Nghiên cứu quy trình tái sinh đa chồi cây diệp hạ châu (Phylianthus urinaria L.)

TÓM TẮT

Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong nhiều nhất trên thế giới. Diệp hạ

châu là cây thuốc có dược tính sử dụng để chữa nhiều bệnh ở người, đặc biệt là điều trị viêm gan

B. Trong cây Diệp hạ châu có chứa phyllathin, hypophyllanthin, triacontanal có khả năng giải độc,

khôi phục chức năng bình thường của gan, tốt trong các trường hợp suy giảm chức năng gan do sử

dụng nhiều bia rượu. Các chất này làm gia tăng lượng glutathione - chất bảo vệ gan thường bị

thiếu trầm trọng ở những người thường xuyên sử dụng bia rượu. Trong bài báo này chúng tôi trình

bày về khả năng tái sinh đa chồi của cây diệp hạ châu nhằm tăng hiệu suất chuyển gen. Khử trùng

hạt trong dung dịch javen 60% ở 10 phút, môi trường thích hợp cho sự phát sinh chồi và sinh

trưởng chồi là môi trường MS cơ bản có bổ sung BAP 1 mg/l; pH = 5,8. Môi trường thích hợp cho

tạo cây hoàn chỉnh là môi trường MS cơ bản có bổ NAA 0,5 mg/l; pH = 5,8.

pdf 7 trang yennguyen 3340
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu quy trình tái sinh đa chồi cây diệp hạ châu (Phylianthus urinaria L.)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu quy trình tái sinh đa chồi cây diệp hạ châu (Phylianthus urinaria L.)

Nghiên cứu quy trình tái sinh đa chồi cây diệp hạ châu (Phylianthus urinaria L.)
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 225(01): 183 - 189 
 Email: jst@tnu.edu.vn 183 
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TÁI SINH ĐA CHỒI 
CÂY DIỆP HẠ CHÂU (Phylianthus urinaria L.) 
Bùi Thị Hà1*, Phạm Thị Hồng Loan2, Nguyễn Thị Tâm2 
1Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên, 
2Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong nhiều nhất trên thế giới. Diệp hạ 
châu là cây thuốc có dược tính sử dụng để chữa nhiều bệnh ở người, đặc biệt là điều trị viêm gan 
B. Trong cây Diệp hạ châu có chứa phyllathin, hypophyllanthin, triacontanal có khả năng giải độc, 
khôi phục chức năng bình thường của gan, tốt trong các trường hợp suy giảm chức năng gan do sử 
dụng nhiều bia rượu. Các chất này làm gia tăng lượng glutathione - chất bảo vệ gan thường bị 
thiếu trầm trọng ở những người thường xuyên sử dụng bia rượu. Trong bài báo này chúng tôi trình 
bày về khả năng tái sinh đa chồi của cây diệp hạ châu nhằm tăng hiệu suất chuyển gen. Khử trùng 
hạt trong dung dịch javen 60% ở 10 phút, môi trường thích hợp cho sự phát sinh chồi và sinh 
trưởng chồi là môi trường MS cơ bản có bổ sung BAP 1 mg/l; pH = 5,8. Môi trường thích hợp cho 
tạo cây hoàn chỉnh là môi trường MS cơ bản có bổ NAA 0,5 mg/l; pH = 5,8. 
Từ khóa: Diệp hạ châu, đa chồi, tái sinh, viêm gan B, in vitro. 
Ngày nhận bài: 04/11/2019; Ngày hoàn thiện: 15/01/2020; Ngày đăng: 31/01/2020 
PROTOCOL FOR MULTI – SHOOT REGENERATION OF DIEP HA CHAU 
(Phylianthus urinaria L.) 
Bui Thi Ha
1*
, Pham Thi Hong Loan
2
, Nguyen Thi Tam
2
1TNU - University of Medicine and Pharmacy 
2TNU - University of Education 
ABSTRACT 
Hepatitis B is one of the most deadly infectious diseases in the world. Diep Ha Chau is a medical 
plant used for treating many human’s diseases, especially Hepatitis B. Diep Ha Chau contains 
phyllanthin, hypophyllathin and triacontanal which are able to detoxify and recover normal 
function of the liver, even in cases of liver impairment due to alcohol abuse. These substances 
increase the amount of glutathione - a liver protecting agent that is severely lack in patients who 
regularly use alcohol. In this paper, we indicate “the multi-shoot regeneration capacity” of Diep 
Ha Chau to increase gene transferring efficiency. First, sterilize seeds in “javen” 60% in about 10 
minutes, the suitable environment for shoot propagation and growth is basic MS added BAP 1 
mg/l; pH = 5.8. The Suitable environment for complete plant formation is basic MS added NAA 
0.5 mg/l; pH = 5.8. 
Keywords: Diep Ha Chau, multi-shoot, regeneration, Hepatitis B, in vitro. 
Received: 04/11/2020; Revised: 15/01/2020; Published: 31/01/2020 
* Corresponding author. Email: Buihayk@gmail.com
Bùi Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 183 - 189 
 Email: jst@tnu.edu.vn 184 
1. Mở đầu 
Hiện nay, trên toàn cầu có ít nhất 2 tỷ người 
đang mang trên người virus viêm gan B, 
khoảng 400 triệu người đang bị viêm gan B 
mãn tính và sẽ có ít nhất 250 ngàn người thiệt 
mạng mỗi năm. Việt Nam thuộc các nước có 
tỷ lệ viêm gan B cao nhất thế giới. 
Cứ 6 đến 7 người Việt Nam thì có 1 người 
đang bị nhiễm virus viêm gan B. Căn bệnh 
này nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu điều 
trị khỏi bệnh là rất lớn. Hiện nay nhu cầu 
thuốc chữa viêm gan B và các loại bệnh khác 
rất cao đặc biệt các chế phẩm thuốc từ cây 
dược liệu [1]. 
Việt Nam là nước có nguồn thực vật phong 
phú, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%. 
Để thực hiện một trong các trọng điểm của 
định hướng chiến lược phát triển của ngành Y 
- Dược là đẩy mạnh công tác trồng trọt cây 
thuốc trên quy mô lớn, phát triển nguồn dược 
liệu hàng hoá phục vụ cho việc điều trị trong 
nước và xuất khẩu, mở ra cơ hội lớn cho việc 
giao thương, tham gia thị trường quốc tế về 
dược liệu và dược phẩm có nguồn gốc tự 
nhiên. Vì thế, việc trồng và bảo tồn cây dược 
liệu rất cần thiết. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng 
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra 
các loại giống dược liệu có năng suất, chất 
lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất [2]. 
Diệp hạ châu là cây thuốc có dược tính sử 
dụng để chữa nhiều bệnh ở người. Vùng phân 
bố của Diệp hạ châu khá rộng, cây mọc hoang 
tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế 
giới, như Ấn Độ, Trung Quốc, Cu Ba, Peru, 
Nigeria, Malaysia, Philippines, Guam, 
Brazil... [3], [4], [5]. 
Năm 1995, các nhà khoa học Brazil cũng phát 
hiện tác dụng giảm đau mạnh và bền vững 
của loài cây này. Tác dụng này là do gallic 
acid, có khả năng bảo vệ khi gan bị viêm, tổn 
thương gan do bia rượu. Theo y học cổ 
truyền, Diệp hạ châu vị đắng hơi ngọt, tính 
mát, quy kinh vào can, đởm nên có tác dụng 
kích thích tiêu hóa, tăng tiết mật, giải độc [6], 
[7]. Chirdchupunseree và Pramyothin (2010) 
chứng minh vai trò của phyllanthin trong việc 
bảo vệ tế bào gan do đối kháng với những ảnh 
hưởng gây độc gan của cồn ethanol [8], [9]. 
Hàm lượng các dược chất trong Diệp hạ châu 
tự nhiên rất thấp, lá khô chứa các chất đắng 
hypophylathin (0,05%), phylanthin (0,35%) 
[10]. Một trong những biện pháp tăng lượng 
phyllathin, hypophyllanthin, triacontanal 
trong diệp hạ châu là phương pháp chuyển 
gen tăng hoạt tính của enzyme xúc tác các 
phản ứng tạo dược chất. Tuy nhiên, để chuyển 
gen thành công điều kiện tiên quyết là phải 
xây dựng hệ thống tái sinh phù hợp. 
2. Vật liệu và phương pháp 
Sử dụng hạt giống cây Diệp hạ châu thu thập 
tại khu vực đồi thuộc huyện Phú Lương, tỉnh 
Thái Nguyên. Hạt nhỏ, có màu vàng đậm. 
Hạt cây diệp hạ châu được khử trùng trong 
dung dịch javen 60%. (nồng độ NaOCl của 
dung dịch javen ban đầu là 8%, javen được sử 
dụng là của công ty cung cấp hóa chất 
Vietchem Việt Nam). Hạt được nuôi cấy trên 
môi trường MS cơ bản có pH =5,8. Nghiên 
cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh 
trưởng như BAP, kinetin lên sự phát triển của 
đoạn thân mang mắt chồi bên. Các đoạn thân 
mang mắt tạo chồi bên được cấy lên môi 
trường MS cơ bản bổ sung BAP hoặc kinetin 
nồng độ từ 0,5 mg/l; 1,0 mg/l; 1,5 mg/l; 2,0 
mg/l, pH = 5,8. Mỗi công thức nuôi cấy trên 
30 mô, lặp lại 3 lần. Kết quả được đánh giá 
sau 4, 8 tuần nuôi cấy. Theo dõi các chỉ số 
sau: (1) Số chồi/mẫu, (2) Số lá/chồi, (3) Chiều 
cao của chồi (cm), (4) Chất lượng chồi: Chồi 
sinh trưởng tốt: Chồi mập, lá xanh; Chồi sinh 
trưởng trung bình: Chồi gầy, lá xanh; Chồi 
sinh trưởng kém: Chồi gầy, lá xanh nhạt hoặc 
xoăn, chồi bị dị dạng. 
Sử dụng toán thống kê để xác định các chỉ số 
thống kê như: Trung bình mẫu, phương sai, 
độ lệch chuẩn và sai số trung bình mẫu với n 
≥ 30, α = 0,05. Các số liệu được xử lí trên 
máy vi tính bằng chương trình Excel. Các 
phương pháp được sử dụng là phương pháp 
so sánh nhiều mẫu độc lập theo tiêu chuẩn phi 
tham số của Kruskal và Wallis, phương pháp 
phân tích phương sai một nhân tố. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Kết quả khử trùng hạt 
Trong kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào trong ống 
nghiệm thì kỹ thuật vô trùng mẫu tạo vật liệu 
Bùi Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 183 - 189 
 Email: jst@tnu.edu.vn 185 
cho nuôi cấy rất quan trọng. Việc lựa chọn loại hóa chất khử trùng, nồng độ và thời gian khử 
trùng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả vô trùng. Diệp hạ châu được khử trùng bằng cồn 700 trong 1 
phút, dung dịch javen 60%, với các khoảng thời gian khử trùng khác nhau. Kết quả được trình 
bày ở bảng 1. 
Bảng 1. Kết quả khử trùng hạt (sau 10 ngày) 
Thời gian 
khử trùng 
(phút) 
Số hạt khử 
trùng (hạt) 
Tỉ lệ hạt 
nảy mầm (%) 
Tỉ lệ hạt không 
nhiễm (%) 
Tỉ lệ hạt nảy mầm 
không nhiễm (%) 
Hình thái 
mầm 
5 120 69,17 ± 2,50 50,33 ± 2,04 47,34 ± 1,54 Mập, XBT 
10 120 90,83 ± 2,85 77,50 ± 2,10 72,50 ± 3,15 Mập, XBT 
15 120 66,67 ± 3,60 83,35 ± 2,35 54,50 ± 3,63 Mập, XBT 
20 120 30.83 ± 0,83 95,00 ± 2,15 29,17 ± 0,83 Gầy, Vàng 
Chú thích; XBT: Xanh bình thường 
Bảng 2. Ảnh hưởng của BAP đến sự phát sinh chồi và sự sinh trưởng 
của chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên 
Nồng độ 
BAP 
(mg/l) 
Sau 4 tuần Sau 8 tuần 
Số 
chồi/mẫu 
Chiều cao 
chồi (cm) 
Số lá/chồi 
Chất 
lượng 
chồi 
Số 
chồi/mẫu 
Chiều cao 
chồi (cm) 
Số lá/chồi Chất 
lượng 
chồi 
0 1,07 ± 0,05 1,16 ± 0,04 3,10 ± 0,09 + 1,10 ± 0,06 3.52 ± 0,18 5,47 ± 0,13 + 
0,5 2,00 ± 0,11 1,37 ± 0,03 3,30 ± 0,13 +++ 2,07 ± 0,12 3,65 ± 0,11 5,80 ± 0,19 +++ 
1,0 2,73 ± 0,13 1,77± 0,05 3,50 ± 0,12 +++ 3,00 ± 0,11 3,72 ± 0,18 6,47 ± 0,18 +++ 
1,5 1,53 ± 0,10 1,41 ± 0,03 3,13 ± 0,10 +++ 1,57 ± 0,10 3,25 ± 0,13 5,53 ± 0,13 +++ 
2,0 1,13 ± 0,06 1,23 ± 0,02 2,80 ± 0,10 ++ 1,20 ± 0,07 2,79 ± 0,14 5,16 ± 0,11 ++ 
Từ kết quả bảng 1 cho thấy, sử dụng javen 
60% khử trùng hạt với thời gian tăng dần từ 5 
- 10 phút thì tỉ lệ hạt nảy mầm tăng tương ứng 
69,17%; 90,83%, mầm mập, xanh bình 
thường. Nếu hạt tiếp xúc với javen nhiều hơn 
10 phút thì tỉ lệ hạt chết cao, chất lượng mầm 
giảm. Công thức khử trùng tối ưu nhất tại thời 
gian 10 phút, tỉ lệ hạt không bị nhiễm 90,83%, tỉ 
lệ hạt nảy mầm 77,50%, tỉ lệ hạt nảy mầm 
không bị nhiễm đạt 72,50%. 
Từ kết quả khử trùng hạt Diệp hạ châu, chúng 
tôi so sánh với các nghiên cứu khác như 
nghiên cứu của Vũ Thị Như Trang (2018) 
khử trùng hạt thổ nhân sâm hay nghiên cứu 
của Bùi Thị Hà (2017) khử trùng hạt dừa 
cạn đều sử dụng dung dịch javen 60% với 
thời gian là 10 phút cho tỷ lệ nảy mầm cao 
[10], [11]. 
3.2. Kết quả ảnh hưởng của BAP đến sự 
phát sinh chồi và sinh trưởng của chồi từ 
đọan thân mang mắt chồi bên 
BAP là chất kích thích sinh trưởng thuộc 
nhóm cytokinin. BAP ảnh hưởng rõ rệt và đặc 
trưng đến sự phân hóa cơ quan của thực vật, 
đặc biệt là phân hóa chồi. BAP được sử dụng 
rộng rãi cho quá trình cảm ứng chồi ở nhiều 
loại cây khác nhau. 
Kết quả bảng 2 cho thấy, môi trường nuôi cấy 
bổ sung BAP ở các nồng độ khác nhau thì sự 
phát sinh và sinh trưởng chồi khác nhau. Ở 
môi trường đối chứng, sau 4 tuần và 8 tuần 
kết quả số chồi/mẫu đạt 1,07; 1,10 chồi, chiều 
cao chồi tương ứng 1,16; 3,52 cm, số lá/chồi 
đạt 3,10; 5,47 lá. 
So với các nghiên cứu của Bùi Thị Hà và Vũ 
Thị Như Trang, nồng độ BAP sử dụng là 0,5 
mg/l cho tỷ lệ chồi cao ở giai đoạn 4 tuần tuổi. 
3.3. Kết quả ảnh hưởng của kinetin đến sự 
phát sinh chồi và sự sinh trưởng chồi từ 
đoạn thân mang mắt chồi bên 
Kinetin là chất điều hòa sinh trưởng được 
tổng hợp nhân tạo. Kinetin kích thích sự 
phát triển chồi của thực vật [12]. Dựa trên 
những đặc tính của kinetin chúng tôi nghiên 
cứu ảnh hưởng của kinetin lên sự phát sinh 
chồi và sinh trưởng của Diệp hạ châu. 
Bùi Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 183 - 189 
 Email: jst@tnu.edu.vn 186 
A. ĐC B. BAP 1,0mg/l 
Hình 1. Ảnh hưởng của BAP 1,0mg/l đến phát sinh chồi và sự sinh trưởng chồi từ đoạn thân mang mắt 
chồi bên (sau 8 tuần) 
Bảng 3. Ảnh hưởng của kinetin đến sự phát sinh chồi và sự sinh trưởng chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên 
Nồng độ 
Kinetin 
(mg/l) 
Sau 4 tuần Sau 8 tuần 
Số chồi/mẫu 
Chiều cao 
chồi (cm) 
Số lá/chồi 
Chất 
lượng 
chồi 
Số chồi/mẫu 
Chiều cao 
chồi (cm) 
Số lá/chồi Chất 
lượng 
chồi 
0 1,07 ± 0,05 1,16 ± 0,04 3,10 ± 0,09 + 1,10 ± 0,06 3,52 ± 0,12 5,47 ± 0,13 + 
0,5 2,03 ± 0,11 1,34 ± 0,03 3,17 ± 0,14 +++ 2,13 ± 0,14 3,57 ± 0,11 5,67 ± 0,17 +++ 
1,0 2,63 ± 0,11 1,73 ± 0,05 3,40 ± 0,13 +++ 2,76 ± 0,09 3,66 ± 0,16 6,27 ± 0,19 +++ 
1,5 1,70 ± 0,14 1,40 ± 0,03 3,03 ± 0,09 ++ 1,80 ± 0,14 3,24 ± 0,13 5,43 ± 0,12 ++ 
2,0 1,17 ± 0,07 1,21 ± 0,02 2,80 ± 0,09 ++ 1,20 ± 0,07 2,76 ± 0,13 5,07 ± 0,10 ++ 
Chú thích: +++: chồi tốt; ++: chồi trung bình, +: Chồi kém. 
Bảng 3 cho thấy, sự phát sinh chồi và sinh 
trưởng của chồi Diệp hạ châu đạt hiệu quả 
cao nhất khi bổ sung kinetin 1,0mg/l. Sau 4 
tuần nghiên cứu tỉ lệ số chồi/mẫu, chiều cao 
chồi, số lá/chồi đạt: 2,63 (chồi); 1,73 (cm); 
3,40 (lá). Sau 8 tuần số chồi/mẫu đạt 2,76 
chồi, chiều cao chồi đạt 3,66 cm, số lá/ chồi 
đạt 6,27. Sau 8 tuần, so sánh môi trường nuôi 
cấy bổ sung BAP 1,0 mg/l và môi trường bổ 
sung kinetin 1,0 mg/l số chồi/mẫu, chiều cao 
chồi, số lá/chồi cấy trên môi trường bổ sung 
BAP đều cao hơn môi trường bổ sung kinetin. 
Do đó, chúng tôi chọn môi trường bổ sung 
BAP 1,0 mg/l là phù hợp cho phát sinh chồi 
và sự sinh trưởng chồi của Diệp hạ châu. 
3.4. Ảnh hưởng kết hợp giữa BAP và NAA 
đến phát sinh chồi và sự sinh trưởng của 
chồi tái sinh từ đoạn thân mang mắt chồi bên 
NAA là chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo, 
có tác dụng mạnh trong nuôi cấy mô thực vật. 
Tỉ lệ auxin/cytokin rất quan trọng đối với việc 
hình thành hình thái của cây trong hệ thống 
nuôi cấy in vitro. Tỉ lệ auxin/cytokin nhỏ hơn 
1 kích thích chồi phát triển [12]. Vì vậy, 
chúng tôi kết hợp nồng độ BAP 1,0mg/l với 
NAA lần lượt 0,2 mg/l; 0,4 mg/l; 0,6 mg/l; 
0,8 mg/l. Sau 4, 8 tuần nuôi cấy thu được kết 
quả ở bảng 4. Như vậy, môi trường MS bổ 
sung BAP 1,0 mg/l + đường sucrose 30 g/l + 
agar 8,5 g/l, pH = 5,8 là thích hợp cho phát 
sinh chồi và sự sinh trưởng của chồi từ đoạn 
thân mang mắt chồi bên. Qua 2 thời điểm lấy 
kết quả cho thấy, công thức bổ sung BAP 
1,0mg/l không bổ sung cho số chồi/mẫu tốt 
nhất. Khi bổ sung NAA thì tỉ lệ chồi/mẫu thấp 
hơn hẳn, chứng tỏ quá trình tạo chồi bị ức chế 
khi kết hợp với NAA. Như vậy, môi trường 
MS bổ sung BAP 1,0 mg/l + đường sucrose 
30 g/l + agar 8,5 g/l, pH = 5,8 là thích hợp 
cho phát sinh chồi và sự sinh trưởng của chồi 
từ đoạn thân mang mắt chồi bên. 
Kết quả này là phù hợp khi so sánh với các 
nghiên cứu trước đó. 
Bùi Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 183 - 189 
 Email: jst@tnu.edu.vn 187 
Bảng 4. Ảnh hưởng kết hợp của BAP 1,0mg/l và NAA đến sự phát sinh chồi và sinh trưởng của chồi từ 
đoạn thân mang mắt chồi bên 
Nồng 
độ 
NAA 
(mg/l) 
Sau 4 tuần Sau 8 tuần 
Số chồi/mẫu 
Chiều cao 
chồi (cm) 
Số lá/chồi 
Chất 
lượng 
chồi 
Số chồi/mẫu 
Chiều cao 
chồi (cm) 
Số lá/chồi Chất 
lượng 
chồi 
0 2,73 ± 0,13 1,77 ± 0,05 3,50 ± 0,12 +++ 3,00 ± 0,11 3,72 ± 0,18 6,47 ± 0,18 +++ 
0,2 2,63 ± 0,16 1,73 ± 0,08 3,40 ± 0,11 +++ 2.93 ± 0,17 2,93 ± 0,18 6,33 ± 0,22 +++ 
0,4 2,43 ± 0,10 1,60 ± 0,06 3,23 ± 0,08 +++ 2,63 ± 0,14 2,77 ± 0,17 6,03 ± 0,23 +++ 
0,6 2,03 ± 0,14 1,52 ± 0,08 3,20 ± 0,10 +++ 2,20 ± 0,17 2,68 ± 0,17 5,76 ± 0,20 +++ 
0,8 1,53 ± 0,11 1,38 ± 0,05 3,10 ± 0,12 ++ 1,70 ± 0,14 2,13 ± 0,17 5,20 ± 0,18 ++ 
 Chú thích: +++: chồi tốt; ++: chồi trung bình 
 A. BAP 1,0mg/l B. BAP 1,0mg/l, NAA 0,8mg/l 
Hình 3. Ảnh hưởng kết hợp của BAP 1,0mg/l và NAA 0,8mg/l đến sự phát sinh chồi và sự sinh trưởng của 
chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên (sau 8 tuần) 
Bảng 5. Ảnh hưởng kết hợp của BAP 1,0mg/l và IBA đến sự phát sinh chồi và sự sinh trưởng của chồi từ 
đoạn thân mang mắt chồi bên 
Nồng 
độ 
IBA 
(mg/l) 
Sau 4 tuần Sau 8 tuần 
Số chồi/mẫu 
Chiều cao 
chồi (cm) 
Số lá/chồi 
Chất 
lượng 
chồi 
Số chồi/mẫu 
Chiều cao 
chồi (cm) 
Số lá/chồi Chất 
lượng 
chồi 
0 2,73 ± 0,13 1,77 ± 0,05 3,50 ± 0,12 +++ 3,00 ± 0,11 3,72 ± 0,18 6,47 ± 0,18 +++ 
0,2 2,60 ± 0,15 1,72 ± 0,05 3,40 ± 0,13 +++ 2,70 ± 0,14 3,39 ± 0,19 6,23 ± 0,20 +++ 
0,4 2,40 ± 0,16 1,66 ± 0,06 3,27 ± 0,11 +++ 2,53 ± 0,17 2,98 ± 0,18 5,90 ± 0,22 +++ 
0,6 2,27 ± 0,16 1,60 ± 0,05 3,13 ± 0,10 ++ 2,37 ± 0,19 2,81 ± 0,17 5,63 ± 0,23 ++ 
0,8 1,97 ± 0,18 1,53 ± 0,05 3,07 ± 0,09 + 2,07 ± 0,17 2,71 ± 0,16 5,30 ± 0,24 + 
Chú thích: +++: chồi tốt; ++: chồi trung bình; +: chồi kém 
3.5. Ảnh hưởng kết hợp giữa BAP và IBA 
đến sự phát sinh chồi và sự sinh trưởng của 
chồi tái sinh từ mắt chồi bên 
IBA là loại auxin tổng hợp nhân tạo. IBA 
thích hợp trong nuôi mô tế bào thực vật, giai 
đoạn tạo chồi kết hợp IBA với nhóm 
cytokinin cho số chồi/mẫu đạt kết quả cao 
[13]. Tương tự như kết hợp BAP với NAA, 
chúng tôi thăm dò sự kết hợp giữa BAP 1,0 
mg/l và IBA ở nồng độ 0,2 mg/l; 0,4 mg/l; 0,6 
mg/l; 0,8 mg/l. Kết quả sau 4, 8 tuần nuôi cấy 
thu được ở bảng 5. 
Kết quả bảng 5 cho thấy, kết hợp BAP và IBA 
đã làm giảm số chồi/mẫu so với đối chứng. Tỉ lệ 
số chồi chồi/mẫu khi môi trường bổ sung IBA 
nồng độ 0,2; 0,4; 0,6; 0,8 mg/l cho kết quả sau 
4, 8 tuần tương ứng đạt 2,60; 2,40; 2,27; 1,97 và 
2,70; 2,53; 2,37; 2,07 chồi. 
So sánh kết quả bảng 2, 4 và bảng 5 chúng tôi 
nhận thấy, công thức tối ưu cho sự phát sinh 
chồi và sự sinh trưởng của chồi từ đoạn thân 
mang mang mắt chồi bên là môi trường MS + 
BAP 1,0 mg/l + đường sucrose 30 g/l + agar 
8,5 g/l, pH = 5,8. 
Bùi Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 183 - 189 
 Email: jst@tnu.edu.vn 188 
Bảng 6. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ (sau 8 tuần) 
Nồng độ 
NAA(mg/l) 
Tỉ lệ chồi ra rễ 
(%) 
Số rễ/chồi 
Chiều dài rễ 
(cm) 
Chất lượng rễ 
0 32,22 ± 1,11 1,60 ± 0,32 1,02 ± 0,18 RK 
0,1 55,56 ± 1,11 2,70 ± 0,31 2.67 ± 0,26 RTB 
0,3 70,00 ± 1,92 3,50 ± 0,33 3.06 ± 0,22 RT 
0,5 86,67 ± 1,93 5,00 ± 0,37 3.91 ± 0,29 RT 
0,7 61.11 ± 0,11 3,67 ± 0,32 2.46 ± 0,27 RTB 
Chú thích: RK: Rễ Kém; RTB: Rễ trung bình. 
A. NAA 0 mg/l B. NAA 0,5mg/l 
Hình 4. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ (sau 8 tuần) 
3.6. Kết quả ảnh hưởng của NAA đến khả 
năng ra rễ của chồi Diệp hạ châu 
NAA là chất kích sinh trưởng thuộc nhóm 
auxin. NAA được đưa vào trong môi trường 
nuôi cấy thúc đẩy sự sinh trưởng và giãn nở 
của tế bào, tăng cường quá trình sinh tổng 
hợp và trao đổi chất, kích thích sự hình thành 
rễ [13]. Đây là một trong những giai đoạn 
quan trọng, quyết định thành công của cả quá 
trình nuôi cấy in vitro. Chồi Diệp hạ châu 
phải có rễ mới có khả năng tự hút chất dinh 
dưỡng để sinh trưởng và phát triển ở môi 
trường tự nhiên. 
Chất lượng rễ ở thí nghiệm được đánh giá từ 
mức kém đến mức tốt. Khi bổ sung NAA 0,3 
mg/l; 0,5 mg/l chất lượng rễ tốt. Khi bổ sung 
NAA 0,7 mg/l chất lượng rễ xuống trung bình 
và kém ở công thức đối chứng. Kết hợp tỉ lệ 
chồi ra rễ, số rễ/chồi, chiều dài rễ và chất 
lượng rễ có thể đi đến kết luận: Công thức có 
bổ sung NAA 0,5 mg/l vào môi trường nền 
MS : đường 30 mg/l+ agar 8,5 mg/l, pH = 5,8 
là thích hợp trong thí nghiệm. Đối với nghiên 
cứu của Bùi Thị Hà (2017) và nghiên cứu của 
Vũ Thị Như Trang (2018) sử dụng BAP 0,5 
mg/l cho tỷ lệ ra rễ cao hơn sử dụng NAA. 
4. Kết luận 
1. Khử trùng hạt Diệp hạ châu bằng dung dịch 
javen (60%) trong thời gian 10 phút cho hiệu 
quả cao. 
2. Môi trường thích hợp cho sự phát sinh chồi 
và sinh trưởng chồi là môi trường MS có bổ 
sung sucrose 30 g/l; agar 8,5g/l; BAP 1 mg/; 
pH = 5,8. 
3. Môi trường thích hợp cho tạo cây hoàn 
chỉnh là môi trường MS có bổ sung sucrose 
30 g/l; agar 8,5 g/l; NAA 0,5 mg/l; pH = 5,8. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. D. X. Bui, Living with someone has hepatitis, 
Young Publishing House, 2004 
[2] T. Vu, “Arousing great potential from 
medicinal plants in Vietnam”, May, 2012. 
[Online]. Available: 
 News 
Detail.aspx. [Accessed Nov. 07, 2018]. 
[3]. C. V. Vo, Dictionary of medicinal plants in Viet 
Nam, Publishing Company of Medicine, 1997. 
[4]. C. V. Vo, Common medicinal plants, 
Publishing Company of Thanh Hoa, 2000. 
[5]. P. D. Nguyen “diep-ha-chau and healing 
used” Nov, 2015. [Online]. Available: http:/www. 
Medicine plant/diephachau/ healing used.f43.html. 
[Accessed Nov. 08, 2018]. 
Bùi Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 183 - 189 
 Email: jst@tnu.edu.vn 189 
[6]. T. B. Huynh, P. H. Ho, T. C. Tran, and C. N. 
K Nguyen, “Researching medicinal value chains 
– Diep Ha Chau tree”, Journal Development of 
Science and Technology, 16, p. 37, 2013. 
[7]. D. Nguyen, “scientific evidence of Diep Ha 
Chau in preventing and treating liver disease” 
Nov, 2017. [Online]. Available: 
 evidence of 
Diep Ha Chau in preventing and treating liver 
disease.html. [Accessed Nov. 10, 2018]. 
[8]. B. Shen, J. Ju, S. Wang, C. S. H Eagle, V. W. 
S. Wong, X. Zhou, G. Lin, S. Joseph, and C. 
Henry, “Phyllanthus urinaria ameliorates the 
severity of nutritional steatohepatitis both in vitro 
and in vivo”, Hepatology, 47, pp. 473-483, 2008. 
[9]. C. C. Chang, Y. C. Lien, Karin C. S. C. Liu, 
and S. S. Lee, “Ligans from Phyllanthus urinaria”, 
Phytochemistry, 63, pp. 825-833, 2003. 
[10]. T. H. Bui, “The study on the overexpression 
of DAT gene involved in alkaloid synthesis in 
periwinkle plants (Catharanthus roseus (L.) G. 
Don”, PhD. dissertation of Biology, College of 
Education, Thai Nguyen University, 2017. 
[11]. T. N. T. Vu, The study on the expression of 
GmCHI gene involved in flavonoid synthesis 
aninduction of hairy root in Talinum paniculatum, 
Doctoral dissertation of Biology, College of 
Education, Thai Nguyen University, 2018 
[12]. L. T. Tran, P. T. T. Trương, and H. T. T. 
Tran, Plant biotechnology curriculum, Publishing 
company Ha Noi of Agriculture, 2008. 
[13]. V. N. Do, and B. X. Ngo, Biotechnology 
curriculum, Publishing company Ha Noi of 
Agriculture, 2008. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_quy_trinh_tai_sinh_da_choi_cay_diep_ha_chau_phyli.pdf