Nghiên cứu kết quả điều trị tiệt trừ helicobacter pylori bằng phác đồ bốn thuốc có bismuth cải tiến RBMA 14 ngày ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn

Tóm tắt Mở đầu: Hiệu quả của việc thay thế tetracycline bằng amoxicillin trong phác đồ bốn thuốc có bismuth (BQT), nhằm cải thiện tỷ lệ tuân thủ và cả tỷ lệ tiệt trừ ở các vùng địa dư tỷ lệ đề kháng tetracycline có xu hướng tăng, chưa được nghiên cứu ở nước ta. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu bước đầu đánh giá hiệu quả, tỷ lệ tuân thủ và tác dụng ngoại ý của phác đồ 4 thuốc có bismuth cải tiến (RBMA) so với phác đồ RBMT cổ điển. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, chọn ngẫu nhiên. 120 bệnh nhân viêm dạ dày mạn H. pylori (+), chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm RBMA điều trị với rabeprazole,bismuth subsalicylic, metronidazole, amoxicillin trong 14 ngày, nhóm RBMT điều trị với rabeprazole, bismuth subsalicylic, metronidazole, tetracycline. Đánh giá kết quả điều trị bằng test thở C13 4-6 tuần sau khi chấm dứt điều trị. Kết quả: Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori của nhóm RBMA không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm RBMT: 91,2%; KTC 95%, 78,2% – 96,7%) so với 90%; KTC 95% CI, 81,6% – 96,3%) theo phân tích PP (p = 0,42) và 86,7% (95%CI, 75,84% – 93,09%) so với 75% (95%CI, 62,1% – 85,3%) theo phân tích ITT (p = 0,06). Tỷ lệ tác dụng ngoại ý trong nhóm RBMT cao hơn có ý nghĩa so với nhóm RBMA (48,3% vs. 26,7%; p = 0,071). Tỷ lệ tuân thủ trong nhóm RBMA cũng cao hơn so với nhóm RBMT. Kết luận: Phác đồ 4 thuốc có bismuth cải tiến có một tỷ lệ tiệt trừ khá cao, tỷ lệ tác dụng phụ thấp hơn và tỷ lệ tuân thủ cao hơn so với nhóm RBMT

pdf 5 trang yennguyen 1300
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu kết quả điều trị tiệt trừ helicobacter pylori bằng phác đồ bốn thuốc có bismuth cải tiến RBMA 14 ngày ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu kết quả điều trị tiệt trừ helicobacter pylori bằng phác đồ bốn thuốc có bismuth cải tiến RBMA 14 ngày ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn

Nghiên cứu kết quả điều trị tiệt trừ helicobacter pylori bằng phác đồ bốn thuốc có bismuth cải tiến RBMA 14 ngày ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn
28
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
Địa chỉ liên hệ: Trần Văn Huy, email: bstranvanhuy@gmail.com
Ngày nhận bài: 15/1/2019, Ngày đồng ý đăng: 16/3/2019; Ngày xuất bản: 25/4/2019
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI 
BẰNG PHÁC ĐỒ BỐN THUỐC CÓ BISMUTH CẢI TIẾN RBMA 
14 NGÀY Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN
Trần Văn Huy 
Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Mở đầu: Hiệu quả của việc thay thế tetracycline bằng amoxicillin trong phác đồ bốn thuốc có bismuth 
(BQT), nhằm cải thiện tỷ lệ tuân thủ và cả tỷ lệ tiệt trừ ở các vùng địa dư tỷ lệ đề kháng tetracycline có xu 
hướng tăng, chưa được nghiên cứu ở nước ta. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu bước đầu đánh giá hiệu quả, 
tỷ lệ tuân thủ và tác dụng ngoại ý của phác đồ 4 thuốc có bismuth cải tiến (RBMA) so với phác đồ RBMT 
cổ điển. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, chọn ngẫu nhiên. 120 bệnh nhân 
viêm dạ dày mạn H. pylori (+), chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm RBMA điều trị với rabeprazole,bismuth 
subsalicylic, metronidazole, amoxicillin trong 14 ngày, nhóm RBMT điều trị với rabeprazole, bismuth 
subsalicylic, metronidazole, tetracycline. Đánh giá kết quả điều trị bằng test thở C13 4-6 tuần sau khi chấm 
dứt điều trị. Kết quả: Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori của nhóm RBMA không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm 
RBMT: 91,2%; KTC 95%, 78,2% – 96,7%) so với 90%; KTC 95% CI, 81,6% – 96,3%) theo phân tích PP (p = 0,42) 
và 86,7% (95%CI, 75,84% – 93,09%) so với 75% (95%CI, 62,1% – 85,3%) theo phân tích ITT (p = 0,06). Tỷ lệ 
tác dụng ngoại ý trong nhóm RBMT cao hơn có ý nghĩa so với nhóm RBMA (48,3% vs. 26,7%; p = 0,071). Tỷ 
lệ tuân thủ trong nhóm RBMA cũng cao hơn so với nhóm RBMT. Kết luận: Phác đồ 4 thuốc có bismuth cải 
tiến có một tỷ lệ tiệt trừ khá cao, tỷ lệ tác dụng phụ thấp hơn và tỷ lệ tuân thủ cao hơn so với nhóm RBMT. 
Từ khóa: Helicobacter pylori, phác đồ 4 thuốc có bismuth cải tiến, phác đồ 4 thuốc có bismuth (BQT).
Abstract
EFFICACY OF MODIFIED BISMUTH QUADRUPLE THERAPY 
(RBMA) AS FIRST-LINE THERAPY FOR ERADICATION 
OF HeLicoBAcTer PyLori IN PATIENTS
 WITH CHRONIC GASTRITIS
Tran Van Huy 
Department of Internal Medicine, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Background and aims: Efficacy with substitution of tetracycline with amoxicillin, an antibiotics having a 
very low resistance rate and a high tolerability, in bismuth quadruple therapy (BQT) have not been studied 
in Vietnam. Our study aimed to evaluate the efficacy and tolerability of modified BQT vs. standard BQT for 
first-line Helicobacter pylori eradication. Patients and methods: This is a randomized, prospective study. 120 
patients with H.pylori positive-chronic gastritis were randomly divided into two groups. The RBMA group 
containing rabeprazole 20 mg, bismuth subsalicylic 524mg, metronidazole 500mg, amoxicillin 1000mg, all 
2 times a day, for 14 days. The RBMT group received rabeprazole, bismuth subsalicylic, metronidazole and 
tetracycline. Evaluation for compliance and drug-related side effects were evaluated at the end of two weeks. 
4-6 weeks after the end of treatment, the H.pylori eradication rate was determined by the C13urease breath 
test. Results: Eradication rate was not statistically significative different between the RBMA and the RBMT: 
91.2%; 95% confidence interval, 78.2% - 96.7%) vs. 90%; 95% CI, 81.6% - 96.3%) by per-protocol analysis (p 
= 0.42) and 86.7% (95%CI, 75.84% - 93.09%) vs. 75% (95%CI, 62.1% - 85.3%) by intention-to-treat analysis 
(ITT, p = 0.06). Adverse effects were significant higher in the RBMT group than in the RBMA group (48.3% vs. 
26.7%; p = 0.071) and rate of good compliance was significantly higher in RBMA group than in RBMT group 
(p < 0.05). Conclusion: The modified BQT including rabeprazole, bismuth, metronidazole and amoxicillin 
achieved a fairly high rate of H.pylori infection eradication with a higher compliance and lower rate of adverse 
DOI: 10.34071/jmp.2019.2.5
29
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Helicobacter pylori là nguyên nhân quan trọng 
nhất gây ra ung thư dạ dày ở các bệnh nhân viêm dạ 
dày mạn. Điều trị tiệt trừ H. pylori là biện pháp chủ 
động nhất giúp dự phòng ung thư dạ dày, tuy nhiên 
hiệu quả ngày càng thấp do tình trạng H. pylori đề 
kháng kháng sinh tăng ở trên thế giới, trong nước 
và ở miền Trung Việt Nam [6,8,9,10,11]. Phác đồ 4 
thuốc có bismuth được chứng minh là một trong 
các phác đồ không nhiều còn có hiệu quả tiệt trừ 
H pylori khá cao ở nước ta [1,2,3]. Tuy nhiên một 
vài nghiên cứu sơ bộ bắt đầu báo cáo tình trạng 
đề kháng Tetracycline có xu hướng tăng cao [4,6], 
ngoài ra tác dụng phụ khi phối hợp Tetracycline và 
Metronidazole cũng là một hạn chế của phác đồ. 
Một số nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy 
khi thay thế tetracycline bằng amoxicilin, một thuốc 
rất ít bị H. pylori kháng thuốc [7,8], cho thấy có thể 
tăng tỷ lệ điều trị và tăng tỷ lệ dung nạp. Ở Việt Nam 
chưa có nghiên cứu nào về phác đồ này. Nghiên cứu 
này nhằm bước đầu đánh giá tỷ lệ tiệt trừ H. pylori 
bằng phác đồ 4 thuốc có bismuth cải tiến: RBMA 14 
ngày và các tác dụng phụ, tỷ lệ tuân thủ và các tác 
dụng ngoại ý trên nhóm bệnh nhân viêm dạ dày mạn 
ở Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân đến 
khám và điều trị ở Bệnh viện trường Đại học Y Dược 
Huế từ 12/2016 - 12/2018.
Tiêu chuẩn chọn bệnh:
• Viêm dạ dày mạn trên lâm sàng, nội soi dạ dày 
và mô bệnh học
• Test nhanh với Urease H. pylori (RUT) dương tính
• Từ 18 tuổi trở lên
• Đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ: 
• Đã thất bại trong điều trị H. pylori
• Tiền sử dị ứng kháng sinh nhóm beta lactamin 
và Imidazole
• Phụ nữ có thai, cho con bú
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mở, tiến cứu, 
chọn ngẫu nhiên, một trung tâm
Y đức: được thông qua bởi Hội đồng Y Đức, 
trường Đại học Y Dược Huế.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Lâm sàng: 
Bệnh sử: đau thượng vị, ăn mau no, buồn nôn, nôn.
Tiền sử: thuốc lá, bia rượu, kháng viêm
Nội soi dạ dày tá tràng: máy nội soi mềm Fujinon, 
đường miệng và đường mũi, gây tê tại chỗ.
Mô bệnh học: thâm nhiễm chủ yếu lympho ở mô 
đệm, không có tế bào ung thư.
Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm H. pylori: test 
nhanh với urease trên mẫu sinh thiết hang vị, kit 
của Việt Á (thành phố Hồ Chí Minh), đọc kết quả sau 
30- 60 phút. Kết quả dương tính khi gel biến màu từ 
màu vàng sang màu đỏ cánh sen.
Phác đồ điều trị nhóm rBMA: 
• Rabeprazole 20 mg, ngày 2 viên, trước ăn 30 
phút
• Subsalicylic bismuth: viên 524 mg, ngày 4 viên 
chia 2, trước ăn 30 phút
• Amoxicilline 500 ng, ngày 4 viên chia 2, sau ăn 
60 phút.
• Metronidazole 250 mg, ngày 4 viên chia 2, sau 
ăn 60 phút.
Thời gian điều trị: 14 ngày
Phác đồ 4 thuốc có bismuth cổ điển nhóm rBMT
• Rabeprazole 20 mg, ngày 2 viên, trước ăn 30 
phút
• Subsalicylic bismuth: viên 524 mg, ngày 4 viên 
chia 2, trước ăn 30 phút
• Tetracycline 500 ng, ngày 4 viên chia 2, sau ăn 
60 phút.
• Metronidazole 250 mg, ngày 4 viên chia 2, sau 
ăn 60 phút.
Thời gian điều trị: 14 ngày
Đánh giá tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, 
chán ăn, thay đổi vị giác
Đánh giá tỷ lệ dung nạp: dung nạp tốt khi bệnh 
nhân dùng từ 80% liều thuốc trở lên. 
Đánh giá tỷ lệ tiệt trừ H. pylori: bằng test thở C13
Xét nghiệm hơi thở 13C gồm viên thuốc C13- 
urea (Otsuka Pharmaceutical, Japan) và máy đo 13C 
bằng quang phổ kế hồng ngoại (Otsuka Electronics, 
Japan). Trị số ngưỡng (cut-off) để đánh giá thử 
nghiệm dương tính là 2.5/1000. Thực hiện test thở 
ở Trung tâm Nội soi tiêu hoá, Bệnh viện trường Đại 
học Y Dược Huế.
2.3 Xử lý số liệu: 
Đánh giá tỷ lệ tiệt trừ.
Phương pháp thống kê y học, tỷ lệ tiệt trừ được 
tính theo 2 phân tích ITT và PP, khác biệt được xem 
là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
effects compared to the BQT in patients with chronic gastritis. Further studies need to conduct to confirm this 
new regimens as a first-line therapy in our country.
Key words: Modified bismuth quadruple therapy, BQT, Helicobacter pylori eradication
30
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của 2 nhóm nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chung 2 nhóm nghiên cứu
Thông số Nhóm RBMA Nhóm RBMT
Số bệnh nhân ban đầu (phân tích ITT) 60 60
Tuổi trung bình 45,5 ± 12 48,6 ±16
Nam/nữ 1,2 1,4
Nghiện thuốc lá 24,5 ± 12,6 30,2 ± 13,4
Nghiện rượu 12,4 ± 5,6 8,5 ± 4,8
Mất theo dõi 1 2
Dung nạp điều trị tốt (dùng >= 80% liều)
58/60
(98,3%)
52/60
(86,7%)
Dung nạp không tốt 2 8
Số bệnh nhân trong phân tích PP 57 50
Nhận xét: Phân bố về tuổi, giới, tình trạng nghiện thuốc lá, bia rượu là không khác biệt có ý nghĩa thống 
kê giữa 2 nhóm. Tỷ lệ tuân thủ điều trị trong nhóm RBMA cao hơn có ý nghĩa so với nhóm RBMT (p=0,007). 
3.2. Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori giữa 2 nhóm
Bảng 3.2. Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori trong 2 nhóm
Phân tích Nhóm RBMA Nhóm RBMT p
Itt 52/60 (86,7%) 45/60 (75%) 0,067
95% ITT 75,84-93,04 62,1-85,3
PP 52/57 (91,2%) 45/50 (90%) 0,42
95% PP 81,06-96,73 78,2-96,7
Nhận xét: tỷ lệ tiệt trừ H. pylori của nhóm RBMA có xu hướng cao hơn nhóm RBMT nhưng khác biệt chưa 
có có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.3. Tác dụng ngoại ý của phác đồ điều trị
Bảng 3.3. Tỷ lệ một số tác dụng ngoại ý của 2 nhóm nghiên cứu
Tác dụng 
ngoại ý
RBMA RBMT p
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Buồn nôn 6 10,0 9 15,0 0,2
Nôn 2 3,3 4 6,7 0,21
Tiêu chảy 2 3,3 1 3,3 >0,05
Nuốt đau 0 0 0 0
Chóng mặt 2 3,3 6 10,0 0,07
Nhức đầu 3 5,0 4 6,7 >0,05
Mất ngủ 1 1,7 5 8,3 0,048
Tổng cộng 16 26,7 29 48,3 0,007
Nhận xét: các tác dụng phụ như mất ngủ và tổng số tác dụng phụ nhiều hơn có YNTK trong nhóm RMBT 
so với nhóm RBMA (p<0,05).
4. BÀN LUẬN
Việc điều trị tiệt trừ H. pylori hiện nay ở nước 
ta gặp rất nhiều thách thức, về tỷ lệ dung nạp, tác 
dụng phụ, chất lượng thuốc.. nhưng quan trọng 
nhất vẫn là tình trạng H. pylori đề kháng kháng 
sinh. Các nghiên cứu gần đây ở nước ta nói chung 
và ở miền Trung nói riêng cho thấy một sự gia tăng 
đề kháng kháng sinh của H. pylori, nhất là kháng 
31
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
clarithromycin, levofloxacin và metronidazole. Các 
đồng thuận của Masstricht 2016, Toronto 2016 và 
cả ACG 2017 đều thống nhất về vai trò của phác đồ 
4 thuốc có bismuth trong tiệt trừ H. pylori ở vùng đề 
kháng clatrithromycin nói riêng và đa đề kháng nói 
chung [12,13,14,15,16]. 
Muối Bismuth có tác dụng diệt khuẩn H.pylori 
bằng nhiều cách: hình thành phức hợp trong thành 
vi khuẩn và khoang ngoài bào tương (periplasmic 
space) và bằng cách bám dính vi khuẩn vào niêm 
mạc dạ dày. Bismuth cũng giúp liền sẹo bằng 
cách gia tăng yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày như 
prostaglandin, yếu tố tăng trưởng biểu bì, và tăng 
tiết bicarbonate. Hầu hết nghiên cứu đều ghi nhận 
bismuth là một trong số rất ít kháng khuẩn ít bị đề 
kháng nhất. Ngoài ra, Bismuth có tác dụng hiệp đồng 
cọng hay thậm chí hiệp đồng tăng cường với một số 
kháng sinh, tác dụng này không hề bị ảnh hưởng bởi 
tình trạng đề kháng kháng sinh. 
Một phân tích tổng hợp năm 2019, thu thập từ 
25 nghiên cứu ngẫu nhiên đối chứng (RCT) với 3990 
bệnh nhân nhiễm H. pylori, điều trị bằng phác đồ có 
bismuth, cho thấy tỷ lệ tiệt trừ trung bình là 85,8% 
theo phân tích PP [17].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều 
cho thấy hiệu quả tiệt trừ quả phác đồ 4 thuốc có 
Bismuth còn khá cao, không chỉ ở nhóm bệnh nhân 
chưa điều trị mà còn ở nhóm bệnh nhân đã thất bại 
điều trị [1,2,3,17]. Tuy nhiên, phác đồ này đang bộc 
lộ một số hạn chế: tác dụng phụ, nguy cơ giảm hiệu 
quả khi tình trạng đề kháng tetracycline gia tăng, sự 
không sẵn có của các chế phẩm bismuth 
Một số nghiên cứu sơ bộ bắt đầu cho thấy tỷ lệ 
đề kháng tetracycline bắt đầu gia tăng [4,6], cá biệt 
khá cao. Trong khi hầu hết các nghiên cứu ở trong 
nước và miền trung đều ghi nhận tỷ lệ H.pylori đề 
kháng amoxicillin là rất thấp, dưới 1% [8]. Do đó 
việc nghiên cứu một phác đồ 4 thuốc có bismuth 
cải tiến, trong đó thay một kháng sinh có nguy cơ 
đề kháng tăng lên và tỷ lệ tác dụng phụ nhiều là 
tetracycline hơn bằng môt kháng sinh có tỷ lệ đề 
kháng tại chỗ còn thấp và triển vọng tác dụng phụ 
thấp hơn là amoxicillin là một tiếp cận có giá trị 
logic và thực tiễn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hiệu quả tiệt trừ 
của phác đồ 4 thuốc có bismuth cải tiến RBMA 14 
ngày là 86,7%, có xu hướng cao hơn so với phác đồ 
cổ điển là 80%, tuy nhiên khác biệt chưa có ý nghĩa 
thống kê (p>0,05).
Năm 2015, Zhang và cộng sự nghiên cứu so 
sánh phác đồ 4 thuốc có bismuth cải tiến, thay 
tetracycline bằng amoxicillin, trên 97 bệnh nhân. Kết 
quả cho thấy tỷ lệ tiệt trừ H. pylori 96,8% theo phân 
tích PP và 86,8% theo phân tích ITT. Kết quả cao hơn 
so với nghiên cứu của chúng tôi, có thể do liên quan 
đến dịch tễ học kháng thuốc của từng nước khác 
nhau [19].
Năm 2017, Hassan Salmanroghani và cộng sự ở 
Iran, một quốc gia có tỷ lệ H. pylori kháng tetracyclin 
khá cao, cũng nghiên cứu hiệu quả của phác đồ 4 
thuốc có bismuth cải tiến (OBMA) so với phác đồ 4 
thuốc có bismuth cổ điển (OBMT). Các tác giả nhận 
thấy tỷ lệ tiệt trừ ở nhóm OBMA là 92,9% (ITT) , 
cao hơn so với phác đồ OBMT là 76,5% (p=0,001) 
[18]. Như vậy các kết quả ban đầu cho thấy phác đồ 
4 thuốc có bismuth cải tiến có tỷ lệ tiệt trừ tương 
đương hoặc thậm chí cao hơn so với phác đồ 4 
thuốc có bismuth cổ điển.
Về tác dụng phụ, chúng tôi nhận thấy các tác 
dụng phụ như buồn nôn, nôn, chóng mặt trong 2 
nhóm là tương đương nhau, riêng mất ngủ và tổng 
số tác dụng ngoại ý trong nhóm RBMA là thấp hơn 
có ý nghĩa thống kê so với nhóm RBMT. Nghiên cứu 
của Hassan Salmanroghani và cộng sự cũng cho thấy 
phác đồ OBMA có tỷ lệ tác dụng phụ thấp hơn có 
YNTK so với phác đồ OBMT, (65,2% vs. 43,4%; p = 
0,001) [18].
Như vậy, trong một vùng địa dư có tỷ lệ kháng 
clarithromycin và levofloxacin cao, trong một giai 
đoạn mà đề kháng tetracycline có xu hướng tăng 
dần lên, một phác đồ 4 thuốc có bismuth cải tiến 
tỏ ra là một tiếp cận mới, hứa hẹn hiệu quả và tỷ lệ 
tuân thủ cao.
5. KẾT LUẬN
Phác đồ bốn thuốc có bismuth cải tiến, trong đó, 
amoxicillin thay cho tetracyclin, bước đầu tỏ ra là 
một phác đồ có tỷ lệ tiệt trừ khá cao, tương đương 
phác đồ 4 thuốc cổ điển, ở các bệnh nhân viêm dạ 
dày mạn có H. pylori và chưa điều trị lần nào.
Phác đồ bốn thuốc có bismuth cải tiến có tỷ lệ 
tuân thủ cao và ít tác dụng ngoại ý hơn phác đồ 4 
thuốc cổ điển. 
Cần có thêm nhiều nghiên cứu ở nước ta ở các 
vùng dịch tễ khác nhau và trên các đối tượng đã thất 
bại điều trị Helicobacter pylori.
32
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Cường, Trần Văn Huy (2017). Đánh giá 
hiệu quả của phác đồ RBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày 
mạn nhiễm Helicobacter Pylori đã thất bại với phác đồ ba 
thuốc, Tạp chí Nội khoa, 4-2017.
2. Đặng Ngọc Quý Huệ, Trần Văn Huy, Nguyễn Thanh 
Hải (2016); Viêm dạ dày mạn do Helicobacter pylori: hiệu 
quả tiệt trừ của phác đồ bốn thuốc có bismuth (EBMT); 
Tạp chí Y Dược học, tập 6(2) - Số 32/2016; Tr. 148-157.
3. Trần Văn Huy, Nguyễn Thị Minh Triều (2016). Nghiên 
cứu hiệu quả điều trị của phác đồ Rabeprazole- Bismuth- 
Tetracyclin- Metronidazole ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn 
có Helicobacter pylori dương tính, Tạp chí Y Dược học, 
Trường ĐHYD Huế tập 6, số 3, 2016, tr. 31-35
4. Đinh Cao Minh, Bùi Hữu Hoàng (2013), Đánh giá đề 
kháng kháng sinh của Helicobacter pylori trên bệnh nhân 
viêm loét dạ dày- tá tràng đã điều trị tiệt trừ thất bại, Tạp 
chí Khoa học tiêu hóa Việt Nam, VIII(33), tr. 2139-2140. 
5. Hà Thị Minh Thi, Trần Văn Huy (2017), Chẩn đoán 
nhiễm Helicobacter pylori bằng kỹ thuật PCR (polymerase 
chain reaction) ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Tạp chí Nội 
khoa, 4-2017, 274-282. 
6. Nguyễn Văn Thịnh (2010), Nghiên cứu tình trạng 
nhiễm Helicobacter Pylori, một số vi khuẩn kỵ khí khác và 
những tổn thương niêm mạc dạ dày trong viêm dạ dày 
mạn, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Nghiên cứu Y Dược lâm 
sàng 108.
7. Phan, T. N., Santona, A., Tran, V. H. Tran, T. N., Le, 
V. A., Cappuccinelli, P., Rubino, S., Paglietti, B. (2015). High 
rate of levofloxacin resistance in a background of clari-
thromycin- and metronidazole-resistant Helicobacter pylo-
ri in Vietnam, Int J Antimicrob Agents, 45(3), pp.244-248.
8. Phan T, Tran VH, Tran T, Le V, Santona A, Rubino S, 
Paglietti B (2015) Antimicrobial resistance in Helicobacter 
pylori: current situation and management strategy in Viet-
nam. J Infect Dev Ctries 9:609-613
9. Phan TN, Santona A , Tran VH , Tran TNH , Le 
VA , Cappuccinelli P , Rubino S , Paglietti B ; Genotyping of 
Helicobacter pylori shows high diversity of strains circulat-
ing in central Vietnam, Infection, Genetics and Evolution: 
J of Molecular Epidemiology and evolutionary Genetics in 
Infectious diseases, 2017, 52: 19-25.
10. Van Huy Tran, Thi Minh Thi Ha, Phan Tuong Quynh 
Le, Viet Nhan Nguyen, Trung Nam Phan, Bianca Paglietti. 
(2018). Helicobacter pylori 23S rRNA gene mutations asso-
ciated with clarithromycin resistance in chronic gastritis in 
Vietnam, J Infect Dev Ctries, 12(7), pp.526-532. 
11. Huy Van Tran, Ha Thi Minh Thi, Le Phan Tuong 
Quynh, Tran Thi Nhu Hoa (2019), Characterization of point 
mutations in domain V of 23S rRNA gene of clinical strains 
of Helicobacter pylori and clarithromycin-resistant pheno-
type in central Vietnam; Journal of Global Antimicrobial 
resistance, 16, 2019, 87-91.
12. Chey WD, Wong BC; Practice Parameters Commit-
tee of the American College of Gastroenterology (2007). 
ACG guideline on the management of Helicobacter pylori 
infection. Am J Gastroenterol. 2007 Aug;102(8):1808-25. 
Epub 2007 Jun 29.
13. Chey WD, Leontiadis GI, Howden CW, Moss SF. 
ACG clinical guideline: treatment for Helicobacter pylo-
ri infection. Am J Gastroenterol. 2017;112:212–238
14. Fallone C.A, Chiba N, Sander Veldhuyzen van Zan-
ten,Lori Fischbach,Javier P. Gisbert,Richard H. Hunt,Ni-
cola L. Jones,Craig Render,Grigorios I. Leontiadis,Paul 
Moayyedi,John K. Marshall; The Toronto Consensus for 
the Treatment of Helicobacter pylori Infection in Adults; 
Gastroenterology 2016;151:51–69 
15. Malfertheiner, P., Megraud, F., O’Morain, C. A., 
Atherton, J., Axon, A. T., Bazzoli, F., et al. (2012), “Manage-
ment of Helicobacter pylori infection--the Maastricht IV/ 
Florence Consensus Report”. Gut, 61(5), 646-664.
16. Malfertheiner P., Megraud F., O’Morain C.A., Gis-
bert J.P., Kuipers E.J., Axon A.T., Bazzoli F., Gasbarrini A., 
Atherton J., Graham D.Y., Hunt R., Moayyedi P., Rokkas T., 
Rugge M., Selgrad M., Suerbaum S., Sugano K., El-Omar 
E.M. (2017), “Management of Helicobacter pylori infec-
tion-the Maastricht V/Florence Consensus Report”, Gut, 
66(1), pp.6-30.
17. O’Morain NR, Dore MP, O’Connor AJP, Gisbert JP, 
O’Morain CA. Treatment of Helicobacter pylori infection in 
2018. Helicobacter.2018;23(Suppl. 1):e12519.
18. Salmanroghani H, Mirvakili M, Baghbanian M, 
Salmanroghani R, Sanati G, Yazdian P (2018); Efficacy and 
Tolerability of Two Quadruple Regimens: Bismuth, Ome-
prazole, Metronidazole with Amoxicillin or Tetracycline as 
First-Line Treatment for Eradication of Helicobacter Pylori 
in Patients with Duodenal Ulcer: A Randomized Clinical 
Trial. PLoS ONE 13(6): e0197096 
19. Zhang W, et al. Bismuth, lansoprazole, amoxicillin 
and metronidazole or clarithromycin as first-line Helico-
bacter pylori therapy; Gut 2015;0:1–6.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ket_qua_dieu_tri_tiet_tru_helicobacter_pylori_ban.pdf