Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngoại khóa cho sinh viên đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hoạt động ngoại khóa là một nội dung có vị trí rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn

không chỉ giúp cho sinh viên phát triển nhanh về tư duy mà còn tạo cho sinh viên khả

năng ứng xử tốt, vận dụng kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng cố, mở rộng

và nâng cao kiến thức, làm cho sinh viên hứng thú, yêu thích hơn môn học. Mặt khác,

hoạt động ngoại khóa còn huy động được mọi sinh viên cùng tham gia, là điều kiện thuận

lợicho sinh viên được rèn luyện một số kĩ năng mềm; được phát huy khả năng và thể hiện

năng khiếu của bản thân; được cung cấp thêm các kiến thức, kỹ năng mà chương trình

chính khóa không có; sinh viên có thái độ tích cực trong học tập, có hành vi, lối sống tốt

hơn, nâng cao sự hiểu biếtvà hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp tạo

hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên.

pdf 5 trang yennguyen 7140
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngoại khóa cho sinh viên đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngoại khóa cho sinh viên đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngoại khóa cho sinh viên đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO 
SINH VIÊN ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU GIÁO DỤC TOÀN DIỆN TẠI TRUNG TÂM 
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
Thiếu tá, ThS. Hoàng Đức Giang 
Giảng viên - Khoa Chính trị 
1. Vị trí, tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa 
Hoạt động ngoại khóa là một nội dung có vị trí rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn 
không chỉ giúp cho sinh viên phát triển nhanh về tư duy mà còn tạo cho sinh viên khả 
năng ứng xử tốt, vận dụng kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng cố, mở rộng 
và nâng cao kiến thức, làm cho sinh viên hứng thú, yêu thích hơn môn học. Mặt khác, 
hoạt động ngoại khóa còn huy động được mọi sinh viên cùng tham gia, là điều kiện thuận 
lợicho sinh viên được rèn luyện một số kĩ năng mềm; được phát huy khả năng và thể hiện 
năng khiếu của bản thân; được cung cấp thêm các kiến thức, kỹ năng mà chương trình 
chính khóa không có; sinh viên có thái độ tích cực trong học tập, có hành vi, lối sống tốt 
hơn, nâng cao sự hiểu biếtvà hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp tạo 
hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên. 
Trong giáo dục học nói chung cũng như trong lý luận các môn học nói riêng, hoạt động 
ngoại khóa luôn luôn được đề cập như một hoạt động hết sức quan trọng. 
Hiện nay trong xu hướng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và 
Đào tạo đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản liên quan đến việc đẩy mạnh các hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ được thể hiện thông 
qua hoạt động thể thao ngoại khoá theo Quy định Tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá 
cho học sinh, sinh viên được ban hành kèm theo Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT 
ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Từ những phân tích trên ta có thể quan niệm: HĐNK là những hoạt động cho sinh 
viên ngoài giờ lên lớp, không nằm trong chương trình chính khóa. HĐNK được tổ chức 
dựa trên tinh thần tự nguyện, tự giác của sinh viên. HĐNK do Trung tâm tổ chức và quản 
lý là những hoạt động bổ ích, có tác dụng bổ sung và hỗ trợ chương trình chính khóa, 
giúp nâng cao chất lượng đào tạo và tạo môi trường học tập có áp dụng thực tiễn cho sinh 
viên. 
2. Thực trạng hoạt động ngoại khóa ở Trung tâm GDQP-AN, ĐHQGHN 
Đặc điểm hoạt động ngoại khóa ở Trung tâm GDQP-AN, ĐHQGHN có những 
đặc thù riêng biệt, có những hoạt động về nội dung, hình thức và quy mô khác với 
những hoạt động bên ngoài, thời gian học tập, tập chung ngắn, đối tượng sinh viên 
cơ bản là năm thứ nhất còn rất nhiều bỡ ngỡ, cơ sở vật chất thì chưa đảm bảo... 
Do vậy yêu cầu khi tổ chức xây dựng kế hoạch HĐNK nội dung phải gắn liền với 
chương trình chính khóa: nội dung HĐNK phải đảm bảo tính thực tiễn và khả năng ứng 
dụng, đưa người học vào sát môi trường hoạt động thực tiễn của Quân đội, hình thức 
HĐNK phải sinh động và gây hứng thú cho sinh viên trong học tập môn GDQP-AN nói 
chung và tạo động cơ rèn luyện tính kỷ luật cho sinh viên nói riêng, HĐNK phải hướng 
đến rèn luyện các kỹ năng mềm và kỹ năng làm việc đội nhóm cho sinh viên. 
Về mặt lý thuyết hiện nay hoạt động ngoại khóa với môn học GDQP-AN thì chưa có một 
khái niệm được thống nhất, chưa có một quy định riêng, các hình thức hoạt động ngoại khóa, 
quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa chưa được làm rõ, giảng viên và sinh viên khó áp dụng, 
khó thực hiện, tính khả thi không cao. 
Thực tiễn kết quả hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong học tập GDQP-AN tại 
Trung tâm trong 9 khóa học vừa qua đã đạt được những hiệu quả tích cực; đã tác động 
đến người học một cách sâu sắc, giúp cho sinh viên củng cố, nâng cao kiến thức quốc 
phòng và an ninh, rèn luyện kỹ năng quân sự, kỹ năng sống, kỹ năng xử lý, giao tiếp, ứng 
xử, kỹ năng vận dụng lý thuyết với thực hành, kỹ năng tự tổ chức, tự quản, tự điều hành 
cho sinh viên và đặc biệt rèn luyện cho sinh viên ý thức kỷ luật, tác phong quân sự. 
Ngoài ra tham gia các hoạt động phong trào như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, đặc 
biệt là sự thành công của các hoạt động mang tính truyền thông rất lớn, quảng bá và 
khẳng định được vị thế, thương hiệu của Trung tâm GDQP-AN nói riêng và Đại học 
Quốc gia Hà Nội nói chung. 
Song bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa tại Trung tâm trong 9 khóa học vừa qua 
chưa đạt được hiệu quảthực sự như mong đợi vì chưa đánh giá đúng về vai trò, tác dụng 
của hoạt động này, vẫn còn nhiều bất cập, có thời điểm còn xem nhẹ, chưa có kế hoạch 
cụ thể, rõ ràng đối với từng đối tượng. Có tổ chức nhưng mới chỉ là những hoạt động 
mang tính thời điểm chứ không phải là thường xuyên: ví dụ như bóng đá, bóng chuyền, 
văn nghệ. Và mới chỉ thực hiện hẹp trong phạm vi Trung tâm mà chưa có kế hoạch phối 
hợp mở rộng trong phạm vi địa bàn, chưa có các hoạt động giao lưu, kết nghĩa với các 
đơn vị địa phương trong khu vực, chưa có kế hoạch tổ chức những chuyến tham quan, 
học tập cho sinh viên.Và cũng do một số nguyên nhân khác nhau mặc dù có kế hoạch, có 
tổ chức nhưng hiệu quả chưa cao. 
Những tồn tại, bất cập đó do một số nguyên nhân sau: 
Hoạt động ngoại khóa thường bị xem nhẹ. 
Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa và cán bộ giảng viên còn chưa chú trọng đến việc 
tổ chức hoạt động ngoại khóa. 
Kinh phí dành cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa còn ít hoặc không có. 
Trang thiết bị kỹ thuật còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động ngoại khóa 
(như phòng chiếu phim, máy chiếu phim, các mô hình tạo giả...). 
Tóm lại: Đến nay hoạt động ngoại khóa tại Trung tâm chưa đặt đúng vị trí của nó; 
điều đó thể hiện rất rõ thông qua kế hoạch năm học của Trung tâm, của Phòng Đào tạo và 
quản lý người học, qua thực tiễn hoạt động tại Trung tâm. Từ thực trạng trên tôi xin đề 
xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa ở Trung tâm hiện 
nay. 
3. Giải pháp 
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giảng viên, sinh viên hiểu được vị 
trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa. 
Để nâng cao nhận thức, cần phải thông qua nhiều hình thức hoạt động khác nhau: 
như tổ chức hoặc kết hợp với các buổi sinh hoạt chính trị, nghe thời sự, trao đổi kinh 
nghiệm quản lí, tổ chức ngoại khoá các chuyên đề. Từ đó, tác động đến tâm lí, nhận thức 
của cán bộ, giảng viên, sinh viên và các lực lượng xã hội khác về vai trò, nhiệm vụ, chức 
năng của hoạt động ngoại khóa trong việc giáo dục toàn diện nhân cách người học. 
- Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa một cách chi tiết, cụ thể, thông qua kế 
hoạch năm học và của từng khóa, từng đối tượng và gắn với hoạt động kỷ niệm những 
ngày lễ lớn của dân tộc, quân đội, nhà trường, đơn vị. 
Phải xác định được chuyên đề ngoại khóa, mục đích chuyên đề, đặt tên cho chuyên 
đề, dự kiến về thời gian chuẩn bị và tổ chức, phạm vi chuyên đề, hình thức tổ chức 
chuyên đề. Xác định khó khăn và hướng khắc phục, giải quyết trong quá trình thực hiện 
và người chịu trách nhiệm về nội dung. 
- Tăng cường công tác quản lý trong thực hiện hoạt động ngoại khóa. 
- Đổi mới, nâng cao chất lượng các nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại 
khóa. 
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và kinh phí tổ chức cho 
hoạt động ngoại khóa. 
- Xây dựng trò chơi quốc phòng: thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí để rèn 
luyện những phẩm chất, tính cách cần thiết, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, góp 
phần rèn luyện hoạt động trí óc, các giác quan, thể lực và tính kỷ luật,nâng cao ý thức bảo 
vệ Tổ quốc cho sinh viên. 
- Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức HĐNK. 
Nếu kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa của cán bộ giảng viên không đổi 
mới, không có sự lôi cuốn, thiếu hứng thú thì chất lượng hoạt động ngoại khóa sẽ không 
đạt được hiệu quả cao. 
Vì vậy, việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho cán bộ, giảng 
viên là nội dung cần thiết trong việc tổ chức và thực hiện. 
Bồi dưỡng năng lực hoạt động cho sinh viên: 
Trong bất kì một hoạt động ngoại khóa nào cũng có hai đối tượng: 
Đối tượng tổ chức hoạt động và đối tượng tham gia hoạt động, cả hai đều có vai 
trò quan trọng như nhau. Song nếu đối tượng tham gia nhận thức không đầy đủ, không 
hứng thú, thiếu sự tự giác, chủ động, sáng tạo thì các hoạt động ngoại khóa chưa đạt 
được mục đích đề ra 
Để làm được điều đó, cần cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ, 
hành vi cho sinh viên. Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia bàn bạc nội dung, hình thức, 
phương pháp tổ chức trước khi tham gia các hoạt động,điều này sẽ giúp cho sinh viên 
phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo, tự giác và có hứng thú khi tham gia các hoạt 
động. Cần có biện pháp kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả, khen thưởng, động viên kịp 
thời đối với những sinh viên có thành tích tốt trong các hoạt động. Tăng cường vận động, 
thuyết phục, kích thích lòng nhiệt tình và sự say mê hoạt động trong sinh viên, đồng thời 
nghiêm khắc xử lý những đối tượng có hành vi chây lười, ỷ lại... 
- Đa dạng hóa hình thức tổ chức HĐNK. 
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung tâm với địa phương và các đơn vị nhà 
trường khác để tổ chức hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả. 
(với Trường Sỹ quan lục quân 1: Tổ chức cho sinh viên thăm khuôn viên, giảng 
đường, bãi tập và thăm nhà truyền thống của nhà trường. Phối hợp Ban Thanh niên có 
kế hoạch để tổ chức các hoạt động giao lưu trong những ngày lễ lớn. Phối hợp với ban 
Tuyên huấn có kế hoạch cụ thể để chiếu phim truyền thống trong đầu tuần 2 của khóa 
học tại Trung tâm. Với địa phương chúng ta có kế hoạch kết hợp tổ chức các hoạt 
động giao lưu kết nghĩa, những việc làm cụ thể như: Làm vệ sinh, dọn dẹp làm đẹp 
cảnh quan môi trường, tham gia các hoạt động của địa phương để tăng phần gắn kết 
với đơn vị). 
Trên đây là một số giải pháp tôi mạnh dạn đề xuất, tôi tin tưởng rằng các giải pháp 
trên đảm bảo phù hợp để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động ngoại khóa cho sinh 
viên học tập tại Trung tâm GDQP AN, ĐHQGHN. 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_hieu_qua_hoat_dong_ngoai_khoa_cho_sinh_v.pdf