Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng quản trị nhân sự - khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng TMCP tại thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Nghiên cứu phải được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng quản trị nhân sự

các ngân hàng Thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề nhất thiết quan

trọng được đặt ra: Nghiên cứu về quản trị nhân sự là nghiên cứu – khoa học công nghệ từ

bên trong - bên ngoài ngân hàng và thông lệ quốc tế về sự phát triển chung của nền kinh tế

Việt Nam khi chính thức gia nhập WTO.

Phương pháp nghiên cứu - khoa học công nghệ ngẫu nhiên các ngân hàng TMCP tại

thành phố Hồ Chí Minh, để tìm ra ngân hàng yếu kém trong lãnh đạo quản trị nhân sự, sự

yếu kém đó không những gây tổn thất cho chính ngân hàng mà còn mang đến rất nhiều rủi

ro cho nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, không thể cạnh tranh và so sánh với các

ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy, việc cung cấp thông tin bên trong và bên ngoài

ngân hàng còn rất hạn chế, trải nghiệm nghiệp vụ và đạo đức chưa chuẩn và không có

chất lượng, tầm nhìn chiến lược quản trị đã dẫn đến tình trạng yếu kém thật sự không đạt

hiệu quả của các ngân hang TMCP. Quan trọng nhất là vẫn còn nhiều nhà quản trị ngân

hàng lách luật và đạo đức quên lãng khi thực hiện. Việc nghiên cứu cũng xác định được

các yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ lẫn đạo đức,

bên cạnh đó đòi hỏi công tác quản trị ngân hàng TMCP cũng phải đạt hiệu quả cao hơn

pdf 6 trang yennguyen 9260
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng quản trị nhân sự - khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng TMCP tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng quản trị nhân sự - khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng TMCP tại thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng quản trị nhân sự - khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng TMCP tại thành phố Hồ Chí Minh
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 21 - Thaùng 6/2014 
40 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ - 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC 
NGÂN HÀNG TMCP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
HỒ HỮU TUẤN(*) 
HÀ LÊ BÍCH THỦY(**) 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu phải được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng quản trị nhân sự 
các ngân hàng Thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề nhất thiết quan 
trọng được đặt ra: Nghiên cứu về quản trị nhân sự là nghiên cứu – khoa học công nghệ từ 
bên trong - bên ngoài ngân hàng và thông lệ quốc tế về sự phát triển chung của nền kinh tế 
Việt Nam khi chính thức gia nhập WTO. 
Phương pháp nghiên cứu - khoa học công nghệ ngẫu nhiên các ngân hàng TMCP tại 
thành phố Hồ Chí Minh, để tìm ra ngân hàng yếu kém trong lãnh đạo quản trị nhân sự, sự 
yếu kém đó không những gây tổn thất cho chính ngân hàng mà còn mang đến rất nhiều rủi 
ro cho nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, không thể cạnh tranh và so sánh với các 
ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam. 
Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy, việc cung cấp thông tin bên trong và bên ngoài 
ngân hàng còn rất hạn chế, trải nghiệm nghiệp vụ và đạo đức chưa chuẩn và không có 
chất lượng, tầm nhìn chiến lược quản trị đã dẫn đến tình trạng yếu kém thật sự không đạt 
hiệu quả của các ngân hang TMCP. Quan trọng nhất là vẫn còn nhiều nhà quản trị ngân 
hàng lách luật và đạo đức quên lãng khi thực hiện. Việc nghiên cứu cũng xác định được 
các yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ lẫn đạo đức, 
bên cạnh đó đòi hỏi công tác quản trị ngân hàng TMCP cũng phải đạt hiệu quả cao hơn. 
Từ khóa: Nâng cao hiệu quả chất lượng quản trị nhân sự - khoa học công nghệ trong 
lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM 
ABSTRACT 
The Research must be done in order to improve the effect of managerial quality of 
human resource to Commercial Joint-Stock Banks in Hochiminh City. The most essential 
matter is setting out: Research of Human Resource Management is internal & external 
research science and technology of banks, international practice regarding the common 
development of Vietnam Economy after Vietnam officially joined WTO. 
Random research of science and technology method is applied to the research of 
Commercial Joint-Stock Banks in Hochiminh City, in order to find out Banks which have 
weak point in leading and human resource management, such weak point not only causes 
damage to Bank itself, but it brings the many risks to the developing economy such as 
(*) TS, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Sài Gòn 
(**)ThS, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Sài Gòn 
HỒ HỮU TUẤN - HÀ LÊ BÍCH THỦY 
41 
Vietnam as well, that cannot compete and compare with foreign banks at Vietnam. 
Result of the Research shows us that the provision of information inside and outside of 
banks is so restricted, the experience of the professional practice and morality are not fit to 
the required standard and poor quality cause the real poor and effectless situations of 
Commercial Joint-Stock Banks. The most important thing is that there are many Bankers 
try to breach the law and forget their morality in the implementation of their duty. The 
research also determines important factors in the improvement of professional quality and 
morality. In addition, the management of Commercial Joint-Stock Banks is also required to 
be improved. 
Keywords: Improving the Effect of Managerial Quality of Human Resource – Science 
and Technology - to Commercial Joint-Stock Banks in Hochiminh City 
I. GIỚI THIỆU 
Việc tìm ra các biện pháp ngăn chặn 
các yếu tố sai phạm là rất cần thiết, sự yếu 
kém trên nguyên tắc bình đẳng giữa các 
ngân hàng TMCP trong và ngoài nước và 
theo thông lệ quốc tế phải chấp hành theo 
đúng quy định pháp luật, nếu sai phạm phải 
chịu trách nhiệm hình sự. Do vậy, việc 
nghiên cứu về nâng cao hiệu quả chất 
lượng quản trị nhân sự - khoa học công 
nghệ trong lĩnh vực ngân hàng (TMCP) 
TP. Hồ Chí Minh nhằm hiểu rõ nhu cầu và 
sự mong muốn quản trị của các ngân hàng 
có chất lượng nâng cao, có tầm vĩ mô được 
sắp xếp theo đúng quy định. Các ngân hàng 
cổ phần còn yếu kém cần xử lý đúng các vi 
phạm trong lĩnh vực lãnh đạo quản trị tại 
ngân hàng. Sự chấn chỉnh này sẽ góp phần 
giúp các cơ quan, ban ngành quản lý có các 
giải pháp mạnh hơn để nhằm chấn chỉnh 
hữu hiệu, đồng bộ ở tầm vĩ mô để góp 
phần đưa nền kinh tế đất nước ngang tầm 
với thế giới. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: 
Vì đây là một ý tưởng hiện đại rất cần 
thiết phải đổi mới cấp cao nên tôi mạnh 
dạn đưa vào để nghiên cứu - khoa học công 
nghệ nhằm giúp các ngân hàng (TMCP) 
đạt được chất lượng hiệu quả cao nhất. Để 
đánh giá kết quả của ý tưởng này hiện tại 
chưa có ngân hàng quốc gia nào làm đề tài 
nghiên cứu quản trị nhân sự tương tự nên 
không có số liệu cụ thể để so sánh. 
Để tiến hành nghiên cứu khoa học 
công nghệ, sử dụng phương pháp sau: 
Khảo sát thực tế, điều tra, tham khảo ý kiến 
các chuyên gia và những người đang công 
tác trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng 
và những giảng viên giảng dạy tại các học 
viện ngân hàng. Đồng thời kết hợp các 
phương pháp phân tích, tra cứu dữ liệu, 
thống kê. Từ đó đưa ra những nhận xét, đề 
nghị, kết luận cùng các giải pháp sao cho 
phù hợp với nền kinh tế đang phát triển của 
Việt Nam. 
III. VỀ CƠ QUAN THẨM QUYỀN 
(trích dẫn 30.06.2014 kinh tế@tuổi trẻ.com.vn) 
- Theo Quy định của luật các tổ chức 
tín dụng, cá nhân được sở hữu không quá 
5% (năm phần trăm) cổ phiếu một ngân 
hàng. Cá nhân và người có liên quan nắm 
giữ không quá 20%. Do đó trường hợp sở 
hữu vượt tỉ lệ cho phép, dự thảo thông tư 
yêu cầu xử lý trong thời hạn 30 ngày. Theo 
số liệu thanh tra của ngân hàng nhà nước, 
có 5 ngân hàng có cá nhân sở hữu cổ phần 
vượt tỉ lệ 5% vốn điều lệ, 5 ngân hàng có 
tổ chức sở hữu cổ phần vượt tỉ lệ 15% vốn 
điều lệ, 8 ngân hàng có tổ chức sở hữu cổ 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 
42 
phần vượt tỉ lệ 20% vốn điều lệ. 
- Từ những trích dẫn trên, ta thấy đây 
chính là cốt lõi mà các nhà lãnh đạo Quản 
trị cao cấp sẽ lách luật khi thực hiện. Chính 
vì thế, nhà nước cần quan tâm nhiều hơn 
nữa đến việc quản trị của các ngân hàng và 
giám sát thật chặt chẽ ngay từ đầu. Thường 
xuyên theo dõi các hoạt động sang nhượng, 
mua bán Tài chính – Ngân hàng, đồng thời 
đưa ra những biện pháp, xử lý cương quyết 
các hành vi sai phạm. 
Ví dụ cụ thể vụ án 
1/ Huỳnh Thị Huyền Như 
(Vietin Bank) 
2/ Bầu Kiên (ACB Bank) 
3/ Phạm Công Danh, Phan Thành 
Mai, Mai Hữu Khương (Ngân hàng 
TMCP xây dựng) 
Từ ví dụ cụ thể vụ án trên, ta nhận 
xét: Các quản trị từ thấp đến cao tại ngân 
hàng TMCP thiếu ý thức đạo đức trong 
kinh doanh ngân hàng, đã lách luật cố ý 
làm sai nguyên tắc quy định nhà nước ban 
hành. Để rút ruột (tham nhũng) làm tác hại 
ảnh hưởng xấu trong lĩnh vực ngành ngân 
hàng và kéo theo hệ lụy nền kinh tế đất 
nước - xã hội không phát triển. 
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ GIÚP VIỆC 
QUẢN TRỊ ĐẠT HIỆU QUẢ 
Việc tổ chức lãnh đạo quản trị nhân sự 
tại các ngân hàng TMCP không những tác 
động to lớn đến các giá trị, uy tín và sự 
phát triển của ngân hàng mà nó còn ảnh 
hưởng rất lớn đến nền kinh tế đang phát 
triển như Việt Nam chúng ta. Nó là thước 
đo to lớn trước thềm biến động của cả nền 
kinh tế trong và ngoài nước, nó còn là nhu 
cầu cấp thiết giúp các nhà kinh doanh tái 
cấu trúc vốn trong khi tất cả các ngân hàng 
là nguồn tài chính to lớn ở bên ngoài 
Doanh nghiệp. Nếu lãnh đạo quản trị tốt và 
có đạo đức thật sự trong kinh doanh sẽ góp 
phần thúc đẩy sự quản trị nhân sự ngành 
ngân hàng trong nước ngang tầm với các 
ngân hàng trong khu vực và quốc tế. 
Trong trường hợp hoạt động quản trị 
nhân sự ngân hàng thiếu ý thức đạo đức và 
không rõ ràng, một số nguồn thông tin Tài 
chính – Ngân hàng mang tính chất ảo sẽ 
khó đánh giá hiệu quả chất lượng hoạt 
động của các ngân hàng, đồng thời sẽ xảy 
ra rủi ro lớn, dễ đi đến phá sản và kéo theo 
sự lạm phát của nền kinh tế đất nước. Do 
đó, việc quản trị nhân sự toàn ngành Ngân 
hàng TMCP bắt buộc phải luôn đổi mới, 
nâng cao hiệu quả và luôn luôn kiểm tra, 
kiểm soát chặt chẽ để chất lượng ngân 
hàng tốt hơn. Những ngân hàng minh bạch 
trong quản trị sẽ tạo được giá trị riêng, có 
uy tín cao đủ sức cạnh tranh với các ngân 
hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam, các 
ngân hàng trong khu vực và quốc tế. 
V. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ 
NHÂN SỰ 
Việc nâng cao các giải pháp quản trị 
nhân sự là vấn đề có tầm quan trọng đặc 
biệt, đồng thời cũng giúp các nhà quản trị 
nhân sự toàn ngành ngân hàng tiến hành 
thực hiện mục tiêu chiến lược của mình. 
Trong thời gian thực tiễn vừa qua các 
nhà Quản trị ngân hàng TMCP thành phố 
Hồ Chí Minh còn rất hạn chế về nghiệp vụ 
chuyên môn, đạo đức cũng như kinh 
nghiệm trong lãnh đạo đã dẫn đến sự quản 
trị lỏng lẻo làm ảnh hưởng đến ngành ngân 
hàng. Nếu các nhà lãnh đạo quản trị không 
khắc phục kịp thời và đưa ra giải pháp hợp 
lý thì các ngân hàng (TMCP) sẽ gặp rất 
nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với 
các ngân hàng thế giới đầu tư vào Việt 
Nam trong điều kiện hội nhập WTO. 
Ở các nước CEO, quản trị là hoạt động 
cấp cao có đầy đủ nghiệp vụ lẫn đạo đức và 
chịu trách nhiệm toàn bộ hệ thống chức 
HỒ HỮU TUẤN - HÀ LÊ BÍCH THỦY 
43 
năng của ngân hàng. Riêng ở ta, cấp lãnh 
đạo quản trị chủ yếu là quyền lực quản trị 
điều hành(chỉ nói, khi sai thì không phải 
chịu trách nhiệm), không chú trọng vào 
việc tìm các giải pháp chiến lược kinh 
doanh mục tiêu trung - dài hạn, và chú 
trọng việc đào tạo nguồn nhân lực có tầm 
vĩ mô để kịp đáp ứng các yêu cầu khi hội 
nhập khu vực, WTO. 
Trên thực tiễn, quản trị quản lý ngân 
hàng TMCP TP. Hồ Chí Minh chưa được 
phân cấp rõ ràng, chưa kịp thời nắm bắt 
thông tin trên thị trường trong và ngoài 
nước, đồng thời không đủ trình độ kiểm 
tra, kiểm soát các mục tiêu, chiến lược dài 
hạn và các quyết định phòng ngừa rủi ro 
khi nền kinh tế trong và ngoài nước bị 
khủng hoảng. Các nhà quản trị ở ta chỉ biết 
tham gia sâu vào hoạt động thường ngày, 
những hoạt động nhỏ ở cấp quản lý thấp. 
Đây là hạn chế rất lớn về cấu trúc của nhà 
quản trị ở các ngân hàng TMCP TP. Hồ 
Chí Minh. 
VI. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ. 
A. Nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự 
là một việc làm tất yếu của các ngân hàng 
TMCP TP. Hồ Chí Minh. Vì nhà quản trị 
đóng vai trò rất quan trọng trong ngân hàng 
và nền kinh tế đất nước, nó phải được 
chuẩn hóa, nâng cao hiệu quả để phục vụ 
đắc lực cho công cuộc cải cách phát triển 
toàn diện. Chính vì thế nó đòi hỏi các nhà 
quản trị phải không ngừng học hỏi, rèn 
luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và 
đạo đức để đưa việc quản trị ngân hàng 
ngang tầm khu vực và quốc tế. Bên cạnh 
đó cần quan tâm đến định hướng phát triển 
chiến lược sao cho phù hợp với xu hướng 
phát triển của đất nước. 
B. Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu 
quả quản trị nhân sự không thể nói suông, 
phải bám sát thực tiễn, nâng cao toàn hệ 
thống quản lý mang tầm qui mô, hiện đại 
hóa công nghệ. Muốn đạt được hiệu quả, 
phải có chiến lược, mục tiêu lâu dài và đưa 
ra được các giải pháp mới có tính cải cách 
quản trị cao tầm vĩ mô và bắt buộc giám sát 
kỹ, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro để nâng 
cao chất lượng hiệu quả của ngân hàng . 
Để nâng cao chất lượng hiệu quả của 
ngân hàng cần các giải pháp: 
- Đưa ra các quy trình xử lý nhanh có 
độ chính xác chuẩn mực. 
- Ứng dụng hệ thống thông tin hiện 
đại bậc cao nhất. 
- Phải có các giải pháp quản trị mạng 
tầm cao chiến lược. 
- Kiểm soát chặt chẽ có hiệu quả về 
kiểm tra (chống tham nhũng thật 
sự). 
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm 
bảo chất lượng hiện đại. 
- Nhân sự phải có nghiệp vụ và đạo 
đức, kiến thức kinh tế. 
- Nghiệp vụ thẩm định và thanh toán 
quốc tế đúng chuẩn mực. 
- Thực hiện đúng nội quy theo quy 
định pháp luật. 
- Cần quan tâm đào tạo và củng cố 
chuyên môn. 
C. Ở bất cứ đâu trên toàn thế giới, việc 
nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng là 
một giải pháp rất hữu hiệu và quan trọng 
để củng cố toàn bộ hệ thống toàn ngành 
ngân hàng đi đến sự phát triển an toàn, hiệu 
quả như kinh tế phát triển ở đất nước 
chúng ta. 
D. Những giải pháp nhằm nâng cao 
hiệu quả chất lượng quản trị nhân sự. 
Các ngân hàng TMCP ở nước ta về 
chất lượng, hiệu quả quản trị từ bậc thấp 
đến bậc cao vẫn còn rất yếu kém và rất hạn 
chế, không đủ khả năng cạnh tranh trên thị 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 
44 
trường quốc tế. 
Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu 
quả quản trị là rất cần thiết. Nhà nước cần 
quan tâm nhiều hơn việc giám sát kiểm tra. 
Kiểm soát chặt chẽ việc quản lý đẩy mạnh 
việc chống tham nhũng thật sự nhằm trong 
sạch hóa đội ngũ cán bộ. Đồng thời đưa ra 
những giải pháp đổi mới theo khuôn khổ 
pháp lý hiện hành, hoạt động theo thị 
trường cạnh tranh phù hợp với các nguyên 
tắc chuẩn mực thông lệ quốc tế như: 
 Cơ chế, chính sách các nguyên tắc, 
thông lệ quốc tế. 
 Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản 
trị, ý thức tuân thủ pháp luật 
 Phải có môi trường văn hóa và đạo 
đức trong kinh doanh 
 Kỷ luật và minh bạch hóa hoạt động 
ngân hàng. 
 Thanh tra, kiểm tra , thẩm định, 
giám sát rủi ro thật kỹ và rõ ràng. 
 Nếu phát hiện tham nhũng phải kỷ 
luật mạnh (chuyển sang án hình sự 
ngay) 
 Hệ thống dữ liệu phần mềm hiện 
đại và phù hợp 
 Nâng cao tính tập trung thống nhất 
giữa ngân hàng trong và ngoài nước 
 Mở rộng hoạt động lĩnh vực ngân 
hàng trong và thị trường quốc tế 
Tóm lại: Để đạt được hiệu quả chất 
lượng quản trị nhân sự là yếu tố then chốt 
cần đẩy mạnh hơn việc chống tham nhũng 
trong đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát 
ngân hàng. Tiến trình đổi mới công tác 
quản trị nhân sự phải được làm ngay và 
triển khai quyết liệt có tính kỷ luật cao và 
đúng theo pháp luật thực thi thì ngành ngân 
hàng có được uy thế trên thị trường quốc tế. 
VII. KIẾN NGHỊ 
Nước ta đã hội nhập quốc tế nhưng vẫn 
còn một khoảng cách rất lớn giữa lý thuyết 
và thực tiễn. Chính vì vậy, hầu như tất cả 
các ngân hàng vẫn còn thụ động về việc 
quản trị nhân sự chiến lược mục tiêu tầm vĩ 
mô của ngân hàng mình. Hiện nay chỉ có 
một số ít ngân hàng mới bắt đầu xây dựng 
các công cụ tính toán nâng cao hiệu quả 
chất lượng quản trị (CEO) theo chuẩn mực 
quốc tế. Nhưng thực tế để đạt được kết quả 
đó, các ngân hàng tài chính bắt buộc phải 
vượt qua một quãng đường rất dài đầy gian 
khổ và nhiều thách thức. 
Sự nâng cao quản trị nhân sự của ngân 
hàng là yếu tố quyết định đến sự thành 
công hay thất bại trong việc kinh doanh 
của ngân hàng mình. Các ngân hàng 
TMCP cần phải nâng cao hiệu quả chất 
lượng quản trị từ bậc thấp đến bậc cao để 
kiểm tra, kiểm soát được bên trong lẫn bên 
ngoài ngân hàng, đồng thời luôn luôn áp 
dụng hệ thống thông tin phần mềm dữ liệu 
hiện đại để dự đoán được những tiềm ẩn 
rủi ro, kịp thời đưa ra các biện pháp cấp 
thiết để ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra 
và tạo điều kiện cho nhân viên phát huy 
tính sáng tạo, vận dụng nó vào thực tế để 
đạt được kết quả cao trong công việc và 
giúp ích cho ngân hàng mình. 
VIII. KẾT LUẬN 
Việt Nam hội nhập Quốc tế, chúng ta 
cần phải thuân thủ những thông lệ Quốc tế, 
cạnh tranh lành mạnh. Muốn thực hiện 
được, toàn bộ hệ thống ngân hàng (TMCP) 
vẫn còn nhiều việc phải làm, trong đó quan 
trọng nhất là đề ra các giải pháp nâng cao 
hiệu quả quản trị nhân sự có nghiên cứu 
khoa học công nghệ hiện đại có đủ sức lực 
để cạnh tranh lành mạnh theo thông lệ 
quốc tế, đi đến sự phát triển vững chắc của 
toàn hệ thống ngân hàng TMCP tại thành 
phố Hồ Chí Minh. 
Những kết quả trên cho ta thấy tương 
HỒ HỮU TUẤN - HÀ LÊ BÍCH THỦY 
45 
lai của toàn hệ thống ngành ngân hàng. 
Ngân hàng muốn phát triển cần đẩy mạnh 
và mở rộng qui mô về mặt quản trị nhân 
sự, xác tầm vĩ mô có chiến lược xây dựng 
mục tiêu rõ ràng theo các chuẩn mực quốc 
tế, kết hợp cả bên trong lẫn bên ngoài từ 
ngân hàng TMCP và ngân hàng nhà nước 
cùng chính phủ, để nền kinh tế đất nước 
luôn phát triển bền vững vượt qua khu vực 
và ngang tầm quốc tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Các website, trang web, đài và báo chí: 
 Quacauvang.com.vn – kiemtoan.com.vn – vcb.com.vn 
 www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/09/090116-quantri.html 
 www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/14/nang cao chat luong cong tac hanh 
chinh tri tai nhct.html 
 tinnhanhchungkhoang.vn/tien-te/nang cao chat luong quan ly ngan hang – 16369.html 
 tapchitaichinh.vn/Quan tri doanh nghiep/nang tam quan tri rui ro ngan hang/24052.tctc 
 Hội thảo về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt 
Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế Quốc tế. Chương trình DIRCG (Canada) 
 Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. 
2. Lê Văn Tư (Quản trị NH Thương mại) 2005 NXB Tài Chính. 
3. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Nâng cao năng lực quản trị rủi ro các ngân hàng TM 
Việt Nam) NXB Phương Đông. 
* Nhận bài ngày: 25/5/2014. Biên tập xong: 5/6/2014. Duyệt bài: 12/6/2014. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_chat_luong_quan_tri_n.pdf