Nghiên cứu bào chế viên nén Acid Nicotinic giải phóng kéo dài 24 giờ

Tóm tắt: Niacin (acid nicotinic) là một vitamin rất dễ tan trong nước, được sử dụng để hạ lipid

máu. Dang thuốc giải phóng kéo dài chứa niacin được nghiên cứu phát triển nhằm đạt được nồng

độ dược chất hằng định trong máu, giảm tác dụng không mong muốn và tăng tuân thủ của người

bệnh. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu bào chế viên nén niacin giải phóng kéo dài 24 giờ dạng cốt

thân nước với tá dược HPMC bằng phương pháp tạo hạt ướt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ

giải phóng dược chất từ viên phụ thuộc vào tỷ lệ HPMC trong công thức. Bằng phương pháp tối

ưu hoá, đã lựa chọn được công thức bào chế viên niacin giải phóng kéo dài 24 giờ đạt độ hoà tan

theo USP 37. Quá trình giải phóng dược chất từ viên nghiên cứu theo cơ chế khuếch tán và tuân

theo động học 1.

pdf 7 trang yennguyen 3760
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu bào chế viên nén Acid Nicotinic giải phóng kéo dài 24 giờ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu bào chế viên nén Acid Nicotinic giải phóng kéo dài 24 giờ

Nghiên cứu bào chế viên nén Acid Nicotinic giải phóng kéo dài 24 giờ
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 1 (2017) 5-11 
 5 
Nghiên cứu bào chế viên nén Acid Nicotinic 
giải phóng kéo dài 24 giờ 
Phạm Thị Minh Huệ1,*, Nguyễn Văn Bạch2, Sonekeo Phommasone3 
1Trường Đại học Dược Hà Nội, 13-15 Lê Thánh Tông, Hà Nội, Việt Nam 
2Học Viện Quân Y, 160 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam 
3Cục Quân y Quân đội Nhân dân Lào 
Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 
Chỉnh sửa ngày 08 tháng 9 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 6 năm 2017 
Tóm tắt: Niacin (acid nicotinic) là một vitamin rất dễ tan trong nước, được sử dụng để hạ lipid 
máu. Dang thuốc giải phóng kéo dài chứa niacin được nghiên cứu phát triển nhằm đạt được nồng 
độ dược chất hằng định trong máu, giảm tác dụng không mong muốn và tăng tuân thủ của người 
bệnh. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu bào chế viên nén niacin giải phóng kéo dài 24 giờ dạng cốt 
thân nước với tá dược HPMC bằng phương pháp tạo hạt ướt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ 
giải phóng dược chất từ viên phụ thuộc vào tỷ lệ HPMC trong công thức. Bằng phương pháp tối 
ưu hoá, đã lựa chọn được công thức bào chế viên niacin giải phóng kéo dài 24 giờ đạt độ hoà tan 
theo USP 37. Quá trình giải phóng dược chất từ viên nghiên cứu theo cơ chế khuếch tán và tuân 
theo động học 1. 
Từ khóa: Niacin, giải phóng kéo dài, cốt thân nước, HPMC. 
1. Đặt vấn đề * 
Niacin (acid nicotinic) là một dược chất 
được sử dụng để hạ cholesterol máu và điều trị 
một số bệnh liên quan đến thiếu niacin. Niacin 
dễ tan trong nước, hấp thu hoàn toàn qua đường 
tiêu hoá, thời gian bán thải ngắn (khoảng 45 
phút) nên khi dùng ở dạng thuốc quy ước 
thường phải dùng nhiều lần trong ngày, dễ kích 
ứng đường tiêu hoá và hiệu quả điều trị không 
cao [2]. Nghiên cứu bào chế dạng thuốc giải 
phóng kéo dài (GPKD) chứa acid nicotinic đã 
thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới [4, 5]. 
Tuy nhiên tại Việt Nam, các nghiên cứu bào 
chế niacin giải phóng kéo dài còn chưa nhiều, 
dạng viên nén giải phóng kéo dài trên thị trường 
là thuốc nhập ngoại với giá thành cao. Mục tiêu 
_______ 
* Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-982152969. 
 Email: phamminhhuehup@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4059 
của nghiên cứu là thiết kế công thức bào chế 
viên nén acid nicotinic 500 mg GPKD 24 giờ 
dạng cốt thân nước đạt độ hòa tan theo tiêu 
chuẩn USP 37. 
2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 
Nguyên liệu 
Acid nicotinic (Trung quốc, đạt TC(TC) 
USP), hydroxy propyl methyl cellulose 
(HPMC) K100M (Đức, đạt tiêu chuẩn TC USP; 
Avicel PH102, lactose monohydrat, magnesi 
stearat đạt tiêu chuẩn BP; các dung môi và 
nguyên liệu khác đạt TC DĐVN IV hoặc tinh 
khiết phân tích. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp bố trí thí nghiệm 
P.T.M. Huệ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 1 (2017) 5-11 
6 
Viên nén Acid nicotinic GPKD thiết kế theo 
hệ cốt thân nước có thành phần cơ bản gồm: 
acid nicotinic 500 mg, HPMC K100M, Avicel 
PH102, lactose, magnesi stearat. 
Bố trí thí nghiệm với các yếu tố cố định: 
acid nicotinic 500 mg, magnesi stearat 16 mg, 
khối lượng viên 800 mg. Các yếu tố thay đổi: tỷ 
lệ HPMC K100M, tỷ lệ Avicel, lực gây vỡ viên 
(LGVV). Sử dụng phần mềm Modde 8.0 để 
thiết kế thí nghiệm với các biến độc lập được 
ghi ở bảng 1. 
Bảng 1. Các biến độc lập và khoảng biến thiên 
Mức biến thiên 
Các biến độc lập 
Ký 
hiệu Mức trên 
(+1) 
Mức cơ sở 
(0) 
Mức dưới 
(-1) 
Khoảng 
biến thiên 
HPMC K100M (mg) X1 240 180 120 60 
LGVV (kP) X2 12 10 8 2 
Avicel (mg) X3 40 28 16 12 
Các thí nghiệm được bố trí như bảng 2. 
Bảng 2. Các công thức (CT) thực nghiệm 
CT HPMC 
K100M 
(mg) 
Avicel 
PH102 
(mg) 
Lacto
se 
(mg) 
Lực gây 
vỡ viên 
(kP) 
CT HPMC 
K100M 
(mg) 
Avicel 
PH102 
(mg) 
Lactose 
(mg) 
Lực gây 
vỡ viên 
(kP) 
N1 120 16 148 8 N13 160 40 84 10 
N2 240 16 28 8 N14 180 28 76 10 
N3 240 16 28 8 N15 120 16 148 12 
N4 120 40 124 8 N16 240 16 28 12 
N5 240 40 4 8 N17 120 40 124 12 
N6 240 40 4 8 N18 240 40 4 12 
N7 120 32 132 8 N19 240 40 4 12 
N8 160 16 108 8 N20 120 32 132 12 
N9 180 28 76 8 N21 200 16 68 12 
N10 120 16 148 10 N22 180 28 76 12 
N11 120 40 124 10 N23 180 28 76 12 
N12 240 24 20 10 N24 180 28 76 12 
p 
Phương pháp bào chế viên nén acid 
nicotinic GPKD 
Các bước bào chế như sau: Trộn bột kép 
dược chất và tá dược, thêm ethanol vừa đủ tạo 
thành khối ẩm, ủ trong 30-45 phút. Xát hạt qua 
rây có kích thước 1 mm. Sấy cốm ở nhiệt độ từ 
50-60°C đến khi còn độ ẩm từ 2-3%. Trộn tá 
dược trơn và dập viên. Mỗi mẻ dập 100 viên. 
Phương pháp đánh giá viên 
- Xác định độ cứng của viên: Thông qua đo 
lực gây vỡ viên (LGVV) Được tiến hành trên 
máy đo lực gây vỡ viên ERWEKA. Tiến hành 
đo 20 viên, tính giá trị trung bình và độ lệch 
chuẩn. Yêu cầu sai số LGVV ± 0,05 kP so với 
bảng bố trí thí nghiệm. 
- Định lượng: Bằng phương pháp HPLC 
(Hệ thống HPLC Agilent Technologies 1200 
Series) theo Dược điển Mỹ 37 [7], thay đổi để 
phù hợp với điều kiện nghiên cứu. 
Điều kiện HPLC: Pha tĩnh: Cột sắc ký 4,6 
mm x 15 cm được nhồi pha tĩnh L8 (5 µm). Pha 
động: hỗn hợp dung dịch methanol: nước với 
tỷ lệ (75:25) điều chỉnh pH 3,15 ± 0,05 bằng 
acid acetic, tốc độ dòng: 0,6 ml/phút. Detector 
UV tại bước sóng 260 nm. Thể tích tiêm là 10 µl. 
P.T.M. Huệ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 1 (2017) 5-11 7 
Thử hòa tan: theo chuyên luận “Niacine 
extended-release tablets” của USP 37 [7]. Thiết bị 
(Erweka DT-708LH): máy cánh khuấy, tốc độ 
khuấy: 100 vòng/phút. Môi trường hòa tan: 900 
ml nước cất, nhiệt độ môi trường thử: 370C 
±0,50C. Các thời điểm lấy mẫu: 1, 3, 6, 9, 12, 
15, 18, 20 và 24 giờ. Định lượng DC trong môi 
trường hoà tan bằng phương pháp HPLC với 
các điều kiện như ở phần định lượng. 
Yêu cầu % DC giải phóng theo USP: 
Thời gian (giờ) % DC giải phóng 
1 Không lớn hơn 15 
3 17 - 32 
6 33 - 48 
9 43 - 63 
12 52 - 77 
20 Không nhỏ hơn 75 
So sánh đồ thị giải phóng dược chất: Sử 
dụng chỉ số f 2 (similarity factor) thể hiện sự 
giống nhau giữa hai đồ thị giải phóng DC được 
tính theo công thức: 
 


  100..
1
1lg.50
5,0
1
2
2
n
t tt
TR
n
f
Trong đó: 
n: Số điểm lấy mẫu. 
Rt: % dược chất hoà tan tại thời điểm t 
của mẫu đối chiếu. 
Tt: % dược chất hoà tan tại thời điểm t của 
mẫu nghiên cứu. 
Theo quy định của FDA và EMEA f2 [50; 
100] thì 2 đồ thị coi là giống nhau [6]. 
Đánh giá mô hình động học giải phóng 
dược chất thông qua một số mô hình như bậc 
không, bậc 1 (mô hình Wagner), Weibull, 
Higuchi, Hixson-Crowell, Korsmeyer-Peppas... 
Trong đó, mô hình động học phù hợp nhất với 
sự giải phóng dược chất được đánh giá qua tiêu 
chuẩn AIC và R2hc [3] (được tính toán bằng 
phần mềm MathCAD 15.0). 
- Tối ưu hóa công thức: nhờ sự trợ giúp 
phần mềm INForm 3.1. 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Bào chế và đánh giá các mẫu viên 
Bào chế viên theo công thức ở bảng 2. Mỗi 
công thức bào chế 100 viên. 
- Hàm lượng dược chất trong các mẫu viên định 
lượng được từ 95,63 ± 1,34 % đến 97,93 ±0,73 
% (n=3), đạt yêu cầu về giới hạn hàm lượng 
theo DĐVN IV (90 % - 110%). 
- Thử hoà tan các mẫu viên, kết quả được 
trình bày ở bảng 3. 
Bảng 3. Tỷ lệ (%) Acid nicotinic giải phóng theo thời gian từ viên nén Acid nicotinic GPKD (n=6, X ± SD) 
Tỷ lệ (%) DC giải phóng theo thời gian 
CT 1 giờ 3 giờ 6 giờ 9 giờ 12 giờ 15giờ 18giờ 20giờ 24 giờ 
N1 
14,11 
±1,03 
28,02 
±1,21 
45,92 
±2,20 
60,38 
±1,13 
74,18 
±2,17 
83,14 
±2,08 
85,40 
±1,89 
90,47 
±1,24 
94,31 
±4,13 
N2 
10,24 
±1,09 
22,70 
±1,23 
37,56 
±2,38 
52,29 
±1,36 
64,39 
±2,38 
66,33 
±1,24 
77,38 
±2,51 
82,62 
±2,26 
87,16 
±3,37 
N3 
10,31 
±2,11 
23,02 
±1,28 
38,86 
±1,44 
52,45 
±1,42 
62,32 
±1,24 
64,51 
±1,20 
76,37 
±1,36 
80,51 
±3,47 
85,52 
±2,21 
N4 
13,46 
±2,16 
30,69 
±2,48 
48,04 
±1,57 
66,19 
±1,48 
78,29 
±1,39 
79,37 
±1,32 
92,39 
±1,71 
93,20 
±3,22 
95,10 
±2,08 
N5 
9,73 
±1,09 
22,03 
±1,24 
35,52 
±1,34 
50,90 
±1,28 
62,18 
±1,21 
62,82 
±1,32 
75,18 
±1,63 
75,82 
±3,36 
87,01 
±2,27 
N6 
9,71 
±3,18 
22,15 
±1,32 
35,36 
±1,31 
54,13 
±1,43 
63,65 
±1,26 
65,00 
±1,14 
78,81 
±1,21 
82,12 
±2,11 
86,27 
±3,37 
N7 
10,30 
±2,05 
27,48 
±2,38 
44,64 
±1,42 
59,67 
±1,46 
79,12 
±1,08 
81,22 
±2,21 
95,38 
±1,55 
95,79 
±2,26 
97,05 
±1,19 
P.T.M. Huệ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 1 (2017) 5-11 
8 
N8 
11,73 
±1,12 
26,76 
±2,34 
42,75 
±2,42 
61,84 
±2,58 
72,03 
±1,31 
72,90 
±1,23 
86,56 
±1,39 
89,38 
±2,14 
93,87 
±3,41 
N9 
10,41 
±2,06 
24,37 
±1,12 
41,68 
±1,16 
54,42 
±2,65 
67,13 
±1,31 
75,49 
±1,31 
80,37 
±1,52 
86,14 
±2,54 
92,17 
±2,35 
N10 
11,91 
±1,06 
27,98 
±1,12 
45,72 
±1,24 
60,70 
±1,41 
76,54 
±1,20 
84,86 
±1,45 
85,95 
±1,41 
92,17 
±3,36 
94,93 
±2,51 
N11 
10,40 
±3,03 
23,83 
±3,11 
39,32 
±2,26 
53,23 
±1,12 
68,34 
±1,28 
79,06 
±1,29 
84,64 
±2,27 
93,84 
±3,18 
97,24 
±2,26 
N12 
9,45 
±2,02 
22,45 
±1,51 
35,41 
±1,18 
47,78 
±1,08 
59,26 
±1,25 
67,32 
±1,40 
71,84 
±2,27 
80,12 
±3,14 
86,28 
±2,27 
N13 
11,33 
±1,06 
25,70 
±1,23 
41,29 
±1,31 
54,13 
±2,06 
68,81 
±2,30 
77,13 
±2,47 
78,09 
±2,15 
88,16 
±2,31 
93,53 
±1,31 
N14 
10,97 
±2,04 
24,88 
±1,12 
37,55 
±2,30 
52,34 
±2,33 
68,70 
±2,32 
77,72 
±1,15 
80,31 
±1,20 
89,47 
±1,29 
94,84 
±2,43 
N15 
11,08 
±2,03 
20,98 
±2,16 
34,67 
±1,18 
46,67 
±1,31 
59,93 
±1,39 
68,93 
±1,29 
74,43 
±2,16 
81,36 
±1,34 
91,72 
±1,30 
N16 
8,26 
±2,03 
16,52 
±2,08 
27,76 
±2,12 
36,51 
±3,20 
45,72 
±1,28 
52,61 
±1,27 
57,84 
±2,16 
64,26 
±1,25 
73,12 
±1,08 
N17 
11,24 
±2,02 
23,38 
±1,15 
39,08 
±2,20 
50,94 
±1,27 
64,06 
±1,21 
75,99 
±2,27 
80,94 
±1,25 
89,85 
±1,18 
93,69 
±2,08 
N18 
7,55 
±1,03 
16,12 
±2,05 
23,85 
±2,03 
32,87 
±1,11 
37,38 
±1,17 
54,89 
±1,22 
64,82 
±1,20 
67,60 
±2,17 
74,35 
±3,18 
N19 
7,75 
±3,05 
15,06 
±2,04 
23,98 
±1,09 
33,53 
±1,19 
36,86 
±1,43 
53,53 
±1,30 
73,05 
±1,22 
81,77 
±2,46 
91,68 
±3,18 
N20 
12,13 
±3,07 
26,89 
±1,13 
42,22 
±3,25 
62,64 
±1,36 
68,37 
±1,22 
79,17 
±1,11 
86,12 
±1,17 
95,50 
±2,20 
102,12 
±3,62 
N21 
12,56 
±2,03 
25,74 
±1,07 
43,00 
±3,10 
54,49 
±2,17 
67,70 
±1,46 
79,04 
±1,26 
80,87 
±2,20 
89,08 
±2,12 
90,30 
±2,05 
N22 
9,84 
±1,03 
19,76 
±2,06 
32,87 
±2,08 
43,94 
±2,18 
54,99 
±1,22 
66,02 
±1,16 
70,99 
±1,08 
79,76 
±1,08 
89,60 
±2,11 
N23 
9,16 
±3,02 
19,10 
±3.09 
32,10 
±2,05 
41,61 
±1,12 
53,01 
±1,05 
62,18 
±2,14 
67,49 
±2,17 
75,64 
±3,29 
86,42 
±2,18 
N24 
9,62 
±2,02 
18,94 
±2,08 
31,73 
±2,03 
41,53 
±1,06 
52,83 
±2,13 
62,40 
±2,08 
66,75 
±2,18 
75,32 
±3,43 
84,66 
±3,08 
k 
Nhận xét: tất cả 24 công thức thực nghiệm 
đều có khả năng kéo dài quá trình giải phóng 
acid nicotinic. Tuy nhiên, tốc độ giải phóng 
dược chất từ các công thức là khác nhau do hàm 
lượng các loại tá dược và độ cứng viên là khác 
nhau. Đánh giá ảnh hưởng của biến độc lập tới 
tốc độ giải phóng dược chất (biến phụ thuộc) 
dựa vào phần mềm INForm 3.1 với yêu cầu đặt 
ra là hệ số tương quan R2 luyện và R2 thử từ 80 
- 100 (số lớp ẩn 1; số nút trong lớp ẩn 2; thuật 
toán lan truyền ngược RPROP). Kết quả luyện 
của các công thức thể hiện ở bảng sau: 
Bảng 4. Kết quả R2 luyện và R2 thử của công thức 
 Y1 Y3 Y6 Y9 Y12 Y15 Y18 Y20 Y24 
R2 luyện 79,46 86,80 90,62 89,35 94,67 91,41 90,52 81,82 75,44 
R2 thử 100 100 100 100 100 100 100 100 100 
6 
P.T.M. Huệ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 1 (2017) 5-11 9 
4.2. Đánh giá ảnh hưởng của các biến độc lập 
đến biến phụ thuộc 
- HPMC K100M: Hàm lượng HPMC 
K100M càng tăng thì tỷ lệ giải phóng DC càng 
giảm, vì HPMC là polyme thân nước có độ nhớt 
cao (100 000 cP), khi tỷ lệ cao trong viên, khả 
năng hút nước tạo lớp gel dày đặc sẽ làm chậm 
sự giải phóng DC ra môi trường hòa tan. Kết 
quả được biểu diễn ở hình 1 và 2. 
Hình 1. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ (%) Acid nicotinic giải 
phóng theo thời gian từ các viên bào chế theo CT 
N10, N12 và N14. 
Hình 2. Mặt đáp Y6 theo HPMC K100M và độ cứng 
viên (Avicel tại tâm = 28 mg). 
Khi tăng đồng thời khối lượng của HPMC 
K100M từ 120 mg đến 240 mg và độ cứng từ 8 
đến 12 kP thì tỷ lệ (%) DC giải phóng giảm 
(hình 2). Khi tăng đồng thời khối lượng của 
Avicel từ 16 mg đến 40 mg và độ cứng từ 8 đến 
12 kP thì tỷ lệ (%) DC giải phóng giảm xuống 
(hình 3). 
Hình 3. Mặt đáp Y6 theo Avicel và độ cứng viên 
(HPMC tại tâm 180 mg). 
Avicel là tá dược độn, có khả năng làm viên 
chắc, mặc dù có khả năng trương nở nhưng do 
HPMC có độ nhớt rất cao nên tác động của tá 
dược này đến giải phóng DC không rõ rệt. 
Trong các công thức nghiên cứu, lactose làm tá 
dược độn để vừa đủ khối lượng viên, hầu như 
không ảnh hưởng đến giải phóng dược chất. 
Đối với viên nén, lực nén ảnh hưởng đến hệ 
thống vi mao quản do đó có thể ảnh hưởng tới 
quá trình hút nước và rã. Tuy nhiên đối với hệ 
cốt thân nước sử dụng polyme có độ nhớt cao, 
quá trình hút nước chủ yếu phụ thuộc vào tốc 
độ trương nở của tá dược và do hàng rào gel 
dày đặc, quá trình giải phóng dược chất xảy ra 
theo cơ chế khuếch tán. 
4.3. Tối ưu hóa công thức bào chế: 
Từ các số liệu thực nghiệm, công thức tối 
ưu tìm được các giá trị X1 = 180 mg; X2 = 10 
kP; X3 = 24 mg 
Tiến hành bào chế theo công thức tối ưu và 
đánh giá độ hòa tan, so sánh với số liệu dự 
đoán. Kết quả thể hiện ở bảng 5. 
P.T.M. Huệ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 1 (2017) 5-11 
10 
Bảng 5. Tỷ lệ (%) Acid nicotinic giải phóng theo thời gian từ viên nén acid nicotinic GPKD (n=12, X± SD ) 
Thời gian (giờ) 
Mẫu 
1 3 6 9 12 15 18 20 24 
CT tối ưu 12,73 ± 2,02 25,75 ± 1,09 42,53 ± 2,06 54,64 ± 3,04 68,75 ± 1,79 78,32 ± 1,63 84,86 ± 2,62 88,20 ± 1,59 94,89 ± 2,54 
Dự đoán 
của 
INform 
12,09 29,02 39,40 51,72 65,71 78,90 86,77 92,52 96,07 
USP 37 75 
o 
Nhận xét: Tỷ lệ phần trăm giải phóng dược 
chất tại các thời điểm thỏa mãn yêu cầu của bài 
toán tối ưu và yêu cầu của USP 37. Chỉ số f2 so 
sánh đồ thị hoà tan của viên nén acid nicotinic 
GPKD bào chế theo công thức tối ưu và dự 
đoán là 76,26 (nằm trong khoảng 50-100). 
Đánh giá động học giải phóng của viên acid 
nicotinic GPKD bào chế theo công thức tối ưu, 
so sánh với các mô hình khác được trình bày ở 
bảng 6 và hình 4. 
Mô hình bậc 1 (Wagner) có giá trị AIC là 
nhỏ nhất và R2hc là lớn nhất (AIC = 43,696 và 
R2hc = 0,996), phù hợp hơn cả để giải thích cơ 
chế giải phóng DC từ viên. Đây là mô hình đặc 
trưng cho DC dễ tan trong nước bào chế với cốt 
thân nước có quá trình giải phóng DC theo cơ chế 
khếch tán qua lớp gel trương nở của tá dược 
HPMC (Hình 4). 
Bảng 6. Giá trị AIC và R2hc theo từng mô hình động học của công thức tối ưu 
 Bậc 0 Wagner Weibull Higuchi Hixson crowell Korsmeyer peppas Hopfenberg Quadratic 
AIC 79,28 43,69 45,695 60,048 52,463 58,774 45,695 54,608 
R2hc 0,917 0,996 0,996 0,984 0,992 0,987 0,996 0,991 
j
Hình 4. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ (%) dược chất giải 
phóng từ công thức tối ưu theo mô hình Wagner 
(bậc 1) [6]. 
4.4. Bàn luận 
Dạng cốt thân nước là một trong các hệ 
kiểm soát giải phóng dược chất kéo dài được 
quan tâm nghiên cứu nhiều trong những năm 
gần đây [5]. Cốt thân nước sử dụng tá dược 
HPMC có nhiều ưu điểm như dễ bào chế viên 
nén do chịu nén và trơn chảy tốt; có độ nhớt xác 
định; tương hợp tốt với nhiều dược chất và tá 
dược khác. Việc sử dụng HPMC K100M cho 
viên nén acid nicotinic giải phóng kéo dài 24 
giờ là phù hợp do niacin là dược chất dễ tan 
trong nước, hàm lượng cao, thời gian giải 
phóng DC cần kéo dài [5]. Phương pháp bố trí 
thí nghiệm và tối ưu hoá công thức sử dụng 
trong nghiên cứu cho phép thống kê các xu 
hướng ảnh hưởng, tiết kiệm số lượng thực 
nghiệm và dự đoán được công thức tối ưu sát 
với thực nghiệm. Mô hình giải phóng dược chất 
từ viên tuân theo mô hình động học bậc 1, nằm 
trong giới hạn độ hoà tan theo USP, phù hợp 
với cơ chế khếch tán dược chất xảy ra đồng thời 
với quá trình hút nước trương nở gel HPMC. 
Kết quả phân tích động học giải phóng dược 
chất còn giúp dự đoán độ hoà tan liên quan tới 
lựa chọn tá dược phù hợp với độ tan của mỗi 
dược chất, nhằm ứng dụng cho các nghiên cứu 
sâu hơn về mối tương quan SKD in vitro- in 
vivo sau này. 
P.T.M. Huệ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 1 (2017) 5-11 11 
5. Kết luận 
Đã xây dựng được công thức viên nén acid 
nicotinic 500 mg GPKD 24 giờ bào chế bằng 
phương pháp tạo hạt ướt ở qui mô phòng thí 
nghiệm. Viên bào chế với công thức lựa chọn 
có độ hòa tan đạt tiêu chuẩn USP37 và giống 
với dự đoán từ mô hình. Quá trình giải phóng 
DC từ viên được kiểm soát bởi polyme thân nước 
có độ nhớt cao theo cơ chế khếch tán DC và tuân 
theo động học bậc 1. Với công thức lựa chọn có 
thể áp dụng để nâng cấp qui trình bào chế ở qui 
mô lớn hơn nhằm áp dụng vào thực tiễn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 
2009. 
[2] Harol E. Bays, Carlos A. Dujovne, (2003), 
“Comparison of one - daily, Niacin extended-
release/ Lovastatin with Standard doses of 
Atorvastatin and Simvastatin (The advicor 
Versus othe cholesterol-Modulating Agents 
Trial Evaluation)”, Am J Cardiol., 91, 
pp. 667-672. 
[3] Juergen Siepmann, F. Siepmann (2008), 
“Mathematical modeling of drug delivery”, 
International Journal of Pharmaceutics, 364, pp. 
328-343. 
[4] Patel D.N., Ghelani T.K. (2011), “Formulation 
and evaluation of once daily niacin extended 
release matrix tablets”, Pharma Science Monitor, 
2(4), pp.145-153. 
[5] Rezowanur Rahman, Sheikh Tasnim Jahan (2010), 
“Preparation and evaluation of mucoadhesive 
hydrophilic hydroxy propyl methyl cellulose based 
extended release matrix tablets of Niacin (Nicotinic 
acid)”, American Journal of Scientific and 
Industrial Research, pp. 558-564. 
[6] Paulo Costa, José Manuel Sousa Lobo (2001), 
“Modeling and comparison of dissolution 
profiles”, European Journal of Pharmaceutical 
Sciences, 13, pp. 123-133. 
[7] USP 37, pp. 3980-3981. 
Preparation of 24 - hrs Sustained 
Release Tablets of Nicotinic Acid 
Pham Thi Minh Hue1, Nguyen Van Bach2, Sonekeo Phommasone3 
1Hanoi University of Pharmacy, 13-15 Le Thanh Tong, Hanoi, Vietnam 
2Military Medical University, No. 160, Phung Hung Street, Ha Dong District, Hanoi, Vietnam 
3Lao People's Army Medical Department 
Abstract: Niacin (nicotinic acid) is a highly water-soluble vitamin, which has been used as a lipid-
lowering agent. Sustained release (SR) niacin tablet was developed in oder to maintain a constant 
drug concentration for a specific period of time with minimum side effects. In this study, the once 
daily extended release matrix tablets of niacin using a hydrophilic polymer of HPMC K100M as 
matrix excipient were prepared by wet granulation method. The results of the dissolution study 
indicated that the release of the drug was found to be dependent on the proportions of HPMC used in 
the tablets. The dissolution profile of the optimal formula was similar to that of the predict and 
attained the requirements of USP 37. The dug incorporated in the matrix released by diffusion and 
fitted the first order kinetic. 
Keyword: Niacin, sustained release, hydrophilic matrix, HPMC. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bao_che_vien_nen_acid_nicotinic_giai_phong_keo_da.pdf