Nghiên cứu thể lực của học sinh trường Trung học Cơ sở Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích cung cấp các số liệu cần thiết về phát triển thể lực

của học sinh trường Trung học cơ sở (THCS). Nghiên cứu thể lực của 407 học sinh từ 12 đến 15

tuổi của trường THCS Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy:

Các chỉ số thể lực của học sinh tăng liên tục từ 12 đến 15 tuổi nhưng tốc độ tăng không đều giữa

các độ tuổi và giới tính. Mức tăng chiều cao trung bình ở giai đoạn này là 5,72cm/năm đối với nam

và 3,67cm/năm đối với nữ. Tốc độ tăng khối lượng trung bình 4,76kg/năm ở nam và 2,94kg/năm ở

nữ. Chiều cao, cân nặng của học sinh tăng nhanh nhất ở giai đoạn 12-13 tuổi. Chỉ số BMI trung

bình 0,48kg/năm ở nam và 0,44kg/năm ở nữ, các học sinh trong nghiên cứu thuộc nhóm thể trạng

thiếu cân độ I và bình thường. Chỉ số pignet ở các độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi đều đạt mức thể lực

trung bình và khỏe.

pdf 6 trang yennguyen 1340
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thể lực của học sinh trường Trung học Cơ sở Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thể lực của học sinh trường Trung học Cơ sở Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu thể lực của học sinh trường Trung học Cơ sở Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Hứa Nguyệt Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 35 - 40 
 35
NGHIÊN CỨU THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 
HƯƠNG SƠN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 
Hứa Nguyệt Mai*, Lương Thị Kiều Trang 
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích cung cấp các số liệu cần thiết về phát triển thể lực 
của học sinh trường Trung học cơ sở (THCS). Nghiên cứu thể lực của 407 học sinh từ 12 đến 15 
tuổi của trường THCS Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy: 
Các chỉ số thể lực của học sinh tăng liên tục từ 12 đến 15 tuổi nhưng tốc độ tăng không đều giữa 
các độ tuổi và giới tính. Mức tăng chiều cao trung bình ở giai đoạn này là 5,72cm/năm đối với nam 
và 3,67cm/năm đối với nữ. Tốc độ tăng khối lượng trung bình 4,76kg/năm ở nam và 2,94kg/năm ở 
nữ. Chiều cao, cân nặng của học sinh tăng nhanh nhất ở giai đoạn 12-13 tuổi. Chỉ số BMI trung 
bình 0,48kg/năm ở nam và 0,44kg/năm ở nữ, các học sinh trong nghiên cứu thuộc nhóm thể trạng 
thiếu cân độ I và bình thường. Chỉ số pignet ở các độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi đều đạt mức thể lực 
trung bình và khỏe. 
Từ khóa: Sinh học, chỉ số, hình thái, thể lực, học sinh 
ĐẶT VẤN ĐỀ * 
Hiện nay việc đào tạo nguồn nhân lực đáp 
ứng nhu cầu thời đại là nhiệm vụ của ngành 
giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung, 
trong đó trẻ em, thanh thiếu niên là những 
nguồn lực tương lai của đất nước đóng vai trò 
quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo 
vệ tổ quốc. Tuy nhiên, sự phát triển về hình 
thái sinh lý cơ thể người theo mỗi độ tuổi và 
giới tính là khác nhau. Trong cùng độ tuổi 
nhưng điều kiện sống khác nhau cũng ảnh 
hưởng đến các chỉ số sinh học và trí tuệ. Vì 
vậy, không nên sử dụng các chỉ số, kết quả 
điều tra cũ để xây dựng chiến lược giảng dạy 
hay sử dụng kết quả điều tra của vùng này cho 
vùng khác, độ tuổi này áp dụng cho tuổi khác 
nhất là với học sinh lứa tuổi trung học. Đây là 
lứa tuổi đánh dấu một mốc quan trọng, có 
những biến đổi mạnh mẽ về sinh lý gọi là tuổi 
dậy thì. Các em cần được quan tâm giáo dục 
một cách khoa học trên cơ sở nghiên cứu về 
chính cơ thể các em, đảm bảo các em được 
phát triển đúng đắn, toàn diện. Do đó chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu thể lực ở đối tượng là học 
sinh trường THCS Hương Sơn, thành phố Thái 
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên để bổ sung các số 
liệu cần thiết về phát triển thể lực đồng thời 
góp phần vào sự nghiệp giáo dục chăm sóc, 
* Tel: 01627380666; Email: nguyetmaimai@gmail.com 
bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ trên địa bàn 
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu: là các chỉ số thể lực 
của học sinh THCS có độ tuổi từ 12-15 tuổi. 
Khách thể nghiên cứu là 407 học sinh trong 
đó có 207 nam và 200 nữ của trường THCS 
Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh 
Thái Nguyên. Các đối tượng nghiên cứu đều 
có sức khỏe và trạng thái tâm sinh lý bình 
thường, không mắc bệnh mãn tính, không bị 
dị tật. 
Nội dung nghiên cứu 
- Xác định một số chỉ số hình thái và thể lực 
của học sinh nam và học sinh nữ từ lớp 6 đến 
lớp 9 bao gồm chiều cao đứng (CCĐ), cân 
nặng, vòng ngực trung bình (VNTB), chỉ số 
pignet, BMI. 
- Phân tích, so sánh các chỉ số thu được giữa 
các lứa tuổi khác nhau và giữa giới tính nam 
và nữ của học sinh trường THCS Hương Sơn, 
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 
Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp kiểm tra y sinh: được xác định 
các chỉ số về hình thái, thể lực của đối tượng 
khách thể nghiên cứu, các thông số nghiên 
cứu bao gồm: các chỉ số hình thái là chiều cao 
đứng (cm), cân nặng (kg), vòng ngực trung 
bình (cm), chỉ số BMI (kg/m2), chỉ số pignet. 
Hứa Nguyệt Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 35 - 40 
 36
- Chiều cao đứng (CCĐ): Đối tượng đo đứng 
thẳng trên nền phẳng, hai gót chân sát vào 
nhau, mắt nhìn thẳng đồng thời đảm bảo ở các 
điểm chạm đó là: chẩm, lưng, mông, gót chân 
chạm vào thước. Tư thế đứng được xác định 
khi đuôi mắt và lỗ tai ngoài cùng ở trên 
đường thẳng ngang vuông góc với trục cơ thể. 
- Cân nặng: Cân được đặt trên nền mặt phẳng 
ngang, nền cứng, các đối tượng đo mặc quần 
áo mỏng, không đi giày dép, đứng thẳng sao 
cho trọng tâm rơi vào điểm giữa cân. 
- Vòng ngực trung bình (VNTB): Đối tượng 
đo đứng ở tư thế thẳng, vòng thước dây quấn 
quanh ngực, phía sau vuông góc với cột sống 
sát dưới xương bả vai, phía trước qua mũi ức 
sao cho mặt phẳng do thước dây tạo ra song 
song với mặt đất. Tiến hành đo lúc hít vào hết 
sức và thở ra hết sức. Vòng ngực trung bình 
là trung bình cộng của số đo vòng ngực lúc 
hít vào hết sức và thở ra hết sức. 
- Chỉ số BMI: Đối với một chiều cao đứng 
nhất định, thể lực càng tốt nếu các kích thước 
ngang như vòng ngực, cân nặng càng lớn, 
điều này nói lên chỉ số BMI chính là chỉ số 
khối cơ thể thể hiện mối tương quan giữa 
chiều cao và khối lượng cơ thể. Tính theo 
công thức: 
BMI = Cân nặng (kg)/ ( (m) 
- Chỉ số Pignet: Chỉ số Pignet bao gồm 3 
kích thước, so sánh tổng cân nặng và vòng 
ngực trung bình với chiều cao đứng dưới 
dạng hiệu số: 
Pignet = CCĐ (cm) - (Cân nặng (kg) + VNTB (cm)) 
Phương pháp xử lý số liệu: Từ các số liệu 
thu được, tiến hành tính các tham số thống kê 
cơ bản: giá trị trung bình ( ); Độ lệch chuẩn 
(S); Sai số của số trung bình (SD). Độ tin cậy 
sai khác giữa hai giá trị trung bình (t). Các 
tính toán được xử lý trên máy tính, sử dụng 
phần mềm hệ chương trình Excel 2010. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Nghiên cứu thể lực của học sinh trường 
THCS Hương Sơn- thành phố Thái 
Nguyên- tỉnh Thái Nguyên 
Kết quả chiều cao đứng của học sinh theo tuổi 
và giới tính được trình bày ở bảng 1, hình 1. 
Qua bảng 1 và hình 1 chúng tôi có những 
nhận xét: Chiều cao đứng của học sinh nam 
và học sinh nữ tăng dần theo tuổi. Trong cùng 
một lứa tuổi, tốc độ tăng chiều cao đứng của 
học sinh nam và học sinh nữ cũng không 
giống nhau. Từ 12- 13 tuổi, tốc độ tăng chiều 
cao đứng của học sinh nữ lớn hơn học sinh 
nam (4,93 (cm) so với 4,77 (cm)). Còn từ 13-
14 tuổi; 14-15 tuổi thì tốc độ tăng chiều cao 
đứng của học sinh nam lại lớn hơn học sinh 
nữ (6,85 (cm) so với 3,22 (cm); 5,54 (cm) so 
với 2,87 (cm)). Sự khác nhau này có thể do 
học sinh nữ bước vào giai đoạn dậy thì sớm 
hơn học sinh nam [3], và ở giai đoạn 13-15 
tuổi, học sinh nam mới bước vào tuổi dậy thì 
nên chiều cao phát triển mạnh hơn so với học 
sinh nữ [4]. Theo như nghiên cứu trước đây 
thì thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao đứng 
của học sinh nữ đến sớm hơn so với học sinh 
nam khoảng 2 năm [1]. Sự tăng nhảy vọt 
chiều cao của học sinh nam và học sinh nữ 
diễn ra vào giai đoạn dậy thì, đó là thời điểm 
cơ thể có sự biến đổi mạnh mẽ về mặt sinh lý. 
Hoạt động mạnh của hoormon sinh dục đã 
kích thích sự phát triển chiều dài của xương, 
nhất là xương ống [7]. 
Bảng 1.Chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và giới tính 
Tuổi 
Chiều cao đứng (cm) 
Nam (1) Nữ (2) 
1- 2 n SD Tăng n SD Tăng 
12 54 143,94 8,49 - 49 144,37 9,03 - -0,43 
13 49 148,71 7,29 4,77 54 149,3 7,74 4,93 -0,59 
14 52 155,56 8,08 6,85 48 152,52 5,09 3,22 3,04 
15 54 161,1 7,19 5,54 49 155,39 5,68 2,87 5,71 
Tăng trung bình/năm 5,72 3,67 
n: Số học sinh của mẫu nghiên cứu; SD: Độ lệch chuẩn; :Chiều cao trung bình của học sinh; 
1- 2: Mức độ khác nhau về chiều cao trung bình của học sinh theo giới tính. 
Hứa Nguyệt Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 35 - 40 
 37
Hình 1. Biều đồ biểu diễn chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và theo giới tính 
Kết quả cân nặng của học sinh theo tuổi và giới tính được trình bày ở bảng 2. 
Bảng 2.Cân nặng (kg) của học sinh theo tuổi và giới tính 
Tuổi 
Cân nặng (kg) 
Nam (1) Nữ (2) 
1- 2 n SD Tăng n SD Tăng 
12 54 35,76 10,11 - 49 36,59 6,72 - -0,83 
13 49 38,81 9,69 3,05 54 40,31 8,12 3,72 -1,5 
14 52 43,82 12,46 5,01 48 43,21 5,55 2,9 0,61 
15 52 50,04 10,25 6,22 49 45,42 5,99 2,21 4,62 
Tăng trung bình/năm 4,76 2,94 
n: Số học sinh của mẫu nghiên cứu; SD: Độ lệch chuẩn; : Cân nặng trung bình của học sinh; 
1- 2: Mức độ khác nhau về cân nặng trung bình của học sinh theo giới tính. 
Qua bảng 2 và hình 2 chúng tôi có những nhận xét: Cân nặng của học sinh nam và học sinh nữ 
đều tăng dần theo tuổi. Tốc độ tăng cân nặng trung bình của học sinh giữa các độ tuổi không 
đồng đều. Cân nặng tăng nhanh nhất ở giai đoạn 13-15 tuổi đối với học sinh nam, từ 12-14 tuổi 
đối với học sinh nữ. Trong đó thời điểm tăng nhảy vọt cân nặng của học sinh nam là 14-15 tuổi 
(tăng 6,22 (kg) và của học sinh nữ là 12-13 tuổi (tăng 3,72 (kg). Như vậy, thời điểm tăng nhảy 
vọt cân nặng của học sinh nữ đến sớm hơn 2 năm so với học sinh nam (12-13 tuổi so với 14-15 
tuổi). Sự tăng trưởng nhảy vọt về cân nặng của học sinh gắn liền với giai đoạn dậy thì, có sự 
chuyển hóa cơ sở trong cơ thể tăng mạnh, do tăng cường quá trình đồng hóa các chất, đặc biệt là 
protein [6]. Đồng thời, có sự khác nhau về cân nặng giữa học sinh nam và học sinh nữ là do tuổi 
dậy thì của học sinh nữ thường đến sớm hơn học sinh nam nên giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt 
cũng đến sớm hơn [2]. 
Hình 2. Biểu đồ biểu diễn cân nặng của học sinh theo tuổi và theo giới tính. 
Hứa Nguyệt Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 35 - 40 
 38
Kết quả vòng ngực trung bình (VNTB) của học sinh theo tuổi và giới tính được trình bày ở 
bảng 3 
Bảng 3. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính 
Tuổi 
Vòng ngực trung bình (cm) 
 Nam(1) Nữ(2) 
1 - 2 n SD Tăng n SD Tăng 
12 54 70,02 4,87 - 49 72,57 4,62 - -2,55 
13 49 72,69 5,03 2,67 54 76,06 5,29 3,49 -3,37 
14 52 76,1 4,74 3,41 48 77,33 3,32 1,27 -1,23 
15 52 4,10 4,67 49 78,16 3,48 0,83 2,61 
Tăng trung bình/năm 3,58 1,86 
n: Số học sinh của mẫu nghiên cứu; SD: Độ lệch chuẩn; :Vòng ngực trung bình của học sinh; 
1- 2: Mức độ khác nhau về vòng ngực trung bình của học sinh theo giới tính. 
Hình 3. Biểu đồ biểu diễn VNTB của học sinh theo tuổi và theo giới tính 
Qua bảng 3 và hình 3 chúng tôi có những nhận xét: Ở giai đoạn từ 12-15 tuổi, VNTB của học 
sinh tăng liên tục. Tốc độ tăng VNTB của học sinh nam lớn hơn so với tốc độ tăng VNTB của 
học sinh nữ (3,58 cm/năm so với 1,86 cm/năm). 
Kết quả chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính được trình bày ở bảng 4 
Bảng 4.Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính 
Tuổi 
BMI (kg/ ) 
 Nam(1) Nữ(2) 
1 - 2 n SD Tăng n SD Tăng 
12 54 17,05 3,77 - 49 17,48 2,44 - -0,43 
13 49 17,1 3,51 0,05 54 17,97 2,2 0,49 -0,87 
14 52 17,88 4,13 0,78 48 18,54 1,93 0,57 -0,66 
15 52 19,22 3,62 1,34 49 18,81 2,29 0,27 0,41 
Tăng trung bình/năm 0,48 0,44 
n: Số học sinh của mẫu nghiên cứu; SD: Độ lệch chuẩn; : BMI của học sinh; 1- 2: Mức độ khác nhau 
về BMI của học sinh theo giới tính. 
Hứa Nguyệt Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 35 - 40 
 39
Hình 4. Biểu đồ biểu diễn BMI của học sinh theo tuổi và theo giới tính 
Ở cùng một lứa tuổi, chỉ số BMI của học sinh nam và học sinh nữ có khác nhau. Tốc độ tăng chỉ 
số BMI qua các giai đoạn tuổi (12-15 tuổi) nhìn chung học sinh nam lớn hơn học sinh nữ. So với 
thang đánh giá BMI theo FAO thì học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi thuộc nhóm thể 
trạng thiếu cân độ I và bình thường. 
Kết quả chỉ số Pignet của học sinh theo tuổi và giới tính được trình bày ở bảng 5 
Bảng 5.Chỉ số Pignet của học sinh theo tuổi và giới tính 
Tuổi 
Pignet 
 Nam (1) Nữ (2) 
1- 2 n SD Giảm n SD Giảm 
12 54 38,17 8,69 - 49 5,33 - 2,97 
13 49 36,65 8,85 1,52 54 32,93 7,45 2,27 3,72 
14 52 35,64 10,83 1,01 48 31,98 5,46 0,95 3,66 
15 52 30,29 10,53 5,35 49 31,81 6,45 0,17 -1,52 
Giảm trung bình/năm 2,63 1,13 
n: Số học sinh của mẫu nghiên cứu; SD: Độ lệch chuẩn; : Pignet của học sinh; 1- 2: Mức độ khác 
nhau về Pignet của học sinh theo giới tính. 
Hình 5. Biểu đồ biểu diễn chỉ số Pignet của học 
sinh theo tuổi và theo giới tính 
Qua bảng 5 và hình 5 chúng tôi có những nhận 
xét: Chỉ số Pignet của học sinh đều giảm. Tốc 
độ giảm chỉ số Pignet trung bình ở nam giảm 
nhiều hơn so với ở nữ (2,63 so với 1,13). So 
với thang phân loại chỉ số Pignet của Nguyễn 
Quang Quyền và cộng sự [5] thì học sinh trong 
nhóm nghiên cứu của chúng tôi có sức khỏe 
thuộc nhóm trung bình và khỏe. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết luận 
- Các chỉ số hình thái điển hình của học sinh 
Trường THCS Hương Sơn, thành phố Thái 
Nguyên ở lứa tuổi 12- 15 tuổi đều tăng dần 
theo tuổi, tốc độ tăng ở học sinh nam khác so 
với học sinh nữ. 
Hứa Nguyệt Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 35 - 40 
 40
- Chỉ số thể lực điển hình của học sinh trường 
THCS Hương Sơn cũng có sự thay đổi theo 
tuổi, giới tính trong đó: Chỉ số BMI của học 
sinh thuộc nhóm thể trạng thiếu cân độ I và 
bình thường, chỉ số Pignet của học sinh có 
sức khỏe thuộc nhóm trung bình và khỏe. 
Kiến nghị 
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ 
số hình thái từ đó làm thay đổi chỉ số thể lực 
BMI và pignet, ngoại trừ các yếu tố như bẩm 
sinh di truyền, lượng hoormon.... thì các yếu 
tố môi trường, xã hội, tập quán dinh dưỡng, 
tâm lí, việc rèn luyện thể dục thể thao cũng có 
ảnh hưởng nhất định đến một số đặc điểm 
nhân trắc cơ bản của học sinh trường THCS 
Hương Sơn nói riêng và lứa tuổi THCS tại 
tỉnh Thái Nguyên nói chung. Vì vậy các chỉ 
số này cần được tiến hành nghiên cứu thường 
xuyên theo định kỳ và có phân tích tổng hợp 
lại để có dữ liệu làm cơ sở cho việc đề xuất 
các biện pháp nâng cao sức khỏe, cũng như 
các biện pháp giáo dục và đào tạo phù hợp 
nhằm nâng cao chất lượng con người Việt 
Nam hiện nay là rất quan trọng và cần thiết. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt 
Nam bình thường thập kỷ 90 thế kỷ XX, Nxb Y 
học Hà Nội. 
2. Đỗ Hồng Cường (2008), Nghiên cứu một số chỉ 
số sinh học của học sinh trung học cơ sở các dân 
tộc tỉnh Hòa Bình, Luận án Tiến sĩ Sinh học Đại 
học Sư phạm Hà Nội. 
3. Nguyễn Khải và cs (1978), "Tình hình thể lực 
của học sinh phổ thông thành phố Huế", Hình thái 
học, tập 9, (1), tr.1-28. 
4. Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan (2010), Sinh lý 
học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
5. Trần Thị Loan (2002), Nghiên cứu một số chỉ số 
thể lực và trí tuệ của học sinh 6 - 17 tuổi tại quận 
Cầu Giấy, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Sinh học, 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
6. Nguyễn Quang Quyền (1984), Nhân trắc học và 
sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam, Nxb 
Y học Hà Nội. 
7. Đoàn Yên, Trịnh Bỉnh Dy (1993), Biến động 
một số thông số hình thái và sinh lý trong quá 
trình phát triển cá thể, Kỷ yếu về lão hóa khoa, 
Viện bảo vệ sức khỏe Người cao tuổi, Hà Nội, 
tr.491- 518. 
SUMMARY 
RESEARCH OF STUDENTS’ PHYSICAL STRENGTH AT HUONG SON 
SECONDARY SCHOOL, THAI NGUYEN CITY, THAI NGUYEN PROVINCE 
Hua Nguyet Mai*, Luong Thi Kieu Trang 
TNU - University of Sciences 
This research aimed to provide necessary figure about the physical strength growth of students at 
secondary schools. The study was carried out on 407 students from 12 to 15 years old in Huong 
Son secondary school, Thai Nguyen city, Thai Nguyen province. The results showed that, the 
index of physical strength increased continuously from 12 to 15 years old but the growing speed 
was different according to age and gender. The growth of height and weight was averagely 
5.72cm/year and 2,94kg/year in girls; 3.67cm/year and 4,76kg/year in boys respectively. The 
students height and weight increased fastest from 12 to 13 years old. Average BMI of boys was 
0,48kg/year and that of girls was 0,44kg/year. Most of students are short of weight level 1 and 
normal. The pignet index of students at all groups are healthy. 
Keywords: biology, index, morphology, physical strength, pupils. 
Ngày nhận bài: 08/6/2018; Ngày phản biện: 03/7/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018
* Tel: 01627380666; Email: nguyetmaimai@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_the_luc_cua_hoc_sinh_truong_trung_hoc_co_so_huong.pdf