Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến cường độ nén gạch bê tông

Tóm tắt: Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã áp dụng nhiều dạng công nghệ sản

xuất vật liệu xây dựng không nung, nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, sản

xuất và đã mang lại nhiều kết quả tích cực như: tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại

các vùng miền, tạo ra được nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) có giá thành thấp. Các đề tài nghiên cứu

về gạch không nung ở Việt Nam chủ yếu đề cập đến việc tối ưu hóa cấp phối, còn các nghiên cứu về ảnh

hưởng của các thông số công nghệ lại ít được đề cập. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng

của một số thông số công nghệ của dây chuyền sản xuất thực tế như lực rung ép, thời gian rung ép tạo

hình và số lần rải liệu đến cường độ nén của gạch bê tông. Kết quả nghiên cứu trên dây chuyền sản xuất

công nghiệp QT 10-15 theo công nghệ rung ép cho thấy khi lực ép rung gạch tối thiểu từ 11-13 MPa, thời

gian rung ép từ 5-7 giây, số lần rải liệu khoảng 3-4 lần thì gạch bê tông đạt mác M7,5, độ thấm nước thấp.

pdf 6 trang yennguyen 6440
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến cường độ nén gạch bê tông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến cường độ nén gạch bê tông

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến cường độ nén gạch bê tông
80
TẬP 12 SỐ 2
02 - 2018
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ 
CÔNG NGHỆ ĐẾN CƯỜNG ĐỘ NÉN GẠCH BÊ TÔNG
Nguyễn Văn Tuấn1*, Nguyễn Ngọc Lâm2, Nguyễn Công Thắng2 
Tóm tắt: Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã áp dụng nhiều dạng công nghệ sản 
xuất vật liệu xây dựng không nung, nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, sản 
xuất và đã mang lại nhiều kết quả tích cực như: tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại 
các vùng miền, tạo ra được nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) có giá thành thấp... Các đề tài nghiên cứu 
về gạch không nung ở Việt Nam chủ yếu đề cập đến việc tối ưu hóa cấp phối, còn các nghiên cứu về ảnh 
hưởng của các thông số công nghệ lại ít được đề cập. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng 
của một số thông số công nghệ của dây chuyền sản xuất thực tế như lực rung ép, thời gian rung ép tạo 
hình và số lần rải liệu đến cường độ nén của gạch bê tông. Kết quả nghiên cứu trên dây chuyền sản xuất 
công nghiệp QT 10-15 theo công nghệ rung ép cho thấy khi lực ép rung gạch tối thiểu từ 11-13 MPa, thời 
gian rung ép từ 5-7 giây, số lần rải liệu khoảng 3-4 lần thì gạch bê tông đạt mác M7,5, độ thấm nước thấp.
Từ khóa: Gạch bê tông; thông số công nghệ; lực rung ép; thời gian rung ép; số lần rải liệu.
Influence	of	some	technological	parameters	on	compressive	strength	of	concrete	bricks	
Abstract: At present, in the world in general and in Vietnam in particular, many kinds of technology have 
been applied to produce non-fired building materials in order to minimize environmental pollution during 
the exploitation and production process, creating positive results such as making use of many cheap 
materials available in the local regions, making many types of low cost materials, etc. Research topics on 
non-fired bricks in Vietnam mainly address the optimization of grading. However, studies on the influence of 
technological parameters are rarely mentioned. This paper presents the experimental results of the 
influence of some technological parameters of the practical production line such as vibration pressure, 
vibration time and the number of feeding spread time to compressive strength of concrete brick. Research 
results show that for vibration-press industrial production line of QT 10-15, the minimum vibration pressure 
from 11-13 MPa, vibration time from 5-7 seconds, the feeding spread of 3-4 times, grade of M7.5 of concrete 
brick can be achieved with low permeability and absorption.
Keywords: Concrete brick; technological parameter; vibration-press time; pressure; feeding time.
Nhận ngày 15/01/2018; sửa xong 5/02/2018; chấp nhận đăng 28/02/2018 
Received: January 15th, 2017; revised: February 5th, 2017; accepted: February 28th, 2018
1.	Tổng	quan
Sử dụng vật liệu gạch xây không nung thay thế gạch nung truyền thống là xu thế hiện đại và tất yếu 
trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Nhiều văn bản của các Ban, ngành đã được ban hành 
để thúc đẩy phát triển vật liệu xây dựng không nung [1-4], Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình 
phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010; Chỉ 
thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất và sử 
dụng gạch đất sét nung; và gần đây nhất là Nghị định 24a/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ về 
quản lý vật liệu xây dựng; trong đó khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung, Thông tư 13/2017/TT-
BXD quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng, có hiệu lực từ 1/2/2018, thay 
thế Thông tư 09/2012/TT-BXD.
1 PGS.TS, Khoa Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Xây dựng 
2 TS, Khoa Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Xây dựng.
* Tác giả chính. E-mail: tuannv@nuce.edu.vn.
81TẬP 12 SỐ 202 - 2018
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Công nghệ sản xuất vật liệu gạch không nung là công nghệ sạch và tiên tiến, là giải pháp làm giảm 
phát thải vào môi trường, đồng thời có thể tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải công nghiệp cho sản 
xuất như tro xỉ than nhiệt điện, mạt đá, đất đồi [5] do đó cần có chủ trương và các giải pháp đồng bộ trong 
việc thực hiện [6]. Tuy nhiên, hiện trạng ngành công nghiệp sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây không nung 
của nước ta còn nhiều hạn chế về thiết bị và quy mô sử dụng; Những nghiên cứu và sáng kiến công nghệ 
trong nước còn rất thấp về số lượng lẫn chất lượng, kết quả nghiên cứu khó triển khai đại trà ra thực tế; Các 
doanh nghiệp đầu tư công nghệ và thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung còn quá ít và dè dặt. Vì vậy, 
một trong những nội dung quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm gạch không nung trên thị 
trường là nâng cao chất lượng các sản phẩm gạch không nung. Các nội dung công nghệ cụ thể bao gồm: 
tính toán, lựa chọn phối liệu đầu vào tối ưu, sử dụng phế thải tro xỉ nhiều hơn; hoàn thiện quy trình quản lý 
chất lượng sản phẩm và quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị; đào tạo các cán bộ, công nhân 
nhà máy để nâng cao năng lực quản lý sản xuất và phát triển thị trường bán hàng có hiệu quả hơn. Ở Việt 
Nam, các đề tài chủ yếu đề cập đến việc tối ưu hóa cấp phối cho các loại vật liệu không nung như vữa, gạch 
bê tông, gạch lát, gạch trang trí, ngói không nung,... được sản xuất từ phế thải tro xỉ, cát biển, cát đen, đất 
đồi, mạt đá [7-9]. Các nghiên cứu về việc sử dụng tro đáy và các nguồn phế thải công nghiệp khác để sản 
xuất vật liệu xây dựng không nung cũng bắt đầu nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước, 
bước đầu đã cho một số kết quả khả quan [10]. Viện Khoa học công nghệ xây dựng nghiên cứu sử dụng tro 
xỉ sản xuất gạch không nung, nghiên cứu chế tạo bê tông nhẹ từ cốt liệu làm từ tro nhiệt điện, nghiên cứu 
dùng tro nhiệt điện Phả Lại để sản xuất gạch không nung [11]. Trường Đại học Xây dựng đã nghiên cứu và 
chế tạo thành công các sản phẩm gạch không nung như các gạch xi măng cốt liệu rỗng và gạch xi măng 
cốt liệu đặc từ phế thải tro xỉ nhiệt điện Cao Ngạn, tro xỉ nhiệt điện Cẩm Phả - Quảng Ninh có kích thước 
dưới 10mm dùng làm cốt liệu kết hợp với xi măng, cát vàng và đá mạt [12]. Các kết quả nghiên cứu cho 
thấy chất lượng sản phẩm đạt TCVN 6477:2016 như cường độ nén lớn hơn 7,5 MPa, độ hút nước của các 
mẫu đều rất thấp so với yêu cầu. Bên cạnh đó, Trường Đại học Xây dựng cũng nghiên cứu hoàn thiện quy 
trình công nghệ để tái sử dụng tro xỉ nhiệt điện, đất đồi, các phế thải lớp phủ quá trình khai thác quặng mỏ 
sắt trong sản xuất vật liệu xây không nung [13]. Tuy nhiên, cho đến hiện nay các nghiên cứu mới chỉ là các 
kết quả thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và các nghiên cứu về ảnh hưởng của thông số công nghệ đối 
với chất lượng của gạch không nung trên dây chuyền sản xuất công nghiệp thực tế lại ít được đề cập. Qua 
quá trình khảo sát tại một số nhà máy gạch bê tông, nhận thấy nhu cầu hoàn thiện công nghệ sản xuất như 
phương pháp điều chỉnh phối liệu, điều chỉnh thông số công nghệ dây chuyền sản xuất là nhu cầu cấp thiết 
để nhà máy có thể chủ động điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Trong các công 
nghệ sản xuất gạch bê tông thực tế, công nghệ ép rung được sử dụng nhiều nhất, đây chính là công nghệ 
được áp dụng trong nghiên cứu này. Bài báo này trình bày các nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của một số 
thông số công nghệ của dây chuyền sản xuất thực tế như lực rung ép và thời gian rung ép tạo hình, số lần 
rải liệu đến cường độ nén của gạch bê tông.
2.	Nguyên	vật	liệu	sử	dụng	và	phương	pháp	nghiên	cứu
2.1 Nguyên vật liệu sử dụng
Nguyên liệu sử dụng cho công tác chuyển giao cấp phối gạch bê tông để vận hành trên dây chuyền 
sản xuất thực tế tại nhà máy xi măng Lưu Xá cụ thể như sau: 
a) Tro bay
Tro bay Cao Ngạn sử dụng trong nghiên cứu có các tính chất được nêu ở Bảng 1.
b) Đá mạt
Kết quả xác định tính chất của đá mạt sử dụng trong nghiên cứu được trình bày trong Bảng 2.
STT Các	chỉ	tiêu Đơn	vị Kết	quả	thí	nghiệm
1 Khối lượng riêng g/cm3 2,08
2 Độ mịn (Blaine) cm2/g 2520
3 Hàm lượng hạt sót trên sàng 0,09 mm % 18,6
4 Độ ẩm % 10,8
Bảng 1. Tính chất tro bay Cao Ngạn sử dụng trong nghiên cứu
82 TẬP 12 SỐ 202 - 2018
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Bảng 2. Các chỉ tiêu tính chất của cốt liệu đá mạt
Các	chỉ	tiêu Đơn	vị Kết	quả	thí	nghiệm
Khối lượng riêng g/cm3 2,64
Khối lượng thể tích xốp kg/m3 1400
Khối lượng thể tích lèn chặt kg/m3 1880
Mô đun độ lớn 3,34
Hàm lượng lọt sàng 0,14 mm % 14
Thành phần hạt của đá mạt, xác định theo TCVN 7572-2:2006 được trình bày ở Bảng 3.
Từ kết quả trên cho thấy đá mạt có hàm lượng lọt sàng 0,14 mm khá lớn. Lượng hạt này đóng vai 
trò là vi cốt liệu, hoàn thiện cấu trúc của gạch bê tông.
c) Xỉ lò cao hạt hóa
Trong nghiên cứu này sử dụng xỉ thép Thái Nguyên, do loại xỉ này nhẹ nên sẽ góp phần làm giảm 
khối lượng thể tích của gạch xây và khối xây. Tính chất của xỉ lò cao hạt hóa thể hiện trong Bảng 4.
d) Xi măng PCB30 
Xi măng được sử dụng trong nghiên cứu là xi măng Lưu Xá PCB30, có các tính chất cơ lý được trình 
bày trong Bảng 5.
Bảng 3. Thành phần hạt của đá mạt
Loại	cốt	liệu Các	chỉ	tiêu
Kích	thước	lỗ	sàng,	mm
5 2,5 1,25 0,63 0,315 0,14
Đá mạt Lượng sót tích luỹ trên sàng, % 0 44,6 59,85 72,7 77,35 86
TCVN 7570:2006
Giới hạn trên, % 0 0 15 35 70 90
Giới hạn dưới, % 0 20 45 70 90 100
Bảng 4. Các chỉ tiêu tính chất của xỉ lò cao hạt hóa Thái Nguyên
Các	chỉ	tiêu Đơn	vị Kết	quả	thí	nghiệm
Khối lượng riêng g/cm3 2,94
Khối lượng thể tích xốp kg/m3 1020
Khối lượng thể tích lèn chặt kg/m3 1310
Mô đun độ lớn 2,88
Hàm lượng lọt sàng 0,14 mm % 0,97
Bảng 5. Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của xi măng
Tính	chất Đơn	vị Kết	quả	thí	nghiệm Phương	pháp	thử
Độ mịn
- Lượng sót sàng 0,09 mm
- Độ mịn (Blaine)
%
cm2/g
5,8
3360
TCVN 4030:2003
Độ dẻo tiêu chuẩn % 29,5 TCVN 6017:2015
Độ ổn định thể tích mm 1,8 TCVN 6017:2015
Khối lượng riêng g/cm3 3,10 TCVN 4030:2003
Thời gian đông kết
- Bắt đầu
- Kết thúc
Phút
Phút
95
210
TCVN 6017:2015
Cường độ nén
- Sau 3 ngày
- Sau 28 ngày
MPa
MPa
14,6
31,6
TCVN 6016:2011
83TẬP 12 SỐ 202 - 2018
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Nhận xét: Theo TCVN 6260-2009 các chỉ tiêu cơ lý của xi măng đạt yêu cầu kỹ thuật PCB30.
d) Nước
Nước dùng nhào trộn để chế tạo gạch bê tông có các chỉ tiêu kỹ thuật đạt theo tiêu chuẩn nước trộn 
bê tông theo TCVN 4506-2012.
2.2 Cấp phối thử nghiệm trên dây chuyền sản xuất
Dây chuyền sản xuất công nghiệp được sử dụng trong nghiên cứu là dây chuyền hiện đại QT10-15 
của Nhà máy xi măng Lưu Xá, công suất 40 triệu viên/năm và có mức độ tự động hóa cao từ khâu định 
lượng đến khâu rung ép tạo hình và xếp gạch tự động. Cấp phối vật liệu chế tạo gạch bê tông đã được 
chuyển giao áp dụng trên dây chuyền sản xuất thực tế như ở Bảng 6. Hình ảnh gạch bê tông được chế tạo 
từ mẻ trộn trên dây chuyền sản xuất thể hiện ở Hình 1.
Bảng 6. Phối liệu gạch bê tông sử dụng trong nghiên cứu trên dây chuyền sản xuất thực tế
Loại	vật	liệu Xi măng Đá mạt Xỉ lò cao hạt hóa Tro bay Nước
Lượng	dùng,	kg/m3 230 1453 221 221 240
Để nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số 
công nghệ đến cường độ nén của gạch bê tông với 
mục tiêu đạt mác M7,5 (đây là mác gạch sử dụng phổ 
biến nhất hiện nay), thì các thông số công nghệ trong 
quá trình tạo hình gạch bê tông sẽ được thay đổi với 
lực rung ép tạo hình từ 9-15 MPa và thời gian rung ép 
tạo hình từ 3-7 giây, cụ thể được trình bày trong Bảng 7.
Bảng 7. Thông số công nghệ trong quá trình 
tạo hình gạch bê tông
Ký	hiệu 
mẻ	tạo	hình
Lực	ép	tạo	
hình	(MPa)
Thời	gian	rung	ép	
tạo	hình	(giây)
CP1 9 3
CP2 11 3
CP3 13 3
CP4 15 3
CP5 9 5
CP6 11 5
CP7 13 5
CP8 15 5
CP9 9 7
CP10 11 7
CP11 13 7
CP12 15 7
Hình 1. Gạch bê tông được chế tạo từ mẻ trộn thực tế 
trên dây chuyền sản xuất
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6477:2016 để đánh 
giá ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến cường độ nén gạch bê tông sau khi sản xuất trên dây 
chuyền thực tế tại nhà máy.
Hình 2. Ảnh hưởng của lực ép tạo hình đến sự 
phát triển cường độ nén của các mẫu GBT khi 
thời gian ép tạo hình là 3 giây
Hình 3. Ảnh hưởng của lực ép tạo hình đến sự 
phát triển cường độ nén của các mẫu GBT khi 
thời gian ép tạo hình là 5 giây
84 TẬP 12 SỐ 202 - 2018
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Từ các kết quả thực nghiệm trên cho thấy 
lực ép và thời gian rung ép tạo hình có ảnh hưởng 
nhất định đến cường độ nén ở các tuổi của các mẫu 
gạch bê tông. Chế độ ép tối ưu để sản xuất gạch bê 
tông mác M7,5 (loại gạch sử dụng chủ yếu trong xây 
dựng): lực ép tối thiểu để tạo hình gạch là 11 MPa, 
thời gian ép tối ưu là 5-7 giây. Kết quả trên còn cho 
thấy việc tăng lực ép rung quá cao đến 15 MPa sẽ 
có tác dụng phụ là các hạt thoi dẹt của cốt liệu theo 
quan sát bị gãy vỡ, từ đó có thể làm giảm cường độ 
của bê tông.
3.2 Ảnh hưởng của số lần rải liệu đến 
cường độ nén của mẫu gạch bê tông
Trong phần thực nghiệm này đã khảo sát sự ảnh hưởng của số lần rải liệu đến cường độ nén của 
mẫu gạch bê tông với cấp phối thí nghiệm có số lần rải liệu từ 2 đến 6 lần. Các kết quả thí nghiệm trên dây 
chuyền sản xuất thực tế có thể thấy ở Hình 9.
Kết quả trên Hình 9 cho thấy số lần rải liệu ảnh hưởng rất lớn đến cường độ nén của các mẫu gạch 
bê tông, cụ thể sự phát triển cường độ của chúng với số lần rải liệu khác nhau là khác nhau và có thể dự 
đoán được giới hạn an toàn về cường độ đối với mẫu gạch khi xuất xưởng. Đối với cấp phối bê tông đã 
3.	Kết	quả	thực	nghiệm	và	bàn	luận
3.1 Ảnh hưởng của lực rung ép và thời gian rung ép tạo hình đến cường độ nén của GBT
Khi lực rung ép tạo hình và thời gian tạo hình thay đổi, sự phát triển cường độ nén của các mẫu gạch 
bê tông được thể hiện tương ứng ở Hình 2 - Hình 4, và Hình 5 - Hình 8.
Hình 4. Ảnh hưởng của lực ép tạo hình đến sự 
phát triển cường độ nén của các mẫu GBT khi 
thời gian ép tạo hình là 7 giây
Hình 5. Ảnh hưởng của thời gian ép tạo hình đến sự 
phát triển cường độ nén của các mẫu GBT khi 
lực ép tạo hình cố định là 9 (MPa)
Hình 6. Ảnh hưởng của thời gian ép tạo hình đến sự 
phát triển cường độ nén của các mẫu GBT khi 
lực ép tạo hình cố định là 11 (MPa)
Hình 7. Ảnh hưởng của thời gian ép tạo hình đến sự 
phát triển cường độ nén của các mẫu GBT khi 
lực ép tạo hình cố định là 13 (MPa)
Hình 8. Ảnh hưởng của thời gian ép tạo hình đến 
sự phát triển cường độ nén của các mẫu GBT khi 
lực ép tạo hình cố định là 15 (MPa)
85TẬP 12 SỐ 202 - 2018
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
nghiên cứu thì với 4 lần rải liệu, mẫu gạch bê tông 
sau 7 ngày đã đạt cường độ nén trên 7,5 MPa. Bên 
cạnh đó, nếu thời gian lưu kho lâu khi đơn hàng 
không đều thì có thể tối ưu về số lần rải liệu với tuổi 
đạt mác gạch. Chú ý rằng việc tối ưu thực tế phải 
xem xét thêm cả về khía cạnh giá thành của các vật 
liệu đầu vào. Sau khi thử nghiệm về các số lần rải liệu 
khác nhau, các mẫu gạch bê tông được tiến hành 
xác định độ hút nước và độ thấm nước đều đạt yêu 
cầu (độ hút nước <12%, và độ thấm nước <16 l/m2.h) 
(TCVN 6477-2016). Nghĩa là các các cấp phối đều 
đạt các yêu cầu kỹ thuật đối với gạch bê tông có mác 
gạch M7,5 với số lần rải liệu từ 3 lần trở lên.
4.	Kết	luận
Qua các nguyên tắc điều chỉnh về các thông số công nghệ tạo hình như lực ép rung và thời gian rung 
ép tạo hình, số lần rải liệu trên dây chuyền sản xuất thực tế có thể lựa chọn được các thông số công nghệ 
tạo hình tối ưu đối với gạch bê tông. Tuy vậy, cấp phối tối ưu cuối cùng cần phải được kết hợp xem xét đến 
giá thành của vật liệu đầu vào và các chi phí khác. 
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên dây chuyền sản xuất thực tế tại nhà máy xi măng Lưu Xá cho 
thấy, đối với dây chuyền công nghệ rung ép trong sản xuất gạch bê tông mác M7,5 thì lực ép rung gạch là 
12±1 MPa, thời gian rung ép là 6±1 giây và số lần rải liệu khoảng 3-4 lần. Đây là các thông số quan trọng 
để các dự án gạch bê tông làm cơ sở điều chỉnh và lựa chọn thông số công nghệ tối ưu tương ứng nguồn 
nguyên vật liệu phù hợp ở địa phương mình. 
Lời	cảm	ơn: Nghiên cứu này được tài trợ đề tài KHCN của Bộ Xây dựng, mã số RD 113-16TX. Các tác giả 
chân thành cảm ơn Nhà máy xi măng Lưu Xá đã hỗ trợ trong quá trình thử nghiệm trên dây chuyền sản xuất.
Tài	liệu	tham	khảo
1. Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt chương trình phát triển 
vật liệu xây không nung đến năm 2020. 
2. Nghị định 24a/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ, Quản lý vật liệu xây dựng trong đó khuyến 
khích phát triển vật liệu xây không nung.
3. Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Tăng cường sử dụng vật liệu xây không 
nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.
4. Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Quy hoạch tổng thể 
phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
5. Duggal S.K (2009), Building materials, New Age International (P) limited.
6. Lê Văn Tới (2015), “Phát triển vật liệu không nung cần giải pháp đồng bộ để phát triển”, Tạp chí Kiến trúc 
Việt Nam. 
7. Phạm Tuấn Nhi (2012), “Công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung: hiện tại và xu hướng phát triển”, 
Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ, Sở khoa học và công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
8. Huỳnh Lữ Tân (2013), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất và khuyến khích sử dụng gạch xây block 
bê tông thay thế cho phương pháp sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Báo cáo tổng kết 
đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Phú Yên.
9. Vũ Đức Lợi (2014), Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép và vật liệu xây dựng không nung từ nguồn thải bùn 
đỏ trong quá trình sản xuất alumin tại Tây Nguyên, Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Nhà nước.
10. Tạ Thiên Hỹ (2013), Nghiên cứu sử dụng tro, xỉ nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả Quảng Ninh trong sản xuất 
vật liệu xây không nung, Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Xây dựng.
11. Trần Bá Việt (2016), Nghiên cứu chế tạo gạch tự chèn dùng xây tường nhà xã hội thấp tầng trong khu 
công nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ Xây dựng.
12. Vũ Văn Diệm (2013), Nghiên cứu chế tạo bê tông không cốt thép sử dụng cát mặn, nhiễm mặn và đá 
xít phế thải khai thác than vùng Hòn Gai - Quảng Ninh cho các công trình biển, ven biển trên địa bàn tỉnh 
Quảng Ninh, Luận án Thạc sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Xây dựng.
13. Bạch Đình Thiên, Nguyễn Doãn Bình (2012), Nghiên cứu chế tạo gạch không nung sử dụng đất đồi Sơn 
Tây và phế thải khai thác đá, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Xây dựng.
Hình 9. Ảnh hưởng của số lần rải liệu đối với 
cường độ nén của mẫu GBT

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_mot_so_thong_so_cong_nghe_den_cuong.pdf