Nghiên cứu thực trạng và kết quả sử dụng thuốc chống trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng và kết quả điều trị của thuốc chống trầm cảm ở Bệnh viện Đa khoa

Trung ương Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu.

Kết quả: đặc điểm nhóm nghiên cứu: 60% là nữ, độ tuổi từ 20 – 65 chiếm 89,2%, trình độ văn hóa hết

trung học phổ thông chiếm 47,7%. Nghề nghiệp hay gặp nhất là nông dân (30,8%). Thuốc chống trầm

cảm: amitriptylin được dùng nhiều nhất (61,5%). 58,5% thuốc chống trầm cảm được dùng ở khoa tâm

thần. Trong đó các bệnh lý về tâm thần chiếm 58,5%, 60 % bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm. Sau 2

tuần điều trị: triệu chứng tâm thần còn 20%, triệu chứng cơ thể còn 9,2%. Tác dụng không mong muốn:

khô miệng chiếm nhiều nhất (61,5%). Tương tác thuốc: 49,3% là tương tác có lợi, 3,1% là tương tác

không có lợi, trong đó 26,2% là cặp amitriptylin – seduxen.

pdf 5 trang yennguyen 2960
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thực trạng và kết quả sử dụng thuốc chống trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thực trạng và kết quả sử dụng thuốc chống trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Nghiên cứu thực trạng và kết quả sử dụng thuốc chống trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
Đặng Hoàng Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 41 - 45 
41 
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG 
TRẦM CẢM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 
Đặng Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huyền 
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng và kết quả điều trị của thuốc chống trầm cảm ở Bệnh viện Đa khoa 
Trung ương Thái Nguyên. 
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. 
Kết quả: đặc điểm nhóm nghiên cứu: 60% là nữ, độ tuổi từ 20 – 65 chiếm 89,2%, trình độ văn hóa hết 
trung học phổ thông chiếm 47,7%. Nghề nghiệp hay gặp nhất là nông dân (30,8%). Thuốc chống trầm 
cảm: amitriptylin được dùng nhiều nhất (61,5%). 58,5% thuốc chống trầm cảm được dùng ở khoa tâm 
thần. Trong đó các bệnh lý về tâm thần chiếm 58,5%, 60 % bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm. Sau 2 
tuần điều trị: triệu chứng tâm thần còn 20%, triệu chứng cơ thể còn 9,2%. Tác dụng không mong muốn: 
khô miệng chiếm nhiều nhất (61,5%). Tương tác thuốc: 49,3% là tương tác có lợi, 3,1% là tương tác 
không có lợi, trong đó 26,2% là cặp amitriptylin – seduxen. 
Từ khóa: Thuốc chống trầm cảm, trầm cảm, amitriptyline, tâm thần, kết quả điều trị. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Thuốc chống trầm cảm là thuốc được dùng 
chính trong điều trị bệnh trầm cảm. Thuốc có 
tác dụng kích hoạt, làm tăng dẫn truyền thần 
kinh trung ương nên làm mất tình trạng trầm 
cảm u sầu. Ngoài ra thuốc chống trầm cảm 
còn được dùng trong rất nhiều bệnh như điều 
trị rối loạn cảm xúc, hội chứng ruột kích 
thích, các cơn đau do thần kinh, rối loạn 
hoảng sợ... [1] Trên thế giới và tại Việt Nam 
đã có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả và tác 
dụng phụ của thuốc này. Để giúp các cán bộ y 
tế hiểu rõ hơn về thuốc chống trầm cảm từ đó 
đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh, đồng thời 
góp thêm tài liệu giảng dạy, nghiên cứu về 
lĩnh vực dược lâm sàng, đề tài này được thực 
hiện với những mục tiêu sau: 
1. Mô tả thực trạng sử dụng thuốc chống 
trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương 
Thái Nguyên. 
2. Tìm hiểu kết quả điều trị của thuốc chống 
trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương 
Thái Nguyên. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
*
Gồm 65 bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc 
chống trầm cảm đã điều trị tại Bệnh viện Đa 
khoa Trung ương Thái Nguyên. 
Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu. 
Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu có chủ đích 
các bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm 
tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương 
Thái Nguyên. 
Cỡ mẫu: Toàn thể bệnh nhân dùng thuốc 
chống trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung 
ương Thái Nguyên từ tháng 11/2010 đến 
04/2011. 
Kỹ thuật thu thập số liệu 
∗ Thu thập số liệu lần 1 
− Tham khảo hồ sơ bệnh án và phỏng vấn các 
bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc chống 
trầm cảm. 
− Số liệu được thu thập vào phiếu nghiên cứu 
thống nhất 
∗ Thu thập số liệu lần 2 (sau hai tuần điều trị) 
− Khám lại và phỏng vấn bệnh nhân đang 
được chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm. 
− Số liệu được thu thập vào phiếu nghiên cứu 
thống nhất 
∗ So sánh số liệu giữa hai lần thu thập 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Đặng Hoàng Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 41 - 45 
42 
Các chỉ tiêu nghiên cứu 
Thực trạng sử dụng thuốc chống trầm cảm 
- Đặc điểm nhóm nghiên cứu: tuổi, giới, nghề 
nghiệp, trình độ văn hóa. 
- Tần số sử dụng thuốc chống trầm cảm theo 
khoa lâm sàng và theo loại bệnh. 
- Các thuốc chống trầm cảm được sử dụng. 
Kết quả điều trị của thuốc chống trầm cảm 
- Đánh giá hiệu quả điều trị: tình trạng bệnh 
lý của bệnh nhân trước và sau 2 tuần điều trị. 
- Tác dụng không mong muốn. 
- Tương tác thuốc: Tương tác có lợi (làm tăng 
tác dụng điều trị), tương tác không có lợi (làm 
tăng tác dụng không mong muốn) 
Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y 
học bằng phần mền SPSS 11.5. 
KẾT QỦA NGHIÊN CỨU 
Thực trạng sử dụng thuốc chống trầm cảm 
Bảng 1: Đặc điểm nhóm nghiên cứu 
Đặc điểm SL % 
Tuổi 
<20 3 4,6 
20-65 58 89,2 
>65 4 6,2 
Giới 
Nam 26 40 
Nữ 39 60 
Trình độ 
văn hóa 
Mù chữ 2 3,1 
Hết tiểu học 6 9,2 
Hết trung học cơ sở 16 24,6 
Hết trung học phổ 
thông 31 47,7 
Trên trung học phổ 
thông 10 15,4 
Nghề 
nghiệp 
Nông dân 20 30,8 
Hưu trí 14 21,5 
Cán bộ 9 13,9 
Học sinh, sinh viên 5 7,7 
Tự do 17 26,2 
Nhận xét: độ tuổi hay gặp nhất là từ 20 – 65 
(89,2%). 60 % là nữ, trình độ văn hóa hết 
trung học phổ thông là hay gặp nhất (47,7%). 
Nghề nghiệp chủ yếu là nông dân (30,8%). 
Bảng 2: Tỉ lệ các thuốc chống trầm cảm 
Thuốc chống trầm cảm SL % 
Mirtazapin 22 33,9 
Amitriptylin 40 61,5 
Thuốc khác 3 4,6 
Tổng 65 100 
Nhận xét: amitriptylin hay được sử dụng nhất 
(61,5%), thứ hai là mirtazapin (33,9%). 
Bảng 3: Tỉ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc chống 
trầm cảm tại các khoa 
Khoa lâm sàng SL % 
Khoa Tâm thần 38 58,5 
Khác (Thần kinh, nội) 27 41,5 
Tổng 65 100 
Nhận xét: thuốc chống trầm cảm được sử 
dụng nhiều nhất ở khoa Tâm thần (58,5%), 
41,5% được dùng ở các khoa khác (Thần 
kinh, nội) 
Bảng 4: Cơ cấu bệnh của bệnh nhân sử dụng 
thuốc chống trầm cảm 
Bệnh SL % 
Bệnh lý tâm thần (trầm cảm, 
nghiện rượu) 38 58,5 
Bệnh lý về thần kinh (đau 
dây thần kinh, đau đầu) 27 41,5 
Tổng 65 100 
Nhận xét: bên cạnh các bệnh lý tâm thần 
(58,5%), thuốc chống trầm cảm còn được 
dùng trong nhiều bệnh lý thần kinh với 41,5% 
Kết quả điều trị của thuốc chống trầm cảm 
Bảng 5: Triệu chứng tâm thần và cơ thể của bệnh 
nhân trước và sau 2 tuần sử dụng thuốc chống 
trầm cảm 
Triệu chứng 
Trước Sau 
p 
SL % SL % 
Tâm thần 42 64,6 13 20 <0,05 
Cơ thể 39 60 6 9,2 <0,05 
Nhận xét: các triệu chứng tâm thần sau 2 
tuần điều trị giảm từ 64,6% xuống 20%. Các 
triệu chứng cơ thể giảm từ 60% xuống 9,2%. 
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( với p < 
0,05 và p < 0,05 ). 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Đặng Hoàng Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 41 - 45 
43 
Bảng 6: Một số triệu chứng tâm thần và cơ thể 
trước và sau 2 tuần điều trị 
Triệu chứng 
Truớc Sau 
p 
SL % SL % 
Trầm cảm 39 60 11 16,9 <0,05 
Rối loạn 
hành vi 38 58,5 11 16,9 <0,05 
Thần kinh 
thực vật 18 27,7 2 3,1 <0,05 
Nhận xét: các triệu chứng trầm cảm, rối loạn 
hành vi, triệu chứng trên thần kinh thực vật 
sau 2 tuần điều trị bằng thuốc chống trầm cảm 
giảm rõ rệt ( với p < 0,05, và p < 0,05 ) 
Bảng 7: Các tác dụng không mong muốn khi sử 
dụng thuốc chống trầm cảm 
Các tác dụng phụ SL % 
Buồn ngủ 11 16,9 
Run đầu chi 9 13,9 
Khô miệng 40 61,5 
Chóng mặt 6 9,2 
Tăng cân 18 27,7 
Ăn kém ngon 12 18,5 
Khác 3 4,6 
Nhận xét: 61,5% gặp khô miệng. Ngoài ra 
còn có buồn ngủ, tăng cân, ăn kém ngon 
Bảng 8. Tương tác giữa thuốc chống trầm cảm và 
các thuốc khác 
Cặp 
tương tác 
Có lợi Không có lợi 
SL % SL % 
Amitriptylin - 
seduxen 17 26,2 
Mirtaz - seduxen 15 23,1 
Amitriptylin - 
enalapril 2 3,1 
Nhận xét: Tương tác có lợi chiếm 49,3%, 
Trong đó amitriptylin–seduxen chiếm 26,2%. 
BÀN LUẬN 
Thực trạng sử dụng thuốc chống trầm cảm 
tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương 
Thái Nguyên 
Đặc điểm nhóm nghiên cứu 
Theo bảng 2.1, độ tuổi hay gặp nhất là 20 – 
65 (89,2%). Kết quả này tương tự với kết quả 
nghiên cứu của Nguyễn Văn Siêm (2010) [4]. 
Ở nhóm tuổi này, quá trình sinh khả dụng của 
thuốc trong cơ thể bệnh nhân đã ổn định nên 
tạo nhiều thuận lợi trong quá trình điều trị 
bệnh. Về giới tính, nữ chiếm 60%. Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên 
cứu của Lima AF , Fleck M (2011)[11]. Sự 
khác biệt tỉ lệ mắc giữa hai giới là do sự khác 
nhau giữa hormone, xu hướng nghề nghiệp và 
yếu tố chấn thương tâm lý xã hội ở nam và nữ 
[3]. Về trình độ văn hóa, 47,7 % là nhóm hết 
trung học phổ thông. Về nghề nghiệp, nông 
dân chiếm tỉ lệ cao nhất (30,8%). Kết quả này 
khác với kết quả của nghiên cứu tại Bệnh viện 
Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh năm 2005. 
Trong đó 67,6% bệnh nhân có trình độ văn 
hóa thấp, nghề nghiệp tự do chiếm nhiều nhất 
(27,6%) [5]. Sự khác biệt này là do cơ cấu 
nghề nghiệp của tỉnh Thái Nguyên và thành 
phố Hồ Chí Minh không giống nhau. Ở Thái 
Nguyên, nông dân chiếm tỉ lệ cao trong cơ 
cấu nghề nghiệp của tỉnh. 
Các thuốc chống trầm cảm 
Theo bảng 2, amitriptylin là thuốc chống trầm 
cảm hay được dùng nhất (61,5%), thứ hai là 
mirtazapin (33,9%). Trong đó amitriptyline 
thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng. 
Mirtazapin thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm 
thế hệ mới. Ta thấy trong nhóm nghiên cứu 
đa số là thuốc chống trầm cảm nhóm 3 vòng. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với 
nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn 
Kim Việt (2011) [2]. Trong nghiên cứu này 
92% là thuốc chống trầm cảm thế hệ mới. 
Amitriptylin có tác dụng ức chế thu hồi 
serotonin và noradrenalin. Amitriptylin có 
hiệu quả cao đối với nhiều bệnh hơn các 
thuốc ức chế có chọn lọc serotonin nhưng 
nhiều tác dụng phụ hơn [10]. Mirtazapin có 
tác dụng trên hệ serotonin và adrelanin. 
Mirtazapin đã được chứng minh có hiệu quả 
tương đương với amitriptylin nhưng ít tác 
dụng phụ hơn [3]. Trong nhóm nghiên cứu 
amitriptylin được dùng nhiều nhất. Đó là do 
amitriptylin được sử dụng sớm và phổ biến 
trên toàn thế giới [11] nên đa số bác sỹ quen 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Đặng Hoàng Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 41 - 45 
44 
sử dụng thuốc này. Mặt khác amitriptylin có 
giá thành rẻ phù hợp với điều kiện kinh tế của 
bệnh nhân (đa số bệnh nhân có thu nhập 
thấp). Từ đó cho thấy các dược sỹ lâm sàng 
cần tư vấn cho bác sỹ để có thể lựa chọn được 
thuốc phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. 
Cơ cấu bệnh của bệnh nhân sử dụng thuốc 
chống trầm cảm 
Theo bảng 3, thuốc chống trầm cảm chủ yếu 
được sử dụng tại khoa Tâm thần (58,5%), 
41,5% được dùng ở các khoa khác (Thần 
kinh, Nội, hồi sức cấp cứu). Theo bảng 4, 
58,5% thuốc chống trầm cảm được dùng 
trong điều trị bệnh về tâm thần như trầm cảm, 
nghiên rượu, rối loạn cảm xúc. Bệnh cạnh 
những chỉ định điều trị các bệnh lý về tâm 
thần, thuốc chống trầm cảm được dùng trong 
các bệnh lý cơ thể như đau đầu, đau dây thần 
kinh hông, đau bụng, rối loạn tiền đình 
cũng có nhiều chuyển biến tốt. Theo các 
nghiên cứu trước đây thì các thuốc này có thể 
điều trị tốt các bệnh đau mãn tính [8][9][10]. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp 
với nghiên cứu của Frost J (2011) [8]. 
Kết quả điều trị của các thuốc chống trầm cảm 
Tình trạng bệnh nhân trước và sau 2 tuần 
sử dụng thuốc chống trầm cảm 
Dựa vào bảng 5, trước điều trị 64,6% bệnh 
nhân có triệu chứng tâm thần, 60% có triệu 
chứng cơ thể. Kết quả này tương tự với 
nghiên cứu của Nguyễn Kim Việt (2010) [7]. 
sau khi dùng thuốc chống trầm cảm, các triệu 
chứng của bệnh nhân đều giảm. Mức giảm 
của các triệu chứng đều có ý nghĩa thống kê 
(p<0,05). Trong đó theo bảng 6, các bệnh 
nhân sau 2 tuần điều trị triệu chứng trầm cảm 
còn 16,9%, triệu chứng rối loạn hành vi giảm 
còn 16,9%, triệu chứng trên thần kinh thực 
vật còn 3,1%. Mức giảm của các triệu chứng 
đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả 
nghiên cứu của Jackson JL (2010) [9]. 
Các tác dụng không mong muốn gặp phải 
khi sử dụng thuốc chống trầm cảm 
Kết quả bảng 2.7 cho thấy tác dụng không 
mong muốn hay gặp nhất là khô miệng 
(61,5%). Kết quả này tương tự với kết quả 
của nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng, 
Nguyễn Kim Việt (2011) [2]. Các tác dụng 
không mong muốn này thường được cải thiện 
sau tuần thứ hai sử dụng thuốc. Các bác sỹ 
cần phải giải thích cho bệnh nhân về các tác 
dụng này để bệnh nhân không bị sợ hãi, 
hoang mang. Một số các tác dụng không 
mong muốn còn được dùng làm tác dụng 
chính trong điều trị một số bệnh như bệnh 
thừa nước bọt, ra nhiều mồ hôi tay chân, mất 
ngủ [8] 
Tương tác giữa thuốc chống trầm cảm và 
các thuốc khác 
Theo kết quả bảng 9, tương tác có lợi chiếm 
49,3%, tương tác không có lợi chiếm 3,1%. 
Đây chủ yếu là tương tác giữa cặp 
amitriptylin – seduxen (26,2%). Các cặp 
tương tác trong nhóm nghiên cứu đều là 
tương tác mức độ 1. Cặp amitriptylin – 
seduxen, mirtazapin – seduxen là tương tác có 
lợi làm tăng tác dụng an thần (tác dụng 
chính). Khi phối hợp thì phải điều chỉnh liều 
lượng hai thuốc, chú ý là không dùng thuốc ở 
người cần tỉnh táo, không uống rượu khi đang 
dùng thuốc. Cặp amitriptylin – enalapril là 
tương tác không có lợi làm tăng tác dụng hạ 
huyết áp (tác dụng không mong muốn của 
amitriptylin). Khi phối hợp phải theo dõi 
huyết áp trong và sau khi ngừng điều trị một 
trong hai thuốc. Điều chỉnh liều lượng nếu 
cần. Chú ý đến sự tuân thủ y lệnh của bệnh 
nhân. Đặc biệt cảnh giác với người bệnh cao 
tuổi [6]. Từ đó cho thấy dược sỹ lâm sàng cần 
phải tư vấn cho bác sỹ về những tương tác 
giữa các thuốc trong đơn nhằm đạt hiệu quả 
cao trong điều trị. 
KẾT LUẬN 
1. Thực trạng sử dụng thuốc chống trầm cảm 
− Đặc điểm nhóm nghiên cứu: nữ chiếm 60%, 
độ tuổi từ 20 – 65 (89,2%), trình độ văn hóa 
hết trung học phổ thông là 47,7%. Với nghề 
nghiệp thường gặp là nông dân (30,8%). 
− Thuốc chống trầm cảm: 61,5% là 
amitriptylin. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Đặng Hoàng Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 41 - 45 
45 
− Các khoa: hay gặp ở khoa tâm thần (58,5%), 
trong đó 58,5% là bệnh lý về tâm thần, 60% 
bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm. 
2. Kết quả điều trị của thuốc chống trầm cảm 
− Sau 2 tuần điều trị: triệu chứng tâm thần còn 
20%, triệu chứng cơ thể còn 9,2%. 
− Tác dụng không mong muốn: khô miệng 
chiếm 61,5%. 
− Tương tác thuốc: 49,3% là tương tác có lợi, 
trong đó 26,2% là cặp Amitriptylin – 
Seduxen. 
KHUYẾN NGHỊ 
1. Cần đẩy mạnh công tác thông tin thuốc 
chống trầm cảm trên toàn bệnh viện. 
2. Các dược sỹ lâm sàng cần phải phát huy 
vai trò trong công tác tư vấn cho các y bác sỹ 
các vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc 
chống trầm cảm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ môn dược lý - Đại học Y Hà Nội (2005), 
Dược lý học lâm sàng, NXBYH, tr 206 – 214. 
[2] Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Kim Việt (2011), 
“ Bước đầu nhận xét điều trị trầm cảm ở người già 
tại Viện Sức khỏe Tâm Thần “, Tạp chí Y Học 
Thực Hành, 1(748), tr 23. 
[3] Bùi Quang Huy (2008), Trầm cảm, NXBYH, 
tr 11 – 13. 
[4] Nguyễn Văn Siêm (2010), “ Nghiên cứu dịch 
tễ lâm sàng rối loạn trầm cảm tại một xã đồng 
bằng sông Hồng “, tạp chí Y Học Thực Hành, 
5(717), tr 71. 
[5] Phong Sơn (2005), 67,6% bệnh nhân trầm cảm 
có học vấn thấp. 
<
nhan-tram-cam-co-hoc-van-thap.htm> 
[6] Lê Ngọc Trọng, Đỗ Kháng Chiến (2006), 
Tương tác thuốc và những chú ý khi chỉ định, 
NXBYH, tr 990. 
[7] Nguyễn Kim Việt (2010), “ Đặc điểm biểu 
hiện cơ thể của trầm cảm ở người già “, tạp chí Y 
Học Thực Hành, 3(709), tr 126. 
[8] Frost J.et al (2011), “ Patient-reported 
Outcomes as a Source of Evidence in Off-Label 
Prescribing: Analysis of Data From Patients Like 
Me “, J Med Internet Res,13(1), pp 6. 
[9] Jackson JL. et al (2010), “Tricyclic 
antidepressants and headaches: systematic review 
and meta analysis”, BMJ;341, pp 5222 
[10] Kumar D. et al. (2009), “Upper 
gastrointestinal bleeding in a patient with 
depression receiving selective serotonin reuptake 
inhibitor therapy”, Indian J Pharmacol 41(1), pp 
51-53. 
[11] Lima AF . et al (2011), “ Quality of life, 
diagnosis, and treatment of patients with major 
depression: a prospective cohort study in primary 
care”, Rev Bras Psiquiatr, PII: S1516-
44462011005000001. 
SUMMARRY 
STUDING THE ACTUAL SITUATION OF USING AND RESULTS OF 
TREATMENT WITH ANTIDEPRESSANTS AT THAI NGUYEN CENTRAL 
GENERAL HOSPITAL 
Dang Hoang Anh*, Nguyen Thi Thu Hien 
College of Medicine and Pharmacy - TNU 
Objectives: Describing the actual situation of using and results of treatment with antidepressants 
at Thai Nguyen Central General Hospital. 
Method: A description and prospective method were used in this study. 
Result: Features of researched group: 60% female, the age 20 – 65 occupied 89.2%; Cultural 
level: 47.7% graduated from high school; The most common profession was farmer (30.8%); 
Antidepressants: Amitriptyline was the most frequently used (61.5%); 58.5% of antidepressants 
were used in Department of Psychiatry. of which mental diseases occupied 58.5% and 60% 
patients had symptoms of depression; After 2 weeks of treatment: psychiatric symptoms was 20%, 
body symptoms was 9.2%; Adverse effects: dryness of mouth was the highest ratio with 61.5%; 
Drugs – interactions: Beneficial interactions was 49.3%, unfavorable interactions was 3.1%, of 
which 26.2% was the couple amitriptyline – seduxen. 
Key words: Antidepressant, depression, amitriptyline, psychiatry, results of treatment 
*
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thuc_trang_va_ket_qua_su_dung_thuoc_chong_tram_ca.pdf