Bồi dưỡng kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trong thực hành giáo dục trẻ em về biển - đảo Việt Nam

Abstract: The article highlights the importance of professional skills in training early childhood

teachers. It also presents the requirements for the professional skills of early childhood teachers

and the methods of training and upgrading skills for students majoring in Preschool Education. In

this article, author focuses on fostering the professional skills for students majoring in preschool

education in practice of educating children on Vietnam’s sea and islands.

pdf 5 trang yennguyen 2540
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trong thực hành giáo dục trẻ em về biển - đảo Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bồi dưỡng kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trong thực hành giáo dục trẻ em về biển - đảo Việt Nam

Bồi dưỡng kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trong thực hành giáo dục trẻ em về biển - đảo Việt Nam
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 87-91 
87 
BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN 
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRONG THỰC HÀNH GIÁO DỤC TRẺ EM 
VỀ BIỂN - ĐẢO VIỆT NAM 
Vũ Thanh Vân - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Ngày nhận bài: 28/11/2017; ngày sửa chữa: 01/12/2017; ngày duyệt đăng: 06/12/2017. 
Abstract: The article highlights the importance of professional skills in training early childhood 
teachers. It also presents the requirements for the professional skills of early childhood teachers 
and the methods of training and upgrading skills for students majoring in Preschool Education. In 
this article, author focuses on fostering the professional skills for students majoring in preschool 
education in practice of educating children on Vietnam’s sea and islands. 
Keywords: Professional skills, preschool teacher, Early childhood educator, Vietnam sea and 
islands. 
1. Mở đầu 
Vấn đề đào tạo giáo viên, nâng cao hiệu qua bồi 
dưỡng năng lực nghề nghiệp để sinh viên (SV) sư phạm 
khi ra trường có thể đáp ứng các yêu cầu đa dạng của 
thực tế giáo dục hiện nay, thích ứng với sự đổi mới của 
xã hội nói chung và giáo dục nói riêng là nhiệm vụ cấp 
bách của các trường sư phạm. 
Kĩ năng nghề nghiệp (KNNN) là thước đo năng lực 
của giáo viên. Những KNNN của SV sư phạm hiện nay 
cần được định hình và phát triển dần qua nhiều phương 
thức thực hành, trải nghiệm ở thực tiễn với các nội dung 
giáo dục khác nhau, gắn với hoàn cảnh xã hội. Hiệu quả 
của quá trình thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm phụ 
thuộc nhiều vào sự hiểu biết của SV về tầm quan trọng 
của kĩ năng (KN) nghề (không chỉ là điểm số đánh giá 
kiến thức lí thuyết) và hứng thú, sự say mê, tính sáng tạo 
của SV trong thực hành, giáo dục trẻ em. Sự đa dạng, 
mới mẻ của các chủ đề trong giáo dục đóng vai rất quan 
trọng đối với phát triển KNNN và tính năng động của SV 
sư phạm. Tuy nhiên, thực tế đào tạo ở Khoa Giáo dục 
mầm non (GDMN) - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
đã cho thấy: sự mới lạ và ít khuôn mẫu trong nội dung 
giáo dục là những điều kiện đòi hỏi giảng viên và SV 
phải cùng nhau tìm kiếm, giải quyết vấn đề, giúp SV 
thích ứng nhanh với nhiệm vụ, hoàn cảnh của công việc. 
Chủ đề “Giáo dục về Biển - Đảo Việt Nam cho trẻ 
mầm non” là một trong những chủ đề mới, chưa có sự 
hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện cho các độ tuổi của 
trẻ, việc đưa chủ đề này vào quá trình dạy học đã tạo 
nhiều cơ hội cho việc học tập và làm bộc lộ tính sáng tạo 
của SV trong quá trình rèn luyện KNNN. Chủ đề này đã 
được tổ chức nghiên cứu, ứng dụng trong đào tạo ở Khoa 
GDMN - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (năm 2016) 
và đã thu được một số kết quả khả quan khi thử nghiệm 
trong các môn học: Phương pháp tổ chức Hoạt động tạo 
hình cho trẻ em và Thiết kế, chuẩn bị đồ chơi - đồ dùng 
dạy học trong giáo dục trẻ em. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số yêu cầu về KNNN cần bồi dưỡng cho SV 
ngành GDMN hiện nay 
Đặc trưng nghề và sự đòi hỏi nâng cao chất lượng đào 
tạo đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN) có khả năng 
thích ứng với đổi mới đã đặt ra cho công tác đào tạo SV 
ngành GDMN những KNNN cần thiết để giúp cho mọi trẻ 
em với những đặc điểm rất khác nhau đều học tập tích cực, 
vui vẻ và tiến bộ từng ngày. Xuất phát từ những yêu cầu 
và phương hướng phát triển của nền giáo dục hiện đại, các 
KNNN của GVMN có thể gồm 3 nhóm cơ bản sau: 
- Những KN lập kế hoạch, chuẩn bị môi trường chăm 
sóc và giáo dục trẻ: Các KN nghiên cứu trẻ và tìm hiểu 
hoàn cảnh thực tế để lập kế hoạch, phát triển nội dung 
chương trình giáo dục, thiết kế các hoạt động giáo dục 
cùng các bài tập phát triển trẻ em, khả năng dự tính thời 
gian, điều kiện cho việc thực hiện chương trình. Trong 
nhóm KN này, các KN thiết kế, sáng tạo môi trường dạy 
học hòa hợp, thân thiện chiếm vị trí quan trọng, giúp 
GVMN tạo dựng môi trường lớp học, chuẩn bị không gian 
vận động và tổ chức hành vi của trẻ; đặc biệt là khả năng 
tạo điều kiện hình thành các yếu tố văn hóa học đường. 
- Những KN triển khai kế hoạch chăm sóc và giáo 
dục trẻ: Theo Giáo dục học hiện đại, những KN dạy học 
trước đây (giảng giải, chỉ dẫn tỉ mỉ bằng lời và dùng 
những câu hỏi “đóng”) phải dần được thay thế bằng 
những KN dạy học tích cực (tăng cường trình bày trực 
quan, khuyến khích thực hành trải nghiệm trong môi 
trường tự nhiên, trao đổi - đàm luận, phối hợp thực hành 
cá nhân với hoạt động nhóm, sử dụng tích cực phương 
thức dạy học qua trò chơi (đặc biệt là trò chơi đóng vai), 
hướng dẫn trẻ tự tìm tòi - khám phá và thử nghiệm, tăng 
cường sự hợp tác để giúp trẻ em tự tiếp thu kiến thức và 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 87-91 
88 
mở rộng hiểu biết) bằng những phương thức hoạt động 
khác nhau, phù hợp với đặc điểm cá nhân. 
- Những KN đánh giá hoạt động giáo dục: Giáo viên 
có năng lực sư phạm tốt là giáo viên biết đánh giá những 
tiến bộ trong sự phát triển của trẻ và cả hiệu quả hoạt 
động sư phạm của chính mình. Để đánh giá sự phát triển 
của trẻ, giáo viên cần có KN lập hồ sơ. Nhóm KN này 
còn bao gồm khả năng truyền đạt kết quả sự tiến bộ của 
trẻ đến phụ huynh, đồng nghiệp và đưa ra những lời 
khuyên, tư vấn giáo dục. Để đánh giá năng lực của giáo 
viên, cần biết cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn một 
cách khách quan, trước hết là từ kết quả giáo dục trên trẻ, 
trên cơ sở tự đánh giá mà xác định phương hướng, hành 
động tự bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp. 
Trong nghiên cứu về KNNN của GVMN đáp ứng đổi 
mới GDMN ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu của tác giả 
Trần Thị Ngọc Trâm - Viện Khoa học Giáo dục Việt 
Nam (2008) đã đưa ra bộ "KN nghề GVMN thích ứng với 
đổi mới giáo dục". Hệ thống KN này đã chi tiết hóa nội 
dung các của 3 nhóm KN chung trên đây, với hơn 50 KN 
được sắp xếp trong 8 nhóm chính, gồm: Các KN phân 
tích chương trình và lập kế hoạch chăm sóc - giáo dục 
trẻ; Các KN xây dựng môi trường giáo dục; Các KN nuôi 
dưỡng và chăm sóc sức khoẻ; Các KN tổ chức các hoạt 
động giáo dục trẻ; Các KN chuyên biệt (Tạo hình, Hát, 
Múa, Sử dụng nhạc cụ, Đọc - Kể diễn cảm, Làm đồ dùng 
- đồ chơi...); Các KN giao tiếp ứng xử sư phạm; Các KN 
quản lí nhóm, lớp trẻ; Các KN phát triển năng lực chuyên 
môn nghiệp vụ của bản thân [1]. 
Để có được đội ngũ giáo viên năng động, có trình độ 
cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng bắt kịp với 
yêu cầu mới của GVMN Việt Nam thế kỉ XXI, ngoài hệ 
thống KNNN chung đã được trình bày trên đây, có thể 
bổ sung thêm những KN tạo nên sự phát triển. Đó là 
những nhóm KN sau: - KN học tập và đổi mới: gồm KN 
sáng tạo và đổi mới; KN tư duy phản biện và giải quyết 
vấn đề; KN giao tiếp và hợp tác; KN về công nghệ thông 
tin và truyền thông; - KN sống: gồm tính linh hoạt và khả 
năng thích nghi nhanh; óc sáng kiến và khả năng tự quản 
lí bản thân; KN xã hội và giao lưu văn hóa, đặc biệt là 
khả năng đồng cảm với trẻ, phụ huynh và những người 
xung quanh. 
2.2. Một số phương thức bồi dưỡng KNNN cho SV 
ngành GDMN qua thực hành chủ đề Giáo dục trẻ em 
về Biển - Đảo Việt Nam 
2.2.1. Các phương thức đào tạo giúp SV GDMN học tập 
chủ động, tăng cường trải nghiệm để rèn luyện KNNN 
Trong nghiên cứu về Đổi mới dạy và học các môn 
học nghệ thuật nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo GVMN 
ở trường đại học sư phạm, tác giả Lê Thị Thanh Thủy đã 
bao quát những điểm chính trong phương thức bồi dưỡng 
KN nghề cho SV GDMN khi nhấn mạnh sự phối hợp hài 
hòa của 3 hình thức dạy học: Dạy - Học căn bản theo 
chương trình chính khóa; Dạy - Học bồi dưỡng theo 
chương trình ngoại khóa và Tự học. Sự phối hợp này sẽ 
tạo mối liên kết có hiệu quả giữa 4 yếu tố căn bản của 
quá trình dạy học là: Giảng viên - SV - Mục tiêu đào tạo 
- Nội dung và Phương pháp dạy học khi chúng được tổ 
chức trong cả 3 khâu của hoạt động dạy học, đó là: Khâu 
Học tập - Nghiên cứu; Khâu Trải nghiệm - Thâm nhập 
thực tiễn; Khâu Thực hành - Vận dụng [2; tr 104-105]. 
 Thực tế đào tạo SV sư phạm cho thấy, để tăng cường 
tính chủ động, sáng tạo của SV trong học tập, rèn luyện 
KNNN, cần quan tâm đến những phương thức dạy học 
sau: - Phối hợp tốt hai khía cạnh Dạy và Học (giảng dạy 
và học tập) trong suốt các khâu của chương trình đào tạo 
cũng như trong từng môn học cụ thể để tăng cường tính 
độc lập của SV, giúp họ có thể đáp ứng được các “chuẩn 
đầu ra”; - Triển khai chương trình đào tạo mang tính tích 
hợp để cân đối mục tiêu kiến thức và mục tiêu năng lực; 
- Xây dựng những kế hoạch và phương pháp dạy học cụ 
thể, mang tính mục đích rõ rệt, tập trung vào phát huy 
tính chủ động của người học. Phối hợp hợp lí các phương 
pháp truyền thông và tương tác, như: Giải trình bằng các 
phương tiện (multimedia), tăng cường các phương thức 
Nghe - Nhìn, Trao đổi - Đàm luận, Thiết kế - Trình bày, 
Áp dụng thực tiễn - Đúc rút kinh nghiệm và Tổ chức cho 
SV truyền thụ lại cho nhau những điều mới học được; 
- Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; - Phối hợp 
giữa học tập cá nhân với học tập hợp tác: Tạo môi trường 
giao tiếp cởi mở giữa giảng viên - SV, SV - bạn trong 
nhóm, xây dựng mối quan hệ tương tác tích cực giữa các 
cá nhân và tập thể trong quá trình lĩnh hội tri thức. Động 
viên mỗi cá nhân đưa ra ý kiến của để cùng xem xét, đánh 
giá; từ đó tự nâng cao trình độ bản thân; - Tăng cường 
hoạt động nhóm (giảng viên đóng vai trò thiết kế, tổ 
chức, hướng dẫn các hoạt động phối hợp cá nhân độc lập 
hoặc theo nhóm tùy theo khả năng của SV, gợi mở, 
khuyến khích và tư vấn, làm trọng tài cho các cuộc thảo 
luận, các hoạt động tìm kiếm của SV. Giảng viên hướng 
dẫn rõ ràng cách thành lập một nhóm, cách lập kế hoạch 
và phân chia công việc trong nhóm, cách giải quyết vấn 
đề; - Tăng cường dạy học bằng trải nghiệm thực tế: 
Phương pháp này yêu cầu SV phải rèn luyện óc quan sát, 
khả năng thu thập và xử lí thông tin, tổ chức quá trình 
học tập của mình trong môi trường mở, thông qua các 
hoạt động, hành vi, thao tác cụ thể và trực tiếp với đối 
tượng giáo dục; - Luyện tập hình thành KNNN qua 
phương pháp đóng vai: Đây là phương pháp tăng cường 
cho SV thực hành sư phạm trong những hoàn cảnh giả 
định - tập dạy ở giảng đường đại học trước khi xuống 
trường mầm non. Phương pháp đóng vai có những ưu 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 87-91 
89 
điểm là có thể gây hứng thú và cho SV được rèn luyện 
thực hành những KN sư phạm, ứng xử, bày tỏ thái độ 
trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực 
tiễn; - Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá 
của SV: Sử dụng các dữ liệu từ kết quả quá trình thực hành 
của cá nhân và nhóm có phân tích, thống kê sẽ giúp SV 
nhận ra mức độ tiến bộ trong rèn luyện KN chuyên môn, 
củng cố và làm phong phú kiến thức học thuật cho SV; 
đồng thời rèn luyện và phát triển cho họ cả các KN sống. 
2.2.2. Các biện pháp bồi dưỡng KNNN cho SV trong thực 
hành “Giáo dục trẻ em về Biển đảo Việt Nam” thông qua 
các môn học Nghệ thuật tạo hình 
Chương trình nghiên cứu, thử nghiệm được chúng tôi 
tiến hành thông qua quá trình học tập các môn Phương 
pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non; Thiết 
kế và chuẩn bị đồ chơi -đồ dùng dạy học trong giáo dục 
trẻ em; Tổ chức hoạt động tạo hình phát huy tính tích cực 
của trẻ và được thực hiện trên SV Khoa GDMN - 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ở hai khóa K63 và K64 
(năm học 2016-2017). 
Các phương thức bồi dưỡng KNNN cho SV (đã trình 
bày ở trên) được áp dụng theo tiến trình môn học với 6 
bước sau: 
- Cho SV làm quen với chủ đề, tạo hứng thú qua 
nhiều hoạt động: Giúp SV xác định nhiệm vụ học tập, 
nội dung giáo dục của chủ đề, nghiên cứu, bổ sung những 
kiến thức, KN cần thiết cho hoạt động giáo dục trẻ theo 
chủ đề; đặc biệt là nghiên cứu tình hình thực tiễn giáo 
dục theo chủ đề về Biển đảo quê hương, sưu tầm và tìm 
hiểu các tài liệu liên quan (ví dụ, các tài liệu: [3]; [4]). 
Thu thập thông tin thực tế tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, 
Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, tìm hiểu về biển đảo Việt 
Nam qua các hình ảnh nghệ thuật... 
- Phân nhóm SV, giúp họ tìm kiếm ý tưởng và tổ chức 
trình bày ý tưởng, đưa ra thông tin liên hệ thực tiễn, trình 
bày trực quan thông tin, xác định nhiệm vụ cụ thể về giáo 
dục theo các độ tuổi. Các nhóm SV thảo luận, nêu ý 
tưởng, phân tích lựa chọn các đề tài và hình thức hoạt 
động tạo hình tích hợp theo độ tuổi của lớp mầm non 
được phân công. 
- Cho SV chuẩn bị chương trình thực nghiệm theo 
các nhóm, rèn luyện cá nhân để tăng cường hợp tác, phát 
huy thế mạnh của các cá nhân, lựa chọn các biện pháp, 
hình thức hoạt động và các điều kiện thực hiện ở trường 
mầm non. Trù tính những biện pháp kích thích tính tích 
cực cho trẻ (dùng câu hỏi, đàm thoại, sưu tầm các bài thơ, 
truyện, bài hát, trò chơi, xây dựng những tình huống và 
sử dụng các đồ chơi đồ dùng trực quan đa năng cho hoạt 
động tích hợp). Các kế hoạch hoạt động Giáo dục về Biển 
- Đảo được xây dựng theo phương thức và trình tự: Tạo 
nguồn nội dung - Thiết kế Mạng hoạt động -Xây dựng 
lịch tuần - Lập kế hoạch cho từng hoạt động. Các hình thức 
hoạt động tạo hình là tâm điểm, lồng ghép, tích hợp: Tìm 
hiểu Môi trường xung quanh, Hoạt động âm nhạc - vận 
động, Làm quen tác phẩm văn học, Làm quen với toán... 
- Tìm kiếm và thực hiện những phương án thiết kế 
các phương tiện dạy học, đồ chơi, tổ chức không gian cho 
các hoạt động của trẻ giáo dục, xây dựng môi trường 
thẩm mĩ, gây hứng thú, tạo cảm giác thoải mái, thân thiện, 
gợi mở về chủ đề Biển - Đảo quê hương Việt Nam. Động 
viên SV phát huy tính sáng tạo trong việc sử dụng tích cực 
các loại phế liệu nhằm giáo dục bảo vệ môi trường. 
- Tổ chức thực hành ở trường mầm non: Triển khai 
các kế hoạch giáo dục ở các lớp mầm non các độ tuổi. 
 - Tổ chức trao đổi, trình bày kết quả và đánh giá: Báo 
cáo thu hoạch và trình chiếu hình ảnh kết quả, thảo luận 
rút kinh nghiệm về những thành công, sáng tạo cũng như 
những hạn chế, thiếu sót để kịp thời khuyến khích, động 
viên và góp ý. Kích thích SV chia sẻ, tự mở rộng thông 
tin định hướng nhiệm vụ giáo dục. Đánh giá và tự đánh 
giá về các mặt: + Hứng thú và tình cảm của SV với chủ 
đề giáo dục về Biển - Đảo Việt Nam; + Hiểu biết của SV 
về Biển đảo Việt Nam và yêu cầu giáo dục cho trẻ em; + 
KN lập kế hoạch và tạo môi trường, đồ dùng dạy học gắn 
với chủ đề; + Khả năng tích hợp các hình thức hoạt động 
và gây hứng thú cho trẻ; + KN sư phạm và kết quả tiến 
hành các hoạt động giáo dục trên trẻ. 
Ngoài ra, những phẩm chất cần thiết cho giáo viên 
(tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, kiên trì, nhẫn nại, KN 
giao tiếp, tính hài hước, tình cảm với trẻ) cũng được 
lưu ý trong nhận xét, đánh giá 
2.3. Hoạt động thực hành của một nhóm SV ở lớp mầm 
non 4-5 tuổi 
2.3.1. Bài tập Xây dựng chương trình hoạt động giáo 
dục, lập kế hoạch hoạt động tạo hình tích hợp chủ đề 
giáo dục về Biển - Đảo Việt Nam 
- Tạo Nguồn các đề tài (Resources): Các thành viên 
nhóm sưu tầm và đề xuất những đề tài hoạt động để cung 
cấp cho trẻ những kiến thức về: Vị trí địa lí và điều kiện 
tự nhiên; Vẻ đẹp của biển - đảo Việt Nam; Các nguồn tài 
nguyên biển - đảo; Hoạt động của con người trên biển - 
đảo; Các hoạt động của con người và những hiện tượng 
thú vị của thiên nhiên biển - đảo. Trong đó, dự kiến các 
hoạt động tạo hình như sau: Chơi đóng kịch “Du lịch 
biển, vệ sinh bãi biển” (hoạt động tạo hình tổng hợp); 
Chơi đóng vai “Thi sáng tác về Biển Việt nam” (hoạt 
động tạo hình tổng hợp); Chơi sáng tạo Thi kể chuyện 
Chú cá cầu vồng (xếp dán); Thi thiết kế và trình diễn thời 
trang sinh vật biển; Làm bản đồ Việt nam và các quần 
đảo (Xếp dán tranh và tô màu); Chơi sáng tạo - khám phá 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 87-91 
90 
khoa học (Tạo hình biển và sinh vật biển trong lọ, làm 
nước đá; Vẽ tranh, tô màu “Tuần hoàn của nước”; Làm 
mũ múa về sinh vật biển, chơi “Về đúng nhà”; Làm tranh 
phong cảnh biển và hoạt động của ngư dân (hoạt động 
tạo hình tổng hợp); Thi hiểu biết về sinh vật biển (Nặn và 
học toán); Làm đẹp cho các chú cá (Thổi màu lên hình 
vẽ, cắt); Làm các sinh vật biển từ phế liệu và vật liệu thiên 
nhiên; Làm tàu thuyền từ vật liệu mở; Nặn, chắp ghép 
các nhân vật, xây dựng cảnh sinh hoạt trên biển (hoạt 
động góc) 
- Thiết kế mạng hoạt động (Web programme): 
- Xây dựng Lịch tuần (Weekly plan) (ví dụ của 3 tuần): 
Ngày Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 
Thứ 
Hai 
Làm các sinh vật 
biển từ phế liệu 
và vật liệu thiên 
nhiên (Vẽ và 
Xếp dán) - hoạt 
động vui chơi, 
Thơ - Truyện 
Làm tàu thuyền 
từ vật liệu mở 
(Chắp ghép, 
xếp dán) - Tích 
hợp khám phá 
khoa học 
Chơi sáng tạo 
Thi kể chuyện 
“Chú cá cầu 
vồng” (xếp dán) 
- Hoạt động 
chiều 
Thứ 
Ba 
Làm mũ múa về 
sinh vật biển - 
Tích hợp giáo 
dục âm nhạc 
Làm tranh 
phong cảnh 
biển và hoạt 
động của ngư 
dân (hoạt động 
tạo hình - hoạt 
động chiều) 
Thi hiểu biết về 
sinh vật biển 
(Chơi nặn và 
học toán) 
Thứ 
Tư 
Làm bản đồ Việt 
Nam và các 
quần đảo (Xếp 
dán tranh và tô 
màu) 
Làm đẹp cho 
các chú Tôm, 
Cá (Thổi màu 
lên hình vẽ, và 
Xếp dán tranh) 
Làm tàu, thuyền 
từ vật liệu mở 
(Hoạt động chắp 
ghép) 
Thứ 
Năm 
Vẽ tranh, tô màu 
“Tuần hoàn của 
nước” - tích hợp 
khám phá khoa 
học 
Thi thiết kế và 
trình diễn thời 
trang sinh vật 
biển - tích hợp 
giáo dục âm 
nhạc 
Nặn các nhân 
vật: Chú hải 
quân, ngư dân 
phối cảnh sinh 
hoạt trên biển 
(hoạt động góc) 
Thứ 
Sáu 
“Thi sáng tác về 
Biển - Đảo Việt 
nam” (hoạt động 
tổng hợp Vẽ, 
Nặn, Xếp dán, 
Chắp ghép) - 
hoạt động Vui 
chơi) 
Chơi đóng kịch 
“Du lịch biển, 
Vệ sinh bãi 
biển” (hoạt 
động tổng hợp 
Vẽ, Xếp dán, 
Chắp ghép) - 
hoạt động chiều 
Chơi sáng tạo - 
khám phá khoa 
học (Tạo hình 
trang trí “Biển 
và sinh vật 
biển” trong lọ 
thủy tinh, làm 
thành đá) 
Từ lịch các tuần, mỗi SV trong nhóm lựa chọn hoạt 
động cụ thể và lập kế hoạch chi tiết/Giáo án để thực hiện 
rèn luyện cá nhân trong thời gian thực hành môn học. 
2.3.2. Bài tập Thiết kế đồ dùng dạy học và chuẩn bị môi 
trường học tập cho chủ đề Giáo dục về Biển - Đảo Việt Nam 
 Môi trường học tập và đồ dùng dạy học cho chủ đề 
phải mang tính thẩm mĩ, thân thiện, kích thích tính tích 
cực, để cung cấp cho trẻ hiểu biết về biển đảo Việt Nam, 
hình thành ở trẻ tình cảm, tình yêu và ý thức bảo vệ môi 
trường biển đảo quê hương. Yêu cầu về đồ chơi - đồ dùng 
dạy học được sáng tạo: thiết kế phù hợp với yêu cầu của 
chương trình, phù hợp với khả năng nhận thức, tình cảm 
và đặc điểm vận động của trẻ; mang tính thẩm mĩ để kích 
thích xúc cảm và nhận thức thẩm mĩ; thể hiện tính chân 
thực trong hình ảnh của các sự vật, hiện tượng liên quan 
đến biển đảo Việt Nam, gần gũi với đặc điểm địa 
phương, văn hóa vùng miền. Đồ chơi phải được thiết kế 
cho nhiều mục đích sử dụng (đa năng), mang tính tương 
tác, đảm bảo cho trẻ được vận động tích cực, kích thích 
khả năng tìm kiếm, khám phá, hợp tác và giao tiếp xã 
hội, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh - an toàn cho trẻ. 
Thiết kế, chuẩn bị đồ chơi - đồ dùng dạy học cho chủ 
đề Giáo dục về Biển - Đảo được tiến hành theo 4 giai 
đoạn cơ bản sau: - Chuẩn bị, tích lũy: Tìm hiểu thông tin 
về sự phát triển trẻ em, yêu cầu về nội dung giáo dục, môi 
trường giáo dục về chủ đề; - Suy ngẫm, tìm hướng thể 
hiện sáng tạo: Đưa ra các phương án về việc tạo môi 
trường, phương tiện cho quá trình giáo dục để suy nghĩ, 
phân tích theo chủ đề và các đề tài đã được xác định cho 
các hoạt động; - Phát kiến: Làm rõ ý tưởng thiết kế, các 
phương án giải quyết vấn đề, tiến hành một số phác thảo, 
dự tính các điều kiện thực hiện thiết kế. Có thể đưa ra cho 
SV các câu hỏi sau để tìm kiếm và làm rõ vấn đề, giải 
quyết và kiểm nghiệm hiệu quả giáo dục: Thiết kế cho 
ai? Độ tuổi nào? Thiết kế để làm gì? Thiết kế những gì? 
Thiết kế như thế nào? Sản phẩm thiết kế được sử dụng 
khi nào, ở đâu? Sản phẩm thiết kế được sử dụng theo 
cách nào? Các loại sản phẩm đem lại lợi ích như thế nào 
cho sự phát triển của trẻ?... Các câu hỏi đó sẽ giúp SV 
định hướng công việc và đảm bảo tính ứng dụng cho kết 
quả sáng tạo; đồng thời, biết phối hợp các khả năng hoạt 
động trí tuệ cho sáng tác để đạt hiệu quả như dự định sáng 
tạo; - Thực hiện ý tưởng sáng tạo: Thiết kế được thực 
hiện với các kĩ thuật tạo hình theo quy trình, thể hiện nội 
VẼ 
- Thổi màu các sinh vật 
biển 
- Vẽ tranh “Vòng tuần 
hoàn của nước” 
- In sao biển 
- Tô mầu ngọn hải đăng 
CHẮP GHÉP 
- Làm sinh vật biển từ 
phế liệu và vật liệu tự 
nhiên 
- Làm tàu, thuyền từ vật 
liệu mở 
- Làm mũ múa về sinh 
vật biển 
- Xây dựng mô hình 
cảnh biển 
XẾP DÁN TRANH 
- Dán chú cá cầu vồng 
- Làm tranh phong cảnh 
biển 
- Xếp dán bản đồ Việt 
Nam và các quần đảo lớn 
- Xé dán chú hải quân 
NẶN 
- Nặn các nhân vật Chú 
hải quân, Ngư dân 
- Nặn đàn cá bơi 
- Nặn tàu thủy, thuyền 
BÉ YÊU 
BIỂN 
ĐẢO QUÊ 
HƯƠNG 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 87-91 
91 
dung cùng hình thức các sản phẩm đầy đủ, tỉ mỉ và dễ 
được ứng dụng vào hoạt động thực tiễn giáo dục. Động 
viên SV đưa ra sáng kiến và lựa chọn các phương án sử 
dụng các bộ đồ chơi - đồ dùng dạy học tự tạo trong nhiều 
hoạt động: vui chơi và các giờ học. 
2.3.3. Các bước tiến hành hướng dẫn thiết kế và làm đồ 
chơi - đồ dùng dạy học về sinh vật biển - Đồ chơi “Con 
cua biển” 
Bước 1: Tìm kiếm các hình 
ảnh về đối tượng 
Bước 5: Triển khai 
làm đồ chơi từ bản 
vẽ thiết kế 
Bước 2: Phác thảo hình ảnh 
đối tượng 
Bước 6: Thể hiện 
màu sắc, đặc điểm 
bề mặt cho chi tiết 
đồ chơi 
Bước 3: Tạo hình, đơn giản 
hóa hình ảnh của đối tượng, 
đưa về hình ảnh khái lược 
Bước 7: Gắn ghép, 
dán, lắp ráp các bộ 
phận theo quy trình 
đã tính trong bản 
thiết kế 
Bước 4: Vẽ bản thiết kế 
Bước 8: Hoàn thành 
đồ chơi, đưa vào bối 
cảnh không gian 
chơi và sử dụng theo 
mục đích giáo dục 
đã dự kiến 
3. Kết luận 
 Công tác bồi dưỡng, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 
cho SV Khoa GDMN - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
đã và luôn được chú trọng, nghiên cứu và đổi mới 
phương thức dạy học để không ngừng nâng cao chất 
lượng đội ngũ GVMN. Các KNNN của SV phải được 
bồi dưỡng, rèn luyện trong những hoàn cảnh đa dạng, với 
nhiều phương thức tích cực giúp thích ứng với những nội 
dung giáo dục mới, lạ và luôn thay đổi nhằm hướng tới 
sự phát triển toàn diện cho trẻ, chuẩn bị cho trẻ mầm non 
học tập tốt ở các bậc học tiếp theo. Cũng như đối với mọi 
nội dung giáo dục của chương trình GDMN, hiệu quả 
giáo dục toàn diện cho trẻ qua chủ để về Biển - Đảo quê 
hương Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào tình cảm, hiểu 
biết của giáo viên về đề tài, mức độ hình thành và phát 
triển của KNNN. Việc đưa vấn đề Giáo dục về Biển - 
Đảo quê hương cho trẻ em vào quá trình rèn luyện tay 
nghề cho SV Khoa GDMN - Trường Đại học Sư phạm Hà 
Nội không chỉ là việc làm cần thiết phục vụ cho Chương 
trình GDMN mà còn là một nội dung mang tính phương 
tiện rất hiệu quả trong đào tạo GVMN tương lai, giúp SV 
phát triển năng lực nghề nghiệp và tính sáng tạo trong lao 
động nghề, đáp ứng yêu cầu về Chuẩn đầu ra của chương 
trình đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Trần Thị Ngọc Trâm (chủ nhiệm đề tài, 2008). Xác 
định các kĩ năng nghề của giáo viên mầm non đáp 
ứng với đổi mới giáo dục mầm non. Đề tài KH-CN 
cấp Bộ, Mã số: B2006-37-09, Viện Khoa học Giáo 
dục Việt Nam. 
[2] Lê Thị Thanh Thủy (2017). Một số định hướng về 
Dạy và Học môn nghệ thuật trong đào tạo giáo viên 
mầm non ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tạp 
chí Khoa học Giáo dục - Viện Khoa học Giáo dục 
Việt Nam, số 143, 8/2017, tr 25-29. 
[3] Bộ GD-ĐT (2011). Quyết định số 4175/QĐ-BGĐT 
ngày 14/09/2011 về Đề án Tăng cường công tác 
giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo 
vào chương trình giáo dục các cấp học và trình độ 
đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 
2010-2015. 
[4] Bộ GD-ĐT - Vụ Giáo dục mầm non (2012). Tài liệu 
Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên 
và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo 
dục mẫu giáo 5 tuổi. 
[5] Đậu Xuân Luận - Đặng Việt Thủy (2016). Tìm hiểu 
về biển, đảo Việt Nam. NXB Quân đội nhân dân. 
[6] Ban Tuyên giáo Trung ương (2014). 100 câu hỏi 
đáp về biển - Đảo (dành cho tuổi trẻ Việt Nam). 
NXB Thông tin và Truyền thông. 
[7] "Competencies for Early Care and Early Childhood 
Education" (2009). Washington State, Department 
of Early Learning, USA.

File đính kèm:

  • pdfboi_duong_ki_nang_nghe_nghiep_cho_sinh_vien_nganh_giao_duc_m.pdf