Nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi của hiệu trưởng để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ Mầm non lên Tiểu học
HOẠT ĐỘNG 1
LÀM QUEN VÀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HỌC TẬP
Thời gian: 30’
Mục tiêu: Sau khi kết thúc Hoạt động 1, giảng viên và học viên:
− Nhận diện được các thành viên và tạo bầu không khí thân thiện cho lớp học;
− Thống nhất chung về mục tiêu khóa học;
− Thống nhất chung về phương pháp tập huấn.
Học liệu: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, A4, thẻ màu, bút dạ, băng dính
Tiến trình:
Bước 1: Giảng viên và học viên giới thiệu và làm quen.
Bước 2: Học viên suy nghĩ và viết ra thẻ màu 1 – 2 mong đợi về khóa học và phương pháp
làm việc trong quá trình học tập.
Bước 3: Giảng viên tóm tắt các ý kiến của học viên, thống nhất mục tiêu và phương pháp
dạy học.
PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG 1
Làm quen và xác định mục tiêu học tập
− Theo nhóm 3 người, hãy tìm hiểu và làm quen với hai học viên ngồi bên cạnh;
− Hãy chia sẻ những điều mà thầy/cô mong muốn có được khi tham gia chủ đề này;
− Hãy đề xuất phương pháp dạy học mà thầy/cô mong muốn được áp dụng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi của hiệu trưởng để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ Mầm non lên Tiểu học
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỂ HỖ TRỢ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP TỪ MẦM NON LÊN TIỂU HỌC Hà Nội, 6/2016 Chịu trách nhiệm nội dung: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh ThS. Lê Thị Mai Phương Biên tập: ThS. Đặng Tuyết Anh - VVOB Việt Nam TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỂ HỖ TRỢ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP TỪ MẦM NON LÊN TIỂU HỌC MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 7 GIỚI THIỆU TÀI LIỆU 9 PHẦN 1: KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG 13 Hoạt động 1: Làm quen và xác định mục tiêu học tập 15 Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về quản lý sự thay đổi 16 Hoạt động 3: Nhận diện giai đoạn chuyển tiếp của trẻ từ mầm non lên tiểu học 18 Hoạt động 4: Xác định yêu cầu trong quản lý hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học 19 Hoạt động 5: Xác định những vấn đề trọng tâm trong quản lý hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học và công tác phối hợp giữa trường mầm non và trường tiểu học 20 Hoạt động 6: Xác định các rào cản, khó khăn thường gặp trong việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp 22 Hoạt động 7: Thực hành phân tích bối cảnh nhà trường và địa phương chuẩn bị cho lập kế hoạch 23 Hoạt động 8: Thực hành lập kế hoạch quản lý hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học 24 Hoạt động 9: Tổng kết bài học và định hướng triển khai 25 PHẦN 2: TÀI LIỆU HỖ TRỢ TẬP HUẤN 27 I. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI 29 1. Khái niệm thay đổi, đặc trưng của sự thay đổi, mối quan hệ giữa thay đổi và phát triển 1.1. Khái niệm thay đổi, nhận diện thay đổi 1.2. Đặc trưng và các mức độ của thay đổi 1.3. Mối quan hệ giữa thay đổi và phát triển 29 2. Khái niệm và nguyên tắc quản lý sự thay đổi 2.1. Khái niệm quản lý sự thay đổi 2.2. Nguyên tắc quản lý sự thay đổi 32 3. Qui trình quản lý sự thay đổi 3.1. Lập kế hoạch thay đổi 3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch 3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch 3.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, củng cố, duy trì những kết quả tốt 3.5. Sử dụng mô hình “GROWTH” để triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học 33 4. Một số điểm cần chú ý trong quản lý sự thay đổi 4.1. Nhận diện các rào cản và biết cách vượt qua 4.2. Những yêu cầu cơ bản để quản lý sự thay đổi thành công 4.3. Những điều cần tránh trong quản lý sự thay đổi để hạn chế thất bại 39 II. QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON, TIỂU HỌC ĐỂ HỖ TRỢ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP 44 1. Yêu cầu đổi mới quản lý trường mầm non và tiểu học 1.1. Nhận diện những thay đổi trong giai đoạn chuyển tiếp của trẻ từ mầm non lên tiểu học 1.2. Yêu cầu đổi mới quản lý trường mầm non và tiểu học 44 2. Quản lý ở trường mầm non và tiểu học để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp 2.1. Những vấn đề trọng tâm trong quản lý việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học 2.2 Những rào cản thường gặp trong quản lý hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học 2.3. Vận dụng qui trình quản lý sự thay đổi trong quản lý trường mầm non và tiểu học để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp 2.4. Một số kinh nghiệm trong quản lý sự thay đổi và thực hiện các hoạt động hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. 54 PHỤ LỤC 1. Phiếu tổng kết mục 1 2. Phiếu tổng kết mục 2 3. Một số gợi ý các việc có thể làm để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp 4. Kế hoạch hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp – Trường Mầm non Bình Minh, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam 5. Kế hoạch hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp – Trường Tiểu học Minh Đức, xã Minh Đức, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 6. Câu chuyện Thỏ và Rùa 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO - 7 - LỜI NÓI ĐẦU Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý GD (CBQLGD), đặc biệt là CBQL GD các cơ sở giáo dục luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Chính phủ và ngành Giáo dục và Đào tạo từ đầu những năm 1990. Năm 1997, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định 3481/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/11/1997 về chương trình bồi dưỡng CBQLGD, trong đó có khung chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tiếp theo, năm 2012, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định 382/QĐ- BGD&ĐT ngày 20/1/2012, điều chỉnh chương trình bồi dưỡng. Trên cơ sở quyết định 3481/ QĐ-BGD&ĐT và quyết định 382/QĐ-BGD&ĐT, các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD đã thực hiện bồi dưỡng hàng chục ngàn CBQLGD các cấp và đã có những đóng góp đáng kể vào công tác quản lý GD của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có nhiều biến động, GD Việt Nam đang đối diện với nhiều cơ hội và thách thức. Toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức và cách mạng khoa học công nghệ có những tác động lớn làm thay đổi vai trò của người hiệu trưởng nhà trường. Người hiệu trưởng cần phải chuyển đổi từ nhà quản lý thụ động sang một nhà lãnh đạo và quản lý năng động, thích ứng với mọi sự thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Điều này đòi hỏi người hiệu trưởng nhà trường cần hiểu rõ kiến thức và có kỹ năng thành thạo quản lý sự thay đổi. Vấn đề chuyển tiếp của trẻ từ mầm non lên tiểu học không phải là vấn đề mới mà đã được đề cập đến từ những năm 1980. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp chưa thực sự được quan tâm một cách đầy đủ đối với mỗi nhóm đối tượng riêng biệt - trẻ em ở thành phố và nông thôn, miền núi và vùng khó khăn Trong các trường mầm non và tiểu học, việc triển khai các hoạt động hỗ trợ còn chưa thực sự hệ thống, sự kết nối giữa hai cấp, bậc học còn lỏng lẻo. Như vậy, vấn đề giai đoạn chuyển tiếp của trẻ từ mầm non lên tiểu học là một chủ đề cần được chú ý hơn nữa. Thống nhất cách hiểu về giai đoạn chuyển tiếp, vai trò và trách nhiệm của những bên liên quan, đặc biệt vai trò của hiệu trưởng trường mầm non và tiểu học để từ đó có thể đưa ra những hoạt động hỗ trợ cụ thể thiết thực và hiệu quả là điều vô cùng cần thiết. Xuất phát từ hai yêu cầu trên, cuốn tài liệu Nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi của hiệu trưởng để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học được biên soạn dành cho hiệu trưởng trường mầm non và tiểu học, chú trọng đến việc nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi của hiệu trưởng trường mầm non và tiểu học nói chung, năng lực quản lý sự thay đổi để hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp của trẻ em nói riêng. Cuốn tài liệu đã được Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thẩm định tháng 6 năm 2015. Chúng tôi hy vọng rằng cuốn tài liệu sẽ trang bị cho các lãnh đạo trường mầm non và tiểu học những kiến thức và kỹ năng về quản lý sự thay đổi, để họ có thể đối mặt với những thay đổi diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong giáo dục nói chung, và những thay đổi trong quản lý giai đoạn chuyển tiếp của trẻ nói riêng, góp phần hỗ trợ trẻ nhiều nhất trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. - 8 - Chúng tôi xin cảm ơn các tư vấn - TS Nguyễn Tuyết Hạnh, Phó Trưởng khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục Hà Nội, Th.S Lê Thị Mai Phương, giảng viên chính Khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục Hà Nội, các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường mầm non và tiểu học của bốn tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi và các cán bộ của tổ chức VVOB Việt Nam đã rất tâm huyết và nhiệt tình trong việc xây dựng tài liệu này. CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC TS Nguyễn Thúy Hồng Phó Cục trưởng - 9 - GIỚI THIỆU TÀI LIỆU Cuốn tài liệu Nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi của hiệu trưởng để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học được biên soạn dành cho hiệu trưởng trường mầm non và tiểu học, chú trọng đến việc nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi của hiệu trưởng trường mầm non và tiểu học nói chung, năng lực quản lý sự thay đổi để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học nói riêng. Khóa tập huấn dựa trên việc áp dụng cuốn tài liệu này được thiết kế theo cách đưa lãnh đạo cả trường mầm non và tiểu học lại cùng nhau, với dụng ý tạo cơ hội để các hiệu trưởng trường mầm non và tiểu học cùng thảo luận, hợp tác giải quyết các vấn đề của giai đoạn chuyển tiếp để giúp họ có khả năng: (i) Kiến thức: − Trình bày được các nội dung cơ bản về quản lý sự thay đổi: Khái niệm thay đổi, mối quan hệ giữa thay đổi và phát triển; khái niệm và nguyên tắc quản lý sự thay đổi; qui trình quản lý sự thay đổi. − Nhận diện được những vấn đề cơ bản về giai đoạn chuyển tiếp của trẻ từ mầm non lên tiểu học. − Làm rõ được các hoạt động quản lý cần thực hiện và cách tiến hành để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học hiệu quả. (ii) Kỹ năng: − Phát triển các kỹ năng quản lý sự thay đổi; − Vận dụng triển khai được các hoạt động trong quản lý trường mầm non, trường tiểu học để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học: biết phân tích bối cảnh nhà trường, địa phương, xác định nhu cầu thay đổi; lựa chọn được mục tiêu thiết thực và khả thi; xây dựng được kế hoạch hành động phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương (xác định được đúng những việc cần làm và cách làm, tiến độ thực hiện, lực lượng tham gia... để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học; tổ chức triển khai bằng cách thức hợp lý; − Xác định được các rào cản trong quản lý giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học và biết cách vượt qua các rào cản đó một cách hiệu quả; − Biết cách gây ảnh hưởng, tìm kiếm sự đồng thuận và lôi cuốn được các thành viên trong trường học, gia đình và cộng đồng tham gia vào quản lý và hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 cấp học một cách tích cực; Biết đánh giá, củng cố, duy trì những kết quả tốt đã đạt được. (iii) Thái độ: − Ý thức rõ trách nhiệm của mỗi lực lượng trong GD trẻ và đề cao tinh thần hợp tác, chia sẻ, chủ động, tiên phong, quyết tâm và kiên trì trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. - 10 - Cuốn tài liệu Nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi của hiệu trưởng để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học được biên soạn dành cho khóa tập huấn kéo dài 2 ngày với những hoạt động giám sát cụ thể sau khóa tập huấn. Cuốn tài liệu gồm 2 phần chính: − Phần 1: Kế hoạch bài giảng − Phần 2: Tài liệu hỗ trợ tập huấn Cấu trúc tóm tắt của mỗi phần như sau: PHẦN 1- KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG: gồm 09 hoạt động. Mỗi hoạt động viết theo hướng tập huấn tích cực dành cho người lớn dưới hình thức giao lưu – học hỏi – chia sẻ kinh nghiệm. Mỗi hoạt động đều được viết theo cấu trúc thống nhất như sau: − Thời gian − Mục tiêu − Học liệu và chuẩn bị − Tiến trình hoạt động PHẦN 2- TÀI LIỆU HỖ TRỢ TẬP HUẤN Cấu trúc nội dung tài liệu được xây dựng trên quan điểm: trang bị và củng cố cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản, nền tảng về sự thay đổi và quản lý sự thay đổi nhằm nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi, giúp CBQL trường mầm non và tiểu học có khả năng nhận diện tường minh giai đoạn chuyển tiếp của trẻ từ mầm non lên tiểu học để triển khai các hoạt động quản lý nhằm hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp một cách hiệu quả. Tài liệu lựa chọn để cung cấp cho người học nội dung kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý sự thay đổi và định hướng vận dụng trong quản lý trường mầm non, trường tiểu học, xác định các vấn đề cần thay đổi và triển khai trong điều hành trường mầm non và tiểu học ở Việt Nam, cách tiến hành các hoạt động nhằm hỗ trợ tích cực cho trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và tiểu học, hướng tới sự phát triển bền vững; Phần tài liệu hỗ trợ tập huấn được viết theo hai mạch nội dung chính, bao gồm (1) kiến thức cơ bản về quản lý sự thay đổi và (2) vận dụng trong quản lý trường mầm non, trường tiểu học để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học với những ví dụ cụ thể từ các đơn vị tham gia dự án tại 4 tỉnh trong Chương trình giáo dục Mầm non – Tiểu học của VVOB – Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Ngoài ra, phần Phụ lục bao gồm bài đánh giá trước và sau khóa tập huấn, phiếu bài tập, những ví dụ về việc áp dụng nội dung được tập huấn sau khóa học. - 11 - Cách thiết kế tài liệu này nhằm những mục đích sau: - Phần Kế hoạch bài giảng là tài liệu tham khảo cho nhóm cốt cán khi tiến hành các khóa tập huấn nhân rộng nội dung. Cán bộ cốt cán có thể thiết kế bài giảng của mình theo nhiều cách đa dạng và tích cực, nhưng những kế hoạch bài giảng được thiết kế sẵn với từng bước chi tiết giúp họ thực hiện công việc đó dễ dàng và thuận lợi hơn trong điều kiện hạn hẹp về mặt thời gian; - Phần Tài liệu hỗ trợ tập huấn cung cấp nội dung tham khảo cần thiết để có thể thực hiện khóa tập huấn một cách đầy đủ. Với phần tài liệu hỗ trợ được viết đầy đủ nhưng ngắn gọn và súc tích, cuốn tài liệu còn có thể được dùng như một tài liệu tham khảo trong quá trình tự học; - Trong phần Phụ lục, ngoài bài kiểm tra đầu, cuối khóa và các phiếu bài tập còn có những ví dụ cụ thể về việc áp dụng nội dung được tập huấn. Hiệu trưởng có thể tham khảo những ví dụ đó, điều chỉnh cách làm sao cho phù hợp hơn với điều kiện của trường và địa phương mình. Mặc dù đã nỗ lực hết sức, nhưng chắc rằng tài liệu có thể còn nhiều thiếu sót; chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để tài liệu thêm hoàn thiện và hữu ích. Mọi ý kiến đóng góp xin được gửi về: TS. Nguyễn Tuyết Hạnh, e-mail hanhbang@gmail.com Ths. Lê Thị Mai Phương, e-mail lemaiphuong63@yahoo.com Ths. Đặng Tuyết Anh, e-mail tuyetanh.d@vvob.be PHẦN KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG 1 - 15 - PHẦN 1: KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG HOẠT ĐỘNG 1 LÀM QUEN VÀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HỌC TẬP Thời gian: 30’ Mục tiêu: Sau khi kết thúc Hoạt động 1, giảng viên và học viên: − Nhận diện được các thành viên và tạo bầu không khí thân thiện cho lớp học; − Thống nhất chung về mục tiêu khóa học; − Thống nhất chung về phương pháp tập huấn. Học liệu: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, A4, thẻ màu, bút dạ, băng dính Tiến trình: Bước 1: Giảng viên và học viên giới thiệu và làm quen. Bước 2: Học viên suy nghĩ và viết ra thẻ màu 1 – 2 mong đợi về khóa học và phương pháp làm việc trong quá trình học tập. Bước 3: Giảng viên tóm tắt các ý kiến của học viên, thống nhất mục tiêu và phương pháp dạy học. PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG 1 Làm quen và xác định mục tiêu học tập − Theo nhóm 3 người, hãy tìm hiểu và làm quen với hai học viên ngồi bên cạnh; − Hãy chia sẻ những điều mà thầy/cô mong muốn có được khi tham gia chủ đề này; − Hãy đề xuất phương pháp dạy học mà thầy/cô mong muốn được áp dụng. PHẦN 1: KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG - 16 - HOẠT ĐỘNG 2 TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI Thời gian: 120’ Mục tiêu: Sau khi tham gia Hoạt động 2, học viên có thể khái quát được những nội dung cơ bản của quản lý sự thay đổi: − Trình bày được khái niệm thay đổi, các kiểu/dạng thay đổi, đặc trưng và mức độ của thay đổi, giải thích được mối quan hệ giữa thay đổi và phát triển; − Phát biểu được khái niệm quản lý sự thay đổi, giải thích ... 8/ 2014 Chỉ đạo GVCN lớp 1 phối hợp với TPT Đội triển khai thực hiện. PHT- TPT Đội, GV&HS lớp 1 HS lớp 1 thích nghi với MT, hứng thú đi học có kỹ năng học tập, KN tự phục vụ, KN giao tiếp. 3 Tổ chức lễ đón Học sinh lớp 1 5/9/ 2014 Đón, tặng quà, giúp HS lớp 1 làm quen với trường mới BTC Tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi PHẦN 3: PHỤ LỤC - 90 - 4 Tuyên truyền tầm quan trọng của GĐCT Tháng 10/ 2014 Tổ chức diễn đàn trao đổi trực tiếp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội BGH, Địa phương, đại diện CMHS 5 Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; Trong suốt năm học 2014- 2015 Triển khai quán triệt Chỉ thị nhiệm vụ năm học tới 100% CB,GV. Hiệu trưởng 100% GV tham gia Chỉ đạo GV lớp 1, 2 xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động dạy học tiếng Việt trong các môn học và HĐGD (có sự phối hợp với TPT Đội); HT, GV dạy lớp 1,2 100% GV dạy lớp 1 và 2 thực hiện hiệu quả. 6 Bồi dưỡng kiến thức tin học cho GV. Trong học kì I năm học 2014- 2015 -Khuyến khích GV tự bồi dưỡng; -Chỉ đạo GV đã thành thạo trong ƯDCNTT của trường hỗ trợ, bổ sung cho số GV chưa thành thạo. Giáo viên 100% GV ƯD thành thạo CNTT trong DH và GD HS. 7 Tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng Trong suốt năm học 2014- 2015 Tổ chức cho trẻ làm quen với các hoạt động tập thể, hoạt động của Sao nhi đồng TPT Rèn kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp 8 Sơ kết HKI Tháng 01 2015 Đánh giá, rút kinh nghiệm: -GV dạy lớp 1 đánh giá tình hình thực tế của từng lớp -BGH phát biểu và đưa ra ý kiến chỉ đạo các hoạt động trong HK II - GV lớp 1 - Phó HT Đánh giá, nhận xét sự thay đổi của HS 9 Họp PHHS Lớp 1 Tháng 02/ 2015 Tuyên truyền tầm quan trọng của GĐCT và cách thức hỗ trợ trẻ; Ý kiến của PHHS BGH, GVCN lớp 1 PH nắm được tầm quan trọng của GĐCT - 91 - PHẦN 3: PHỤ LỤC 10 Giao lưu với Trường Mầm non Minh Đức; Tổng kết, rút kinh nghiệm Tháng 5.2015 Phát tờ thông báo tuyển sinh lớp 1 đối với trẻ 5 tuổi tại Lễ Bế giảng năm học 2014-2015 của trường Mầm non Minh Đức; Tổng kết, rút kinh nghiệm qua 1 năm chỉ đạo thực hiện theo hướng dẫn của VVOB. PHT BGH, GV Lớp 1 Nắm được số lượng trẻ 5 tuổi. Mức độ đạt mục tiêu đề ra. IV/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Giai đoạn chuyển tiếp của trẻ từ mầm non lên tiểu học là một quá trình thay đổi. Do đó quản lý giai đoạn này thực chất là quản lý sự thay đổi. Để quản lý được phải nhận thức sâu sắc về quản lý sự thay đổi để vận dụng phù hợp, vì vậy khi dạy học sinh lớp 1, giáo viên cần: − Tổ chức thường xuyên các hoạt động và sinh hoạt ngoài giờ có trọng tâm nhằm giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương, của nhà trường. Giáo dục quyền trẻ em, Luật ATGT − Củng cố và nâng cao các hoạt động của Đội TNTP HCM, đa dạng các hình thức hoạt động Sao nhi đồng cho phù hợp với chủ đề từng tháng. − Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa Tổng phụ trách đội, GVCN, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt hoạt động giáo dục NGLL để các em được tham gia các hoạt động trong suốt cả năm kể cả thời gian nghỉ hè. Trong kỳ nghỉ hè, nhà trường yêu cầu tổ chức Đội tham mưu với BCH Đoàn xã Minh Đức tổ chức các hoạt động để các em học sinh được sinh hoạt tập thể và tham gia các phong trào tại địa phương. Trên đây là hoạch hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm lên tiểu học trong năm học 2014 – 2015 của nhà trường. Yêu cầu các CB, GV và các em học sinh trong nhà trường thực hiện tốt. HIỆU TRƯỞNG Ghi chú: Trên đây là hai bản dự thảo kế hoạch do CBQL hai trường lập sau khi tham gia khóa tập huấn “Nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi của hiệu trưởng để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học”. Khi tham khảo hai kế hoạch này cần xem xét nên bổ sung hay điều chỉnh vấn đề gì để bản kế hoạch hoàn thiện hơn. Dưới đây là một số gợi ý: PHẦN 3: PHỤ LỤC - 92 - (1) Đối với kế hoạch của trường mầm non − Mục tiêu nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ về giai đoạn chuyển tiếp có cần đưa ra không? − Trình tự thực hiện các công việc để đạt được các mục tiêu đã hợp lý chưa? Có xác định mục tiêu ưu tiên không? − Việc tổ chức thực hiện thế nào? (2) Đối với kế hoạch của trường tiểu học − Mục tiêu xác định đã phù hợp với chủ đề kế hoạch chưa? − Mục tiêu trẻ lớp 1 thích nghi với môi trường học tập mới thế nào? Nếu giáo viên chỉ có nhận thức về giai đoạn chuyển tiếp thôi đã được chưa? Cần vận dụng được trong thực hiện nhiệm vụ thế nào?... − Vấn đề ứng dụng CNTT trong việc quản lý hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp thế nào? − Tuyên truyền về giai đoạn chuyển tiếp nếu chỉ thông qua tổ chức diễn đàn có đạt hiệu quả mong muốn không? nên có hình thức nào khác nữa?.... - 93 - PHẦN 3: PHỤ LỤC Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Hồi 1: Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã khá xa bạn Rùa, Thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua Thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua. Hồi 2: Thỏ vô cùng thất vọng vì đã để thua Rùa và nó đã cố suy nghĩ. Thỏ nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì Rùa không thể nào có thể hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa Rùa đến đến mấy chặng dặm đường. Hồi 3: Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng nó không có cách nào thắng được Thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách Thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý. Chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, kỷ luật, Thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích ở bên kia sông! Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, Rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua. Hồi 4: Mới thi có 3 vòng nên chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng. Cuộc đua bắt đầu, lần này Thỏ cõng Rùa chạy đến bên bờ sông, Rùa lội xuống sông và cõng Thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, Thỏ lại cõng Rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với những lần đua trước. PHỤ LỤC 6 CÂU CHUYỆN THỎ VÀ RÙA Bài học thứ nhất: Chậm và ổn định đã chiến thắng Bài học thứ 2 - Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định Bài học thứ 3: Xác định ưu thế của mình và biết chọn sân chơi phù hợp. Bài học thứ 4: Thay vì chống đối với nhau, phải biết tìm cách giải quyết tình huống và hợp tác cùng nhau. PHẦN 3: PHỤ LỤC - 94 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2001), Quyết định số 14/2001/QĐ - BGD&ĐT về việc ban hành Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học; 2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, ban hành theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT 3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ Trường mầm non, ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 17/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình GD mầm non 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tài liệu Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình GD phổ thông 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN đối với mẫu giáo 5 tuổi vùng khó và quy định Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ban hành theo Thông tư số 23/TT-BGD&ĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 10. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), kế hoạch số 453/KH-BGDĐT ngày 30/7/2010 về việc tập huấn và triển khai giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên toàn quốc. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, ban hành theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Giáo dục trường mầm non, ban hành theo Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT Ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học, ban hành theo thông tư số 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT - 95 - PHẦN 3: PHỤ LỤC 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, ban hành theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo 15. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Điều lệ trường Mầm non, ban hành theo văn bản hợp nhất Số: 05/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 2 năm 2014. 16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy định đánh giá xếp loại học sinh tiểu học, ban hành theo Thông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Qui định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, ban hành theo Thông tư số 18/2014/VBHN- BGDĐT ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ban hành theo quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Bộ GD&ĐT. 19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, qui trình chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, ban hành theo thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 7/8/2014. 20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Qui định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, ban hành theo thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 16/3/2015 21. Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh (2000), Một số vấn đề về quản lý giáo dục MN, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 22. Đặng Xuân Hải (2004), Quản lý sự thay đổi và vận dụng trong quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, chuyên đề Cao học QLGD, Hà Nội. 23. Hồ Lam Hồng, Nguyễn Phương Thảo (2014), Báo cáo tổng kết hội nghị tham vấn về giai đoạn chuyển tiếp giữa mầm non và tiểu học, dự án VVOB 24. Lê Thu Hương (2006), Điểm mới trong chương trình giáo dục Mầm Non, Tạp chí Giáo dục số 141 25. Học viện Quản lý giáo dục (2012), Quản lý trường phổ thông, NXB GD 26. Học viện Quản lý giáo dục (2013), Quản lý trường MN, NXB GD 27. Huber George P. and Glick, Wiliam H. (1993), Thay đổi và thiết kế tổ chức, New York: Oxford University Press. 28. Đại học kinh doanh Harvard (2002), Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 29. Jamshid Gharajedaghi (2005), Tư duy hệ thống, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 30. Ngọc Lương (chủ biên) (2011), Từ điển Tiếng Việt Thông dụng, NXB Thanh niên 31. Quốc hội (2009), Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung một số điều Luật Giáo dục năm 2005, PHẦN 3: PHỤ LỤC - 96 - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. R. Heller (2006), Quản lý sự thay đổi, NXB Tổng hợp TP. HCM. 33. Rodney C. Vandeveer, Michael L. Menefee, Human behavior in organizations, 2nd edition, Prentice Hall, p.286 34. Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số vấn đề cơ bản về quản lý sự thay đổi, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Khánh Sơn (biên dịch) (2001), Công tác quản lý sự thay đổi, NXB Thanh niên 36. SEAMEO (2000), Quản lý Giáo dục và lãnh đạo dạy học, chấp nhận thử thách khi chuyển đổi mô hình, SEAMEO INNOTECH & SEAMEO RETRAC 37. Huỳnh Thiên Quốc Việt (2005), Bài giảng môn Quản trị sự thay đổi, trường Đại học Hoa Sen. 38. Thủ tướng Chính phủ, (2006), Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015. 39. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015. 40. Vụ GDMN, Bảo đảm sự chuyển tiếp khoa học giữa giáo dục mầm non với chương trình lớp 1, 41. tieu-hoc-moi-vnen 42. ệu trưởngml 43. 44. html 45. www.huecdt.edu.vn/.../tamlyhoctreemvagiaoduchoctreem.PDF 46. Tài liệu tiếng Anh: 1. Sue Dockett & Bob Perry, 2001. Starting schools: Effective transition [Bắt đầu đi học: Giai đoạn chuyển tiếp hiệu quả] trong tạp chí Early Childhood Research and Practice, Volume 3 No. 2. [Nghiên cứu và Thực hành về giáo dục trẻ thơ, Quyển 3, số 2]` 2. Helliregel D., Slocum J.W. (2004). Organizational Behaviour [Hành vi của tổ chức]. Mason, Ohio Thomson/South Western - 97 - PHẦN 3: PHỤ LỤC NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 16 Hàng Chuối - Q. Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: Biên tập - Chế bản: 04. 3971 4896 Quản lý xuất bản: 04. 3972 8806; Tổng biên tập: 04. 39715011 Fax: 04. 3972 9436 NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỂ HỖ TRỢ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP TỪ MẦM NON LÊN TIỂU HỌC Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc - Tổng biên tập: TS. Phạm Thị Trâm Biên tập nội dung: Bùi Thư Trang Trình bày bìa và kỹ thuật vi tính VNTP., JSC Mã số: 2L - 1302 ĐH 2015 In 2.000 cuốn, Khổ 17 x 23.8 cm tại Công ty CP Quảng cáo và Du lịch Việt Nam Số xuất bản: 3885 - 2015/CXB, IPH/11-414- ĐHQGHN, ngày 12/12/2015 QĐXB số: 1241 LK-XH/QĐ-NXBĐHQGHN In xong và nộp lưu chiểu năm 2015 ISBN: 978 - 604 - 62 - 4248 - 2 Bản quyền: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Quy định sao chép: Có thể sao chép, trích dẫn cuốn sách này nhằm phục vụ hoạt động giáo dục hoặc các mục đích phi thương mại khác. Tuy nhiên cần ghi rõ nguồn tài liệu sao chép hoặc trích dẫn. TÀI LIỆU KHÔNG BÁN - 99 - PHẦN 3: PHỤ LỤC PHẦN 3: PHỤ LỤC - 100 - Tài liệu được hoàn thành với sự hỗ trợ của VVOB Việt Nam Bản quyền: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Quy định sao chép: Có thể sao chép, trích dẫn cuốn sách này nhằm phục vụ hoạt động giáo dục hoặc các mục đích phi thương mại khác. Tuy nhiên cần ghi rõ nguồn tài liệu sao chép hoặc trích dẫn. TÀI LIỆU KHÔNG BÁN
File đính kèm:
- nang_cao_nang_luc_quan_ly_su_thay_doi_cua_hieu_truong_de_ho.pdf