Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trong tương lai. Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đồng thời được áp dụng. Kết quả phân tích 168 mẫu điều tra thu thập trực tiếp từ các khách hàng cá nhân và tổ chức có sử dụng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa, cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo thứ tự là: (i) Sự đồng cảm - hình ảnh (ii) Sự tin cậy và (iii) Tính đáp ứng
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 160 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH KHÁNH HÒA PROMOTING THE QUALITY SERVICE AT THE AGRIBANK - KHANH HOA BRANCH Nguyễn Thị Nguyệt1, Nguyễn Văn Ngọc2 Ngày nhận bài: 21/ 11/2013; Ngày phản biện thông qua: 14/12/2013; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trong tương lai. Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đồng thời được áp dụng. Kết quả phân tích 168 mẫu điều tra thu thập trực tiếp từ các khách hàng cá nhân và tổ chức có sử dụng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa, cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo thứ tự là: (i) Sự đồng cảm - hình ảnh (ii) Sự tin cậy và (iii) Tính đáp ứng. Từ khóa: Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa, chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn của khách hàng ABSTRACT The purpose of this study was to evaluate the quality service at the Agribank - Khanh Hoa branch, on the basis of which proposed a number of measures to improvequality quality service for bank branches in the future. Qualitative research methods and quantitative were applied. Analysis of 168 sample results collected directly from individual customers and organizations that have used services at the Agribank - Khanh Hoa branch, showed that there are three factors that affect customer satisfaction. In diminishing order they are: (i) Empathy-Image, (ii) Reliability and (iii) Responsiveness. Keywords: Agribank - Khanh Hoa branch, quality service, customer satisfaction 1 Nguyễn Thị Nguyệt: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Nguyễn Văn Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế - tài chính trên thế giới đã làm cho nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nước, trong đó có các ngân hàng thương mại. Xác định tỉnh Khánh Hòa có nhiều tiềm năng phát triển nên hầu hết các ngân hàng thương mại đều mở chi nhánh, do đó việc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng là không thể tránh khỏi. Trong môi trường cạnh tranh đó, khách hàng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chiến lược kinh doanh hướng đến khách hàng đang trở thành chiến lược quan trọng hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Để giữ được sự trung thành của khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, ngân hàng cần phải luôn đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, tạo sự thỏa mãn cao nhất cho khách hàng. Chính vì vậy, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ là điều rất cần thiết. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.1. Đối tượng nghiên cứu Là chất lượng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa. 1.2. Phạm vi nghiên cứu Số liệu nghiên cứu từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2012 và thu thập dữ liệu địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 161 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp từ việc khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và các báo cáo tổng kết của Agribank – Chi nhánh Khánh Hòa, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Khánh Hòa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp định tính: Nghiên cứu các lý thuyết, mô hình về chất lượng dịch vụ, dịch vụ ngân hàng thương mại và sự thỏa mãn của khách hàng. Đánh giá kết quả hoạt động dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2012 bằng các phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá dựa trên các báo cáo tổng kết qua các năm; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa. - Phương pháp định lượng: Thực hiện khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa. Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 6 nhân tố với 29 biến quan sát, sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Số liệu thu thập từ 168 mẫu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0. Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. 3. Cơ sở lý thuyết 3.1. Lý thuyết đánh giá chất lượng dịch vụ Dịch vụ là một khái niệm phổ biến trong marketing và kinh doanh. Là một “sản phẩm đặc biệt” có nhiều đặc tính khác với các loại hàng hóa khác như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể cất trữ. Chính vì vậy, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh về dịch vụ. Theo V.A Zeithaml và M.J Bitner (2000) thì “Dịch vụ là những hành vi, quá trình và cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng”. Parasurman, Zeithaml và Berry (1985, 1988) (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) thì cho rằng “Chất lượng dịch vụ là khoảng cách mong đợi về sản phẩm dịch vụ của khách hàng và nhận thức, cảm nhận của họ khi sử dụng qua sản phẩm dịch vụ đó”. Giống như các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ ngân hàng cũng có những đặc trưng cơ bản sau: tính vô hình, tính không thể tách biệt, tính không ổn định và khó xác định khối lượng, hàm lượng trí thức trong dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn. Các mô hình đánh giá về sự thỏa mãn của khách hàng: Mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng của Mỹ (ACSI model); Mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng của các quốc gia EU (ECSI model); Mô hình lý thuyết về chỉ số hài lòng khách hàng của các ngân hàng của Lê Văn Huy (2007). Phillip Kotler cho rằng sự thỏa mãn là trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng của người đó. Theo đó, sự thỏa mãn có 3 cấp độ như sau: - Nếu mức độ nhận được của khách hàng nhỏ hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận không thỏa mãn; - Nếu mức độ nhận được của khách hàng bằng kỳ vọng thì khách hàng thỏa mãn; - Nếu mức độ nhận được của khách hàng lớn hơn kỳ vọng thì khách hàng sẽ thích thú. Các nhà kinh doanh dịch vụ thường cho rằng, chất lượng của dịch vụ chính là mức độ thỏa mãn của khách hàng. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu cho thấy, chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng là hai khái niệm phân biệt (Zeithaml và Bitner, 2000). Sự thỏa mãn của khách hàng là một khái niệm tổng quát, thể hiện sự hài lòng của họ khi tiêu dùng một dịch vụ. Trong khi đó, chất lượng dịch vụ chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ (Zeithaml và Bitner, 2000). 3.2. Tình hình nghiên cứu Trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, nhiều nhà nghiên cứu đã ứng dụng thang đo SERVEQUAL trong việc đo lường chất lượng dịch vụ như: Thu thập các thông tin hiệu quả vào các khía cạnh chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng (Lotfollah Najar và Ram R.Bishu, 2006), Ugur Yavas (2007), Các nghiên cứu này tập trung vào hiệu chỉnh các thành phần chất lượng dịch vụ đều dựa trên các biến số được đề nghị của Parasuraman (Dẫn theo Lê Văn Huy - Phạm Thị Thanh Thảo, 2008). Kết quả nghiên cứu dịch vụ ngân hàng bán lẻ được đo lường bằng 5 thành phần chất lượng dịch vụ của Parasuraman, cho thấy có ba thành phần Tin cậy, Mức độ đồng cảm và Sự đáp ứng có ảnh hưởng đến Sự hài lòng của khách hàng. 3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa trên mô hình lý thuyết về chỉ số hài lòng khách hàng của các ngân hàng của Lê Văn Huy (2007), và để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tác giả tìm hiểu các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 162 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG - Sự tin cậy: nói lên khả năng cung ứng dịch vụ chính xác, đúng giờ và uy tín. Điều này đòi hỏi sự nhất quán trong việc thực hiện dịch vụ và tôn trọng các cam kết cũng như giữ lời hứa với khách hàng. - Tính đáp ứng: đây là tiêu chí đo lường khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, xử lý hiệu quả các khiếu nại, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. - Năng lực phục vụ: đây là yếu tố tạo nên sự tín nhiệm, tin tưởng cho khách hàng được cảm nhận thông qua sự phục vụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn giỏi, phong thái lịch thiệp và khả năng giao tiếp tốt, nhờ đó khách hàng cảm thấy an tâm mỗi khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. - Sự đồng cảm: chính là sự quan tâm, chăm sóc khách hàng ân cần, dành cho khách hàng sự đối xử chu đáo tốt nhất có thể giúp cho khách hàng cảm thấy mình là “thượng khách” của Ngân hàng và luôn được đón tiếp nồng hậu mọi lúc mọi nơi. - Phương tiện hữu hình: chính là hình ảnh bên ngoài của các cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, phong thái của đội ngũ nhân viên, tài liệu, sách hướng dẫn và hệ thống thông tin liên lạc của Ngân hàng. Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau (Parasuraman và cs, 1988). Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy chất lượng dịch vụ là nguyên nhân dẫn đến sự thỏa mãn (Cronin và Taylor, 1992). Lý do là chất lượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, còn sự thỏa mãn chỉ đánh giá được sau khi khách hàng đã sử dụng dịch vụ đó. Nếu chất lượng được cải thiện nhưng không dựa trên nhu cầu khách hàng thì sẽ không bao giờ khách hàng thỏa mãn với dịch vụ đó. Do đó, khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cảm nhận được dịch vụ có chất lượng cao thì họ sẽ thỏa mãn với dịch vụ đó và ngược lại. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu 1.1. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha Hệ số Cronbach Alpha dùng để kiểm định mối tương quan giữa các biến. Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach Alpha thì sẽ được loại bỏ để Cronbach Alpha tăng lên, các biến còn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm thang đo. Cụ thể, các biến quan sát có hệ số tương quan biến - biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩ n chọ n thang đo khi nó có hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo cho thấy, thang đo “Sự tin cậy” có hệ số Cronbach Alpha là 0,692; “Tính đáp ứng”: 0,621; “Năng lực phục vụ”: 0,727; “Sự đồng cảm”: 0,668; “Phương tiện hữu hình”: 0,752; “Sự thỏa mãn”: 0,821. Một biến quan sát trong thang đo “Tính đáp ứng” không đạt nên bị loại nhưng không làm giảm độ tin cậy của thang đo. Như vậy các thang đo đều có độ tin cậy cần thiết và được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá. 1.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả của phân tích nhân tố khám phá trình bày trong bảng 1. nghiên cứu đề xuất mô hình đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa. Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Sự tin cậy Tính đáp ứng Năng lực phục vụ Sự đồng cảm Phương tiện hữu hình H1 H2 H3 H4 H5 Sự thỏa mãn của khách hàng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 163 Từ bảng 1, có 3 nhân tố được rút ra và có thay đổi so với mô hình đề xuất ban đầu. Nhân tố “Sự tin cậy”, nhân tố “Tính đáp ứng” được giữ nguyên tên gọi. Một nhân tố mới được đặt tên là “Sự đồng cảm - hình ảnh”. Như vậy, mô hình đề xuất ban đầu được điều chỉnh sau phân tích nhân tố khám phá EFA, có 03 nhân tố được rút ra và có tên là nhân tố “Sự đồng cảm - hình ảnh”, “Sự tin cậy”, “Tính đáp ứng”. 1.3. Kết quả phân tích hồi qui Kết quả sau khi kiểm định mô hình bằng hồi qui đa biến: Hệ số R2 điều chỉnh là 0,432 cho thấy mức độ phù hợp của mô hình đạt 43,2%, ba nhân tố trong mô hình giải thích 43,2% thay đổi của sự thỏa mãn của khách hàng. Đại lượng thống kê F có giá trị 22,155, mức ý nghĩa của trị thống kê F trong phân tích ANOVA có sig = .000 nhỏ hơn 0,05, điều này chứng tỏ rằng mô hình hồi qui tuyến tính đa biến của ta phù hợp với tập dữ liệu thu thập được, có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc “Sự thỏa mãn”. Các kiểm định khác về mức độ phù hợp của mô hình hồi quy như: giả định mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, giả định phương sai của phần dư không đổi, giả định về phân phối chuẩn của phần dư, giả định về tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa các phần dư), giả định không có hiện tượng đa cộng tuyến, đều đạt yêu cầu. Phương trình hồi quy như sau: Sự thỏa mãn của khách hàng = 0,385 “Sự đồng cảm - hình ảnh” + 0,242 “Sự tin cậy” + 0,199 “Tính đáp ứng” 2. Thảo luận Kết quả phân tích hồi qui đa biến đã xác định tầm quan trọng của ba nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa theo thứ tự mức độ quan trọng từ cao đến thấp là: 1) “Sự đồng cảm - hình ảnh”, 2) “Sự tin cậy”, 3) “Tính đáp ứng”. Điều này có nghĩa là các hoạt động marketing, sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng, tư vấn thỏa đáng và giữ uy tín với khách hàng, mức lãi suất cạnh tranh và phí dịch vụ hợp lý có tác động nhiều đến sự thỏa mãn của khách hàng, do đó ngân hàng cần chú ý và quan tâm nhiều hơn nữa các yếu tố thuộc các thành phần trên để nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Bảng 1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Nhân tố Biến quan sát Nhân tố 1 2 3 Sự đồng cảm - hình ảnh DC1: Ngân hàng có các hoạt động marketing hiệu quả, ấn tượng và luôn được cải tiến ,678 DC4: Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đa dạng, phong phú và phù hợp với nhu cầu của anh/chị ,650 DU5: Ngân hàng áp dụng mức lãi suất cạnh tranh và biểu phí dịch vụ hợp lý ,645 DC3: Các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng luôn được ngân hàng quan tâm ,536 HH6: Trang web của Agribank có đầy đủ thông tin, tờ rơi quảng cáo ấn tượng, dễ hiểu ,486 TC4: Nhân viên luôn tư vấn và giải quyết thỏa đáng khiếu nại của anh/chị ,455 TC5: Ngân hàng luôn giữ uy tín với khách hàng và xem quyền lợi của khách hàng là trên hết ,453 Sự tin cậy TC2: Ngân hàng luôn bảo mật thông tin và giao dịch của anh/chị ,700 PV5: Anh/chị cảm thấy an toàn khi giao dịch tại Agribank ,600 TC3: Agribank luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết với anh/chị ,544 Tính đáp ứng DC2: Nhân viên luôn tận tình, quan tâm đến nhu cầu của anh/chị ,698 DU3: Nhân viên không gây phiền nhiễu cho anh/chị ,573 DU1: Nhân viên luôn phục vụ công bằng với tất cả khách hàng ,500 Eigenvalue 7,691 1,830 1,694 Phương sai trích 32,044 7,626 7,058 Cronbach alpha ,668 ,692 ,621 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 164 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Và kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy: khách hàng là nam giới có mức độ thỏa mãn cao hơn nữ giới; khách hàng là cá nhân có mức độ thỏa mãn cao hơn khách hàng doanh nghiệp, do đó Chi nhánh cần quan tâm nhiều hơn đến các đối tượng khách hàng nữ giới và doanh nghiệp. Khách hàng trẻ tuổi (từ 18 - 22 tuổi) có mức độ thỏa mãn thấp nhất, do đó Chi nhánh cần quan tâm triển khai các sản phẩm dịch vụ phù hợp với tuổi trẻ vốn dĩ thích công nghệ và các tiện ích đi kèm. 3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa Nâng cao chất lượng dịch vụ là việc Ngân hàng thực hiện tốt các chính sách bán hàng, chính sách giá cả, chính sách chăm sóc khách hàng và tư vấn, thái độ phục vụ của nhân viên,.. nhằm duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả phục vụ để tạo thêm lợi ích cho khách hàng và Ngân hàng. Sự thỏa mãn của khách hàng chính là trạng thái cảm nhận của khách hàng qua việc sử dụng sản phẩm dịch vụ, về mức độ lợi ích mà sản phẩm dịch vụ thực tế đem lại so với những gì khách hàng đó kỳ vọng. Ngày nay, số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng là tương đương và có sự chênh lệch không đáng kể. Do đó, để thu hút và giữ chân khách hàng, mỗi ngân hàng phải không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ. Các giải pháp sẽ được đề xuất theo từng thành phần chất lựợng dịch vụ đã được xác định có mức độ ảnh hưởng chủ yếu đến sự thỏa mãn của khách hàng đang được khách hàng đánh giá chưa cao, bao gồm: 3.1. Giải pháp về “Sự đồng cảm - hình ảnh” Để làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng thì Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa cần thực hiện tốt các chính sách marketing, chính sách khách hàng, lãi suất và phí dịch vụ hợp lý, các giải pháp cần thực hiện: - Có chính sách giá linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ trọn gói của Ngân hàng như vừa vay vốn, vừa thực hiện các hoạt động thanh toán và chuyển lương qua ngân hàng thì áp dụng mức phí dịch vụ thấp hơn, có nhiều ưu đãi hơn. - Lãi suất huy động vốn và cho vay linh động theo nguyên tắc điều chỉnh kịp thời theo sự biến động của thị trường. Cần cân đối nguồn vốn hợp lý để có chiến lược dài hạn về nguồn vốn và cho vay. - Phân tích xu hướng ngành nghề trên địa bàn Tỉnh; tiềm năng, thế mạnh kinh tế của tỉnh Khánh Hòa (du lịch dịch vụ, thủy sản, công nghiệp chế biến); những ngành nghề đang gặp khó khăn (thủy sản, bất động sản,), những ngành nghề có nhiều thuận lợi (thương mại, du lịch dịch vụ, mía đường) để từ đó đưa ra chiến lược thị trường, các sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng. - Thành lập tổ chăm sóc khách hàng nhằm thực hiện chính sách khách hàng và cũng là nơi tiếp nhận những ý kiến đóng góp, phản hồi từ phía khách hàng, từ đó có những điều chỉnh kịp thời những thiếu sót, đồng thời tạo mối quan hệ thân thiết hơn với khách hàng. - Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo (trên phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh truyền hình, phát tờ rơi, treo băng rôn..) nhằm giới thiệu hình ảnh, thông tin, sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đến khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. - Tăng cường các hoạt động tài trợ nhằm giúp tăng uy tín và hình ảnh của ngân hàng, thu hút sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường các mối quan hệ trong cộng đồng xã hội. 3.2. Giải pháp về “Sự tin cậy” - Việc nâng cao sự tin cậy không những tác động tích cực đến sự thỏa mãn của khách hàng mà còn có ảnh hưởng mang tính chất quyết định tới lòng trung thành, sự gắn bó của khách hàng đối với Ngân hàng. Khách hàng chỉ yên tâm sử dụng dịch vụ của Ngân hàng khi Ngân hàng tạo được độ tin cậy nhất định đối với khách hàng. - Thủ tục giao dịch cần đơn giản hơn, mẫu biểu phải rõ ràng dễ hiểu. Nhân viên giao dịch phải ân cần vui vẻ hơn khi tiếp xúc với khách hàng, sẵn sàng phục vụ và hướng dẫn khách hàng. Phải biết cảm ơn và xin lỗi khách hàng. - Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc cũng như đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhằm tăng “sự tin cậy” cho khách hàng. 3.3. Giải pháp về “Tính đáp ứng” - Nâng cao kỹ năng giao tiếp của giao dịch viên, chuẩn hóa quy định giao tiếp với khách hàng, quy trình giao dịch phải được thực hiện nhanh chóng và kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng. Nhân viên cần có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ do ngày càng có nhiều khách nước ngoài đến giao dịch. - Theo dõi, đánh giá, so sánh các tiện ích sản phẩm, khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ tới khách hàng thông qua tất cả các kênh phân phối để có biện pháp cải tiến, điều chỉnh kịp thời. - Những giải pháp về công tác nhân sự, nâng cao trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm, sự tận tụy phục vụ khách hàng, luôn xem khách hàng là thượng đế của toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng. Việc triển khai tốt cẩm nang văn hóa Agribank đến mỗi cán bộ công nhân viên có ý nghĩa vô cùng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 165 quan trọng tác động tích cực đến “Tính đáp ứng” từ đó làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng đối với Agribank. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, các ngân hàng thương mại không những đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn phải có những chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm giữ chân khách hàng của mình, vốn mang lại lợi nhuận lớn, lâu dài cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cuộc đua mở rộng mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nước, sự gia nhập mạnh mẽ thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam của khối ngân hàng nước ngoài, đã đặt Agribank nói chung và Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa nói riêng trước những nỗ lực không ngừng về mọi mặt để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất. Như vậy, kết quả chính đạt được của nghiên cứu này là đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào đối với sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa. Với những kết quả nghiên cứu ban đầu, tác giả mong muốn những giải pháp đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng và Ngân hàng. 2. Kiến nghị Để chất lượng dịch vụ của Agribank ngày càng tốt hơn, là lựa chọn hàng đầu của khách hàng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác, tác giả có một số kiến nghị với Agribank như sau: - Cần đầu tư, nâng cấp hệ thống máy chủ tại Trụ sở chính nhằm giảm thiểu việc gián đoạn trong quá trình giao dịch, nhất là thời điểm đầu tháng và những ngày trả lương khi lượng giao dịch tăng đột biến. - Sớm hoàn thiện các chức năng thanh toán trên kênh Internet Banking nhằm đa dạng hóa sản phẩm thanh toán và cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại khác. - Tập trung nghiên cứu ứng dụng khai thác thông tin giao dịch của khách hàng để đưa ra gói sản phẩm cũng như chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng trên cơ sở phân tích hành vi của khách hàng cũng như hiệu quả do từng nhóm khách hàng mang lại (ví dụ có chính sách phí riêng đối với khách hàng VIP, sản phẩm đặc thù cho doanh nhân,.) - Cho phép thành lập phòng sản phẩm dịch vụ (tại chi nhánh loại 3) và bổ sung thêm biên chế cán bộ chuyên làm công tác tiếp thị, dịch vụ sản phẩm tại các chi nhánh loại 3. - Để có đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên nghiệp, Trường Đạo tạo cán bộ cần thường xuyên tổ chức các lớp học như: kỹ năng quan hệ khách hàng và bán chéo sản phẩm, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kiến thức pháp luật, kỹ năng quản lý và lãnh đạo,... - Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ về việc ban hành các chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, mà cụ thể là giảm phí/ thuế cho khách hàng và đơn vị chấp nhận thẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Thị Trâm Anh, 2011. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế. TP. Hồ Chí Minh. 2. Lê Văn Huy, 2007. Sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng: cách tiếp cận mô hình lý thuyết. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Trường Đại học Đà Nẵng, số 19. 3. Lê Văn Huy, Phạm Thị Thanh Thảo, 2008. Hợp nhất đo lường và thiết lập chỉ số ưu tiên cải tiến chất lượng dịch: nghiên cứu minh họa trong lĩnh vực ngân hàng. Tạp chí Ngân hàng, số 23. 4. Philip Kotler, 2003. Quản trị Marketing. NXB Thống kê. 5. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nghiên cứu khoa học Marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 6. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1 - 2. NXB Hồng Đức. Tiếng Anh 7. Gronroos, 1984. A service quality model and its marketing implications. European journal of marketing. Volume 18 (4): 36-44. 8. Parasuraman, A., V. A. Zeithaml, & L. L. Berry, 1985. A concept model of service quality and its implications for future research, Journal of Marketing, 49 (Fall): 41-50 9. Zeithaml, V.A & Bitner, M.J, 2000. Services Marketing: Integrating Customer Focus, Across the Firm. Irwin McGraw-Hill.
File đính kèm:
- nang_cao_chat_luong_dich_vu_tai_agribank_chi_nhanh_khanh_hoa.pdf