Nghiên cứu cải thiện độ tan của paclitaxel để bào chế thuốc tiêm
TÓM TẮT
Thực hiện nghiên cứu với mục tiêu cải thiện độ tan của paclitaxel (PTX), để bào chế thuốc tiêm.
Công thức thuốc tiêm pha truyền tĩnh mạch chứa PTX với hai dạng bào chế, dung dịch đậm đặc và
bột đông khô, được xây dựng bằng 2 phương pháp: sử dụng chất trung gian hòa tan (Kolliphor
ELP®) và tạo phức với 2-hydroxyl propyl β cyclodextrin (HPβCD). Sự phân bố thuốc trên mô thỏ của
dạng dung dịch đậm đặc gần tương tự thuốc đối chiếu stragen®. Trường hợp với thuốc bột đông khô
cho thấy: nồng độ PTX trong huyết tương thấp hơn thuốc đối chiếu, nhưng nồng độ thuốc phân phối
vào các mô cao hơn. Đánh giá sơ bộ độ ổn định cho thấy: 2 dạng chế phẩm đều đạt chỉ tiêu đặt ra.
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu cải thiện độ tan của paclitaxel để bào chế thuốc tiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu cải thiện độ tan của paclitaxel để bào chế thuốc tiêm
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15 23 NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN ĐỘ TAN CỦA PACLITAXEL ĐỂ BÀO CHẾ THUỐC TIÊM Lê Nguyễn Nguyệt Minh*; Nguyễn Thanh Hà** Nguyễn Thiện Hải*; Lê Minh Trí* TÓM TẮT Thực hiện nghiên cứu với mục tiêu cải thiện độ tan của paclitaxel (PTX), để bào chế thuốc tiêm. Công thức thuốc tiêm pha truyền tĩnh mạch chứa PTX với hai dạng bào chế, dung dịch đậm đặc và bột đông khô, được xây dựng bằng 2 phương pháp: sử dụng chất trung gian hòa tan (Kolliphor ELP ®) và tạo phức với 2-hydroxyl propyl β cyclodextrin (HPβCD). Sự phân bố thuốc trên mô thỏ của dạng dung dịch đậm đặc gần tương tự thuốc đối chiếu stragen®. Trường hợp với thuốc bột đông khô cho thấy: nồng độ PTX trong huyết tương thấp hơn thuốc đối chiếu, nhưng nồng độ thuốc phân phối vào các mô cao hơn. Đánh giá sơ bộ độ ổn định cho thấy: 2 dạng chế phẩm đều đạt chỉ tiêu đặt ra. * Từ khóa: Paclitaxel; Kolliphor ELP; Phức 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin; Đông khô. ENHANCEMENT OF WATER-SOLUBILITY OF PACLITAXEL USING FOR INTRAVENOUS DOSAGE FORMS SUMMARY The aim of this research was to enhance aqueous solubility of Paclitaxel (PTX) and develop paclitaxel (PTX) formulations for intravenous (IV) infusion. Two PTX dosage form for IV infusion, concentrated solution and lyophilized powder, were formulated by 2 different methods: using solubilized agents (Kolliphor ELP ® ) and complexation (using 2-hydroxyl propyl β cyclodextrin (HPβCD)). PTX plasma concentration and tissue distribution (rabbits were used as test animals) of the concentrated solution were similar to those of Stragen ® (reference sample); while PTX plasma concentration of the lyophilized powder was lower than Stragen ®’s, the former’s tissue distribution were higher than those of the latter. Short-term stability tests under normal and stress conditions showed that the two dosage forms meet expected standards. * Key words: Paclitaxel; Kolliphor ELP; 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin complex; Lyophilization. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ung thư ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại với tỷ lệ tử vong gia tăng rất nhanh, chỉ đứng hàng thứ hai sau các bệnh về tim mạch. Paclitaxel (PTX) là một hoạt chất sử dụng trong điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư phổi tế bào nhỏ. PTX hấp thu kém qua đường tiêu hóa, phân bố vào các mô kém nên sinh khả dụng thấp, chủ yếu được dùng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch (nồng độ 0,3 - 1,2 mg/ml). Bên cạnh đó, PTX tan rất kém trong nước cũng như một số dung môi thông dụng, nên gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu dạng thuốc dùng qua đường tiêm truyền. * Đại học Y-Dược TP. HCM Người phản hồi: (Corresponding): Lê Minh Trí (leminhtri1099@gmail.com) Ngày nhận bài: 25/12/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/1/2014 Ngày bài báo được đăng: 17/1/2014 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15 25 Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay chủ yếu tập trung cải thiện độ tan và nâng cao sinh khả dụng của chế phẩm PTX, nhưng vẫn chưa có dạng bào chế nào đặc hiệu, chủ yếu vẫn là dung dịch đậm đặc pha truyền tĩnh mạch. Ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào về cải thiện độ tan PTX làm chế phẩm tiêm truyền. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm: Xây dựng công thức và quy trình bào chế thuốc tiêm PTX. ĐỐI TƢỢNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng, nguyên liệu và thiết bị. - Đối tượng: nguyên liệu PTX đạt tiêu chuẩn USP 35. Chế phẩm đối chiếu paclitaxel stragen ® 30 mg/5 ml (Hãng Haupt Pharma Woftratshausen GmbH (Đức), số lô X070, VN1-423-11). - Nguyên liệu: kolliphor ELP®, Tween® 80,2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (Kleptose®), Pearlilol ®, ethanol khan, axít citric, polyethylen glycol 400, polyvinyl pyrrolidon K30 (PVP K30), ammonium acetat. - Thiết bị: máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Shimadzu SPD M20A, máy đông khô Christ Delta 2-24 LSC Plus, máy ly tâm thường MRC, máy ly tâm lạnh MICRO 220R, máy vortex IKA ms3, máy lọc tế bào SONICATOR 3000. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. * Xây dựng quy trình định lượng PTX và tạp liên quan PTX trong chế phẩm: Định lượng hàm lượng PTX và tạp liên quan PTX (tạp chính là 10-deacetyl-7- epipaclitaxel - tạp B) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) [4]. * Xây dựng công thức và quy trình bào chế thuốc tiêm truyền chứa PTX với hai dạng bào chế dung dịch đậm đặc và bột đông khô pha tiêm truyền: - Khảo sát tính chất lý hóa của chế phẩm đối chiếu: khảo sát tính chất lý hóa của chế phẩm đối chiếu về các chỉ tiêu cảm quan, hàm lượng và độ ổn định sau khi pha loãng trong dung dịch tiêm truyền. - Xây dựng công thức dung dịch PTX bằng phương pháp dùng chất trung gian hòa tan: + Khảo sát loại, tỷ lệ chất trung gian hòa tan và dung môi hòa tan PTX. Pha chế dung dịch PTX nồng độ 6 mg/ml bằng hệ dung môi Tween 80:ethanol khan (T80:E) hoặc Kolliphor ELP:ethanol khan (K:E) với tỷ lệ khác nhau. Pha loãng dung dịch đậm đặc này với NaCl 0,9% và glucose 5%, nhận xét cảm quan và xác định hàm lượng PTX trong dung dịch khi mới pha xong và sau khi pha 24 giờ. Khảo sát ảnh hưởng của axít citric đến độ ổn định của dung dịch đậm đặc và dung dịch sau khi pha loãng: pha chế công thức tû lệ T80:E và K:E đã lựa chọn với lượng axít citric thêm ở mức 0,01 M. + Đánh giá tính chất dung dịch pha chế: Tiến hành lặp lại công thức lựa chọn với lượng pha chế lớn hơn (gấp 30 lần = 150 ml dung dịch đậm đặc). Pha loãng với NaCl 0,9% và glucose 5% đến 3 mức nồng độ 0,3 mg/ml, 0,6 mg/ml và 1,2 mg/ml. Định lượng các dung dịch bằng HPLC tại thời điểm 0, 24, 48 và 72 giờ sau khi pha loãng. Các dung dịch sau pha loãng phải ổn định ít nhất trong 24 giờ, hàm lượng PTX ≥ 90%. So sánh đồng thời với chế phẩm đối chiếu stragen ® . + Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế dung dịch đậm đặc pha tiêm truyền: TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15 26 Xây dựng quy trình bào chế dung dịch PTX đậm đặc quy mô 50 đơn vị (250 ml) trên 3 lô nguyên liệu đạt chỉ tiêu về độ vô khuẩn và nội độc tố vi khuẩn. - Nghiên cứu xây dựng công thức và quy trình điều chế thuốc bột đông khô pha truyền tĩnh mạch chứa PTX dựa trên tạo phức với HPβCD: + Khảo sát ảnh hưởng của HPβCD lên khả năng cải thiện độ tan của PTX: khảo sát tỷ lệ HPβCD:PTX trong hỗn hợp nước:ethanol 1:1 đến giới hạn cho phép của HPβCD theo FDA (tối đa 0,4%). Đánh giá hòa tan PTX sơ bộ bằng cảm quan, chọn lựa tỷ lệ thích hợp và xác định hàm lượng PTX. + Khảo sát ảnh hưởng của chất ổn định phức: lựa chọn công thức với tỷ lệ HPβCD:PTX. Khảo sát tiềm năng độ ổn định khi có mặt PVP K30, Tween 80 và PEG 400. Tiêu chí lựa chọn là công thức sau khi pha loãng cho dung dịch trong ít nhất 24 giờ. + Khảo sát công thức và quy trình điều chế bột đông khô chứa PTX: Thêm mannitol vào với tỷ lệ thích hợp (tối đa 7,5% - theo FDA) nhằm tăng khả năng đông khô tạo khối thuốc cho dung dịch. Khảo sát các thông số quy trình đông khô. + Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm bột đông khô chứa PTX. Bột đông khô phải đảm bảo đạt các yêu cầu chung của chế phẩm đông khô như: hình thức khối thuốc, tốc độ tan, độ trong của dung dịch sau khi pha loãng với dịch truyền; pH; độ ổn định hàm lượng PTX sau 24, 48, 72 giờ. Tiêu chí lựa chọn là công thức cho dung dịch có nồng độ PTX ít nhất sau 24 giờ đạt trên 90% so với lúc đầu. * Sơ bộ đánh giá phân bố của PTX trong mô và huyết tương thỏ: Các mẫu thuốc thử dung dịch đậm đặc pha truyền tĩnh mạch (công thức A) và dung dịch trước khi đông khô (công thức B) được thử sơ bộ trên thỏ về nồng độ thuốc trong huyết tương và nồng độ thuốc phân phối vào các mô (gan, thận, phổi, buồng trứng) theo thời gian; so sánh với thuốc đối chiếu Paclitaxel Stragen ® 30 mg/5 ml (C). * Sơ bộ đánh giá độ ổn định của hai chế phẩm: Đánh giá độ ổn định chế phẩm ở điều kiện thường (5 2°C, tránh ánh sáng) sau 0, 3, 6, 9, 12, 18, 24 tháng và điều kiện lão hóa (25 2oC/ 60% 5% RH) sau 0, 3, 6 tháng. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Thẩm định quy trình định lƣợng PTX và tạp liên quan PTX trong chế phẩm. - Quy trình định lượng PTX trong chế phẩm được thẩm định đầy đủ và phù hợp để xác định hàm lượng PTX trong khoảng 98,208 - 1473,120 µg/ml, với điều kiện sắc ký như sau: cột Nucleodur® PFP 250 x 4,0 mm, 5 µm, nhiệt độ cột: 25oC, thể tích tiêm mẫu 10 µl, tốc độ dòng 1,2 ml/phút, đầu dò PDA, bước sóng phát hiện 227 nm, pha động: hỗn hợp nước:acetonitril, rửa giải theo chương trình. Hình 1: Sắc ký đồ PTX chuẩn. TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15 27 Hình 2: Sắc ký đồ của mẫu trắng. Hình 3: Sắc ký đồ mẫu thử. - Quy trình định lượng tạp liên quan PTX trong chế phẩm được thẩm định đầy đủ và phù hợp để xác định lượng tạp liên quan PTX 2,94 - 14,7 µg/ml, với điều kiện sắc ký như sau: cột Gemini® NX 150 x 4,6 mm, 5 µm, nhiệt độ cột 25oC, thể tích tiêm mẫu 10 µl, tốc độ dòng 1 ml/phút, đầu dò PDA, bước sóng phát hiện 227 nm, pha động: hỗn hợp nước:acetonitril. Rửa giải theo chương trình. Hình 4: Sắc ký đồ của mẫu trắng. Hình 5: Sắc ký đồ của tạp chuẩn B. Hình 6: Sắc ký đồ mẫu chuẩn PTX và tạp chuẩn B. Hình 7: Sắc ký đồ mẫu thử. 2. Xây dựng công thức và quy trình bào chế thuốc tiêm truyền chứa PTX với hai dạng bào chế dung dịch đậm đặc và bột đông khô pha tiêm truyền. * Khảo sát tính chất lý hóa của chế phẩm đối chiếu: Chế phẩm Stragen® có dạng dung dịch đậm đặc trong suốt, hơi nhớt, đóng trong lọ thủy tinh trong, nút cao su, ngoài có niềng nắp nhôm, pH = 6,14 (pha loãng 10 lần với NaCl 0,9%). Hàm lượng đạt 90 - 110% hàm lượng ghi trên nhãn. Dung dịch sau khi pha TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15 28 loãng đều đạt độ ổn định về cảm quan và hàm lượng trong vòng 72 giờ sau khi pha. * Xây dựng công thức dung dịch PTX bằng phương pháp trung gian hòa tan: - Khảo sát loại, tỷ lệ chất trung gian hòa tan và dung môi hòa tan PTX: Khi dùng hỗn hợp T80:E với tỷ lệ 2:1; 3:1; 4:1 và hỗn hợp K:E với tỷ lệ 1:1; 2:1; 3:1; 4:1, dung dịch đậm đặc khi pha loãng 10 lần ổn định trong vòng 24 giờ sau khi pha về cảm quan và hàm lượng trong giới hạn cho phép. Với tỷ lệ T80:E nhỏ hơn (2:1) và K:E tỷ lệ nhỏ hơn (1:1), dung dịch tủa sau khi pha loãng 24 giờ và không đạt giới hạn hàm lượng cho phép. Do đó, lựa chọn công thức T80:E (2:1) và K:E (1:1) làm cơ sở nghiên cứu, do đây là công thức với tỷ lệ Tween 80 và Kolliphor ELP ít nhất cho dung dịch có độ ổn định trong vòng 24 giờ sau khi pha loãng (hàm lượng PTX lần lượt 97,70% và 94,69%). Công thức với tỷ lệ T80:E (2:1) axít citric 0,01 M khi pha loãng đến nồng độ 0,3 mg/ml với dung dịch NaCl 0,9% và glucose 5% đạt ổn định về hàm lượng sau hơn 72 giờ. Khi pha loãng ở nồng độ 0,6 mg/ml và 1,2 mg/ml đến khoảng 72 giờ, dung dịch bắt đầu xuất hiện những hạt tủa nhỏ li ti. Ở công thức dùng K:E (1:1) axít citric 0,01 M, các dung dịch pha loãng ở 3 nồng độ ổn định trong vòng 48 giờ sau khi pha. Các dung dịch pha loãng với nồng độ thấp (0,6 mg/ml và 0,3 mg/ml) vẫn ổn định trong vòng 72 giờ sau khi pha. Kết quả trên cho thấy: công thức dùng T80:E (2:1) axít citric 0,01 M không cải thiện so với không dùng axít citric. Ngược lại, công thức sử dụng K:E (1:1) axít citric 0,01 M cho thấy độ ổn định cải thiện so với không dùng axÝt citric. Do đó, chọn công thức T80:E (2:1) (CT1); K:E (1:1) axít citric 0,01M (CT2) để khảo sát. - Đánh giá tính chất dung dịch pha chế: sau khi pha loãng dung dịch từ 2 công thức CT1 và CT2 đều trong và có độ ổn định sau pha 72 giờ về cảm quan và hàm lượng. Tuy nhiên, CT2 được lựa chọn để pha chế với quy mô lớn hơn (50 lọ = 250 ml, tiến hành trên 3 lô), do công thức này có nồng độ Kolliphor ELP sử dụng trong khoảng cho phép của FDA (< 52,5%), còn CT1 khi pha loãng ở nồng độ 1,2 mg/ml, nồng độ Tween là 13% cao hơn mức FDA cho phép (8%). Hơn nữa, CT2 có độ nhớt nhỏ hơn CT1. - Xây dựng quy trình bào chế dung dịch đậm đặc chứa PTX pha tiêm truyền: dung dịch đậm đặc có độ nhớt lớn nên khó thực hiện tiệt khuẩn bằng biện pháp lọc vô trùng trong điều kiện pha chế nhỏ. Từ đó, đề xuất phương pháp hấp tiệt trùng phù hợp cho từng thành phần trong công thức và pha chế trong khu vực vô trùng (cấp A). Công thức pha chế 250 ml dung dịch đậm đặc chứa PTX: paclitaxel: 1.500 mg; axít citric: 500 mg; Kolliphor ELP:ethanol khan (1:1): vđ 250 ml. Bảng 1: Kết quả về cảm quan, hàm lượng và độ vô trùng của chế phẩm (n = 3). 0 24 Hàm lượng PTX (%) 100,77 98,79 pH 3,62 - 4,74 Nội độc tố vi khuẩn (*) Đạt Độ vô trùng (**) Đạt [ (*) Thử trên thỏ theo chuyên luận DĐVN IV (Phụ lục 13.4) (**) Cấy mẫu bằng phương pháp màng lọc trong môi trường thioglycolat và soybean- casein theo chuyên luận DĐVN IV (Phụ lục 13.7)] TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15 29 * Nghiên cứu xây dựng công thức và quy trình điều chế thuốc bột đông khô pha truyền tĩnh mạch chứa PTX dựa trên tạo phức với HPβCD: - Khảo sát ảnh hưởng của HPβCD lên khả năng cải thiện độ tan của PTX: kết quả khảo sát cho thấy: với tỷ lệ HPβCD thấp (< 0,3%), dung dịch phức tủa ngay khi phối hợp. Với nồng độ HPβCD là 0,35% và 0,4%, dịch pha loãng tại thời điểm lúc đầu trong, chứng tỏ lượng HPβCD sử dụng đủ để tạo phức bao với PTX. Tuy nhiên, khi quan sát thêm khoảng hơn 10 phút, dung dịch có nồng độ HPβCD 0,35% tủa, trong khi dung dịch có nồng độ HPβCD 0,4% bền hơn 30 phút. Dung dịch tủa chứng tỏ phức tạo thành không ổn định và cần phải sử dụng thêm tá dược để ổn định phức. Tỷ lệ nồng độ HPβCD lựa chọn sử dụng là 0,4%. - Khảo sát ảnh hưởng của chất ổn định phức: + Ảnh hưởng của chất làm tăng độ nhớt: khi hòa tan PVP K30 vào dung dịch HPβCD trước khi tạo phức với PTX, dung dịch trong lâu hơn (gần 120 phút) so với khi hòa tan PVP K30 vào dung dịch sau khi tạo phức (60 phút). Thời gian duy trì độ ổn định phức tû lệ thuận với nồng độ PVP K30. Cụ thể, để duy trì độ trong của dung dịch đến khoảng 2 giờ, PVP K30 tối thiểu phải là 2%. + Khảo sát ảnh hưởng chất trợ tan: kết quả khảo sát ảnh hưởng của các chất trợ tan PEG 400 và Tween 80 với các tỷ lệ khác nhau. Bảng 2: Kết quả đánh giá cảm quan dung dịch đậm đặc. (giê) Tween 0 - + + - + + + + + + + 24 ↓ - + ↓ + + + - + + + 48 ↓ ↓ + ↓ + - + ↓ + - + 72 ↓ ↓ + ↓ + ↓ + ↓ + - + ((+): dung dịch trong; (-): dung dịch tủa nhẹ; (↓): dung dịch tủa nhiều). Các công thức chỉ sử dụng một loại chất trợ tan PEG 400 hoặc Tween 80 không đảm bảo độ bền của dung dịch (tối đa đến 24 giờ có tủa xuất hiện). Với tỷ lệ PEG 400 sử dụng tối đa đến 10% và lượng Tween 80 sử dụng ≥ 5%, dung dịch duy trì độ trong đến 72 giờ. Tương tự, với tỷ lệ Tween 80 sử dụng tối đa đến 8% và lượng PEG 400 sử dụng ≥ 2%, dung dịch mới duy trì được độ trong đến 72 giờ. Từ đó cho thấy, nồng độ PEG 400 trong khoảng 2 - 10% và Tween 80 trong khoảng 5 - 8% giúp duy trì độ bền của dung dịch phức. TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15 2 - Khảo sát công thức và quy trình điều chế thuốc bột đông khô pha tiêm truyền: chọn các công thức 10 - 5, 2 - 8, 3 - 7, 4 - 6, 5 - 5 (bảng 2), phối hợp với mannitol lượng tối đa cho phép sử dụng để khảo sát thông số của quy trình đông khô. Sau khi khảo sát một loạt các thông số nhằm thu khối thuốc đạt yêu cầu về tính chất cơ học (rắn chắc, mịn, không bị nứt) và khả năng tái hòa tan, quy trình đông khô được thực hiện với các thông số sau: thời gian đông lạnh 48 giờ; áp suất giai đoạn làm khô sơ cấp và thứ cấp là 0,0108 mbar và 0,0026 mbar. - Khảo sát ảnh hưởng của tá dược đến tính chất sản phẩm đông khô: pha chế công thức với tỷ lệ tá dược thay đổi trong giới hạn đã khảo sát ở trên, tiến hành đông khô. Bảng 3: Kết quả định lượng PTX và pH các mẫu nghiên cứu. (% PEG 400: % Tween 80) (phót) p 0 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ 10 - 5 3 4,32 93,53 92,31 91,98 90,88 2 - 8 2 4,05 90,95 89,52 88,15 85,82 3 - 8 3 4,07 93,30 90,09 88,55 86,34 3 - 7 3 4,08 90,14 88,57 87,40 85,04 4 - 8 4 - 5 4,24 96,70 93,84 90,52 88,45 4 - 7 1 - 2 4,3 91,17 90,61 89,28 85,67 4 - 6 3 - 4 4,25 90,04 88,91 87,74 84,89 5 - 8 6 - 7 4,22 96,55 95,49 92,93 90,46 5 - 7 2 - 3 4,29 98,17 95,72 92,39 88,89 5 - 6 2 4,26 96,35 95,71 93,74 91,38 5 - 5 2 4,25 98,24 95,08 93,62 91,30 6 - 8 5 4,24 96,77 95,44 91,09 90,80 6 - 7 4 4,26 99,20 95,64 93,40 92,71 6 - 6 3 4,28 97,74 95,86 95,44 93,92 6 - 5 1 - 2 4,25 96,31 94,39 93,74 91,14 Về mặt cảm quan, kết quả cho thấy: với tỷ lệ PEG 400 thấp (< 5%), khối thuốc có nguy cơ bị nứt bể. Tuy nhiên, khi lượng PEG 400 sử dụng quá cao (10%), lượng tá dược lỏng trong công thức nhiều, làm cho dung dịch thuốc khó đông rắn, giai đoạn làm khô không xảy ra hoàn toàn, dẫn đến sản phẩm khó khô, dễ vỡ (công thức 10 - 5). Các sản phẩm đông khô khi hòa tan với dung dịch NaCl 0,9% rất nhanh (tối đa 5 - 7 phút). Bên cạnh đó, khảo sát cũng cho thấy với tỷ lệ Tween 80 sử dụng càng tăng, thời gian hòa tan lại thành dung dịch trong càng lâu. Các công thức khảo sát đều cho kết TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15 2 quả độ bền dung dịch sau khi pha loãng với dung dịch NaCl 0,9% ổn định ít nhất 24 giờ. Đặc biệt, ở công thức có nồng độ PEG 400 cao (≥ 5%) độ trong dung dịch có khả năng duy trì được đến 72 giờ. Từ các kết luận trên, công thức 5 - 6 được chọn để bào chế sản phẩm đông khô. Vì sản phẩm này có hình thức đẹp, mịn, chắc, thời gian hòa tan lại nhanh, duy trì được độ trong và hàm lượng PTX trong giới hạn (từ 90 - 110%) > 24 giờ. Công thức 1 lọ: paclitaxel 6 mg; hydroxypropyl - β - cyclodextrin 40 mg; polyvinyl pyrrolidon K30: 200 mg; polyethylen glycol 400 0,5 ml; Tween 80 0,6 ml; mannitol 0,75 g; dung môi vừa đủ. - Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm: pha chế 3 mẻ công thức 5 - 6 và tiến hành đông khô theo quy trình đã chọn để khảo sát tính ổn định của quy trình. Mỗi mẻ pha chế 5 lọ. Sản phẩm trong 3 mẻ đều đạt các chỉ tiêu về mặt cảm quan, độ trong và hàm lượng PTX trong giới hạn (từ 90 - 110%) đến 72 giờ. 3. Sơ bộ đánh giá phân bố của PTX trong mô và huyết tƣơng thỏ. Sự phân bố thuốc trong mô và huyết tương thỏ của dạng dung dịch đậm đặc gần tương tự như thuốc đối chiếu. Trong trường hợp thuốc bột đông khô, nồng độ PTX trong huyết tương thấp hơn thuốc đối chiếu, nhưng nồng độ thuốc phân phối vào các mô cao hơn. Bảng 4: Hàm lượng PTX (µg/g) thu được giữa các nhóm khi tiêm thuốc (liều 6 mg/kg). (giê) 0,5 14,78 9,90 10,71 6,03 8,19 8,26 1,61 1,53 2 6,13 1,69 4,71 1,37 3,72 1,68 1,15 0,78 4 1,73 0,49 2,12 0,57 1,96 0,57 0,14 0,52 8 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0 3 6 9 12 0 5 10 N ồn g độ P TX (µ g/ g) Gan Thận Buồng trứng Thêi gian (giê) Hình 8: Đường biểu diễn hµm l-îng PTX trong mô theo thời gian sau khi tiêm tĩnh mạch thuốc chứng (C) với liều 6 mg/kg (n = 3). TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15 32 0 3 6 9 12 15 18 21 0 5 10 Thời gian (giờ) N ồ n g đ ộ P T X ( µ g /g ) Gan Thận Phổi Buồng trứng Hình 9: Đường biểu diễn hµm l-îng PTX trong các mô theo thời gian sau khi tiêm tĩnh mạch thuốc thử (B) với liều 6 mg/kg (n = 3). Bảng 5: Nồng độ PTX trong huyết tương thỏ (µg/ml) theo thời gian. (phót) (n = 6) (n = 6) (n = 3) 5 30,589 ± 7,455 10,538 ± 1,756 24,837 ± 4,116 10 20,624 ± 8,439 7,816 ± 1,578 17,473 ± 3,513 15 12,501 ± 5,568 5,030 ± 1,099 12,673 ± 0,390 30 8,042 ± 4,084 2,675 ± 0,794 7,542 ± 2,485 60 3,521 ± 0,889 1,063 ± 0,319 3,756 ± 1,393 120 1,622 ± 0,394 0,625 ± 0,361 1,458 ± 0,700 120 1,622 ± 0,394 0,625 ± 0,361 1,458 ± 0,700 360 1,029 ± 0,170 - 0,595 ± 0,181 Hình 10: Đồ thị nồng độ thuốc trong huyết tương theo thời gian của thuốc đối chiếu (C), công thức (A) và công thức (B). C«ng thøc A C«ng thøc B Thuèc ®èi chiÕu 0 200 400 Thêi gian (phót) 35 30 25 20 15 10 5 0 N å n g ® é t ro n g h u y Õ t t- ¬ n g ( g /m l TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15 33 Bảng 6: So sánh giữa thuốc đối chiếu và 2 thuốc thử. (µg.giê/ml) ∞ (µg.giê/ml) (lÝt/kg) Thuốc chứng (C) 14,71 ± 2,31 15,70 ± 2,07 1,15 ± 0,04 0,60 ± 0,01 0,25 ± 0,07 Thuốc thử CT (A) 16,33 ± 2,53 18,38 ± 2,42 1,36 ± 0,21 0,52 ± 0,07 0,21 ± 0,06 Thuốc thử CT (B) 5,55 ± 1,38 0,87 ± 0,09 0,79 ± 0,09 0,57 ± 0,10 So sánh giữa thuốc chứng và thuốc thử A t -1,27 -2,05 -2,04 2,54 1,91 t0,05 2,45 2,45 2,57 2,57 2,57 So sánh giữa thuốc chứng và thuốc thử B t 13,21* 7,06* -5,58* -7,84* t0,05 2,45 2,45 2,57 2,57 (Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi t > t0,05 ) 4. Sơ bộ đánh giá độ ổn định của hai chế phẩm Theo dõi chế phẩm dung dịch đậm đặc và bột đông khô pha tiêm truyền tĩnh mạch độ ổn định dưới điều kiện bảo quản thường và khắc nghiệt. Kết quả: dung dịch đậm đặc sau 3 tháng ở hai điều kiện bảo quản và thuốc bột đông khô ở điều kiện thường sau 2 tuần bảo quản đều đạt yêu cầu chất lượng đề ra. Bảng 7: Kết quả đánh giá chất lượng chế phẩm dung dịch đậm đặc. L« 1 L« 2 L« 3 L« 1 L« 2 Lô 0 th¸ng 3 th¸ng 0 th¸ng 3 th¸ng 0 th¸ng 3 th¸ng 0 th¸ng 3 th¸ng 0 th¸ng 3 th¸ng 0 th¸ng 3 tháng Hàm lượng PTX (%) 101,0 Trong 99,42 Trong 101,01 Trong 99,56 Trong 99,42 Trong 100,64 Trong 100,71 Trong 99,33 Trong 100,82 Trong 99,49 Trong 100,86 Trong 99,36 Trong Tạp B (%) 0,0025 0,0003 0,0002 0,003 0,0005 0,0003 pH 3,62 - 4,74 3,64 - 4,73 3,63 - 4,75 3,62 - 4,74 3,64 - 4,73 3,63 - 4,75 Chất gây sốt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Độ vô trùng Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Bảng 8: Kết quả đánh giá chất lượng thuốc bột đông khô. p 24 giê 48 giê 72 giê 1 Khối thuốc trắng mịn, chắc, không rạn nứt 4,23 0,08 94,39 93,73 91,19 2 Khối thuốc trắng mịn, chắc, không rạn nứt 4,25 0,06 94,32 93,68 91,20 3 Khối thuốc trắng mịn, chắc, không rạn nứt 4,26 0,05 94,74 93,91 91,52 KẾT LUẬN TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15 2 Độ tan của PTX được cải thiện bằng hai phương pháp: sử dụng dung môi trung gian Kolliphor ELP phối hợp với axít citric nhằm làm tăng độ ổn định và tạo phức với HPβCD. Phức ổn định do các chất như PVP K30, PEG 400, Tween 80. Trên cơ sở đó, hai chế phẩm dung dịch đậm đặc và bột đông khô PTX pha truyền tĩnh mạch được bào chế thành công ở quy mô phòng thí nghiệm. Khả năng phân bố thuốc vào mô động vật thử nghiệm (thỏ), độ ổn định đã được khảo sát và đánh giá sơ bộ cho kết quả tốt và độ lặp lại cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. FDA. Approved drugs therapeutic equivalence, 31 Edition. 2011. 2. Hiroki HamadaKohji Ishihara, Noriyoshi Masuoka, Katsuhiko Mikuni, Nobuyoshi Nakajima. Enhancement of water-solubility and bioactivity of paclitaxel using modified cyclodextrins. Journal of Bioscience and Bioengineering. 2006, 102 (4), pp.369-371. 3. Robert G. Strickley. Solubilizing excipients in oral and injectable formulations. Pharmaceutical Research. 2004, 21 (2). 4. The United States Pharmacopoeia (USP) 35. 5. Thorsteinn Loftsson, Marcuse Brewster. Pharmaceutical Applications of Cyclodextrins. Drug Solubilization and Stabilization. Journal of Pharmaceutical Sciences. 1996, 85 (10), pp.1017-1025. TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15 3
File đính kèm:
- nghien_cuu_cai_thien_do_tan_cua_paclitaxel_de_bao_che_thuoc.pdf