Đề cương Quản lý & Tổ chức y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

NỘI DUNG

1. Quan điểm (122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013)

1. Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; dịch vụ y tế công là dịch vụ xã hội đặc biệt, không vì mục tiêu lợi nhuận; đầu tư cho y tế là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội.

2. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng Công bằng - Hiệu quả - Phát triển; bảo đảm mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản có chất lượng.

3. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng; là trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật.

4. Nhà nước thống nhất quản lý vĩ mô, định hướng phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thông qua hệ thống pháp luật và chính sách; điều tiết, phân bổ nguồn lực; quản lý chất lượng dịch vụ y tế và giá dịch vụ y tế.

5. Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị y tế gắn với việc thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân để nhanh chóng thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong các hoạt động của ngành y tế.

6. Kết hợp hài hòa giữa củng cố mạng lưới y tế cơ sở với phát triển y tế chuyên sâu; giữa phát triển y tế công lập với y tế ngoài công lập; giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số.

 

doc 103 trang yennguyen 4140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Quản lý & Tổ chức y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương Quản lý & Tổ chức y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Đề cương Quản lý & Tổ chức y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: QUẢN LÝ - TỔ CHỨC Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC 
 KHỎE CỘNG ĐỒNG
2. Mã học phần: 	01.18	
3. Số ĐVHT/tiết học: 	2/30 tiết (LT: 30; TH: 0)
4. Thời điểm thực hiện: Học kỳ III
5. Thời gian: Số tiết/tuần: 8 tiết; Số tuần 4 tuần	
6. Mục tiêu học phần: Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng: 
Kiến thức:
1. Trình bày được một số khái niệm cơ bản về quản lý y tế và chu trình quản lý.
2. Trình bày được khái niệm về điều dưỡng cộng đồng, quy trình điều dưỡng cộng đồng và áp dụng quy trình để lập kế hoạch chăm sóc cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
	Kỹ năng:
	2. Lập kế hoạch để giải quyết các vấn đề sức khỏe tại tuyến y tế cơ sở.
	3. Lập kế hoạch và thực hiện đánh giá một chương trình hay một hoạt động y tế ở tuyến cơ sở.
3. Thực hiện chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng.
4. Ghi chép và quản lý hồ sơ sức khỏe tại Trạm y tế.
	Thái độ:
	1. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức, quản lý trong bảo vệ sức khỏe nhân dân. 
	2. Chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
	3. Có thái độ đúng mức với các phong tục, tập quán và các yếu tố văn hoá của cá nhân và cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe.
7. Điều kiện tiên quyết 
Để tiếp thu được kiến thức và thực hành nội dung của học phần này, học sinh phải học xong các học phần cơ sở, một số học phần chuyên môn, đã đi thực tập tại bệnh viện. 
8. Nội dung tóm tắt	 
Nội dung học phần này gồm những kiến thức về nhiệm vụ của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay; chức trách, chế độ của người cán bộ y tế; Tổ chức và quản lý y tế cơ sở; Tổ chức và quản lý bệnh viện; Lập kế hoạch y tế; Theo dõi, đánh giá, giám sát hoạt động y tế; Quy trình điều dưỡng cộng đồng; Thăm và chăm sóc sức khỏe tại gia đình.
Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào công tác chẩn đoán, chăm sóc sức khoẻ cho cá nhân, gia đình và và quản lý sức khoẻ tại cộng đồng.
9. Nội dung chi tiết học phần:
TT
Nội dung
Số tiết
Ghi chú
TS
LT
TH
1
Những quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Kế hoạch chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn hiện nay
3
3
0
Phần thực hành của môn học được thực hiện trong thời gian thực tập tại cơ sở
2
Tổ chức và quản lý y tế cơ sở 
2
2
0
3
Tổ chức và quản lý bệnh viện
2
2
0
4
Đại cương về quản lý y tế 
2
2
0
5
Lập kế hoạch y tế 
4
4
0
6
Theo dõi, đánh giá hoạt động y tế
2
2
0
7
Giám sát
2
2
0
8
Huy động sự tham gia của cộng đồng
2
2
0
9
Khái niệm về điều dưỡng cộng đồng 
3
3
0
10
Quy trình điều dưỡng cộng đồng 
4
4
0
11
Thăm và chăm sóc sức khỏe tại gia đình 
2
2
0
12
Quản lý sức khỏe tại Trạm Y tế
2
2
0
Cộng
30
30
0
	10. Phương pháp dạy và học 
Sử dụng các phương pháp: Thuyết trình ngắn và tích cực hóa học sinh bằng phát vấn, minh họa, thảo luận nhóm, bài tập tình huống, bình luận tài liệu...
	11. Đánh giá học phần
- Kiểm tra thường xuyên: 02 bài kiểm tra hệ số 1
	- Kiểm tra định kỳ: 01 bài kiểm tra hệ số 2 
- Thi kết thúc học phần: bài thi viết, sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi truyền thống, bài tập tình huống.
	12. Trang thiết bị dạy / học cho học phần
Phấn bảng/ bảng trắng bút dạ, giấy A0, A4 ( trắng, màu), bút màu
Máy tính, máy chiếu, tờ rơi các loại
Giáo trình, tài liệu phát tay.
13. Giáo viên: Giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng đạt trình độ từ đại học trở lên và đã có chứng chỉ đào tạo Phương pháp sư phạm.
	14. Tài liệu tham khảo dùng cho môn học
- Quản lý y tế cơ sở – Bộ Y tế, NXB Y học 2000.
- Quản lý và tổ chức y tế – Vụ Khoa học đào tạo – Bộ Y tế, NXB Y học 2007.
- Hướng dẫn giảng dạy môn Quản lý và tổ chức y tế – Vụ Khoa học đào tạo – Bộ Y tế, NXB Y học.
	- Chăm sóc điều dưỡng ở cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, 1998
	- Sổ tay điều dưỡng cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, 1998
	- Giáo trình môn học điều dưỡng cộng đồng, Nhà xuất bản Hà Nội, 2005.
MỤC LỤC
TT
Tên bài
Trang
1
Những quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng về công tác CS& BVSKND.
Chiến lược CS& BVSKND trong giai đoạn hiện nay
5
2
Tổ chức quản lý y tế cơ sở
11
3
Tổ chức quản lý bệnh viện
18
4
Đại cương về quản lý y tế
23
5
Lập kế hoạch y tế 
27
6
Theo dõi, đánh giá hoạt động y tế
37
7
Giám sát
41
8
Huy động sự tham gia của cộng đồng
46
9
Khái niệm về điều dưỡng cộng đồng
53
10
Quy trình điều dưỡng cộng đồng
61
11
Thăm và chăm sóc sức khỏe tại gia đình
72
12
Quản lý sức khỏe tại Tram y tế
86
Bài số 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE NHÂN DÂN - KẾ HOẠCH CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2016-2020
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày 6 quan điểm của chiến lược Quốc gia về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân 
2. Trình bày được các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể chiến lược CSBVSKND 2016 - 2020.
3. Trình bày các giải pháp chủ yếu chiến lược CSBVSKND 2016 - 2020.
NỘI DUNG
1. Quan điểm (122/QĐ-TTg  ngày  10 tháng  01  năm 2013)
1. Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; dịch vụ y tế công là dịch vụ xã hội đặc biệt, không vì mục tiêu lợi nhuận; đầu tư cho y tế là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội.
2. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng Công bằng - Hiệu quả - Phát triển; bảo đảm mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản có chất lượng.
3. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng; là trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật.
4. Nhà nước thống nhất quản lý vĩ mô, định hướng phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thông qua hệ thống pháp luật và chính sách; điều tiết, phân bổ nguồn lực; quản lý chất lượng dịch vụ y tế và giá dịch vụ y tế.
5. Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị y tế gắn với việc thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân để nhanh chóng thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong các hoạt động của ngành y tế.
6. Kết hợp hài hòa giữa củng cố mạng lưới y tế cơ sở với phát triển y tế chuyên sâu; giữa phát triển y tế công lập với y tế ngoài công lập; giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi, không để dịch lớn xảy ra. Hạn chế, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống, hành vi, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng, bệnh học đường.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Phát triển y tế phổ cập, bác sỹ gia đình, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao phủ y tế toàn dân kết hợp với phát triển y tế chuyên sâu. Tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. Phát triển y tế ngoài công lập, tăng cường phối hợp công - tư. Hiện đại hoá và phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
- Chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý, khống chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng, tăng cường lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.
- Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng; tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và một số chuyên khoa; chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao; mở rộng đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng, tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sỹ và điều dưỡng, kỹ thuật viên..., bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế. 
- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành y tế, tăng nhanh đầu tư công cho y tế, phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ hộ gia đình cho chăm sóc sức khỏe; sử dụng nguồn tài chính y tế hiệu quả.
- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu và trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả.
- Nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện chính sách y tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin y tế đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển ngành y tế.
3. Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015 và năm 2020: 
TT
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2015
Năm 2020
Chỉ tiêu đầu vào
1
Số bác sỹ/vạn dân
7,0
8,0
9,0
2
Số dược sỹ đại học/vạn dân
1,78
2,0
2,2
3
Tỷ lệ thôn bản có NVYT hoạt động 
85
90
>90
4
Tỷ lệ TYT xã có bác sỹ hoạt động 
70
80
90
5
Tỷ lệ TYT xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi (%)
>95
>95
>95
6
Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân 
20,5
23,0
26,0
(Giường bệnh viện ngoài công lập)
0,76
1,5
2,0
Chỉ tiêu hoạt động
7
Tỷ lệ trẻ em <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%)
>90
>90
>90
8
Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế
-
60
80
9
Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 
60
75
>80
10
Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT, kết hợp YHCT với y học hiện đại 
14
20
25
11
Tỷ lệ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xử lý chất thải y tế đạt tiêu chuẩn
75
85
100
Chỉ tiêu đầu ra
12
Tuổi thọ trung bình (tuổi)
72,8
74,0
75,0
13
Tỷ suất chết mẹ (100.000 trẻ đẻ ra sống)
68,0
58,3
<52,0
14
Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (1.000 trẻ đẻ ra sống)
15,8
14,0
11,0
15
Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (1.000 trẻ đẻ ra sống)
23,8
19,3
16,0
16
Quy mô dân số (triệu người)
86,9
<93,0
<98,0
17
Tốc độ tăng dân số hàng năm (%)
1,04
1,00
1,00
18
Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái)
111
<113
<115
19
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) (%)
18,0
15,0
10,0
20
Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng (%)
<0,3
<0,3
<0,3
21
Tỷ lệ chi trực tiếp từ hộ gia đình cho chăm sóc sức khoẻ trong tổng chi cho y tế (%)
52
<45
<40
 4. Mục tiêu định hướng đến năm 2030
Đến 2030, hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương được hoàn thiện, hiện đại, phù hợp với từng vùng, miền; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố vững chắc; y tế chuyên sâu, y tế mũi nhọn đạt ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Hài hòa giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập, trong đó y tế công lập giữ vai trò nòng cốt; kết hợp tốt y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc; mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản có chất lượng cao. Tài chính cho y tế chủ yếu từ ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế. Mọi người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
5. Các giải pháp chủ yếu
5.1. Phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế gồm y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.  
- Kiện toàn và ổn định mô hình tổ chức hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương.
- Củng cố, phát triển mạng lưới y tế dự phòng theo hướng tập trung, thu gọn đầu mối đơn vị nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động.  
- Hoàn thiện mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh các tuyến; phát triển kỹ thuật y học ngang tầm khu vực, đủ khả năng khám và điều trị hầu hết các bệnh có yêu cầu kỹ thuật cao ở tuyến trung ương. 
5.2. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện; bảo đảm 100% số xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu khám chữa bệnh từng vùng; tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.  
- Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên đào tạo cán bộ y tế người dân tộc tại chỗ. Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho trạm y tế, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y - dược học cổ truyền.
- Xây dựng các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm tới đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho nhân dân vùng nghèo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng khó khăn.
- Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả của Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở. 
5.3. Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS và an toàn vệ sinh thực phẩm
- Củng cố và hoàn thiện hệ thống giám sát, cảnh báo dịch và phòng chống dịch bệnh chủ động; thiết lập hệ thống giám sát, phòng chống các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, bảo đảm đủ năng lực kiểm soát, phát hiện các đối tượng nguy cơ cao của bệnh không lây nhiễm để chủ động tư vấn, hướng dẫn điều trị dự phòng. Từng bước nghiên cứu hình thành đơn vị phòng chống và kiểm soát bệnh.
- Tăng cường các hoạt động giám sát và kiểm soát các chất thải gây ô nhiễm môi trường; xử lý các chất thải y tế và các chất thải độc hại. Quản lý hiệu quả các yếu tố có hại đến sức khỏe như: Hút thuốc, lạm dụng rượu bia, tình dục không an toàn, chế độ ăn không hợp lý, ngộ độc thực phẩm... Phát triển đội ngũ thanh tra liên ngành và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng các công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh để thực hiện việc “ăn sạch, uống sạch, ở sạch”. 
- Đầu tư đồng bộ cho các đơn vị y tế dự phòng nhằm đạt chuẩn quốc gia về y tế dự phòng và chuẩn quốc tế về phòng xét nghiệm an toàn sinh học phù hợp với từng tuyến và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. 
- Tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng chống tai nạn, thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn  Triển khai các giải pháp thích hợp để phòng và khắc phục nhanh hậu quả đối với sức khỏe do thảm họa, thiên tai, biến đổi khí hậu, già hóa dân số, bạo lực gia đình...
5.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng
- Triển khai các giải pháp tổng thể để giảm quá tải bệnh viện.
- Thực hiện chăm sóc liên tục và toàn diện cho người bệnh; lấy người bệnh làm trung tâm; xây dựng chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.
- Nâng cao năng lực quản lý ... ý sức khỏe, sổ sách phải đầy đủ, ghi chép phải rõ ràng và được cất giữ cẩn thận. Từ những thông tin thu nhập trong sổ sách, có thể giúp cho người ĐDCĐ theo dõi phát hiện cũng như quản lý được sức khỏe cộng đồng.
	2.4.1. Theo dõi người bệnh
 	Theo dõi tiền sử bệnh, các lần mắc bệnh cũng như theo dõi chẩn đoán và điều trị trước đó của người bệnh, giúp cho cán bộ y tế có chẩn đoán và xử trí chăm sóc đúng đắn.
	2.4.2. Tìm hiểu tình hình sức khỏe và bệnh tật của cộng đồng
 Qua sổ sách đã được ghi chép, theo dõi, ta có thể nhận thấy vấn đề sức khỏe của cộng đồng cần phải được quan tâm.
Ví dụ: Qua sổ sách bạn có thể nhận thấy vùng A có tỉ lệ nhiễm sốt rét cao, trong khi đó vùng B lại có tỉ lệ dân mắc bệnh tiêu chảy cao... để từ đó đặt vấn đề giải quyết, tìm ra các biện pháp phòng chống phù hợp.
	2.4.3. Phát hiện nhanh chóng sự xất hiện một bệnh dịch
 	Khi thấy số người mắc một bệnh tăng lên bất thường, cán bộ y tế có thể nghĩ đến một loại dịch bệnh hoặc một biến động xấu nào đó về môi trường để có kế hoạch giải quyết.
	2.4.4. Đánh giá tình hình sử dụng trạm y tế dựa trên khả năng đáp ứng của một trạm y tế với cộng đồng
 	Khả năng đáp ứng của trạm phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan: Trình độ cán bộ, trang thiết bị, khoảng cách giữa trạm và người dân, mật độ dân số, trình độ dân trí... ở tuyến y tế cơ sở. Khả năng đáp ứng phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố:
 	- Khoảng cách mà người dân có thể tới được trạm y tế.
 	- Số dân tối đa mà một trạm y tế có thể phục vụ.
 + Ở nông thôn người ta xét tiêu chuẩn khoảng cách: Khoảng cách mà người dân chấp nhận vượt qua để tới trạm y tế là:
 * Từ 1 - 3 km đi bộ.
 * Từ 4 - 10 km đi xe đạp.
 + Ở thành thị người ta xét tiêu chuẩn về dân số: 10.000 người đối với một trạm y tế.
 (Những tiêu chẩn này do tổ chức Y tế thế giới xác định)
	2.4.5. Đánh giá chất lượng công việc thực hiện
 	Thông tin từ sổ sách góp phần giúp người ĐDCĐ biết được tiến trình, chất lượng, hiệu quả công việc đang tiến hành, thông qua đó giúp người ĐDCĐ điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp theo từng mục tiêu trong kế hoạch năm đã đề ra, cũng như chuẩn bị lập kế hoạch cho năm sau. 
	2.5. Khả năng khai thác chỉ số y tế từ 7 quyển sổ ở tuyến y tế cơ sở	
	2.5.1. Sổ khám bệnh - Sổ A1
* Các chỉ số lấy từ sổ A1:
- Số lần và số người đến khám bệnh, chỉ số này dùng để tính:
+ Bình quân số lần khám bệnh/người/ năm.
+ Năng suất làm việc ở cơ sở.
- Mô hình bệnh tật, tử vong: tỷ lệ mắc và chết theo bệnh, tỷ lệ bệnh theo lứa tuổi, theo giới, theo mùa, theo vùng và theo nghề nghiệp.
- Số người bệnh đến khám, điều trị nội, ngoại trú.
- Số người bệnh cấp cứu, chuyển viện
- Tình hình sử dụng thuốc tại Trạm y tế trong đó có các loại thuốc kháng sinh.
* Các chỉ số từ sổ A1 sử dụng để:
- Xây dựng kế hoạch y tế: lựa chọn ưu tiên, xây dựng mục tiêu, phân bổ đầu tư.
- Dự báo dịch tể học: theo mùa, cụm dân cư, đối tượng.
- Đánh giá một phần kết quả hoạt động của các chương trình y tế: CDD, ARI, Sốt rét...
- Đánh giá chất lượng hiệu quả công tác của trạm.
- Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học
	2.5.2. Sổ tiêm chủng vacxin trẻ em- Sổ A2
* Các chỉ số lấy từ sổ A2:
- Số trẻ được tiêm và uống đầy đủ các loại vacxin: sởi, BCG, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng từng loại vacxin.
- Tỷ lệ trẻ em được tiêm, uống đủ liều vacxin.
- Tỷ lệ trẻ em không được tiêm, và tiêm không đủ liều.
* Các chỉ số lấy từ sổ A2 được sử dụng để:
- Đánh giá kết quả của chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Đánh giá chất lượng hoạt động của y tế cơ sở về mặt dự phòng.
- Xây dựng kế hoạch cho chu kỳ sau.
	2.5.3. Sổ khám thai- Sổ A3
* Các chỉ số có thể lấy từ sổ A3:
- Tổng số người có thai.
- Tổng số lần khám thai.
- Số bà mẹ khám đủ 3 lần trong suốt thời kỳ có thai.
- Số bà mẹ được tiêm phòng vacxin uốn ván: 1 mũi, 2 mũi (vacxin AT)
- Những biến chứng thường gặp trong thời kỳ thai sản.
* Các chỉ số có lấy từ sổ A3 sử dụng để:
- Phát hiện nguy cơ về phía mẹ trong thời kỳ mang thai và trong cuộc đẻ: lùn, khung chậu hẹp, biến dạng khung chậu, rau tiền đạo, sản giật...
- Theo dõi phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván sơ sinh.
- Phát hiện nguy cơ về phía thai nhi: đa thai, thai to, thai suy dinh dưỡng.
- Góp phần đánh giá kết quả hoạt động của công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em.
	2.5.4. Sổ đẻ- Sổ A4
* Các chỉ số có thể lấy ra từ sổ A4:
- Số người đẻ.
- Nơi đẻ: tại trạm, tại nhà, tại nơi khác.
- Số lần đẻ của mẹ.
- Tình trạng khi đẻ: thường, khó, phải can thiệp.
- Biến chứng sản khoa: 5 tai biến.
- Mẹ chết trong khi đẻ.
- Số bà mẹ chết liên quan đến chữa đẻ.
- Số trẻ đẻ ra sống.
- Số trẻ đẻ ra có trọng lượng <2500g
- Biến chứng về phía con: dị dạng, chết lưu, bệnh lý chu sinh, tụ máu, ngạt...
* Các chỉ số có lấy từ sổ A4 sử dụng để:
- Góp phần đánh giá công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em và dân số kế hoạch hóa gia đình với 2 chỉ số:
+Tỷ suất chết mẹ.
+ Tỷ suất sinh thô.
	2. 5.5. Sổ theo dõi các biện pháp kế hoạch hóa gia đình- Sổ A5
 	* Các chỉ số y tế có thể lấy từ sổ A5:
- Số người áp dụng các biện pháp tránh thai.
- Số người áp dụng các biện pháp tránh thai theo lứa tuổi, giới.
- Số người sẩy thai: bệnh lý, tự nhiên.
- Số người hút điều hòa kinh nguyệt, nạo phá thai.
* Các chỉ số có lấy từ sổ A5 sử dụng để:
- Đánh giá kết quả hoạt động của chương trình kế hoạch hóa gia đình.
- Dự đoán phát triển dân số.
	2.5.6. Sổ theo dõi nguyên nhân tử vong sổ A6
* Các chỉ số có thể lấy ra từ sổ A6:
- Số người chết trong năm.
- Nguyên nhân chết theo giới, tuổi.
- Các tỷ lệ chết đặc trưng: chết mẹ, chết trẻ em <1 tuổi, <5 tuổi, chết của trẻ em của các bệnh có vacxin tiêm phòng.
- Nguyên nhân tử vong theo vùng.
- Cơ cấu nguyên nhân tử vong theo 17 nhóm bệnh và 10 bệnh mắc nhiều nhất trong năm.
* Các chỉ số có lấy từ sổ A6 sử dụng để:
- Tính tuổi thọ trung bình.
- Đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ y tế thông qua khâu chẩn đoán và điều trị.	
- Đánh giá hoạt động của các chương trình y tế và hoạt động của ngành.
	2.5.7. Sổ theo dõi bệnh xã hội -Sổ A7
* Các chỉ số có thể lấy ra từ sổ A7:
	Sốt rét:
- Số người bệnh mắc bệnh sốt rét ác tính, số người được điều trị.
	- Số lam máu xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét.
- Số lam máu dương tính: loại P. Falci và P. vivax.
- Số người chết do sốt rét.
	Bệnh lao:	
- Số người bệnh được quản lý và điều trị.
- Số người bệnh mới phát hiện.
- Số người bệnh được điều trị khỏi.
- Tỷ lệ BK (+)
	Bệnh phong và hoa liễu: 
- Tổng số người bệnh phong, trong đó số người bệnh phong được quản lý và điều trị.
- Số người bệnh bị lậu, giang mai, HIV/AIDS...
	Mắt, mù lòa: 
	- Số người bị bệnh mắt hột.
+ Số người điều trị 
+ Số khỏi.
- Số người bị đục thủy tinh thể, số đã mổ.
	Phòng chống bướu cổ:
- Số người bị bướu cổ đơn thuần, số đã mổ.
- Số người được tiêm lipiodol.
	Tâm thần và nghiện hút
- Số người bệnh tâm thần được quản lý và điều trị.
- Số người nghiện hút.
	Các chỉ số lấy ra từ sổ A7 được sử dụng để: đánh giá công tác phòng chống các bệnh xã hội nói chung và công tác phòng và thanh toán từng bệnh xã hội nói riêng.
Bài tập minh họa 
Bài tập 1. Tỉnh A có tỷ suất tăng dân số tự nhiên là 2,3%, sang năm sẽ phấn đấu hạ thấp tỷ suất này xuống 2,1%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em từ 1-4 tuổi là 25 %.
	Trạm y tế của 2 xã M & N trong tỉnh quyết định xem xét các vấn đề sức khỏe của mình. Sau khi thu thập số liệu và điều tra tình hình hai xã lập được bảng số liệu sau:
Số liệu và tình hình
xã M
Xã N
- Dân số trung bình
- Số trẻ em 1-4 tuổi
- Số trẻ em đẻ ra sống
- Số người chết trong năm
- Số trẻ em 1-4 tuổi có vòng cánh tay < 12,5cm
- Số trẻ em 1-4 tuổi có vòng cánh tay từ 12,5cm - 13,5cm
- Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có chồng đang áp dụng BPTT 
- Bình quân ruộng đất theo đầu người
- Tỷ lệ gia đình có nghề phụ, thu nhập khá
- Số lần chính quyền và các đoàn thể đã họp bàn về tình hình sức khỏe
- Khả năng huy động thêm kinh phí cho công tác y tế
- Số ban ngành, đoàn thể hợp tác tốt với trạm y tế xã
- Sự giúp đỡ của trung tâm y tế huyện
15000
2250
600
100
918
135
35%
400 m2
70%
2 lần
Có khả năng
5
Tốt
15500
2325
450
120
1069
262
85%
120 m2
20%
0
Không
1
Tốt
	Dựa vào số liệu này bạn hãy:
	- Tính các chỉ số liên quan của 2 xã trên.
	- Xác định các vấn đề sức khỏe và lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên cho 2 xã trên.
Bài làm
Các chỉ số
Xã M
Xã N
Tỷ suất sinh thô
Tỷ suất chết thô
Tỷ suất tăng dân số tự nhiên
Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em từ 1-4 tuổi
Tỷ lệ trẻ em có nguy cơ suy dinh dưỡng từ 1-4 tuổi
1. Sử dụng bảng kiểm để xác định vấn đề sức khỏe
- Xã M: Hai vấn đề kế hoạch hóa gia đình và suy dinh dưỡng đều rõ ràng.
- Xã N: Vấn đề suy dinh dưỡng khá rõ. Vấn đề KHHGĐ tuy đã đạt kết quả tốt nhưng cần củng cố để tiếp tục hạ tỷ lệ phát triển dân số..
2. Sử dụng bảng kiểm để lựa chọn vấn đề ưu tiên:
- Xã M: Hai vấn đề kế hoạch hóa gia đình và suy dinh dưỡng đều được chọn ưu tiên.
- Xã N: 
+ Có thể tiếp tục chọn ưu tiên cho vấn đề KHHGĐ để củng cố công tác này.
+ Chưa thể chọn ưu tiên cho vấn đề suy dinh dưỡng vì chưa đạt 2 tiêu chuẩn 5&6 ( có thể cần tăng cường vận động và giáo dục sức khỏe để cộng đồng thấy rõ vấn đề hơn và tham gia giải quyết)
	Bài tập 2.
	Xã bạn hiện nay đang có dịch ỉa chảy, bạn sẽ quản lý chống dịch ỉa chảy này như thế nào?
	Lập kế hoạch phòng chống dịch: Cần phải thực hiện các bước cơ bản sau:
	1. Thu thập thông tin liên quan: Bao nhiêu người đã và đang bị mắc? Bao nhiêu ca tử vong? Xóm nào có người bệnh? Lứa tuổi nào bị bệnh nhiều và nặng? Xác định đối tượng có nguy cơ mắc, nguồn bệnh từ đâu? Lây theo những đường nào?
	2. Phải xác định được mục tiêu cụ thể.
	Ví dụ: 
	- Không để xảy ra thêm các trường hợp mắc mới. 
	- Không để xảy ra ca tử vong tiếp.
	- Sau 4 tuần dập hoàn toàn dịch này.
	3. Lập kế hoạch:
	- Chuẩn bị các phương tiện dập dịch: Thuốc các loại, trang thiết bị truyền dịch, hóa chất diệt ruồi, phương tiện xử lý nước, phương tiện chuyển viện...
	- Ngân sách cho dập dịch.
	- Tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia.
	- Nguồn nhân lực dập dịch.
	- Thời gian biểu cụ thể tiến hành.
	- Phân công trách nhiệm.
	- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.
	4. Tổ chức triển khai thực hiện và giám sát thường xuyên theo kế hoạch đã vạch ra
	5. Đánh giá:
	 Sau khi dịch ỉa chảy đã dập tắt, cần kiểm điểm lại việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra xem những vấn đề nào đã giải quyết được, vấn đề nào chưa giải quyết được, nguyên nhân vì sao, từ đó đề ra kế hoạch phòng dịch trong tương lai (dựa vào nguyên nhân đã xác định được trong vụ dịch vừa qua. Ví dụ: vấn đề cung cấp nước sạch).
LƯỢNG GIÁ
	* Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống
	Câu 1: Quản lý sức khỏe cộng đồng là ...(A)..., chọn lựa vấn đề sức khỏe ưu tiên, xây dựng những kế hoạch có thể thực hiện được và đưa ra các ...(B)... để giải quyết những vấn đề đó:
	A.................................................................................................................
	B.................................................................................................................
	Câu 2: Hai cách thu thập các nguồn thông tin chính trong quản lý sức khỏe tại trạm là:
	A................................................................................................................ 
	B................................................................................................................
	Câu 3: Bốn nhóm chỉ số chính để thu thập thông tin là:
	A................................................................................................................
	B. Nhóm chỉ số về y tế, văn hóa xã hội và môi trường
	C.................................................................................................................
	D.................................................................................................................
	Câu 4: Vai trò của sổ sách trong việc quản lý sức khỏe cộng đồng là:
	A. Theo dõi người bệnh
	B................................................................................................................
	C................................................................................................................
	D. Đánh giá tình hình sử dụng trạm y tế dựa trên khả năng đáp ứng của một trạm y tế với cộng đồng
	E. Đánh giá chất lượng công việc thực hiện 
	Câu 5: Hãy điền vào bảng sau đây các mã số sao cho khớp với tên các sổ sách ghi chép theo quy định tại trạm y tế cơ sở:	
Mã số
Tên của sổ ghi chép
Sổ khám thai
Sổ theo dõi các biện pháp kế hoạch hóa gia đình
Sổ tiêm chủng vacxin trẻ em
Sổ khám bệnh 
Sổ theo dõi các bệnh xã hội
Sổ theo dõi nguyên nhân tử vong
Sổ đẻ
* Phân biệt đúng/ sai các câu sau bằng đánh dấu ٧ vào cột phù hợp
TT
Nội dung
Đúng
Sai
1
Quản lý là làm cho mọi việc cần làm được thực hiện
2
Trong chức năng quản lý sức khỏe tại trạm y tế, người điều dưỡng cộng đồng thực hiện hàng năm theo chu trình quản lý nhỏ
3
Để thực hiện chu trình quản lý, người điều dưỡng cộng đồng phải dựa vào các chỉ số y tế
4
Thông tin từ các cuộc điều tra phỏng vấn cung cấp các số liệu không chính xác 
5
Phương pháp định tính là dùng câu hỏi kín để phỏng vấn cá nhân hay hộ gia đình 
6
Thông tin thu thập trong sổ sách giúp người điều dưỡng cộng đồng có thể theo dõi phát hiện cũng như quản lý được sức khỏe cộng đồng
* Chọn một câu trả lời đúng nhất
	Câu 1: Chỉ số từ sổ khám bệnh sử dụng để:
	A. Xây dựng kế hoạch
	B. Theo dõi phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván
	C. Số lần đẻ của người mẹ
	D. Đánh giá kết quả của công tác tiêm chủng mở rộng
	Câu 2: Chỉ số từ sổ tiêm chủng vacxin trẻ em được sử dụng để:
	A. Theo dõi phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván
	B. Góp phần đánh giá kết quả hoạt động của công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em
	C. Đánh giá kết quả của công tác tiêm chủng mở rộng
	D. Phát hiện nguy cơ về phía mẹ trong thời kỳ mang thai và trong cuộc đẻ 
	Câu 3: Các chỉ số từ sổ khám thai sử dụng để:
	A. Tình trạng khi đẻ
	B. Số trẻ em có trọng lượng < 2500g khi đẻ ra
	C. Phát hiện những nguy cơ từ phía thai nhi
	D. Nơi đẻ
	Câu 4: Các chỉ số từ sổ đẻ sử dụng để:
	A. Tính số người sẩy thai
	B. Góp phần đánh giá công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và dân số kế hoạch hoá gia đình 
	C. Dự đoán, phát triển dân số
	D. Xây dựng kế hoạch cho chu kỳ sau
	Câu 5: Các chỉ số từ sổ theo dõi các biện pháp KHHGĐ sử dụng để:
	A. Đánh giá chất lượng hoạt động của cơ sở y tế về mặt dự phòng
	B. Đánh giá kết quả hoạt động của chương trình KHHGĐ
	C. Đánh giá hoạt động của các chương trình y tế và hoạt động của ngành
	D. Đánh giá chất lượng hiệu quả công tác của trạm
	Câu 6: Các chỉ số từ sổ theo dõi nguyên nhân tử vong sử dụng để:
	A. Đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ y tế thông qua khâu chẩn đoán và điều trị
	B. Dự báo dịch tễ học
	C. Dự đoán phát triển dân số
	D. Phục vụ cho nghiên cứu khoa học 
	Câu 7: Các chỉ số từ sổ theo dõi các bệnh xã hội sử dụng để:
	A. Đánh giá chất lượng hoạt động của y tế cơ sở về mặt dự phòng
	B. Góp phần đánh giá kết quả hoạt động của công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em
	C. Đánh giá một phần kết quả hoạt động của các chương trình y tế
	D. Đánh giá công tác phòng chống bệnh xã hội nói chung và công tác phòng, thanh toán từng bệnh xã hội nói riêng

File đính kèm:

  • docde_cuong_quan_ly_to_chuc_y_te_va_cham_soc_suc_khoe_cong_dong.doc