Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu phần mũi lõi xuyên đến khả năng xuyên thép của đầu đạn xuyên động năng

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số

kết cấu phần mũi lõi xuyên đến khả năng xuyên thép của đầu đạn xuyên động năng

bằng phương pháp mô phỏng số; đánh giá kết quả nhận được với kết quả thử

nghiệm bắn đạn thật tại trường bắn. Kết quả nghiên cứu đóng góp cơ sở lý luận

khoa học phục vụ cho việc lựa chọn kết cấu của lõi xuyên khi thiết kế, chế tạo đạn

xuyên động năng.

pdf 8 trang yennguyen 4620
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu phần mũi lõi xuyên đến khả năng xuyên thép của đầu đạn xuyên động năng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu phần mũi lõi xuyên đến khả năng xuyên thép của đầu đạn xuyên động năng

Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu phần mũi lõi xuyên đến khả năng xuyên thép của đầu đạn xuyên động năng
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực 
N. Đ. Hùng, , T. Đ. Thành, “Nghiên cứu ảnh hưởng  của đầu đạn xuyên động năng.” 170 
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KẾT CẤU 
PHẦN MŨI LÕI XUYÊN ĐẾN KHẢ NĂNG XUYÊN THÉP 
CỦA ĐẦU ĐẠN XUYÊN ĐỘNG NĂNG 
Nguyễn Đình Hùng1*, Bùi Ngọc Hưng2, Đặng Hồng Triển3, Trần Đình Thành4 
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số 
kết cấu phần mũi lõi xuyên đến khả năng xuyên thép của đầu đạn xuyên động năng 
bằng phương pháp mô phỏng số; đánh giá kết quả nhận được với kết quả thử 
nghiệm bắn đạn thật tại trường bắn. Kết quả nghiên cứu đóng góp cơ sở lý luận 
khoa học phục vụ cho việc lựa chọn kết cấu của lõi xuyên khi thiết kế, chế tạo đạn 
xuyên động năng. 
Từ khóa: Phần mũi; Xuyên thép; Đạn xuyên động năng; Lõi xuyên. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đạn xuyên giáp dùng cho súng bộ binh được trang bị phổ biến trong Quân đội của các 
nước trên thế giới nhằm phá hủy các mục tiêu bọc thép nhẹ (có thành mỏng) như các xe 
quân chở quân, trực thăng, và đồng thời, đạn cũng được dùng để tiêu diệt sinh lực mặc 
áo giáp. Đạn xuyên giáp có rất nhiều cỡ khác nhau phổ biến là cỡ 5,56mm, 7,62mm, 9mm, 
12,7mm và 14,5mm [1, 2]. 
Cấu tạo chung của các loại đầu đạn xuyên giáp bao gồm lõi xuyên và vỏ bọc, trong đó 
lõi xuyên là chi tiết đặc biệt quan trọng, quyết định lớn đến khả năng xuyên thép của từng 
loại đạn, ngoài ra ở một số loại đạn còn có thể có thêm liều thuốc cháy để tăng khả năng 
phá cháy mục tiêu hoặc thêm liều thuốc vạch đường để tăng khả năng quan sát khi bắn vào 
ban đêm. 
Khả năng xuyên của đầu đạn xuyên động năng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác 
nhau như kết cấu, vật liệu của lõi xuyên; kết cấu, vật liệu của mục tiêu và điều kiện va 
chạm giữa đầu đạn và mục tiêu. Trong đó chiều dài phần mũi lõi xuyên có ảnh hưởng lớn 
đến khả năng xuyên thép của đầu đạn. Các công trình nghiên cứu của Eichelberger và 
Gehring năm 1962, Christman và cộng sự năm 1963, Kinslow năm 1970, Kawata và 
Shiori năm 1978,... chỉ ra rằng, mô hình hiện tượng va đập tốc độ cao của các viên đạn có 
tỉ lệ L/D nhỏ (trong đó L – chiều dài phần đầu đạn, D – cỡ đạn) hoặc đầu đạn hình cầu vào 
mục tiêu có bề dày lớn xảy ra theo bốn giai đoạn như trên hình 1 [8, 9]: 
- Giai đoạn ban đầu: Ngay sau khi va đập, tại bề mặt tiếp xúc xuất hiện một áp lực vô 
cùng lớn, áp lực này được tính theo Hugoniot: 
 = . .  
trong đó: ρ - Mật độ vật liệu mục tiêu; us - Vận tốc va đập; up - Tốc độ âm thanh trong 
vật liệu mục tiêu. 
Giai đoạn này diễn ra rất nhanh. Đối với các đầu đạn phẳng, chỉ trong thời gian 01 nano 
giây; đối với đầu đạn có phần mũi hình cầu, giai đoạn này được tính bằng thời gian đầu 
đạn đi hết chiều cao phần mũi. Do vậy giai đoạn này chịu ảnh hưởng chủ yếu của kết cấu 
phần mũi đạn và là đầu vào của giai đoạn tiếp theo. 
- Giai đoạn thâm nhập ổn định: Giai đoạn này rất quan trọng và thời gian phụ thuộc 
vào tỉ lệ L/D, tỉ lệ L/D càng lớn thì thời gian càng dài. Trong giai đoạn này, xung va đập 
ban đầu liên tục bị suy yếu dẫn đến vận tốc va đập giảm dần. 
- Giai đoạn tạo lỗ xuyên: Giai đoạn này áp lực tại vùng biến dạng trong đạn giảm dần 
và tiếp tục diễn ra cho đến khi mật độ năng lượng sau sóng va đập trở nên quá nhỏ để 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 171
thắng được độ bền của vật liệu mục tiêu. Tại thời điểm này, sóng va đập chuyển thành 
sóng đàn hồi dẻo và tiếp tục di chuyển trong mục tiêu. 
- Giai đoạn phục hồi: Đây là giai đoạn phản ứng ngược lại của vật liệu mục tiêu xảy ra 
khi sóng ứng suất bị suy yếu đến mức không tồn tại dòng chảy dẻo của vật liệu hoặc biến 
dạng dẻo lớn của mục tiêu. 
Mô hình các giai đoạn thâm nhập mục tiêu được trình bày trên hình 1. 
Hình 1. Các giai đoạn xuyên thép. 
Qua những nghiên cứu trên nhận thấy, kết cấu phần mũi của đạn ảnh hưởng trực tiếp 
đến giai đoạn ban đầu của đầu đạn xuyên động năng, là đầu vào của giai đoạn thâm nhập 
ổn định và ảnh hưởng lớn đến khả năng xuyên thép. Trong khuôn khổ của bài báo, tác giả 
trình bày kết quả nghiên cứu bằng phương pháp mô phỏng số và kiểm chứng bằng thực 
nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của kết cấu phần mũi lõi xuyên đến khả năng xuyên thép 
của đầu đạn xuyên động năng. 
2. MÔ PHỎNG KHẢ NĂNG XUYÊN THÉP CỦA ĐẦU ĐẠN XUYÊN ĐỘNG 
NĂNG VÀO BẢN THÉP ĐỒNG NHẤT 
2.1. Mô hình mô phỏng bằng phần mềm ANSYS AUTODYN 
Xem xét bài toán va xuyên giữa đầu đạn xuyên động năng 7,62x51 mm và mục tiêu. 
Do vỏ bọc ảnh hưởng ít tới quá trình va xuyên, để đơn giản hóa bài toán, xem xét quá trình 
va xuyên của lõi xuyên và mục tiêu. 
Lõi xuyên làm bằng cacbit vonfram, dạng hình trụ, phần mũi có dạng côn kết hợp với 
chỏm cầu – đây là kết cấu thông dụng của đầu đạn xuyên thép hiện đại. Các kích thước 
chính của lõi xuyên như trên hình 2. Mục tiêu là bản thép đồng nhất, bề dày 26mm, kích 
thước bề mặt 100x100 mm – đây là kích thước đủ lớn để nghiên cứu quá trình va xuyên 
của đầu đạn vào mục tiêu (theo [8], ảnh hưởng của sóng va đập đến quá trình xuyên nằm 
trong phạm vi dưới 6 lần cỡ đạn). Tại thời điểm ban đầu, lõi xuyên chuyển động tịnh tiến 
đến va chạm vuông góc với bề mặt mục tiêu. Vận tốc va chạm của đầu đạn được tính toán 
dựa trên vận tốc đo được V25 của đầu đạn và thông số tài liệu thiết kế [1] và các bài toán 
thuật phóng ngoài [2, 3]. 
II IIII IV
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực 
N. Đ. Hùng, , T. Đ. Thành, “Nghiên cứu ảnh hưởng  của đầu đạn xuyên động năng.” 172 
Hình 2. Kết cấu lõi xuyên. 
Để đánh giá ảnh hưởng của hình dạng và kích thước phần mũi, tiến hành khảo sát quá 
trình va xuyên của 06 lõi xuyên có cùng đường kính d = 5,05mm và có chiều dài phần mũi 
khác nhau, lm = 3,56; 3,76; 3,96; 4,16; 4,36 và 4,56mm, tương ứng các bán kính cong 
phần mũi lần lượt là R = 1,755; 1,655; 1,550; 1,440; 1,340; 1,230mm. Chiều dài của đầu 
đạn (L0) được tính để đảm bảo khối lượng các lõi xuyên không đổi (mloi = 5,08 gam). 
Hình 3. Mô hình phần tử hữu hạn. 
Khi mô phỏng, thực hiện xây dựng mô hình hình học trên ứng dụng Design Modeler 
tích hợp sẵn trong ANSYS Workbench. Xây dựng 1/4 mô hình và sử dụng 02 bề mặt đối 
xứng để tiết kiệm dung lượng bộ nhớ của máy tính. Mô hình phần tử hữu hạn (hình 3) 
được xây dựng trên ANSYS Explicit Dynamics, sau đó chuyển sang ANSYS AUTODYN 
và chỉnh sửa các mô hình vật liệu và đặt các điều kiện giải bài toán. 
Để mô tả cơ tính vật liệu lõi xuyên và bản thép trong điều kiện tương tác tốc độ cao, sử 
dụng mô hình dòng chảy dẻo có tính tới tăng bền do tốc độ biến dạng: 
- Mô hình tăng bền Johnson Cook: Theo mô hình này, ứng suất chảy động được xác 
định theo công thức sau: 
   mpinpiy TeCBA  1ln1 0 
trong đó A, B, C, m và n – Các hệ số vật liệu được xác định qua thực nghiệm; 
p
i - Cường độ biến dạng dẻo; 
p
ie 0 – Cường độ tốc độ biến dạng dẻo; 
0
0
TT
TT
T
nc 
 , T Nhiệt độ quy đổi (oK); 
T0 – Nhiệt độ môi trường (
oK); 
Тnc – Nhiệt độ nóng chảy của vật liệu (
oK). 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 173
- Phương trình trạng thái Shock: 
)( HH EEppp  
  2
2
00
11
)1(


s
cp
pH 


12
1
0p
p
E HH 
Vận tốc sóng va đập U được tính theo công thức: 
2
211 pp uSuSCU 
trong đó C1, S1, S2 – các hệ số; up – vận tốc môi trường;  – Hệ số Greneisen. 
trong đó: C, S1, S2, S3, – các hệ số 
Giá trị các thông số vật liệu như trong bảng 1 [7]. 
Bảng 1. Thông số vật liệu lõi xuyên và mục tiêu. 
Thông số vật liệu Đơn vị 
Lõi xuyên 
(Tung. alloy) 
Mục tiêu 
(Thép 1006) 
Phương trình trạng thái Gruneisen 
Khối lượng riêng, kg/m3 17000 7896 
Hệ số Gruneisen  1,54 2,17 
Hệ số C1 m/s 4029 4569 
Hệ số S1 1,237 1,49 
Hệ số S2 s/m 0 
Nhiệt dung riêng J/kgK 134 452 
Mô hình bền Johnson Cook 
Mô đun cắt GPa 160 81,8 
Giới hạn chảy tĩnh, A MPa 1506 350 
Hệ số hóa cứng, B MPa 177 275 
Số mũ hóa cứng, n - 0,12 0,36 
Hệ số tốc độ biến dạng, C - 0,016 0,022 
Số mũ mềm nhiệt, m - 1,0 1,0 
Nhiệt độ nóng chảy, Tnc 
0K 1723 1811 
Điều kiện phá hủy: 
Biến dạng chính lớn nhất cho phép - 0,4 0,5 
Sau khi mô phỏng cần cần xác định chiều sâu xuyên của đầu đạn khi xuyên vào thép 
đồng nhất đối với các phương án thiết kế phần mũi đầu đạn khác nhau. So sánh với kết quả 
thực nghiệm để đánh giá khả năng ứng dụng mô hình tính toán mô phỏng. 
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực 
N. Đ. Hùng, , T. Đ. Thành, “Nghiên cứu ảnh hưởng  của đầu đạn xuyên động năng.” 174 
2.2. Các kết quả mô phỏng bằng phần mềm ANSYS AUTODYN 
Trên hình 4, ứng với các đầu đạn có chiều dài phần mũi khác nhau, trình bày hình ảnh 
khi đầu đạn dừng lại trong mục tiêu (hình 4, a, b, c - ứng với các trường hợp đầu đạn 
không xuyên quan bản thép) và khi lõi vừa ra khỏi mục tiêu (hình 4, d, đ, e - ứng với các 
đầu đạn xuyên thủng bản thép). 
Hình 4. Kết quả xuyên thép của các phương án thiết kế lõi xuyên. 
Trên hình cũng thể hiện giá trị vận tốc lõi xuyên sau khi xuyên thủng mục tiêu (vd). 
Trên hình 5 trình bày đồ thị biến đổi vận tốc của đầu đạn trong quá trình va xuyên. 
a) Lõi xuyên có lm=3,56 mm b) Lõi xuyên có lm= 4,36 mm 
Hình 5. Đồ thị vận tốc lõi xuyên. 
e) lm=4,56 mm 
vd = 32,8 m/s 
đ) lm=4,36 mm 
vd = 165,6 m/s 
d) lm= 4,16 mm 
vd = 121,5 m/s 
c) lm=3,96 mm b) lm= 3,76 mm a) lm=3,56 mm 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 175
Qua kết quả mô phỏng nhận thấy, phần mũi lõi xuyên ảnh hưởng đáng kể đến khả 
năng xuyên thép của đầu đạn. Với phương án thiết kế chiều dài phần mũi lõi xuyên lm = 
4,36 mm, đầu đạn có khả năng xuyên bản thép là tốt nhất. Với các phương án chiều dài 
phần mũi lõi xuyên nhỏ hơn lm = 4,36mm, khả năng xuyên tăng lên khi tăng chiều dài 
phần mũi. Tuy nhiên khi khi chiều dài quá lớn, quá trình xuyên bản thép ở giai đoạn đầu, 
nhưng do độ bền phần mũi không cao (do tiết diện phần mũi nhỏ hơn so với phần thân) 
dẫn đến hiệu quả xuyên giảm. Kết quả, với phương án lm = 4,56 mm, đạn xuyên thủng 
bia, nhưng vận tốc còn lại của đầu đạn khi xuyên qua bia thép bị giảm đi so với phương 
án lm = 4,36 mm. Có thể kết luận rằng, phương án lm=4,36 mm là phương án tối ưu so 
với các phương án đã khảo sát, tốc độ sau khi xuyên thủng bia của lõi xuyên cũng đạt 
vận tốc lớn nhất (vd = 165,6 m/s). 
3. THỰC NGHIỆM KHẢ NĂNG XUYÊN THÉP CỦA LÕI XUYÊN. 
3.1. Điều kiện tiến hành thực nghiệm 
Thực nghiệm được tiến hành tại trường bắn nhà máy Z113/ Tổng cục Công nghiệp 
Quốc phòng. Súng thử nghiệm có kết cấu phần nòng súng chuyên dùng cho thử nghiệm, 
được kiểm định định kỳ theo quy định sử dụng thiết bị thử nghiệm chuyên dụng. Sử dụng 
thiết bị đo bia quang (máy Mibus) để đo tốc độ của đầu đạn. Dùng Crusher loại 0,2cm2, trụ 
đồng 4 6,5 mm, dư áp 2.300 kG/cm2 để đo áp suất trong vỏ liều. Bia thép mục tiêu là 
thép CT-3 có độ dày 26 mm đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn cơ sở thử nghiệm. 
Lõi xuyên theo hai phương án thiết kế có chiều dài phần mũi đạn khác nhau (lm1 = 3,96 
mm; lm2 = 4,36 mm), cùng các bán thành phẩm được tổng lắp theo yêu cầu của tài liệu 
thiết kế [1]. Kết cấu của đạn được trình bày trên hình 6. 
Hình 6. Kết cấu đầu đạn xuyên giáp 7,62x51 mm. 
Hình 7. Hai phương án thiết kế lõi xuyên cho đạn 7,62x51 mm. 
Vỏ Lõi xuyên Áo chì 
lm1 = 3,96 mm 
lm2= 4,36 mm 
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực 
N. Đ. Hùng, , T. Đ. Thành, “Nghiên cứu ảnh hưởng  của đầu đạn xuyên động năng.” 176 
Sơ đồ thử nghiệm được bố trí trên hình 8: 
Hình 8. Sơ đồ bố trí thử nghiệm. 
Cách thức tiến hành thử nghiệm: Mục tiêu đặt cách miệng nòng 100 m. Nòng súng đặt 
vuông góc với mục tiêu. Bố trí đo vận tốc của đạn ở cự ly 25 m theo quy định của tài liệu 
thiết kế; số lượng bắn 20 viên; xác định vận tốc trung bình V25tb và độ chênh lệch vận tốc Δ25 
giữa vận tốc lớn nhất và nhỏ nhất của đạn trong nhóm bắn. Xác định khả năng xuyên bia mục 
tiêu của lõi xuyên ở hai phương án thiết kế. 
3.2. Kết quả thử nghiệm 
Kết quả bắn được thể hiện trên hình 9 
 a) Bắn với lõi xuyên lm
 = 3,96 mm b) Bắn với lõi xuyên lm = 4,36 mm 
Hình 9. Mặt trước (hình bên trái) và mặt sau (hình bên phải) của bia thép sau khi bắn thử 
nghiệm với bia bề dày 26mm. 
Bảng 2. Kết quả thực nghiệm đo vận tốc và khả năng xuyên của đầu đạn. 
Thứ 
tự 
Nội dung 
Đơn 
vị 
Chiều dài lm, mm Ghi chú 
4,36 3,96 
1 Vận tốc trung bình V25tb m/s 833,7 827,8 
2 Chênh lệch vận tốc Δ25 m/s 25,0 17,2 
3 Khả năng xuyên bia thép: 
 - Bia thép dày δ = 22 mm viên 10/10 10/10 
 - Bia thép dày δ = 26 mm viên 10/10 04/08 2 phát không trúng bia 
4. KẾT LUẬN 
Qua tính toán mô phỏng, kiểm chứng bằng thực nghiệm nhận thấy kết quả giữa tính toán và 
thực nghiệm về cơ bản tương đối phù hợp. Các kết quả khảo sát trên cơ sở ứng dụng mô phỏng 
bằng phần mềm ANSYS AUTODYN cho kết quả một cách tường minh. Đối với kết quả thực 
nghiệm khi khảo sát với lõi xuyên có lm = 3,96 mm cho 04/08 phát xuyên, có thể nhận định với 
kết cấu phần mũi như trên, chiều dày xuyên thép 26 mm đã nằm trong vùng giới hạn xuyên của 
lõi xuyên và phù hợp với tính toán mô phỏng. Kết quả mô phỏng đạn đã xuyên hết chiều dài bia 
nhưng chưa xuyên thủng, mũi đạn đã lộ ra mặt sau của bia (hình 4 c). Kết quả của bài toán tính 
toán mô phỏng cho thấy các dữ liệu vật liệu đầu vào được lựa chọn là phù hợp với thực tế, có 
những sai số chấp nhận được. Một số nguyên nhân dẫn đến sai số có thể kể đến như: 
δ Súng thử nghiệm Bia thép 
Bia quang 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 177
- Bỏ qua chuyển động quay của đạn và gia tốc trọng trường; 
- Các sai lệch do tham số vật liệu đầu vào, một số dữ liệu trong thư viện vật liệu là gần 
đúng và các điều kiện tiến hành thử nghiệm thực tế (vận tốc đo được tính giá trị trung bình, 
tính toán vận tốc chạm theo lý thuyết,...). 
Như vậy với bộ tham số vật liệu đã được xác định cùng với các tham số vật liệu trong thư 
viện ANSYS AUTODYN, hoàn toàn có thể tiến hành mô phỏng quá trình xuyên của đầu đạn 
xuyên động năng vào bản thép. Kết quả mô phỏng tương đối sát với thực tế, có thể áp dụng 
trong quá trình thiết kế sản phẩm và đánh giá uy lực của đạn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đề tài cấp Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo đạn xuyên 
cỡ 7,62×51 mm NATO”. 
[2]. G.A. Đanhilin, V.P. Ogorodnhicov, A.B. Davolocin, (Người dịch: Nguyễn Văn Thủy, 
Trần Văn Định, Trần Đình Thành): “Cơ sở thiết kế đạn súng bộ binh” – Học viện 
KTQS, 2007. 
[3]. Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Đình Sại: “Giáo trình Thuật phóng ngoài” – Học viện Kỹ 
thuật Quân sự, 2003. 
[4]. Autodyn Training Course. Ansys Workbench Release 11.0.2006. 
[5]. Hallquist, John O. LS-DYNA theoretical manual. Livermore Software Technology 
Corporation, 2006. 
[6]. Jane’s Ammunition Handbook 2001 – 2002. 
[7]. LA-4167-MS. May 1 1969. Selected Hugoniots: EOS 7th Int. Symp. Ballistics. 
Johnson & Cook. 
[8]. Зукас Дж. А., Киколас Т., Свифт Х. Ф., Грешук Л. Б., Курран Д. Р. И др. 
Динамика удара: пер. с англ. М., Мир, 1985. 
[9]. Высокоскоростные ударные явления: пер. с англ. М., Мир, 1973. 
ABSTRACT 
A STUDY ON THE EFFECTS OF PENETRATOR NOSE SHAPE AND LENGTH ON 
PENETRATION CAPABILITY OF ARMOR-PIERCING ROUNDS 
Numerical simulations were performed to study the effect of the length of the 
nose section on the penetration capability of armor piercing rounds. Ballistic 
results, deformations of the targets and bullets were discussed in comparison with 
the firing results. The research results can be of interest for size and structure 
selection during design or manufacture of state armor piercing bullets. 
Keywords: Nose section; Penetration; Armor piercing bullets; Piercing core. 
Nhận bài ngày 12 tháng 12 năm 2018 
Hoàn thiện ngày 16 tháng 01 năm 2019 
Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 4 năm 2019 
Địa chỉ: 1Viện Vũ khí/ Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. 
2Cục Quản lý Công nghệ/ Tổng cục Công nghiệp quốc phòng 
3Viện Khoa học và Công nghệ quân sự 
4Học viện Kỹ thuật quân sự 
*Email: dhungvvk@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_ket_cau_phan_mui_loi_xuyen_den_kha.pdf