Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của bộ môn tại khoa Tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự

TÓM TẮT

Trong những năm qua Học viện Khoa học Quân sự đã quán triệt và triển khai thực hiện chương

trình hành động đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế

và anh ninh quốc phòng của đất nước. Để thực hiện được nhiệm vụ trên đòi hỏi mỗi Khoa trong

Học viện cần có sự đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc trong công tác quản lý, chỉ đạo, trong đó có đổi

mới công tác sinh hoạt chuyên môn tổ bộ môn. Bài báo này đã tìm hiểu và phân tích thực trạng

công tác sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn tại Khoa tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự.

Trên cơ sở đó, bài báo đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng các buổi sinh hoạt

chuyên môn của tổ bộ môn tại Khoa tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

trong toàn Học viện.

pdf 6 trang yennguyen 5300
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của bộ môn tại khoa Tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của bộ môn tại khoa Tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của bộ môn tại khoa Tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự
72 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp 
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội 
nhập kinh tế quốc tế và an ninh quốc phòng của đất 
nước, Học viện Khoa học Quân sự đã quán triệt và 
triển khai thực hiện chương trình hành động đổi 
mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo. Muốn 
đạt mục tiêu đó đòi hỏi mỗi Khoa trong Học viện 
cần đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc trong công tác quản 
lý, chỉ đạo, đặc biệt đổi mới sinh hoạt chuyên môn 
của Bộ môn. 
Trong những năm qua, Ban chủ nhiệm Khoa 
tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự đã có 
NGUYỄN THU HẠNH*; TRẦN THỊ HÀ**
*Học viện Khoa học Quân sự, nguyenthuhanh09@gmail.com
**Học viện Khoa học Quân sự, hagioi508@gmail.com
Ngày nhận bài: 29/3/2018; ngày sửa chữa: 23/5/2018; ngày duyệt đăng: 20/6/2018
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT 
CHUYÊN MÔN CỦA BỘ MÔN TẠI KHOA TIẾNG ANH, 
HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT 
Trong những năm qua Học viện Khoa học Quân sự đã quán triệt và triển khai thực hiện chương 
trình hành động đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế 
và anh ninh quốc phòng của đất nước. Để thực hiện được nhiệm vụ trên đòi hỏi mỗi Khoa trong 
Học viện cần có sự đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc trong công tác quản lý, chỉ đạo, trong đó có đổi 
mới công tác sinh hoạt chuyên môn tổ bộ môn. Bài báo này đã tìm hiểu và phân tích thực trạng 
công tác sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn tại Khoa tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự. 
Trên cơ sở đó, bài báo đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng các buổi sinh hoạt 
chuyên môn của tổ bộ môn tại Khoa tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo 
trong toàn Học viện.
Từ khóa: sinh hoạt chuyên môn, tổ bộ môn, Học viện Khoa học Quân sự
nhiều biện pháp để tăng cường, nâng cao chất 
lượng của các Bộ môn như: xây dựng, hoàn thiện 
bộ máy tổ chức của các tổ; tăng cường các hoạt 
động sinh hoạt chuyên môn thông qua các buổi 
tọa đàm, hội thảo; xây dựng đề cương môn học 
phù hợp phương thức đào tạo mới... Tuy nhiên, 
các buổi sinh hoạt chuyên môn của Bộ môn đôi 
lúc vẫn mang tính hình thức, nội dung sinh hoạt 
chưa phong phú dẫn đến chất lượng các buổi sinh 
hoạt chuyên môn chưa cao. Trong phạm vi bài viết 
này, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm 
nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn của Bộ 
môn tại Khoa tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân 
sự để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại 
Học viện.
73KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về Bộ môn
2.1.1. Khái niệm Bộ môn
Theo quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 
10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban 
hành Điều lệ trường đại học, Bộ môn là đơn vị cơ 
sở trực tiếp nhất đối với các hoạt động của giảng 
viên, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện 
các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và hiệu 
quả (Điều lệ trường đại học, 2014). Bộ môn là 
“trung tâm” bồi dưỡng giảng viên nhằm giúp giảng 
viên nâng cao năng lực chuyên môn nói chung và 
thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học 
nói riêng. Đồng thời, tổ bộ môn là nơi quản lý trực 
tiếp bồi dưỡng giảng viên về nhận thức, chuyên 
môn nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, 
điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của từng giảng 
viên trong quá trình giảng dạy (Đỗ Minh Cương và 
Nguyễn Thị Doan, 2002; Trần Kiểm, 2009). Chỉ 
có ở Bộ môn, giảng viên mới có điều kiện trực tiếp 
và thuận lợi nhất để rèn luyện và từng bước nâng 
cao trình độ tay nghề của mình (Đặng Quốc Bảo 
và cộng sự, 2001; Thái Văn Thành, 2007). 
2.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của Bộ môn 
Theo Điều lệ trường đại học năm 2014, Bộ 
môn có vai trò, nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện công tác đào tạo, giảng dạy: Bộ 
môn chịu trách nhiệm về xây dựng, phát triển nội 
dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của những 
môn học được giao trong chương trình đào tạo, kế 
hoạch giảng dạy chung của Học viện, của Khoa; 
tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm; tổ chức sinh hoạt 
học thuật, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng 
dạy, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập 
của sinh viên theo quy định.
- Thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ: 
Bộ môn có trách nhiệm thực hiện kế hoạch nghiên 
cứu khoa học cho bộ môn như đăng ký và triển 
khai các đề tài khoa học các cấp liên quan đến 
chuyên môn của tổ; tham gia các hội nghị khoa 
học chuyên ngành hoặc liên quan; tổ chức đánh 
giá hoạt động đào tạo và khoa học của cá nhân, 
của bộ môn, của Khoa và Học viện theo yêu cầu.
- Thực hiện công tác xây dựng, phát triển đội ngũ 
cán bộ: Bộ môn chủ động xây dựng kế hoạch phát 
triển đội ngũ giảng viên của bộ môn; tham gia đào 
tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên 
thuộc lĩnh vực chuyên môn của tổ; tham mưu cho 
Khoa và Học viện về các hình thức, nội dung, biện 
pháp bồi dưỡng nâng cao cán bộ về chuyên môn, 
nghiệp vụ sư phạm đáp ứng nhiệm vụ được giao.
2.1.3. Khái quát về Bộ môn tại Khoa tiếng 
Anh - Học viện Khoa học Quân sự
Cơ cấu tổ chức Khoa tiếng Anh hiện nay gồm 
có Ban Chủ nhiệm Khoa và 5 Bộ môn (Bộ môn 
Thực hành tiếng 1, Bộ môn Thực hành tiếng 2, Bộ 
môn Lý thuyết tiếng, Bộ môn Văn học - Đất nước 
học, và Bộ môn Dịch). Mỗi Bộ môn, theo tên gọi 
đặc thù, phụ trách giảng dạy tiếng Anh cho học 
viên, sinh viên các môn học của từng giai đoạn 
cụ thể như sau: Tổ Thực hành tiếng 1 và Tổ Thực 
hành tiếng 2 phụ trách quản lý và giảng dạy các 
môn học kỹ năng thực hành ngôn ngữ như: nghe, 
nói, đọc, viết, ngữ pháp, luyện âm, tiếng Anh ngoại 
ngữ hai cho học viên, sinh viên giai đoạn cơ 
sở và giai đoạn nâng cao; Tổ Lý thuyết tiếng phụ 
trách quản lý và giảng dạy các môn học lý thuyết 
về ngôn ngữ như: Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ pháp; 
Tổ Văn học – Đất nước học phụ trách quản lý và 
giảng dạy các môn học về văn hóa và văn học của 
hai nước Anh và Mỹ; và Tổ Dịch phụ trách quản lý 
và giảng dạy các môn học ứng dụng lý thuyết và 
kỹ năng tiếng Anh vào biên - phiên dịch.
Được chú trọng đầu tư về chất lượng đội ngũ 
giảng dạy, giảng viên Khoa tiếng Anh đều là 
những giảng viên được đào tạo chính quy từ các 
trường có uy tín trong nước và nước ngoài, có 
trình độ chuyên môn sâu, có thâm niên và kinh 
nghiệm giảng dạy tốt, có tâm huyết và tinh thần 
trách nhiệm cao. 100% Chủ nhiệm bộ môn có trình 
độ sau đại học.
74 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
2.2. Thực trạng sinh hoạt chuyên môn của 
các Bộ môn tại Khoa tiếng Anh, Học viện Khoa 
học Quân sự
2.2.1. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu
Để đánh giá về thực trạng sinh hoạt chuyên 
môn của Bộ môn, làm cơ sở để đề xuất những giải 
pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt 
chuyên môn của Bộ môn, nhóm nghiên cứu đã sử 
dụng các công cụ nghiên cứu như phiếu điều tra, 
phỏng vấn, và quan sát; trong đó công cụ chủ yếu 
là phiếu điều tra. Nội dung khảo sát tập trung vào 
hai vấn đề chính: nhận thức của giảng viên về sinh 
hoạt chuyên môn của Bộ môn và đánh giá thực 
trạng sinh hoạt chuyên môn Bộ môn tại Khoa tiếng 
Anh, Học viện Khoa học Quân sự. 
Đối tượng tham gia khảo sát bao gồm 24 giảng 
viên của Khoa tiếng Anh - Học viện Khoa học Quân 
sự. Các đối tượng tham gia khảo sát sẽ được mã hóa 
từ GV1đến GV24 để đảm bảo độ bảo mật thông tin 
cá nhân và thuận tiện cho việc phân tích, tổng hợp 
số liệu. Nhằm có được thông tin chi tiết hơn về 
thực trạng sinh hoạt chuyên môn của Bộ môn tại 
Khoa tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự, 05 
giảng viên của Khoa được chọn ngẫu nhiên tham 
gia phỏng vấn và được mã hóa từ PV1 đến PV5.
2.2.2. Kết quả nghiên cứu
- Nhận thức về mức độ cần thiết của sinh hoạt 
chuyên môn của Bộ môn: Kết quả khảo sát qua 
phiếu điều tra cho thấy, đa số giảng viên đều nhận 
thức được sự cần thiết của sinh hoạt chuyên môn 
Bộ môn, cụ thể 18 giảng viên cho rằng sinh hoạt 
chuyên môn Bộ môn là cần thiết, chiếm 75% tổng 
số giảng viên tham gia khảo sát; 05 giảng viên cho 
rằng đó là việc làm rất cần thiết (20,8%); chỉ có 01 
giảng viên (chiếm 4,2%) thấy có hoặc không có 
sinh hoạt chuyên môn cũng được; đặc biệt không 
có giảng viên nào đánh giá sinh hoạt chuyên môn 
Bộ môn là không cần thiết. 
Tham gia phỏng vấn, các giảng viên nhấn mạnh 
tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn của Bộ 
môn vì “công tác chuyên môn thường được định 
hướng thông qua các buổi sinh hoạt của Bộ môn” 
(PV5) hay “Bộ môn là nơi chia sẻ kinh nghiệm 
giảng dạy và nghiên cứu khoa học” (PV3). Một số 
giảng viên khẳng định đây là một hoạt động cơ bản 
và thiết yếu, cũng như giúp các giảng viên có điều 
kiện trao đổi và đóng góp ý kiến hay cho mỗi bài 
giảng (PV1, PV2). 
- Đánh giá thực trạng sinh hoạt chuyên môn 
của các Bộ môn tại Khoa tiếng Anh: Các giảng 
viên đều thống nhất sinh hoạt chuyên môn không 
nặng về thủ tục hành chính, có tập trung vào 
nghiên cứu và trao đổi bài giảng cũng như đúc 
kết kinh nghiệm các tiết dự giờ, có chia sẻ nguồn 
tài nguyên học thuật cho đồng nghiệp. Tuy nhiên, 
hầu hết giảng viên đều đánh giá hiệu quả của sinh 
hoạt chuyên môn Bộ môn ở mức độ tốt (19 ý kiến 
tương đương 79,2%) hoặc chưa tốt (3 ý kiến, 
chiếm 12,5%), rất ít ý kiến đánh giá mức rất tốt 
(02 ý kiến tương đương 8,3%). Ngoài ra, các giảng 
viên cũng bày tỏ rằng, sự sáng tạo, linh hoạt, sức 
lôi cuốn của sinh hoạt chuyên môn của Bộ môn 
chưa cao (PV1, PV4). Điều đó đặt ra yêu cầu cho 
các Bộ môn của Khoa tiếng Anh cần phải đổi mới 
nội dung sinh hoạt để nâng cao hơn nữa chất lượng 
sinh hoạt chuyên môn của Bộ môn.
Bên cạnh những yếu tố chủ quan và khách 
quan ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt chuyên 
môn của Bộ môn tại Khoa tiếng Anh như thời 
lượng dành cho sinh hoạt chuyên môn hạn chế, 
khó sắp xếp đủ 100% tổ viên tham gia do các tổ 
viên phải lên lớp theo lịch huấn luyện, thì vai trò 
và trách nhiệm, tính ‘đầu tàu’ gương mẫu của Chủ 
nhiệm bộ môn có ảnh hưởng rất lớn. Cụ thể, Chủ 
nhiệm bộ môn đôi lúc dẫn dắt chưa hiệu quả các 
buổi sinh hoạt chuyên môn của Bộ môn như: thiếu 
chương trình sinh hoạt cụ thể (PV2), xây dựng nội 
dung sinh hoạt cũng như phương pháp tiến hành 
còn sơ sài (PV3, PV4) nên chưa lôi cuốn được các 
giảng viên tham gia một cách nhiệt tình Đặc 
biệt, giảng viên nhận thấy Bộ môn xây dựng kế 
hoạch hoạt động chuyên môn đôi lúc còn mang 
tính hình thức, chưa căn cứ vào chất lượng thực tế 
của tổ để lồng ghép các chuyên đề cần sinh hoạt, 
hay chưa mạnh dạn đề xuất những hoạt động riêng 
của tổ mà chủ yếu dựa vào kế hoạch chung của 
Học viện và của Khoa. 
75KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Khi được hỏi, 3 trong tổng số 10 giảng viên 
tham gia phỏng vấn nhận định rằng, hiệu quả của 
hoạt động trao đổi học thuật giữa các tổ viên chưa 
cao. Lý giải cho hạn chế này, các giảng viên chỉ 
rõ sinh hoạt tổ chuyên môn phần nhiều tập trung 
vào việc triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về 
chuyên môn của cấp trên, phổ biến các kế hoạch, 
kiểm điểm thi đua (PV1, PV3). Hơn nữa việc xác 
định các nội dung sinh hoạt chuyên đề, nghiên cứu 
bài học chưa thật sát với những vấn đề giảng viên 
còn khó khăn trong thực tế giảng dạy hiện nay. 
Tóm lại, hầu hết các giảng viên tại Khoa tiếng 
Anh đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt 
động sinh hoạt chuyên môn của Bộ môn. Tuy 
nhiên, chất lượng về nội dung, hình thức và cách 
thức tiến hành của các tổ chưa đồng đều và đôi lúc 
chưa thưc sự đạt hiệu quả cao. Hoạt động sinh hoạt 
chuyên môn của Bộ môn mới chỉ dừng lại ở thông 
báo chủ trương, kế hoạch của các cấp, xây dựng 
kế hoạch, quy định chế độ sinh hoạt, ký duyệt bài 
giảng, tổ chức dự giờ, thao giảng nên chưa phát 
huy được hiệu quả của các buổi sinh hoạt chuyên 
môn của Bộ môn.
2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng 
sinh hoạt chuyên môn của Bộ môn tại Khoa 
tiếng Anh- Học viện Khoa học Quân sự 
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt 
chuyên môn của Bộ môn tại Khoa tiếng Anh, và 
góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục tại 
Học viện, một số giải pháp nâng cao chất lượng 
sinh hoạt chuyên môn Bộ môn cần được thực hiện 
như sau:
2.3.1. Nâng cao nhận thức của giảng viên về 
sinh hoạt chuyên môn của Bộ môn
Mỗi tổ viên, bao gồm cả Chủ nhiệm bộ môn, 
phải hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của 
sinh hoạt chuyên môn Bộ môn, coi đó là một 
phần tất yếu trong quá trình nâng cao chất lượng 
dạy và học. Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động 
thường xuyên của Tổ và là một trong những hình 
thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng 
viên, giúp giảng viên chủ động lựa chọn nội dung, 
phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối 
tượng học viên, sinh viên cụ thể. Hơn nữa, sinh 
hoạt chuyên môn không chỉ giúp mỗi giảng viên 
nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mà 
còn là môi trường để tình đồng nghiệp nảy nở và 
phát triển giữa tất cả giảng viên, giúp họ hỗ trợ lẫn 
nhau trong công tác, từ đó hình thành môi trường 
học tập và làm việc tích cực.
Khi xác định được vị trí vai trò của sinh hoạt 
chuyên môn Bộ môn, bản thân các giảng viên 
trong Bộ môn sẽ nhiệt tình và chủ động trao đổi, 
đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm trong công tác 
giảng dạy, tránh tâm lý ngại họp, ngại phát biểu, 
ngại đánh giá, cả nể. Vì vậy, chất lượng các buổi 
sinh hoạt chuyên môn sẽ được cải thiện, giảng 
viên sẽ có nhiều đóng góp tích cực trong giảng 
dạy thực tế.
2.3.2. Đề cao vai trò và trách nhiệm của Bộ môn
Các cấp quản lý trong Học viện nên chú trọng 
vào vai trò đầu tàu của Bộ môn, phải lấy Bộ môn 
làm trung tâm trong việc nâng cao chất lượng đào 
tạo, coi Bộ môn là hạt nhân quan trọng có tác động 
trực tiếp nhất và có tính chất quyết định đối với 
việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Công tác quản lý ở cấp Khoa nên tập trung vào 
quản lý Bộ môn. Chủ nhiệm bộ môn sẽ chịu trách 
nhiệm trực tiếp trước Chủ nhiệm khoa về quản lý 
hoạt động của Bộ môn, phân công giám sát giảng 
viên giảng dạy các môn thuộc Bộ môn phụ trách 
dưới sự chỉ đạo của Ban Chủ nhiệm Khoa. 
Bộ môn mà Chủ nhiệm bộ môn chịu trách 
nhiệm chính phải là cầu nối thông tin hai chiều kết 
nối giảng viên, học viên, sinh viên với lãnh đạo 
Khoa và Học viện, đề xuất những yêu cầu hợp lý, 
những điều chỉnh cần thiết về phương giảng dạy.
2.3.3. Phát huy vai trò tiên phong của Chủ 
nhiệm bộ môn 
Trong Bộ môn, Chủ nhiệm bộ môn là người 
giữ vai trò quan trọng nhất, là người giúp Ban chủ 
nhiệm Khoa điều hành và tổ chức thực hiện các 
hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, đồng thời chịu 
trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của 
76 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
giảng viên và chất lượng học tập của học viên, sinh 
viên trong khối lớp phụ trách. 
Bên cạnh năng lực quản lý tốt, trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ vững vàng, Chủ nhiệm bộ môn 
phải phát huy tốt vai trò của mình là người có khả 
năng kết nối, khích lệ, động viên tổ viên giảng dạy, 
học tập và nghiên cứu. Đặc biệt trong các buổi 
sinh hoạt chuyên môn Bộ môn, Chủ nhiệm bộ môn 
chính là người nhạc trưởng chỉ huy và kết nối các 
giảng viên trong tổ, đồng thời biết khơi gợi lòng 
đam mê giảng dạy, học tập, trau dồi kiến thức, tạo 
môi trường sinh hoạt dân chủ và phát huy tối đa 
năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi tổ viên. Có 
như vậy, các buổi sinh hoạt chuyên môn mới diễn 
ra trong bầu không khí thoải mái, dân chủ, sôi nổi 
và đạt hiệu quả cao.
2.3.4. Không ngừng đổi mới cách thức và nội 
dung sinh hoạt chuyên môn Bộ môn
 Đổi mới cách thức tổ chức thực hiện nhằm đa 
dạng hóa các hoạt động sinh hoạt tạo nên những 
buổi sinh hoạt chuyên môn thật sự là đòn bẩy hiệu 
quả nâng cao chất lượng giảng dạy.
Ngoài cách thức sinh hoạt như Chủ nhiệm bộ 
môn đánh giá công tác chuyên môn thời gian qua, 
triển khai công tác thời gian tới, kiểm tra tiến độ 
lịch huấn luyện, duyệt giáo án, các buổi sinh 
hoạt chuyên môn Bộ môn cần phải thay đổi cách 
thức tiến hành và đi vào chiều sâu như coi trọng 
sinh hoạt cho giảng viên về kĩ năng dự giờ, đánh 
giá giờ dạy; dành thời gian nhiều hơn cho việc 
phân tích, đánh giá và rút kinh nghiệm các giờ dạy 
đã được giảng viên trong tổ dự giờ. Đổi mới cách 
thức và nội dung sinh hoạt chuyên môn Bộ môn để 
tránh sự dập khuôn, nhàm chán từ đó mới thu hút 
được sự quan tâm và tham dự tích cực của giảng 
viên, góp phần nâng cao chất lượng các buổi sinh 
hoạt chuyên môn Bộ môn.
Bộ môn nên chú trọng sinh hoạt chuyên môn 
theo đúng nghĩa, đó là tập trung vào các nội dung 
trao đổi, thảo luận về chuyên môn theo hướng khai 
thác chuyên môn sâu, cập nhật kiến thức, thảo 
luận, đề xuất các biện pháp cải tiến phương pháp 
dạy học. Những nội dung sinh hoạt chuyên môn có 
thể là phản biện, trao đổi, thống nhất về thể thức, 
nội dung giảng dạy, tính cân đối các phần trong đề 
thi, bảo đảm tính khoa học, khách quan, chính xác 
trong việc đánh giá chất lượng học tập, rèn luyện 
của học viên, sinh viên.
Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, 
giảng viên có cơ hội kiểm nghiệm, so sánh, cập 
nhật, cải tiến kiến thức chuyên môn, phương pháp 
dạy học; từ đó áp dụng có hiệu quả những điều thu 
nhận được vào hoạt động dạy học hàng ngày của 
cá nhân. 
Một buổi sinh hoạt chuyên môn Bộ môn nên 
bao gồm ba phần chính như sau:
- Phần chung mang tính hành chính: Đánh giá 
công tác vừa qua, phổ biến các chủ trương của 
Khoa và Học viện, thông báo các văn bản, thảo 
luận các vấn đề theo yêu cầu, các ý kiến đề nghị, 
phân công chuyên môn 
- Phần hoạt động chuyên môn đi vào các nội 
dung theo kế họach đã định, tập trung vào các vấn 
đề chủ yếu: Đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm 
tra đánh giá; tổ chức các tiết thao giảng, dự giờ; 
triển khai các chuyên đề chuyên sâu; thảo luận về 
các kỹ năng đặc thù của bộ môn; xác định yêu cầu 
và cách thức tổ giờ học; ứng dụng công nghệ thông 
tin; bổ trợ kiến thức nhằm mục đích nâng cao 
chất lượng dạy và học.
- Phần kết luận: Cuối mỗi buổi sinh hoạt, tổ 
cần dành một khoảng thời gian nhất định để thống 
nhất các nội dung đã trao đổi ở tổ, đồng thời thông 
qua kế hoạch hành động trong thời gian tiếp theo.
2.3.5. Đa dạng hóa các chuyên đề thảo luận 
trong sinh hoạt chuyên môn Bộ môn
Việc triển khai đa dạng các chuyên đề trong 
sinh hoạt chuyên môn Bộ môn là yêu cầu thường 
xuyên và rất cần thiết nhằm phát huy tối đa vị trí 
vai trò của Bộ môn trong nâng cao chất lượng 
giảng dạy. Các chuyên đề cần tập trung vào các 
nội dung về đổi mới phương pháp giảng dạy; rèn 
luyện các kỹ năng của bộ môn; về ứng dụng công 
nghệ thông tin và khai thác hiệu quả các thiết bị 
77KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
dạy học; đổi mới hình thức và nội dung thi kiểm 
tra đánh giá; chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa 
học, hướng dẫn học viên, sinh viên nghiên cứu 
khoa học; và về công tác chủ nhiệm
Để thực hiện tốt việc đa dạng hóa các chuyên 
đề thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn Bộ môn, 
chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau: (1) Việc 
lựa chọn chuyên đề phải bắt nguồn từ việc giải 
quyết các vấn đề khó, hoặc các vấn đề mới phát 
sinh trong thực tế giảng dạy; (2) các chuyên đề cần 
bám sát định hướng đổi mới phương pháp giảng 
dạy và kiểm tra đánh giá; (3) các chuyên đề nên 
mang tính phổ biến và khả thi, đặc biệt Bộ môn có 
thể đảm bảo nguồn lực và các điều kiện cơ sở vật 
chất để triển khai thực hiện.
3. KẾT LUẬN
Thực hiện sâu rộng, triệt để và có hiệu quả việc 
đổi mới sinh hoạt chuyên môn Bộ môn là nhân tố 
quyết định hàng đầu để nâng cao trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên. Đây là 
công việc khó khăn đòi hỏi Chủ nhiệm bộ môn và 
các giảng viên tạo sự chuyển biến về nhận thức và 
hành động, nâng cao tinh thần cộng tác, giúp đỡ, 
cầu thị, cầu tiến, chia sẻ kinh nghiệm để cùng 
nhau tiến bộ trong từng tiết dạy và trong quá trình 
giảng dạy. Có như thế, Bộ môn mới thực sự là môi 
trường tốt nhất để nâng cao trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ cho giảng viên và góp phần nâng cao chất 
lượng giảng dạy của Khoa và của toàn Học viện./.
Tài liệu tham khảo:
Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh và Đinh Thị Kim 
Thoa (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực 
và phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Lý 
luận Chính trị, Hà Nội.
Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (2002), 
Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học 
Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Điều lệ trường đại học, Ban hành theo quyết định 
số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ 
tướng Chính phủ.
Trần Kiểm (2009), Những vấn đề cơ bản của khoa 
học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, 
Hà Nội. 
Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và 
quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế, Huế. 
IMPROVING PROFESSIONAL ACTIVITIES 
OF THE SUBJECT-SPECIALIZED DIVISIONS OF ENGLISH DEPARTMENT
 AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
NGUYEN THU HANH, TRAN THI HA
Abstract: Over the past years, in order to meet the requirements of the country’s industrialization, 
modernization, international economic integration and defense security, the Military Science 
Academy has implemented the scheme of fundamental and comprehensive renovation of 
education and training in order to raise the quality of human resources. To accomplish this 
task, each department of the Academy needs to have strong and profound improvement in the 
management and direction, including the renovation of professional activities of its specialized 
devision. This article explores and analyzes the current situation of specialized devisions in the 
Department of English at Military Science Academy. On this basis, the article offers a number 
of solutions to improve the quality of the devisions’ professional activities in the Department of 
English, which hopefully contributes to promote the quality of education and training throughout 
the Academy.
Keywords: professional activities, subject-specialized devision, Military Science Academy
Received: 29/3/2018; Revised: 23/5/2018; Accepted for publication: 20/6/2018

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_sinh_hoat_chuyen_mon_cua_bo_mon_tai_khoa.pdf