Nghiên cứu tính chất nhiệt của tấm dán composite trên nền giấy bucky và polyaniline

Tóm tắt:

Giấy Bucky được chế tạo bằng phương pháp lọc hút chân không từ các ống nano các bon. Với phương pháp này, các ống nano các bon được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, chúng đan xen thành các mạng lưới và liên kết với nhau chủ yếu bằng lực liên kết Van der Waals. Do đó giấy Bucky tương đối xốp, độ bền cơ không cao, nhiệt truyền trong giấy Bucky theo các hướng ngẫu nhiên và phụ thuộc nhiều vào diện tích tiếp xúc của các ống nano các bon. Để khắc phục vấn đề rỗng xốp cũng như gia cường lực liên kết giữa các ống nano các bon, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp polyaniline (PANI) vào giấy Bucky. PANI sẽ bao bọc bề mặt ống nano các bon và bao bọc các vị trí tiếp xúc giữa các ống, đồng thời làm giảm thể tích chứa khí, từ đó giúp cải thiện độ dẫn nhiệt. Các kết quả thực nghiệm cho thấy, việc tổng hợp PANI đã làm giảm thể tích chứa khí, tăng độ dẫn nhiệt từ 0,26 W/m.K đối với mẫu Bucky ban đầu lên 0,51 W/m.K

pdf 5 trang yennguyen 9060
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tính chất nhiệt của tấm dán composite trên nền giấy bucky và polyaniline", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tính chất nhiệt của tấm dán composite trên nền giấy bucky và polyaniline

Nghiên cứu tính chất nhiệt của tấm dán composite trên nền giấy bucky và polyaniline
2761(3) 3.2019
Khoa học Tự nhiên
Giới thiệu
Giấy Bucky được biết đến là loại vật liệu màng mỏng 
được tạo thành từ sự sắp xếp của các ống nano các bon 
thông qua lực liên kết Van der Waals. Sự sắp xếp ngẫu nhiên 
của các ống nano các bon làm giảm diện tích tiếp xúc giữa 
các ống, nhiệt lan truyền theo nhiều hướng trong mạng lưới 
của giấy Bucky. Do đó mà tính chất nhiệt của giấy Bucky 
bị ảnh hưởng nhiều bởi cấu trúc mạng. Nhiều khảo sát cho 
thấy đường kính, chiều dài [1], sự định hướng [2], độ dẫn 
nhiệt riêng của các sợi nano các bon [3], loại ống nano các 
bon đơn vách hay đa vách [4] có ảnh hưởng đến độ dẫn 
nhiệt của giấy Bucky. Gần đây, một vài nhóm tác giả đã 
nghiên cứu về hiệu ứng phối hợp của nhiều vật liệu nhằm 
làm tăng độ dẫn nhiệt, như kết hợp graphen nanoplatelet và 
nano các bon [5], nano các bon và sợi nano đồng [6] kết 
quả cho thấy sự kết hợp các loại vật liệu với nhau giúp cải 
thiện tính chất nhiệt rõ rệt. Bằng cách composites hóa giấy 
Bucky với keo epoxy, nhóm tác giả Z. Wanga [7] đã đưa ra 
kết luận về việc cải thiện tính chất cơ lý của giấy Bucky. 
PANI là một trong số ít polyme có khả năng dẫn điện 
được các nhà khoa học sử dụng để làm tăng khả năng dẫn 
điện ứng dụng trong siêu tụ điện. Hiện nay các nghiên cứu 
chủ yếu tập trung vào việc sử dụng PANI để cải thiện độ 
dẫn của điên cực và điện dung của tụ, như hệ điện cực 
composite graphene/polyaniline nanofiber [8], sợi nano 
các bon/PANI [9] và Bucky/PANI [10] cho những kết quả 
tốt với những tính năng vượt trội khi so sánh với điện cực 
chế tạo đơn thuần từ sợi nano các bon đơn lẻ. Bằng cách 
composite hóa sợi nano các bon với PANI, nhóm nghiên 
cứu của D. Jie [11] cho thấy sự cải thiện độ ổn định nhiệt 
của composite so với một vật liệu đơn lẻ. Do đó trong báo 
cáo này, chúng tôi nghiên cứu chế tạo giấy Bucky composite 
với PANI. Dựa trên sự tương quan cũng như mối quan hệ 
giữa cơ chế dẫn điện và nhiệt của vật liệu đó là sự chyển 
động của các electron cho thấy rằng việc composite PANI 
với giấy Bucky ngoài cải thiện độ dẫn điện cũng sẽ giúp cải 
thiện độ dẫn nhiệt của giấy Bucky. Sự bao bọc của mạng 
lưới PANI quanh các vị trí tiếp xúc được dự đoán là sẽ cải 
thiện cơ tính cho giấy Bucky. Bên cạnh đó, sự gia cường 
các vị trí tiếp xúc cũng giúp đảm bảo sự truyền nhiệt liên 
tục bên trong giấy Bucky mà qua đó sẽ giúp tăng độ dẫn 
nhiệt của giấy.
Thực nghiệm
Chuẩn bị mẫu
Giấy Bucky sử dụng trong nghiên cứu này được chế tạo 
từ ống nano các bon đa thành có đường kính 20 nm, độ tinh 
khiết >90% của hãng Cheaptubes (Mỹ). Monomer aniline 
được mua của hãng Sigma Aldrich (Đức), Isopropanol 
(IPA) được mua của hãng Sigma Aldrich có tỷ trọng 0,786 
g/cm3, độ nhớt 1,96 cP tại 25oC. Màng lọc xenlulozơ kích cỡ 
50x50 cm, kích thước lỗ 0,45 μm của hãng Sigma Aldrich. 
Nghiên cứu tính chất nhiệt của tấm dán 
composite trên nền giấy bucky và polyaniline
Quách Thị Ngọc Anh*, Nguyễn Thị Hồng Thắm, Ngô Võ Kế Thành, Đỗ Hữu Quyết
Trung tâm Nghiên cứu triển khai, Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài 7/5/2018; ngày chuyển phản biện 11/5/2018; ngày nhận phản biện 18/6/2018; ngày chấp nhận đăng 26/6/2018
Tóm tắt:
Giấy Bucky được chế tạo bằng phương pháp lọc hút chân không từ các ống nano các bon. Với phương pháp này, 
các ống nano các bon được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, chúng đan xen thành các mạng lưới và liên kết với nhau 
chủ yếu bằng lực liên kết Van der Waals. Do đó giấy Bucky tương đối xốp, độ bền cơ không cao, nhiệt truyền trong 
giấy Bucky theo các hướng ngẫu nhiên và phụ thuộc nhiều vào diện tích tiếp xúc của các ống nano các bon. Để khắc 
phục vấn đề rỗng xốp cũng như gia cường lực liên kết giữa các ống nano các bon, nhóm nghiên cứu đã tiến hành 
tổng hợp polyaniline (PANI) vào giấy Bucky. PANI sẽ bao bọc bề mặt ống nano các bon và bao bọc các vị trí tiếp xúc 
giữa các ống, đồng thời làm giảm thể tích chứa khí, từ đó giúp cải thiện độ dẫn nhiệt. Các kết quả thực nghiệm cho 
thấy, việc tổng hợp PANI đã làm giảm thể tích chứa khí, tăng độ dẫn nhiệt từ 0,26 W/m.K đối với mẫu Bucky ban 
đầu lên 0,51 W/m.K.
Từ khóa: composite Bucky/PANI, giấy Bucky, tấm dán tản nhiệt.
Chỉ số phân loại: 1.8
*Tác giả liên hệ: Email: anh.quachthingoc@shtplabs.org
2861(3) 3.2019
Khoa học Tự nhiên
Dầu silicone được mua của hãng Sigma Aldrich với độ nhớt 
150 mPa.s. 
Bơm chân không được sử dụng trong đề tài này là Model 
VE 125 có lưu lượng 70 lít/phút, tạo được độ chân không 
5 Pa.
Giấy Bucky sử dụng trong phần thực nghiệm được chế 
tạo bằng phương pháp lọc hút chân không. Nano các bon 
được phân tán trong dung môi IPA bằng sóng siêu âm (tần 
số 20 kHz, năng lượng 1375 W), sau đó hút chân không qua 
phễu lọc có sử dụng màng lọc xenlulozơ để tạo thành giấy 
Bucky. 
Chuẩn bị dung dịch tổng hợp PANI có thành phần: 250 
ml HCl 2M; 13,7 ml anilin và nước DI để có được tổng 
thể tích là 500 ml. Điện cực làm việc là hai tấm Titan dạng 
lưới có diện tích 7x12 cm2 và điện cực đối là hai tấm Titan 
phẳng có diện tích tương đương. Giấy Bucky sau khi chế tạo 
sẽ được cắt thành các tấm hình chữ nhật có diện tích 6x10 
cm2, ngâm trong đĩa petri có chứa dung dịch tổng hợp. Sử 
dụng buồng hút ẩm chân không, tiến hành hút chân không 
khoảng 30 phút để dung dịch thấm hoàn toàn. Tấm giấy 
Bucky được đặt vào giữa hai tấm lưới Titan để thực hiện 
quá trình điện hóa, hệ điện hóa được bố trí như sơ đồ hình 
1. Quá trình điện hóa được thực hiện ở nhiệt độ phòng, thời 
gian tổng hợp là 15, 60 và 90 phút (tương ứng với các mẫu 
P-15, P-60 và P-90) với mật độ dòng điện được điều khiển 
trong khoảng 1,5 mA/cm2. Sau khi tổng hợp giấy Bucky 
được rửa lại 3 lần với nước DI để làm sạch tạp chất cũng 
như muối dư bám trên bề mặt và để khô ở nhiệt độ phòng 
trong 24 giờ. Cuối cùng, giấy Bucky và các mẫu P-15, P-60, 
P-90 được làm sạch bề mặt bằng cách sấy bằng máy sấy 
trong 30 phút, sau đó thấm ướt silicone bằng phương pháp 
hút chân không trong buồng hút ẩm 15 phút trước khi mang 
đi khảo sát tính chất nhiệt.
Hình 1. Sơ đồ bố trí hệ điện hóa.
Khảo sát tính chất
Để nghiên cứu độ dẫn nhiệt của giấy Bucky, chúng tôi 
thiết kế hệ đo nhiệt trở theo tiêu chuẩn ASTM D5470 [12]. 
Hệ đo sẽ ghi nhận nhiệt độ tại 4 vị trí trên khối đồng bằng 
đầu dò, sau đó sử dụng để tính toán nhiệt trở của mẫu.
Độ dẫn nhiệt của vật liệu được tính toán bằng phương 
pháp ngoại suy thông qua đồ thị nhiệt trở theo bề dày của 
mẫu. 
 Cấu trúc mạng của giấy Bucky và sự phân bố của PANI 
bên trong giấy Bucky được quan sát bằng kính hiển vi điện 
tử quét SEM.
Kết quả và thảo luận
Kết quả phân tích hình thái học
Mẫu giấy Bucky sau khi tổng hợp PANI được mang đi 
chụp SEM để quan sát sự phân bố của PANI bên trong cấu 
trúc của giấy Bucky. 
Research on thermal properties 
of composite pad based 
on Bucky paper and Polyaniline
Thi Ngoc Anh Quach*, Thi Hong Tham Nguyen, 
Vo Ke Thanh Ngo, Huu Quyet Do
Center for Deployment Research, SHTP
Received 7 May 2018; accepted 26 June 2018
Abtract:
The Bucky paper was fabricated by micro-filtration of 
a suspension of carbon nanotubes. In this method, the 
carbon nanotubes were randomly arranged to form 
the porous structure sheet called the Bucky paper. The 
Bucky paper transferred heat in random directions 
through the structure and this transmission was most 
dependent on the contact of individual carbon nanotubes. 
In this research, Polyaniline (PANI) was synthesized 
onto the Bucky paper via the electrochemical method. 
SEM images showed that PANI covered around the 
carbon nanotubes and their contact points. We assumed 
that PANI helped to decrease the volume of air in the 
structure and increase the mechanical properties of the 
Bucky/PANI composite. Thermal conductivity increased 
from 0.26 W/m.K to 0.51 W/m.K for original Bucky 
paper and Bucky/PANI composite, respectively.
Keywords: Bucky paper, Bucky/PANI composite, 
thermal pad.
Classification number: 1.8
2961(3) 3.2019
Khoa học Tự nhiên
Qua ảnh SEM hình 2A có thể thấy rằng, các ống nano 
các bon nằm chồng chéo lên nhau một cách ngẫu nhiên tạo 
thành giấy Bucky với nhiều lỗ xốp. Các lỗ xốp này chứa 
không khí với độ dẫn nhiệt thấp (0,0026 W/m.K) làm ngăn 
cản quá trình truyền dẫn nhiệt, giảm độ dẫn nhiệt của giấy 
Bucky. Ngoài ra, lực liên kết giữa các ống nano các bon với 
nhau chủ yếu là lực Van der Waals, tương đối lỏng lẻo. Sau 
khi tổng hợp PANI lên giấy Bucky, có thể thấy rằng, PANI 
bao bọc quanh ống nano các bon đồng thời bao bọc theo các 
vị trí tiếp xúc giữa các ống nano các bon, (hình 2B, 2C, 2D). 
Điều này giúp làm tăng độ bền liên kết giữa các vị trí tiếp 
xúc, đồng thời làm giảm thể tích lỗ xốp bên trong cấu trúc 
giấy Bucky, từ đó làm tăng độ dẫn nhiệt. Ngoài ra, quan 
sát hình 2B, 2C và 2D lần lượt là các mẫu P-15, P-60, P-90 
tương ứng với các khoảng thời gian tổng hợp là 15, 60 và 
90 phút, ta có thể thấy mật độ bao phủ của PANI trên giấy 
Bucky tỷ lệ thuận với thời gian tổng hợp. Điều này cũng 
được kiểm chứng qua kết quả phần trăm khối lượng ở bảng 
1.
Hình 3. Phần trăm khối lượng Bucky, Silicone và PANI trên tấm 
dán truyền nhiệt.
Hình 3 cho thấy phần trăm khối lượng Bucky, silicone 
và PANI trên tấm dán truyền nhiệt với thời gian 15, 60, 90 
phút tương ứng lần lượt là P-15, P-60, P-90. Chúng ta có 
thể thấy rằng, khi tăng thời gian tổng hợp thì phần trăm 
khối lượng PANI tăng lên, phần trăm khối lượng silicone 
giảm xuống. Silcone khi thấm vào giấy Bucky sẽ giúp lấp 
đầy các lỗ xốp vi mô bên trong cấu trúc. Như vậy thể tích lỗ 
xốp càng lớn, phần trăm khối lượng dầu silicone thấm vào 
sẽ càng nhiều. Hiện tượng phần trăm khối lượng PANI tăng 
lên trong khi phần trăm khối lượng silicone giảm cho ta thấy 
rằng, việc tổng hợp PANI đã giúp gia tăng mật độ xếp chặt, 
giảm thể tích lỗ xốp trong giấy Bucky.
(A)
(B)
(D)
Hình 2. Ảnh SEM cấu trúc bề mặt, với (A) của giấy Bucky và (B), 
(C), (D) lần lượt là các mẫu P-15, P-60, P-90.
3061(3) 3.2019
Khoa học Tự nhiên
Kết quả tính toán độ dẫn nhiệt
Để kiểm tra độ đẫn nhiệt của giấy Bucky cũng như kiểm 
tra hiệu quả cải thiện độ dẫn nhiệt của giấy sau khi tổng hợp 
PANI, chúng tôi tiến hành đo nhiệt trở của mẫu theo tiêu 
chuẩn ASTM D5470. 
Hình 4. Sơ đồ phân bố hệ đo nhiệt theo tiêu chuẩn ASTM D5470.
Hệ đo nhiệt trở được bố trí như sơ đồ hình 4. Khối đồng 
được gia nhiệt lên một nhiệt độ nhất định và được giữ nguyên 
trong một khoảng thời gian để có giá trị ổn định. Các giá trị 
T1, T2, T3, T4 tại các vị trí trên khối đồng nhỏ được lưu lại 
trong bộ ghi, sau đó các giá trị này sẽ được dùng để tính toán 
nhiệt trở trung bình của mẫu theo công thức: 
Hình 4. Sơ đồ phân bố hệ đo nhiệt theo tiêu chuẩn ASTM D5470. 
Hệ đo nhiệt trở được bố trí như sơ đồ hình 4. Khối đồng được gia nhiệt lên một 
nhiệt độ nhất định và được giữ nguyên trong một khoảng thời gian để có giá trị ổn định. 
Các giá trị T1, T2, T3, T4 tại các vị trí trên khối đồng nhỏ được lưu lại trong bộ ghi, sau 
đó các giá trị này sẽ được dùng để tính toán nhiệt trở trung bình của mẫu theo công thức: 
 (1) 
Với TA, TD được xác định theo công thức: 
 (2) 
 (3) 
Trong đó: ∆T = T1 - T2 = T3 - T4; là độ dẫn nhiệt riêng của đồng; dA là khoảng 
cách giữa T1 và T2; dB là khoảng cách giữa T2 và mặt trên của mẫu; dC là khoảng cách 
giữa T3 và T4; dD là khoảng cách giữa T3 và mặt dưới của mẫu. 
 (1)
Với T , T
D
 được xác định theo công thức:
Hình 4. Sơ đồ phân bố hệ đo nhiệt theo tiêu chuẩn ASTM D5470. 
Hệ đo nhiệt trở được bố trí như sơ đồ hình 4. Khối đồng được gia nhiệt lên một 
nhiệt độ nhất định và được giữ nguyên trong một khoảng thời gian để có giá trị ổn định. 
Các giá trị 1, 2, T3, T4 tại các vị trí trên khối đồng nhỏ được lưu lại trong bộ ghi, sau 
đó các iá trị này sẽ được dùng để tính toán nhiệt trở tru g bình của mẫu theo công thức: 
 (1) 
Với TA, TD được xác định theo công thức: 
 (2) 
 (3) 
Trong đó: ∆T = T1 - T2 = T3 - T4; là độ dẫn nhiệt riêng của đồng; dA là khoảng 
cách giữa T1 và T2; dB là khoảng cách giữa T2 và mặt trên của mẫu; dC là khoảng cách 
giữa T3 và T4; dD là khoảng cách giữa T3 và mặt dưới của mẫu. 
 (2)
ình 4. Sơ đồ phân bố hệ đo nhiệt theo tiêu chuẩn AST D5470. 
Hệ đo nhiệt trở được bố trí như sơ đồ hình 4. Khối đồng được gia nhiệt lên ột 
nhiệt độ nhất định và được giữ nguyên trong ột khoảng thời gian để có giá trị ổn định. 
Các giá trị T1, T2, T3, T4 tại các vị trí trên khối đồng nhỏ được lưu lại trong bộ ghi, sau 
đó các giá trị này sẽ được dùng để tính toán nhiệt trở trung bình của ẫu theo công thức: 
 (1) 
Với TA, TD được xác định theo công thức: 
 (2) 
 (3) 
Trong đó: ∆T = T1 - T2 = T3 - T4; là độ dẫn nhiệt riêng của đồng; dA là khoảng 
cách giữa T1 và T2; dB là khoảng cách giữa T2 và ặt trên của ẫu; dC là khoảng cách 
giữa T3 và T4; dD là khoảng cách giữa T3 và ặt dưới của ẫu. 
 (3)
Trong đó: ∆T = T1 - T2 = T3 - T4; l là độ dẫn nhiệt riêng 
của đồng; d
A
 là giữa T1 và T2; dB là khoảng 
cách giữa T2 và mặt trên của mẫu; dC là khoảng cách giữa 
T
3
 và T
4
; d
D
 là khoảng cách giữa T
3
 và mặt dưới của mẫu.
Hình 5. Kết quả đo độ dẫn nhiệt theo bề dày của các mẫu.
Đồ thị ở hình 5 là kết quả đo nhiệt trở trên một đơn vị 
diện tích theo bề dày của mẫu giấy Bucky chế tạo từ ống 
nano các bon và mẫu Bucky có tổng hợp PANI. Nhiệt trở 
của các mẫu giấy Bucky giảm khi có tổng hợp PANI được 
quan sát thấy ở hình 5. Có hai nguyên nhân bên trong cấu 
trúc giấy Bucky có thể giải thích cho điều này. Thứ nhất, 
PANI giúp làm tăng khả năng tiếp xúc giữa các ống nano 
các bon. Như chúng ta đã biết, lực liên kết giữa các ống 
nano các bon bên trong giấy Bucky chủ yếu là lực liên kết 
yếu Van der Waals, lực liên kết này sẽ bị yếu đi trong môi 
trường có độ nhớt cao như dầu silicone. Do đó khi thấm dầu 
silicone vào giấy Bucky, các ống nano các bon sẽ bị tách rời, 
làm giảm diện tích tiếp xúc giữa chúng, làm cho con đường 
truyền nhiệt bị gián đoạn và nhiệt trở sẽ tăng cao. Khi tổng 
hợp PANI vào giấy Bucky, PANI bao bọc theo các vị trí tiếp 
xúc, giúp cố định các sợi nano các bon, qua đó duy trì sự 
truyền nhiệt liên tục, kết quả là làm giảm nhiệt trở. Thứ hai, 
PANI giúp giảm thể tích không khí bên trong cấu trúc giấy 
Bucky. Giấy Bucky tạo thành bởi sự sắp xếp ngẫu nhiên của 
các ống nano các bon, điều này đã làm cho Bucky có một 
cấu trúc xốp, bên trong Bucky còn rất nhiều khoảng trống 
chứa không khí, trong khi đó độ dẫn nhiệt của không khí là 
rất thấp (khoảng 0,0026 W/m.K). Đây chính là một trong 
những nguyên n ân làm cho Bucky chưa tận dụng được ưu 
điểm về độ đẫ nhiệt cao của ống nano các bon. PANI sau 
khi tổng hợp lên Bucky đã giúp lấp đầy một phần không 
gian trống bên trong Bucky, điều này đã được quan sát và 
chứng minh qua kết quả ở hình 3. 
3161(3) 3.2019
Khoa học Tự nhiên
Hình 6. Kết quả độ dẫn nhiệt của Bucky và các mẫu Bucky có 
tổng hợp PANI.
Bằng phương pháp ngoại suy, chúng tôi tính toán được 
độ dẫn nhiệt của các mẫu tương ứng như kết quả trên hình 6 
và thống kê chi tiết trong bảng 1. Kết quả cho thấy khi tăng 
nồng độ PANI trên giấy Bucky, độ dẫn nhiệt của giấy tăng 
lên. Độ dẫn nhiệt tăng lần lượt là 0,38; 0,4; 0,51 tương ứng 
với các mẫu P-15, P-60 và P-90. Như vậy mẫu P-90 cao hơn 
hai lần so với giấy Bucky ban đầu có độ dẫn nhiệt là 0,26 
W/m.K. 
Bảng 1. Thống kê chi tiết kết quả các mẫu Bucky sau khi tổng 
hợp PANI theo thời gian.
Mẫu Thời gian
(phút)
% Bucky % PANI % Silicone Độ dẫn nhiệt
(W/m.K)
P-15 15 20,25 5,59 74,16 0,378
P-60 60 26,77 8,55 64,68 0,399
P-90 90 27,59 11,08 61,33 0,509
Nhìn vào kết quả độ dẫn nhiệt trong bảng 1 ta có thể thấy 
rằng, độ dẫn nhiệt tăng theo chiều tăng của mật độ PANI. 
Khối lượng PANI càng tăng, độ dẫn nhiệt cũng tăng lên. 
Kết quả này củng cố thêm kết luận về việc tổng hợp PANI 
lên giấy Bucky giúp cải thiện độ dẫn nhiệt thông qua việc 
lấp đầy các lỗ trống khí và gia cố cấu trúc các vị trí tiếp xúc 
giữa các sợi nano các bon để duy trì sự truyền nhiệt liên tục.
Kết luận
Như vậy, bằng cách tổng hợp PANI lên nền giấy Bucky 
đã đem lại một số cải thiện đáng chú ý. PANI góp phần gia 
cố các vị trí tiếp xúc giữa các ống nano các bon, lấp đầy 
các khoảng trống trong cấu trúc của giấy Bucky, từ đó giúp 
giảm nhiệt trở, tăng độ dẫn nhiệt của tấm composite Bucky/
ống nano các bon.
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tài chính từ Bộ 
Khoa học và Công nghệ thông qua đề tài “Nghiên cứu công 
nghệ chế tạo màng mỏng truyền nhiệt trên nền nano các bon 
ứng dụng cho các thiết bị điện và điện tử”, mã số ĐM.17.
NC/16.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] H. Chen, M. Chen, J. Di, G. Xu, H. Li, and Q. Li (2012), 
“Architecting three-dimensional networks in carbon nanotube 
buckypapers for thermal interface materials”, J. Phys. Chem. C, 
116(6), pp.3903-3909.
[2] P. Gonnet, et al. (2006), “Thermal conductivity of magnetically 
aligned carbon nanotube buckypapers and nanocomposites”, Curr. 
Appl. Phys., 6(1), pp.119-122.
[3] A.N. Volkov and L.V. Zhigilei (2012), “Heat conduction 
in carbon nanotubes materials: Strong effect of intrinsic thermal 
conductivity of carbon nanotubes”, Appl. Phys. Lett., 101(43113), 
pp.1-5.
[4] W.T. Hong and N.H. Tai (2008), “Investigations on the thermal 
conductivity of composites reinforced with carbon nanotubes”, Diam. 
Relat. Mater., 17(7-10), pp.1577-1581.
[5] X. Huang, C. Zhi, and P. Jiang (2012), “Toward effective 
synergetic effects from graphene nanoplatelets and carbon nanotubes 
on thermal conductivity of ultrahigh volume fraction nanocarbon 
epoxy composites”, J. Phys. Chem., 116(44), pp.23812-23820.
[6] Y. Xing, et al. (2015), “Carbon nanotube/Cu nanowires/Epoxy 
composite mats with improved thermal and electrical conductivity”, 
J. Nanosci. Nanotechnol., 15(4), pp.3265-3270.
[7] Z. Wanga, Z. Lianga , B. Wanga, C. Zhanga, L. Kramerb 
(2004), “Processing and property investigation of single-walled carbon 
nanotube (SWNT) buckypaper/epoxy resin matrix nanocomposites”, 
Composites Part A: Applied Science and Manufacturing, 35(10), 
pp.1225-1232. 
[8] Q. Wu, Y. Xu, Z. Yao, A. Liu, G. Shi (2010), “Supercapacitors 
Based on Flexible Graphene/Polyaniline Nanofiber Composite 
Films”, ACS Nano., 4(4), pp.1963-1970.
[9] L. Qiang, H. Munir, Nayfeh, Siu-Tung Yau (2010), “Brushed-
on flexible supercapacitor sheets using a nanocomposite of polyaniline 
and carbon nanotube”, Journal of Power Sources, 195, pp.7480-7483. 
[10] Trần Phước Toan, Đỗ Hữu Quyết, (2016), “Tổng hợp 
polyaniline bên trong cấu trúc nano của giấy bucky bằng phương 
pháp điện hóa”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 19(T3), 
pp.101-113.
[11] D. Jie, L. Xiaoyan, W. Xia, Z. Jinrui, Y. Dengguang, Q. Biwei 
(2015), “Fabrication of Vertical Array CNTs/Polyaniline Composite 
Membranes by Microwave-Assisted in Situ Polymerization”, 
Nanoscale Research Letters, 10(493), 
015-1201-z.
[12] ASTM, Standard test methods for thermal transmission 
properties of thin thermally conductive solid electrical insulation 
materials, Annual Books of Standards.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tinh_chat_nhiet_cua_tam_dan_composite_tren_nen_gi.pdf