỔI HÀNH VI

1. Khả năng học và ghi nhớ thông tin

Người lớn học và nhớ thông tin khác trẻ em. Là

giảng viên hoặc cán bộ điều hành buổi sinh hoạt

câu lạc bộ, chúng ta cần biết người lớn học thông

qua chú ý, suy nghĩ và th ực hành. Họ sẽ chỉ nhớ

những thông tin họ tập trung xem và nghe, thông

tin khiến họ phải suy nghĩ và h ồi tưởng vào hoàn

cảnh bản thân gia đình h ọ và nhớ những hành vi

họ đã trực tiếp thực hành.

pdf 18 trang yennguyen 2600
Bạn đang xem tài liệu "Sổ tay 6: Kỹ năng làm giảng viên (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sổ tay 6: Kỹ năng làm giảng viên (Phần 1)

Sổ tay 6: Kỹ năng làm giảng viên (Phần 1)
DỰ ÁN CÂU LẠC BỘ HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG 
Vì sự phát triển toàn diện của trẻ 
SỔ TAY 6 
KỸ NĂNG 
Làm giảng viên 
Hà Nội, 2014 
Trung tâm Nghiên cứu và Đào 
tạo Phát triển Cộng đồng 
Quỹ GCC Canada 
Hội liên hiệp phụ nữ 
tỉnh Hà Nam 
Trường đại học Monash Trường đại học Melbourne 
1 
SỔ TAY 6 
KỸ NĂNG LÀM GIẢNG VIÊN 
Hà Nội, 2014 
DỰ ÁN CÂU LẠC BỘ HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG 
Vì sự phát triển toàn diện của trẻ 
2 
3 
LỜI TỰA 
Cuốn sổ tay này được xây dựng để phục vụ cho dự án 
Câu Lạc Bộ học tập cộng đồng vì sự phát triển toàn diện 
của trẻ. Tài liệu được thiết kế ngắn gọn, dành cho đối 
tượng người đọc là cán bộ hội phụ nữ và trạm y tế xã, 
những cán bộ điều hành câu lạc bộ hướng dẫn người cha 
người mẹ và ông bà cách chăm sóc trẻ đúng cách trong 
giai đoạn 24 tháng đầu đời. 
Dự án do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển 
Cộng đồng, cùng các đối tác Ban nghiên cứu Jean Hailes 
thuộc đại học Monash, trường đại học tổng hợp 
Melbourne (Úc) thiết kế và triển khai, với sự hỗ trợ của Hội 
liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà Nam. 
Cuốn tài liệu này nằm trong bộ tài liệu dự án bao gồm 7 
cuốn sổ tay, 5 bộ đĩa DVD và 5 bộ tranh treo-tờ rơi: 
 Sổ tay 1: Chăm sóc người mẹ giai đoạn mang thai 
 Sổ tay 2: Chăm sóc mẹ và bé sơ sinh 
 Sổ tay 3: Nuôi con khỏe mạnh 
 Sổ tay 4: Chăm sóc con khỏe và sớm phát triển 
 Sổ tay 5: Giúp con phát triển các kỹ năng cần thiết 
 Sổ tay 6: Kỹ năng làm giảng viên 
 Sổ tay 7: Kỹ năng vận hành theo dõi giám sát Câu 
Lạc Bộ 
Chúng tôi xin cảm ơn tổ chức Grand Challenges Canada 
đã hỗ trợ tài chính và các chuyên gia quốc tế và trong 
nước đã góp ý cho nội dung các cuốn sổ tay và bộ đĩa. 
4 
Mọi góp ý xin gửi về: 
ThS. Trần Thị Thu Hà 
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) 
Địa chỉ: Số 39, ngõ 255, phố Vọng, quận HBT, Hà Nội 
Điện thoại: 04 – 36280350 Fax: 04 – 36280200 
Email: office@rtccd.org.vn 
5 
MỤC LỤC 
6 
LỜI GIỚI THIỆU 
Giảng viên hay giáo viên, theo cách hiểu truyền thống, là người 
thầy cô có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho học sinh. 
Mục tiêu đặt ra cho buổi giảng là học sinh hiểu bài, lắng nghe, trả 
lời được các câu hỏi. Vì thế, người giáo viên thường tập trung 
soạn bài thật kỹ, viết ra hết những kiến thức có được và giảng giải 
trên lớp. Học sinh cố gắng ghi chép hết lời thầy cô, học thuộc 
những gì ghi được. Lối giảng ấy, phù hợp cho việc cung cấp kiến 
thức hoàn toàn mới. 
Khi nội dung buổi giảng quen thuộc với cả học viên và giáo viên, 
gắn liền với thực hành hàng ngày, chẳng hạn việc ăn, uống, nghỉ 
ngơi, chăm sóc phụ nữ mang thai và chăm sóc trẻ nhỏ, cách giảng 
truyền thống thường ít hiệu quả. Trong những trường hợp này, đối 
tượng dự lớp đã có cách hiểu và cách làm của riêng họ. Việc học 
tập ở đây là giúp cho họ mô tả việc họ đã và đang quen làm, nhận 
ra được hành vi tốt, phù hợp với khoa học chăm sóc cho sự phát 
triển toàn diện của trẻ, phát hiện hành vi chưa phù hợp, hiểu tại 
sao cần điều chỉnh lại theo cách khác, và làm như thế nào Việc 
giảng không đơn giản là truyền kiến thức từ người giảng viên sang 
người học, mà thực chất là lắng nghe học viên nói về vấn đề, trao 
đổi giữa các học viên, giảng viên, hướng tất cả đến sự thay đổi thái 
độ và kiến thức, để trở về nhà tự nguyện thực hành chuyển đổi 
hành vi cũ sang hành vi m ới. Lối giảng này hướng tới THAY ĐỔI 
HÀNH VI, và giảng viên trở thành người tư vấn chuyển đổi hành vi. 
Tài liệu này giúp đào tạo cán bộ điều hành – giảng viên cho các 
buổi sinh hoạt, tổ chức bởi Câu Lạc Bộ Học tập Cộng đồng vì sự 
Phát triển Toàn diện của Trẻ. Chúng tôi hy vọng bộ tài liệu sẽ hữu 
ích với cán bộ chăm sóc sức khỏe cộng đồng tỉnh Hà Nam và hy 
vọng trẻ em Hà Nam sẽ có được sự chăm sóc đúng cách, tình 
thương yêu và môi trường hỗ trợ của cả gia đình và cộng đồng. 
Chủ nhiệm chương trình 
Bác sỹ, tiến sỹ Trần Tuấn 
7 
PHẦN 1: NGUYÊN LÝ HỌC TẬP VÀ 
THAY ĐỔI HÀNH VI 
1. Khả năng học và ghi nhớ thông 
tin 
Người lớn học và nhớ thông tin khác trẻ em. Là 
giảng viên hoặc cán bộ điều hành buổi sinh hoạt 
câu lạc bộ, chúng ta cần biết người lớn học thông 
qua chú ý, suy nghĩ và th ực hành. Họ sẽ chỉ nhớ 
những thông tin họ tập trung xem và nghe, thông 
tin khiến họ phải suy nghĩ và h ồi tưởng vào hoàn 
cảnh bản thân gia đình h ọ và nhớ những hành vi 
họ đã trực tiếp thực hành. 
Hình thức học 
8 
Do vậy, cán bộ điều hành cần đảm bảo người 
tham gia có cơ hội thực hiện 6 tốt: 
• Đọc tốt: Cung cấp thông điệp ngắn gọn rõ ràng 
cho người tham gia 
• Nghe tốt: Đưa ra quy định để phòng yên tĩnh 
khi chiếu băng hình, b ật loa to đủ nghe, tăng 
khả năng chú ý. 
• Nhìn tốt: các vị trí ngồi của người tham gia đều 
có khả năng nhìn rõ màn hình và tranh treo. 
Yêu cầu mọi người kéo ghế ngồi gần lại để 
xem rõ hơn. 
• Nghe và nhìn tốt: Chiếu băng đĩa theo t ừng 
phần nội dung, để người tham gia suy nghĩ 
• Nói tốt: Sau mỗi phần nội dung của băng đĩa, 
cán bộ điều hành khởi động thảo luận bằng 
cách đặt câu hỏi và mời người tham gia chia 
sẻ thông tin 
• Làm tốt: Hướng dẫn làm các kỹ năng và tổ 
chức để người tham gia trực tiếp thực hành 
trên mô hình, sau đó th ảo luận và tổng kết 
cách làm tốt. 
B
Ị Đ
ỘNG 
CH
Ủ Đ
ỘNG 
9 
2. Động cơ học tập của người lớn 
Người lớn chỉ học khi họ thấy cần thiết và những 
kiến thức đó thực tế với công việc hàng ngày. Do 
vậy, dạy học cho người lớn là một công việc hết 
sức khó khăn, nhưng rất lý thú, bởi một số người 
tham gia đôi khi biết nhiều hơn cán bộ điều hành. 
Một số người tham gia sinh hoạt Câu Lạc Bộ 
(CLB) rất tự hào về một số kinh nghiệm làm việc 
thực tế đã có và có thể hoài nghi về mức độ hữu 
ích của một vài thông tin cán bộ điều hành cung 
cấp. Trong giảng dạy tại CLB, nhiệm vụ của cán 
bộ điều hành là đưa ra câu hỏi, gợi mở các mối 
quan tâm của người tham gia, tìm hiểu những 
kiến thức và kỹ năng họ chưa biết, dẫn dắt vào 
chủ đề có thể trả lời cho các băn khoăn của hộ gia 
đình, sử dụng kinh nghiệm của người dân trong 
cộng đồng để chia sẻ học tập lẫn nhau và cung 
cấp cơ hội thực hành cho người tham gia. 
Các điều kiện giúp các hộ gia đình (HGĐ) tham 
gia sinh hoạt CLB thoải mái và nhớ kiến thức và 
kỹ năng tốt: 
• Chủ đề sinh hoạt liên quan trực tiếp đến 
những vấn đề mà HGĐ đang hoặc sẽ quan 
tâm. Mời đúng đối tượng cho mỗi bài là rất 
quan trọng. 
• Mỗi chủ đề đều gắn liền giữa cung cấp kiến 
thức với thực hành kỹ năng. Dành đủ thời gian 
10 
cho người tham gia thực hành điều nhất thiết 
cần tập trung. 
• Người tham gia là trung tâm của quá trình học 
tập, cán bộ điều hành làm nhiệm vụ gợi mở và 
hướng dẫn. 
• Người tham gia được tự thể hiện mình, không 
e ngại, khi mắc sai sót thì không bị quy kết, 
phê phán. 
• Giờ sinh hoạt tổ chức phù hợp với khả năng 
bố trí của phần lớn hộ gia đình. 
• Buổi sinh hoạt đi kèm với cơ hội giao tiếp xã 
hội: ăn bánh, uống trà, gặp nhau bàn chuyện, 
giao lưu văn nghệ. 
3. Quy trình thay đổi hành vi 
Thay đổi hành vi là một quá trình, gồm 5 giai 
đoạn. Thời gian cần thiết để chuyển đổi từ thay 
đổi nhận thức sang thay đổi thái độ và hành vi 
nhanh hay chậm tùy thuộc vào: 
• Khả năng nhận thức của từng người. 
• Khả năng vụng khéo của từng người. 
• Điều kiện của từng gia đình. 
• Sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. 
11 
Sự chuyển tiếp từ giai đoạn 4 (thực hành kỹ năng 
mới tại nhà) sang giai đoạn 5 (duy trì thực hành kỹ 
năng mới tại nhà bền vững) là khó khăn nhất. Để 
biến kỹ năng đã học thành kỹ năng của riêng mình 
và thực hành hàng ngày tại nhà, người mẹ cần: 
• Có tài liệu tham khảo về cách thực hành kỹ 
năng mới (đối với kỹ năng khó, có nhiều 
 Mong 
muốn 
giải 
quyết 
vấn đề 
Tìm 
hiểu 
học kỹ 
năng 
trên 
lớp 
Có 
hiểu 
biết 
về 
vấn 
đề 
Thực 
hiện 
kỹ 
năng 
mới 
tại 
nhà 
Duy trì 
thực hành 
tại nhà 
&tuyên 
truyền 
người ≠ 
Chưa 
hiểu 
biết 
về 
vấn 
đề 
GĐ1 GĐ2 GĐ3 GĐ4 GĐ5 
12 
bước). Sau buổi sinh hoạt, cán bộ điều hành 
cần phát tờ rơi, khuyến khích bà mẹ thực hành 
và ghi chép về những tiến bộ đã đạt được. 
• Có sự hướng dẫn thêm của cán bộ điều hành. 
Cán bộ điều hành cần định kỳ thăm hộ, ghi 
chép về quá trình thay đổi hành vi của HGĐ. 
• Có sự hỗ trợ của các thành viên khác trong gia 
đình. Cán bộ điều hành cần tuyên truyền thêm 
cho các thành viên quan trọng (có quyền quyết 
định) trong gia đình. 
• Có sự chia sẻ cách làm tốt và cách khắc phục 
khó khăn giữa các phụ nữ cùng hoàn cảnh. 
Cán bộ điều hành cần rà soát lại nội dung đã 
học buổi trước, mức độ thực hiện các hành vi 
tốt của các bà mẹ sau buổi sinh hoạt tuần 
trước, xác định các bà mẹ cần sự giúp đỡ và 
bố trí nhóm bà mẹ có kỹ năng tới nhà giúp 
người phụ nữ gặp khó khăn. 
13 
PHẦN 2: KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH 
1. Vai trò của cán bộ điều hành Câu 
Lạc Bộ 
Cán bộ điều hành CLB có vai trò cụ thể sau: 
• Mời phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con 
nhỏ dưới 24 tháng tuổi (hoặc đối tượng khác 
phù hợp với nội dung buổi sinh hoạt – bố, ông 
bà của trẻ) tới tham gia; 
• Cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người 
tham gia thông qua các tài liệu băng hình, 
tranh treo, hướng dẫn thực hành và thuyết 
trình của cán bộ CLB; 
• Ghi chép sự tham gia của đối tượng và những 
thay đổi hành vi đối tượng đã thực hiện được 
sau buổi học trước. 
• Tổ chức nhóm chị em tự giúp để tư vấn hỗ trợ 
các phụ nữ cần sự giúp đỡ đặc biệt: phụ nữ bị 
bạo hành, phụ nữ có rối nhiễu tâm trí hoặc gia 
đình có sự cố, phụ nữ sinh con thiếu tháng, 
phụ nữ nghèo đặc biệt, phụ nữ có con suy 
dinh dưỡng nặng, phụ nữ nuôi con nhỏ gặp 
nhiều khó khăn (con khóc dạ đề, trẻ bị viêm 
nhiễm.). 
14 
• Thực hiện báo cáo hàng tháng về công tác vận 
hành CLB và sự tham gia của cộng đồng tới 
ban quản lý dự án. 
2. Môi trường sinh hoạt CLB cần đạt 
được 
• Mọi người đều có quyền được nói, đóng góp ý 
kiến và được thực hành; 
• Vui vẻ, sôi nổi; 
• Người tham gia nhớ được thông điệp chính, 
hành vi tốt cần áp dụng và biết phải làm gì khi 
về đến nhà 
• Người tham gia biết nội dung các buổi sinh 
hoạt lần tới và trong tháng, cùng thời gian 
ngày giờ tổ chức. 
Để tạo được môi trường tích cực này, cán bộ điều 
hành CLB cần: 
• Khuyến khích mọi người đóng góp ý kiến của 
mình. 
• Lắng nghe và hiểu rõ về các ý tưởng đóng góp 
• Tập trung vào cả quá trình làm việc nhóm và 
nội dung làm việc 
• Hướng dẫn bài tập thực hành rõ ràng và nhiệt 
tình, mời người tham gia lên thực hành. 
15 
• Phát tài liệu và hướng dẫn người tham gia 
cách áp dụng tại nhà. 
• Giới thiệu về các bài tiếp theo trong tháng và 
nội dung của bài và đối tượng cần/nên tham 
gia. Dán tờ chương trình sinh hoạt và chủ đề 
của tháng, của quý lên tường phòng sinh hoạt 
CLB 
 không: 
• Cắt ngang ý kiến của người khác, thiếu kiên 
nhẫn; 
• Hoàn chỉnh các câu nói của mọi người giúp 
họ; 
• Phản đối những người không cùng quan điểm; 
• Bày tỏ những tín hiệu (không bằng lời nói) tiêu 
cực; 
• Giảng giải dài dòng. 
16 
3. Giới thiệu bài học trước buổi sinh 
hoạt 
Trước buổi sinh hoạt, cán bộ điều hành cần làm 
rõ với người tham gia: 
• Tên của cán bộ điều hành và vai trò 
• Tên dự án và các cơ quan tài trợ, triển khai 
• Địa điểm triển khai và thời gian dự án 
• Tổng quan 5 đĩa và 24 bài 
• Tên bài và chủ đề học hôm nay 
• Các phần nội dung chi tiết của bài 
• Thời gian cần thiết để học, thảo luận 
• Cách thức tiến hành bài học 
• Quy định của lớp học 
Lưu ý: phần in nghiêng là nội dung cần nêu ở khi 
giới thiệu các bài 1, 5, 10, 14 và bài 19. Với các 
bài khác, có thể có hoặc không giới thiệu. 
Chào các chị em. Tên tôi là .., tôi là [vị trí trong xã 
thôn], nhiều chị em chúng ta đã bi ết tôi từ trước. 
Hôm nay, tôi là cán bộ điều hành hướng dẫn 
chúng ta học bài [số bài]. Đây là dự án sinh hoạt 
câu lạc bộ cộng đồng vì sự phát triển toàn diện 
của trẻ do quỹ GCC Canada tài trợ và hội phụ nữ 
tỉnh triển khai. Dự án được thực hiện thí điểm tại 3 
xã Đ ọi Sơn, Nhân Thịnh và Liêm Cần trên toàn 
tỉnh trong hai năm 2014 và 2015. Chương trình 
tổng thể gồm 24 bài, hướng dẫn chúng ta cách 
chăm sóc phụ nữ có thai, chăm sóc trẻ để kích 
thích sự phát triển thể lực, trí tuệ và tình cảm. 
17 
Bài [số bài] chúng ta học hôm nay nói về chủ đề 
[tên chủ đề chính]. Trong bài này chúng ta sẽ học 
về [liệt kê các nội dung chính của bài]. Tổng thời 
gian buổi sinh hoạt khoảng [số phút], từ [thời gian 
bây giờ] đến [thời gian kết thúc]. 
Chúng ta sẽ xem băng đĩa. Sau m ỗi phần, ta sẽ 
thảo luận và thực hành trên mô hình [hoặc thực 
hành với trẻ], trước khi đi sang phần tiếp theo. 
Bây giờ, chúng ta cùng thống nhất về nội quy lớp 
học. 
4. Các kỹ năng người điều hành cần 
có 
Người điều hành CLB trước tiên cần phải hiểu rõ 
vai trò của mình, sau đó, người điều hành cần có 
các kỹ năng sau: 
• Kỹ năng quan sát 
• Kỹ năng lắng nghe và tóm tắt 
• Kỹ năng đặt câu hỏi 
• Kỹ năng phản hồi mang tính xây dựng 
• Kỹ năng hướng dẫn 
• Kỹ năng chia nhóm thực hành 
• Kỹ năng sử dụng giáo cụ trực quan 

File đính kèm:

  • pdfso_tay_6_ky_nang_lam_giang_vien_phan_1.pdf