Nâng cao độ chính xác nhận dạng đối tượng trên ảnh thu nhận từ thiết bị bay không người lái (UAV) phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình
Đã có một số các nghiên cứu nhận dạng đối tượng trên ảnh viễn thám có độ
phân giải cao và siêu cao có nhiều hơn 3 kênh phổ bằng phương pháp phân
loại định hướng đối tượng (PLĐHĐT). Tuy nhiên với dữ liệu ảnh kỹ thuật số
ba kênh phổ thu nhận từ UAV việc nhận dạng đối tượng là khó khăn nếu chỉ
dựa vào tính chất phổ của ảnh. Bài báo là kết quả nghiên cứu nâng cao độ
chính xác nhận dạng đối tượng trên ảnh UAV khi kết hợp với dữ liệu độ cao
địa vật (DHM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ chính xác tổng thể nhận
dạng đối tượng trên dữ liệu ảnh UAV 3 kênh phổ đã tăng lên đáng kể từ
85,48% lên đến 94,72% khi có sự kết hợp các kênh phổ với thông tin độ cao
địa vật.
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao độ chính xác nhận dạng đối tượng trên ảnh thu nhận từ thiết bị bay không người lái (UAV) phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao độ chính xác nhận dạng đối tượng trên ảnh thu nhận từ thiết bị bay không người lái (UAV) phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình
Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 58, Kỳ 1 (2017) 33-41 33 Nâng cao độ chính xác nhận dạng đối tượng trên ảnh thu nhận từ thiết bị bay không người lái (UAV) phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình Đỗ Văn Dương 1,*, Nguyễn Quang Minh 2, Lê Thị Nhung 1 1 Khoa Trắc địa, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Việt Nam 2 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Quá trình: Nhận bài 28/09/2016 Chấp nhận 03/01/2017 Đăng online 28/02/2017 Đã có một số các nghiên cứu nhận dạng đối tượng trên ảnh viễn thám có độ phân giải cao và siêu cao có nhiều hơn 3 kênh phổ bằng phương pháp phân loại định hướng đối tượng (PLĐHĐT). Tuy nhiên với dữ liệu ảnh kỹ thuật số ba kênh phổ thu nhận từ UAV việc nhận dạng đối tượng là khó khăn nếu chỉ dựa vào tính chất phổ của ảnh. Bài báo là kết quả nghiên cứu nâng cao độ chính xác nhận dạng đối tượng trên ảnh UAV khi kết hợp với dữ liệu độ cao địa vật (DHM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ chính xác tổng thể nhận dạng đối tượng trên dữ liệu ảnh UAV 3 kênh phổ đã tăng lên đáng kể từ 85,48% lên đến 94,72% khi có sự kết hợp các kênh phổ với thông tin độ cao địa vật.. © 2017 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm. Từ khóa: Độ cao địa vật Máy bay không người lái Nhận dạng ảnh 1. Đặt vấn đề Nhận dạng ảnh (pattern recognition) là quá trình phân loại các đối tượng được biểu diễn theo một mô hình nào đó và gán chúng vào một lớp chuyên đề dựa trên những quy luật và các mẫu chuẩn. Có 3 cách tiếp cận thường được sử dụng trong kỹ thuật nhận dạng là: nhận dạng dựa theo không gian; nhận dạng dựa vào kỹ thuật mạng nơ ron; nhận dạng theo cấu trúc đối tượng. Các kỹ thuật nhận dạng trên đã được áp dụng trong các phương pháp phân loại cứng, phân loại mềm và phân loại định hướng đối tượng (PLĐHĐT) để chiết tách thông tin lớp phủ trên ảnh viễn thám và cho kết quả có độ chính xác khá cao trong một số nghiên cứu (Baatz and Schäpe, 2000; Geneletti and Gorte, 2003; Nguyễn Thị Thu Hiền và nnk, 2014). Tuy nhiên, việc chiết tách đối tượng trên ảnh kỹ thuật số của UAV ba kênh phổ (RGB) có độ phân giải siêu cao thì chưa có nghiên cứu trong và ngoài nước nào đề cập đến. Do một số đối tượng trên ảnh UAV như đường đất, nhà lợp fibro xi măng, mặt nước hay nhà mái bằng và sân xi măng,.v.v. có giá trị phổ gần giống nhau, nếu chỉ sử dụng giá trị phổ và các thuộc tính khác của đối tượng trên ảnh để phân loại đối tượng thì độ chính xác phân loại sẽ không cao. Do vậy, trong nghiên cứu này sẽ kết hợp giá trị phổ, độ cao địa vật (DHM) và các thuộc tính _____________________ *Tác giả liên hệ E-mail: doduongtnmt@gmail.com 34 Đỗ Văn Dương và nnk/ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(1), 33-41 khác của đối tượng để nâng cao độ chính xác chiết tách đối tượng trên ảnh. Kết quả nghiên cứu sẽ được so sánh với kết quả PLĐHĐT ảnh UAV đơn thuần không kết hợp với DHM và kết quả véc tơ hóa đã được điều tra ngoại nghiệp chính xác trên cùng khu vực ảnh. Từ đó đưa ra những kết luận cụ thể về nghiên cứu này. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp PLĐHĐT để chiết tách lớp phủ trên ảnh. Dữ liệu đầu vào là bình đồ ảnh trực giao của UAV (3 kênh phổ RGB) và độ cao địa vật (DHM) trên cùng khu vực. Giá trị phổ và độ cao địa vật (DHM) và các thuộc tính khác sẽ được kết hợp trong việc thiết lập điều kiện phân loại đối tượng trên ảnh. Quy trình PLĐHĐT ảnh UAV (3 kênh phổ RGB) kết hợp với dữ liệu DHM được thực hiện trên phần mềm Ecognition như Hình 1 cụ thể theo các bước sau: 2.1. Công tác tiền xử lý dữ liệu Đây là công việc tạo mới một dự án (project) và hiển thị dữ liệu đầu vào trên cửa sổ phần mềm. Dữ liệu đầu vào được sử dụng cho công tác chiết tách đối tượng là bình đồ ảnh trực giao UAV và dữ liệu DHM trong hệ quy chiếu WGS84. 2.2. Phân mảnh và xem đăc trưng đối tượng ảnh Trong phần thực nghiệm, tác giả đã sử dụng thuật toán phân mảnh đa độ phân giải (Multiresolution segmentation) để tạo đối tượng ảnh. Các kênh phổ Red, Green, Blue tham gia vào quá trình phân mảnh ảnh nên được thiết đặt với trọng số bằng 1, dữ liệu DHM không tham gia quá trình phân mảnh được thiết đặt trong số bằng 0. Tiếp đến thiết đặt tham số tỷ lệ (Scale parameter), thiết đặt các tiêu chí đồng nhất về hình dạng (shape) và độ chặt (compactness) của đối tượng. Sau khi phân mảnh, một công việc rất quan trọng đó là cần phải xem các đặc trưng của đối tượng để tìm ra ngưỡng (threshold) cho sự phân loại các đối tượng ảnh. Mỗi một đối tượng ảnh có chứa những thông tin thuộc tính. Các thông tin thuộc tính này có thể là các thông tin về giá trị phổ của các lớp, độ sáng, hình dạng, vị trí, cấu trúc,.v.v. 2.3. Thiết lập các lớp đối tượng Tùy thuộc vào mức độ chiết tách thông tin với độ chính xác đến đâu mà thiết lập các lớp cho công tác phân loại chi tiết hay không. Với dữ liệu ảnh UAV có độ phân giải rất cao cỡ 0.02m và với yêu cầu mức độ chiết tách thông tin phục vụ thành lập CSDL địa hình tỷ lệ lớn, ta có thể thiết lập bảng lớp đối tượng chi tiết để chiết tách các thông tin chính xác hơn. 2.4. Thiết lập quy tắc phân loại Để lập bộ quy tắc trong phân loại ảnh đối tượng đòi hỏi người phân tích ảnh phải có rất nhiều hiểu biết về các chỉ số như giá trị độ xám (Mean), độ lệch chuẩn (standard deviation); chỉ số màu sắc (Hue, Saturation, Intensity), chỉ số về hình dạng (Geometry), chỉ số về vị trí (Position), và chỉ số về mối quan hệ với các đối tượng gần bên (Relations to neighbor object). Chỉ số độ cao địa vật (DHM) được đưa vào trong thiết lập bộ quy tắc này nhằm tăng độ chính xác khi chiết tách các đối tượng có giá trị phổ gần giống nhau như đường đất, nhà lợp fibro xi măng, mặt nước hay nhà mái bằng và sân xi măng,.v.v. 2.5. Phân loại đối tượng ảnh Phân loại đối tượng ảnh được tiến hành sau khi đã thiết lập các lớp đối tượng và thiết lập bộ quy tắc phân loại. Các đối tượng ảnh sẽ được phân về các lớp theo giá trị ngưỡng của các chỉ số đã thiết đặt trong bộ quy tắc phân loại. 2.6. Chỉnh sửa kết quả phân loại Sau khi kết thúc phân loại, cần thực hiện công việc chỉnh sửa sản phẩm tạo ra bao gồm: gộp đối tượng (Merge Objects Manually), phân loại đối tượng ảnh (Classify Image Objects Manually) hoặc chia nhỏ một đối tượng ảnh (Cut an Object Manually). 2.7. Xuất kết quả sang GIS Kết quả phân loại sau khi chỉnh sửa sẽ chiết xuất ra khuôn dạng vector (Shape file) để chuyển sang phần mềm ArcGIS. Với kết quả này, chúng sẽ được gộp lại theo quy định thể hiện các lớp đối tượng trong cơ sở dữ liệu (CSDL) địa hình. Đỗ Văn Dương và nnk/ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(1), 33-41 35 3. Thực nghiệm 3.1. Khu vực nghiên cứu Dữ liệu ảnh được UAV thu nhận tại thôn Yên Bồ - xã Vật Lại-Ba Vì-Hà Nội. Xã Vật Lại nằm ở phía Tây huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện Ba Vì khoảng 1,5km, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km như Hình 2. 3.2. Dữ liệu thực nghiệm Dữ liệu được đưa vào nghiên cứu nhận dạng là bình đồ ảnh trực giao và dữ liệu DHM trên cùng mẫu thử nghiệm. Dữ liệu ảnh bao gồm 3 kênh phổ tương ứng với các lớp thông tin Layer1=Red, Layer 2=Green và Layer 3=Blue. Dữ liệu DHM tương ứng với Layer 4. Công tác tiền xử lý dữ liệu (ảnh trực giao UAV và DHM) Phân mảnh và xem đặc trưng đối tượng ảnh Thiết lập các lớp đối tượng Thiết lập bộ quy tắc phân loại Chỉnh sửa kết quả phân loại Xuất kết quả sang GIS Phân loại đối tượng ảnh Hình 1. Quy trình PLĐHĐT ảnh UAV (RGB) kết hợp với DHM. Hình 2. Khu vực thu nhận ảnh UAV thuộc thôn Yên Bồ - Vật Lại - Ba Vì - Hà Nội (nguồn: Google Earth). 36 Đỗ Văn Dương và nnk/ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(1), 33-41 Hình 3. (a)Dữ liệu ảnh UAV; (b)Dữ liệu DHM khu vực Vật Lại - Ba Vì - Hà Nội. Hình 4. Sơ đồ khái quát hóa quá trình phân loại theo các tiêu chí trên Bảng 1. Phân mảnh ảnh (shape=0.3; compactness=0.7) Phan loai 1 Mat_nuoc Không phân loại (unclassified) Phan loai 2 nha_fibro ximang; nha_mai_ton; san, nha_tang; nha_ngoi Không phân loại (unclassified) Không phân loại (unclassified) Không phân loại (unclassified) Phan loại 3 cay_cao; thuc_vat Không phân loại (unclassified) Không phân loại (unclassified) Phan loai 4 duong; dat_trong; san_dat; thuc_vat Đỗ Văn Dương và nnk/ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(1), 33-41 37 Kết quả phân mảnh ảnh (level_1) (Scale parameter = 50; shape = 0.3; compactness = 0.7) Phân loại lần 1 Đối tượng ảnh Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 KQ phân loại level1 (unclassified) Standard deviation Layer 3 <= 7.35 HSI Transformation Saturation (R=Layer 1,G=Layer 2,B=Layer 3) <= 0.13 mat_nuoc mat_nuoc Mean Layer 4 >= 0.9 unclassified Brightness <= 101 Brightness >= 128.5 Phân loại lần 2 Đối tượng ảnh Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 KQ phân loại unclassified HSI Transformation Saturation (R=Layer 1,G=Layer 2,B=Layer 3) >= 0.236 Mean Layer 4 >= 3 nha_mai_ton HSI Transformation Saturation (R=Layer 1,G=Layer 2,B=Layer 3) <= 0.061 Mean Layer 4 > 1.8 nha_fibro ximang nha_fibro ximang Mean Layer 3 <= 109 unclassified Rectangular Fit <= 0.26 unclassified HSI Transformation Saturation (R=Layer 1,G=Layer 2,B=Layer 3) <= 0.06 Brightness > 130 san Y distance to scene top border < 753 Pxl HSI Transformation Intensity(R=Layer 1,G=Layer 2,B=Layer 3) > 0.78 san Length\Width > 3 unclassified X distance to scene right border > 1039 Pxl Mean Layer 4 > 4 unclassified HSI Transformation Intensity (R=Layer 1,G=Layer 2,B=Layer 3) > 0.709 Mean Layer 4 >= 4.5 nha_tang Brightness >= 160 Mean Layer 4 >= 3 Mean Layer 2 >= 113 Mean Layer 2 <= 200 nha_ngoi nha_ngoi Mean Layer 4 >= 6.5 unclassified Mean Layer 4 <= 3 X distance to scene right border > 845 Pxl Rectangular Fit <= 0.8 Phân loại lần 3 Đối tượng ảnh Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 KQ phân loại unclassified Mean Layer 1 = 4.5 cay_cao HSI Transformation Intensity (R=Layer 1,G=Layer 2,B=Layer 3) <= 0.6 thuc_vat thuc_vat Mean Layer 4 >= 0.65 Mean Layer 4 <= 0.85 unclassified Bảng 1. Miêu tả các tiêu chí trong bộ quy tắc PLĐHĐT ảnh UAV kết hợp dữ liệu DHM . 38 Đỗ Văn Dương và nnk/ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(1), 33-41 Phân loại lần 4 Đối tượng ảnh Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 KQ phân loại unclassified HSI Transformation Intensity (R=Layer 1,G=Layer 2,B=Layer 3) > 0.66 Mean Layer 4 <= 1 duong Mean Layer 1 >= 117 Mean Layer 4 <= 1.1 Rel. border to duong > 0 duong Rel. border to dat_trong > 0 dat_trong unclassified HSI Transformation Saturation (R=Layer 1,G=Layer 2,B=Layer 3) >= 0.15 HSI Transformation Saturation(R=Layer 1,G=Layer 2,B=Layer 3) <= 0.5 Y distance to scene top border <= 650 Pxl Mean Layer 1 < 120 san_dat Brightness >= 80 Brightness <= 110 Brightness 0 thuc_vat 3.3. Xây dựng bảng lớp và bộ quy tắc phân loại Bảng phân lớp được xây dựng cho khu vực thực nghiệm gồm các lớp như: đat_trong; duong; mat_nuoc; nha_fibro ximang; nha_ngoi; nha_ton; nha_tang; san_dat; san; thuc_vat. Ở đây, tác giả xây dựng 2 bộ quy tắc phân loại đối tượng cho dữ liệu ảnh UAV đơn thuần và cho dữ liệu ảnh UAV khi kết hợp với DHM (Bảng 1). Quá trình phân loại với các tiêu chí trên Bảng 1 cũng có thể khái quát hóa theo cây phân loại (classification tree) như Hình 4. Với các tiêu chí được thiết lập trong bộ quy tắc khi sử dụng các kênh thông tin Red, Green, Blue và thông tin độ cao DHM. Kết quả phân loại ảnh nhận được như trên Hình 5. 3.4. Kết quả sau phân loại Để xây dựng các lớp đối tượng như quy định trong cơ sở dữ liệu địa hình, kết quả chiết tách các lớp đối tượng sẽ được gộp lại trên phần mềm ArcGis như sau (Hình 6): Thực vật = cay_cao + dat_trong + thuc_vat Dân cư = nha_fibro ximang + nha_mai_ton + nha_ngoi +nha_tang + san_dat + san Đường = duong Mặt nước = mat_nuoc 4. Đánh giá kết quả sau phân loại Để đánh giá độ chính xác của kết quả phân loại, tác giả đã tiến hành véc tơ hóa và điều vẽ chính xác bình đồ ảnh trực giao UAV khu vực thực nghiệm để làm dữ liệu tham chiếu. Kết quả so sánh độ chính xác phân loại đối tượng dựa trên hai phương diện là: đánh giá trực quan và đánh giá định lượng. + Đánh giá kết quả bằng trực quan Với PLĐHĐT ảnh UAV không kết hợp với DHM (Hình 6(d)), kết quả hình ảnh cho thấy các lớp nhận dạng nhầm lẫn rất nhiều, các đối tượng như: đường đất, sân đất, đất trống, nhà fibro xi măng cũ, nhà mái ngói cũ rất khó để phân loại do chúng có màu sắc (tính chất phổ) tương đối giống nhau. Với kết quả PLĐHĐT kết hợp ảnh UAV với DHM (Hình 6(c)), ta thấy các lớp đối tượng như dân cư, thực vật, mặt nước và lớp đường được phân loại rất tốt khi có sự bổ sung thông tin về độ cao địa vật (DHM). Hình 5. Kết quả phân loại đối tượng trên ảnh UAV khi kết hợp các kênh thông tin (Red, Green, Blue và DHM) với các tiêu chí được thiết lập trong bộ quy tắc Bảng 1. Đỗ Văn Dương và nnk/ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(1), 33-41 39 Tuy vậy, hai trường hợp phân loại trên vẫn còn tồn tại hạn chế chung là: Một số đối tượng như giao thông, nhà, sân,.v.v. bị các đối tượng cây cao có tán rộng che phủ, ở những khu vực này đường biên của đối tượng chưa được xác định chính xác như ngoài thực tế + Đánh giá định lượng Để đánh giá độ chính xác kết quả PLĐHĐT trên ảnh (RGB) của UAV kết hợp với DHM so với kết quả véc tơ hóa tham chiếu, tác giả đã tiến hành chồng xếp lớp dữ liệu phân loại với lớp dữ liệu đo và điều vẽ ngoại nghiệp có độ chính xác cao khu vực thực nghiệm trên phần mềm ArcGis. Đồng thời cũng tiến hành đánh giá độ chính xác kết quả PLĐHĐT trên ảnh (RGB) của UAV khi không được kết hợp với DHM so với kết quả véc tơ hóa tham chiếu. Và số liệu thống kê độ chính xác PLĐHĐT khi đã gộp lớp theo quy định CSDL địa hình thể hiện trong Bảng 2 và Bảng 3. Khi so sánh với dữ liệu tham chiếu theo chuẩn lớp CSDL địa hình, kết quả PLĐHĐT ảnh UAV không kết hợp với DHM (Bảng 2) có độ chính xác tổng thể đạt được là 85,48% và hệ số Kappa là 0,74. Trong đó độ chính xác phân loại của lớp “Đường” là thấp nhất với (User’s Accuracy) = 56,59% , do phản xạ phổ của đối tượng so với các đối tượng như thực vật, đất trống, sân và sân đất là tương đối giống nhau. Lớp “Thực vật” được chiết tách có độ chính xác cao nhất (User’s Accuracy) = 94,09%. Tuy nhiên, khi kết hợp ảnh UAV với dữ liệu DHM thì kết quả PLĐHĐT (Bảng 3) cho thấy độ chính xác tổng thể đạt được lên đến 94,72% với hệ số Kappa có giá trị là 0,91. Độ chính xác phân loại lớp “Đường” là thấp nhất cũng đạt được đến 83,49% và lớp “Thực vật” được nhận dạng tốt nhất có độ chính xác lên tới 97,27%. Phần trăm về sai số đọc nhầm với lớp “Đường” là lớn nhất 16,51% (so với 43,41% khi nhận phân loại ảnh không kết hợp DHM (Bảng 2)). Hình 6. (a) Mẫu ảnh thử nghiệm; (b) Kết quả véc tơ hóa; (c) Kết quả PLĐHĐT ảnh kết hợp với DHM và (d) Kết quả PLĐHĐT ảnh không kết hợp với DHM (đã gộp lớp theo quy định CSDL địa hình). 40 Đỗ Văn Dương và nnk/ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(1), 33-41 Tham chiếu Ortho_NoDHM Thực_vật (m2) Dân_cư (m2) Đường (m2) Mặt_nước (m2) Tổng diện tích theo hàng (m2) Độ chính xác phân loại (%) Sai số đọc nhầm (%) Thực vật (m2) 6434,072 274,270 126,199 3,472 6838,014 94,09 5,91 Dân cư (m2) 748,862 2099,731 60,930 0,000 2909,523 72,17 27,83 Đường (m2) 232,436 103,806 440,742 1,909 778,893 56,59 43,41 Mặt nước (m2) 93,738 77,941 3,472 1189,084 1364,235 87,16 12,84 Tổng diện tích theo cột (m2) 7509,108 2555,749 631,343 1194,465 11890,665 Độ chính xác kiểm chứng( %) 85,68 82,16 69,81 99,55 Độ chính xác tổng thể = 85,48 Sai số bỏ sót (%) 14,32 17,84 30,19 0,45 Kappa = 0,74 5. Kết luận Có thể thấy rằng sự kết hợp giữa ảnh UAV ba kênh phổ Red, Green, Blue và dữ liệu độ cao địa vật DHM trong quá trình phân loại theo PLĐHĐT cho kết quả có độ chính xác cao hơn hẳn so với PLĐHĐT ảnh UAV (RGB) đơn thuần và so với kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước (Schneider and SteinWender, 1999; Baatz and Schäpe, 2000; Suzuki, et al, 2001; Geneletti and Gorte, 2003; Chauhan, et al, 2004; Trịnh Thị Hoài Thu và nnk, 2012; Nguyễn Thị Thu Hiền và nnk, 2014) đã được công bố trước đó. Kết quả phân loại đối tượng đủ độ tin cậy sử dụng cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình, giảm bớt được công việc số hóa. Ngoài ra kết quả phân loại này còn có thể ứng dụng mục đích quân sự như nhận dạng các mục tiêu cụ thể trên ảnh, cho dân sự như lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch cảnh quan, không gian đô thị,.v.v. Tài liệu tham khảo Baatz, M. and Schäpe, A., 2000. Multiresolution segmentation: an optimization approach for high quality multi - scale image segmentation. XII Angewandte Geographische Informationsverarbeitung, Wichmann-Verlag, Heidelberg. Benz, U., Hofmann, P., Willhauck, G., Lingenfelder, I., & Heynen, M., 2004. Multi-resolution, object- oriented fuzzy analysis of remote sensing data for GIS-ready information. ISPRS Journal of Tham chiếu Ortho+DHM Thực_vật (m2) Dân_cư (m2) Ðường (m2) Mặt_nước (m2) Tổng diện tích theo hàng (m2) Độ chính xác phân loại (%) Sai số đọc nhầm (%) Thực vật (m2) 6654,830 116,709 58,875 11,462 6841,876 97,27 2,73 Dân cư (m2) 232,375 2665,197 11,810 0,000 2909,382 91,61 8,39 Đường (m2) 105,420 15,804 651,797 7,642 780,663 83,49 16,51 Mặt nước (m2) 67,385 0,000 0,347 1296,822 1364,554 95,04 4,96 Tổng diện tích theo cột (m2) 7060,010 2797,710 722,830 1315,926 11896,476 Độ chính xác kiểm chứng( %) 94,26 95,26 90,17 98,55 Độ chính xác tổng thể = 94,72 Sai số bỏ sót (%) 5,74 4,74 9,83 1,45 Kappa = 0,91 Bảng 2. Số liệu thống kê độ chính xác PLĐHĐT ảnh UAV không kết hợp dữ liệu DHM so với kết quả véc tơ hóa ảnh tham chiếu với 4 lớp dữ liệu theo quy định CSDL địa hình. Bảng 3. Số liệu thống kê độ chính xác PLĐHĐT ảnh UAV kết hợp dữ liệu DHM so với kết quả véc tơ hóa ảnh tham chiếu với 4 lớp dữ liệu theo quy định CSDL địa hình. Đỗ Văn Dương và nnk/ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(1), 33-41 41 Photogrammetry and Remote Sensing 58, 239- 258. Chauhan, R., Tripathi, N.K., and Chowdhury, S.R., 2004. Extraction of Shrimp Ponds Using Object Oriented Classification vis-a-vis Pixel Based Classification. Proceedings of the 25th Asian Conference on Remote Sensing, 22-26 November Chiang Mai, Thailand. Geneletti, D. and Gorte, B.G.H., 2003. A method for object-oriented land cover classification combining Landsat TM data and aerial photographs. International Journal of Remote Sensing 24 (6), 1273-1286. Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Vọng Thành , Nguyễn Khắc Thời, 2014. Đánh giá biến động sử dụng đất/ huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000-2010, Tạp chí Khoa học và Phát triển 12, 43-51. Schneider, W. and SteinWender , J., 1999. Land cover mapping by interrelated segmentation and classification of satellite images. International Archives of Photogrammetry and Remote Sensing 30(7), 4-3. Suzuki, H., Matsakis, P., Andréfouët, S., Desachy, J., 2001. Satellite image classification using expert structural knowledge : a method based on fuzzy partition computation and simulated annealing. Annual Conference of the International Association for Mathematical Geology, Cancun, Mexico. Trịnh Thị Hoài Thu, Lê Thị Thu Hà , Phạm Thị Làn, 2012. So sánh phương pháp phân loại dựa trên điểm ảnh và phân loại định hướng đối tượng chiết xuất thông tin lớp phủ bề mặt từ ảnh có độ phân giải cao. Tạp chí KHKT Mỏ - Địa chất 39, 59-64. ABSTRACT Accuracy improvement of object recognition for establishment of topographic database from UAV images Duong Van Do 1,*, Minh Quang Nguyen 2, Nhung Thi Le 1 1 Faculty of Geomatics, Hanoi University of Natural Resources and Environment, Vietnam. 2 Faculty of Geomatics and Land Administration, Hanoi University of Mining and Geology, Vietnam. Several studies have been conducted on object recognition by using high spatial resolution remote sensing images, which have more than three spectral bands and using object-oriented classification. However, using three bands (Red, Green, Blue) images derived from UAV is difficult to recognize an object based only on spectral information. This paper focuses on improving accuracy of object recognition from UAV images with digital height model (DHM). The study results showed that the overall accuracy of object recognition of three band UAV images has been increased significantly from 85,48% to 94,72% when the combination of spectral bands and digital height model was made.
File đính kèm:
- nang_cao_do_chinh_xac_nhan_dang_doi_tuong_tren_anh_thu_nhan.pdf