Nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại bản thân – Hướng nghiên cứu cần quan tâm ở học đường

TÓM TẮT

Bài viết phân tích, tổng hợp một số công trình nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại bản thân

(THHBT) ở trẻ em xét từ hành vi lệch chuẩn và nguyên nhân hình thành hành vi này. Dưới góc độ

hành vi lệch chuẩn thì hành vi THHBT như là một trong những biểu hiện của hành vi lệch chuẩn.

Dưới góc độ nguyên nhân hình thành, hành vi THHBT xuất hiện do xu hướng thể hiện cảm xúc,

liên quan đến nhu cầu, lối sống, trải nghiệm cảm xúc. Từ đó, có thể đề xuất một hướng nghiên cứu

mới cần quan tâm về hành vi lệch chuẩn ở Việt Nam hiện nay.

pdf 12 trang yennguyen 5820
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại bản thân – Hướng nghiên cứu cần quan tâm ở học đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại bản thân – Hướng nghiên cứu cần quan tâm ở học đường

Nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại bản thân – Hướng nghiên cứu cần quan tâm ở học đường
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Tập 14, Số 10 (2017): 179-190 
EDUCATION SCIENCE
Vol. 14, No. 10 (2017): 179-190
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
179 
NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN 
– HƯỚNG NGHIÊN CỨU CẦN QUAN TÂM Ở HỌC ĐƯỜNG 
Huỳnh Văn Sơn* 
Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 20-8-2017; ngày nhận bài sửa: 11-10-2017; ngày duyệt đăng: 18-10-2017 
TÓM TẮT 
Bài viết phân tích, tổng hợp một số công trình nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại bản thân 
(THHBT) ở trẻ em xét từ hành vi lệch chuẩn và nguyên nhân hình thành hành vi này. Dưới góc độ 
hành vi lệch chuẩn thì hành vi THHBT như là một trong những biểu hiện của hành vi lệch chuẩn. 
Dưới góc độ nguyên nhân hình thành, hành vi THHBT xuất hiện do xu hướng thể hiện cảm xúc, 
liên quan đến nhu cầu, lối sống, trải nghiệm cảm xúc. Từ đó, có thể đề xuất một hướng nghiên cứu 
mới cần quan tâm về hành vi lệch chuẩn ở Việt Nam hiện nay. 
Từ khóa: hành vi hủy hoại bản thân ở trẻ em, hành vi lệch chuẩn. 
ABSTRACT 
Studying the self-destructive behavior 
– A research direction that needs more concerns in schools 
The article analyses and synthesizes some studies about the self-destructive behavior in 
children from a perspective of deviant behavior and causes of this behavior. From the perspective 
of deviant behavior, the self-destructive behavior is one of the symptoms of deviant behavior. From 
the perspective of causes, the self-destructive behavior occurs due to the tendency of expressing 
emotions, related to needs, life style, emotional experience; in light of which, the article proposes a 
new research direction that needs more concerns about deviant behavior in Vietnam nowadays. 
Keywords: children's self-destructive behavior, deviant behavior. 
1. Đặt vấn đề 
Trong cuộc sống hiện đại, nhất là trong môi trường giáo dục, việc rối loạn tâm thần 
học đường có tỉ lệ ngày càng cao là một vấn đề đáng được quan tâm. Các bệnh lí về sức 
khỏe tâm thần ở lứa tuổi trung học cơ sở có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm lí, tâm 
thần và đặc biệt là các lệch lạc về cảm xúc và hành vi. 
Sự phát triển tính cách tăng đậm là các phương án cực hạn của chuẩn bình thường, 
khi đó, các nét của tính cách được tăng cường có phần tăng đậm thái quá, thường bộc phát 
ở tuổi thiếu niên, vào giai đoạn hình thành tính cách và theo bám tương đối chặt chẽ với 
các giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ (Hoàng Gia Trang, 2016, tr.12). Trong tình trạng 
này, ở trẻ thiếu niên xuất hiện tính nhạy cảm tăng cường với một số tác động gây chấn 
thương tâm lí xác định, trong khi lại ổn định với các tác động khác. Các nghiên cứu về sự 
phát triển tính cách tăng đậm, đầu tiên là của K. Lêôngarđô, A. E. Litrcô, A. A. 
* Email: sonhuynhts@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 10 (2017): 179-190 
180 
Alêcxanđrôv và các tác giả khác đã khẳng định: Tính cách phát triển tăng đậm không phải 
là bệnh lí, mà là các phương án phát triển bình thường nhưng rất dễ dẫn đến các hành vi 
lệch chuẩn, trong đó có hành vi THHBT. Nếu không được chỉnh trị hoặc uốn nắn sẽ dẫn 
đến các bệnh thái nhân cách (và lúc đó đòi hỏi phải có sự tham gia, can thiệp của các nhà 
tâm thần học) (Hoàng Gia Trang, 2016, tr.12). Do đó, xác định lịch sử nghiên cứu về hành 
vi THHBT nhằm xây dựng cơ sở tâm lí - xã hội cho việc phát hiện và phòng ngừa hành vi 
THHBT cho học sinh là một việc làm cần thiết hiện nay. 
2. Giải quyết vấn đề 
Hành vi THHBT của trẻ vị thành niên được quan tâm khá nhiều ở nước ngoài. Hành 
vi, hành vi lệch chuẩn trong xã hội hiện đại thực sự trở thành một vấn đề thời sự, được các 
nhà tâm lí học, giáo dục học, các bác sĩ tâm thần quan tâm nghiên cứu. 
2.1. Nghiên cứu về hành vi THHBT là vấn đề đòi hỏi từ thực tiễn và cả lí luận trên thế 
giới hiện nay 
Mặc dù ở những góc độ khác nhau nhưng hành vi THHBT của trẻ vị thành niên được 
tiếp cận chuyên biệt hay khái quát đều có những đóng góp nhất định. Trên cơ sở này, có 
thể sắp xếp các nghiên cứu theo từng nhóm sau: 
Nhóm 1. Những nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn trong đó có dấu hiệu của 
hành vi tự hủy hoại 
Ban đầu, hành vi tự hủy hoại được nghiên cứu dưới góc độ hành vi lệch chuẩn là chủ 
yếu. Trên thực tế, vấn đề hành vi, hành vi lệch chuẩn cũng như vấn đề về trị liệu được 
quan tâm nghiên cứu từ cuối thế kỉ XIX, gắn liền với tên tuổi các nhà tâm thần học, tâm lí 
học, tiáo dục học, tiêu biểu là: S. Freud, V. N. Myasishchev, M. J. Eysench, D. W. 
Winnicott, G. E. Sukhareva 
Trước đó, năm 1934, T. P. Simson rút ra nhận xét: chấn thương tâm lí cấp tính dưới 
dạng sợ hãi, hoảng loạn được coi là quan trọng trong việc xuất hiện hành vi lệch chuẩn 
(Simson, 1934, tr.141). Cũng theo hướng nghiên cứu này, các tác giả G. E. Sukhareva thấy 
rằng trẻ em dưới 3 tuổi thường có phản ứng mạnh đối với sự thay đổi hoàn cảnh và những 
kích thích mới lạ, còn trẻ em trên 3 tuổi thì phản ứng mạnh với những hoàn cảnh sống khó 
khăn (G. E. Sukhareva, 1935, tr.519). 
Năm 1935, khi nghiên cứu về đặc điểm lứa tuổi với sự xuất hiện của những hành vi 
lệch chuẩn, T. P. Simson, M. M. Model và L. I. Galperin đã chỉ ra sự gia tăng theo độ tuổi 
những xung đột nội tâm bởi sự phát triển khả năng tự đánh giá yêu cầu đối với bản thân và 
khả năng xử lí nội tâm (Simson, Мodel, & Galperin, 1935, tr. 338). 
Trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi lệch chuẩn ở trẻ em phải kể đến tên tuổi của V. N. 
Myasishchev. Ông và các cộng sự đã có rất nhiều đóng góp cho lĩnh vực này bởi các 
nghiên cứu về nguyên nhân của hành vi lệch chuẩn. Ông chỉ ra rằng những mâu thuẫn tâm 
lí, mâu thuẫn nội tâm là nguyên nhân gây ra những hành vi lệch chuẩn ở trẻ em 
(Myasishchev, 1963, tr.150). V. N. Myasishchev (1995) nghiên cứu và khẳng định ảnh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Văn Sơn 
181 
hưởng của các mối quan hệ xã hội đối với việc gây ra những hành vi lệch chuẩn ở trẻ em 
(tr.356). Theo kết quả nghiên cứu của V. K. Miager (1973) thì có tới 80% hoàn cảnh gây 
chấn thương tâm lí dẫn đến những hành vi lệch chuẩn ở trẻ em là những mối quan hệ mâu 
thuẫn không giải quyết được và kéo dài giữa các thành viên trong gia đình (tr.711). 
V. I. Lebedev nghiên cứu các yếu tố gây ra hành vi lệch chuẩn ở trẻ em, gồm: Hoàn 
cảnh gia đình gây chấn thương tâm lí kéo dài; Thiếu sót trong giáo dục; Xung đột ở trường 
học; Chấn thương tâm lí cấp; Bố mẹ nghiện rượu nặng (Nguyễn Khắc Viện, Lê Thị Ngọc 
Anh, 1983, tr.160). 
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả đã quan tâm đến vấn đề phát sinh, phát 
triển hành vi lệch chuẩn ở trẻ em là con một trong gia đình. Golubeva, Gridneva, và 
Tonkova-Iampol'skaia đã đưa ra nhận xét là những đứa trẻ con một thường có những rối 
loạn quá trình thích nghi và hay có những hành vi lệch chuẩn khi đến nhà trẻ hay đi học 
(Golubeva, Gridneva, & Tonkova-Iampol'skaia, 1973, tr.1527). 
Từ năm 1960 đến nay, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có cố gắng xây dựng và 
hoàn thiện bảng phân loại các rối loạn tâm lí và thống nhất các thuật ngữ. Trước tình hình 
các rối loạn tâm lí, hành vi lệch chuẩn ngày càng có chiều hướng gia tăng, tổ chức Y tế 
Thế giới đã liên tục đưa ra vấn đề này vào chương trình nghị sự của nhiều cuộc hội thảo. 
Các nhà tâm lí giáo dục Pháp đặc biệt quan tâm đến vấn đề hành vi lệch chuẩn ở trẻ 
em và thanh thiếu niên. André Guillain - Giáo sư Tâm lí học Trường Đại học Paul Valery - 
Montpeller và cộng sự đã nghiên cứu năng lực nhận thức ở trẻ tự kỉ (Pry, Guillain, & 
Foxonet, 1996, tr.315). Dejean - D. Chantal – nhà Tâm lí học lâm sàng nghiên cứu nhằm 
thiết lập mạng lưới phòng ngừa chứng trầm cảm và tự sát ở thanh thiếu niên tỉnh Gers 
(Dejean - D. Chantal, 2001). 
Bên cạnh đó còn có những đóng góp mang tính toàn cầu đó là hai công trình nghiên 
cứu: Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD 10) ra đời năm 1991. Đây là kết quả sau hơn 30 
năm làm việc không ngừng của hơn 915 nhà tâm lí học có uy tín trên 52 quốc gia. Bảng 
phân loại này mang tính quốc tế vì phản ánh hầu hết các trường phái và truyền thống chủ 
yếu về Tâm bệnh học trên thế giới. Công trình này đã tập trung nghiên cứu rất kĩ về hành 
vi lệch chuẩn của trẻ em. Hành vi lệch chuẩn của trẻ em thuộc mục F91, phân thành 3 mục 
sau: F91 - 0: Hành vi lệch chuẩn khu trú trong môi trường gia đình; F91 - 1: Hành vi lệch 
chuẩn ở những người kém thích ứng xã hội; F91 - 2: Hành vi lệch chuẩn ở những người có 
thích ứng xã hội (Statistics, 1991, tr.40). Bảng phân loại bệnh học Hoa Kì DSM - IV ra đời 
năm 1994 được xây dựng trên cơ sở kế thừa phát triển DSM - I (1952), DSM - II (1968), 
DSM - III (1980). Trong bảng phân loại bệnh DSM - IV, hành vi lệch chuẩn của trẻ thuộc 
mục 321 - 8, đã đưa ra 15 tiêu chuẩn chẩn đoán và được chia thành bốn nhóm: Hung hãn 
với người và súc vật; Phá hoại tài sản; Gian lận hoặc ăn cắp; Vi phạm nặng nề các quy 
định (DSM-IV, 1991, tr.37). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 10 (2017): 179-190 
182 
Nhóm 2. Nhóm các nghiên cứu đề cập trực tiếp đến biểu hiện, nguyên nhân của 
hành vi tự hủy hoại 
Trước khi đề cập các nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại trong những năm gần đây thì 
cần nhắc đến nhóm tác giả Kathryn Kelley và cộng sự đã tiên phong nghiên cứu sâu về 
hành vi tự hủy hoại thông qua nghiên cứu “Tự hủy hoại mãn tính: Khái niệm, đo lường và 
nguyên nhân ban đầu” vào năm 1985. Nghiên cứu tiến hành trên 864 đối tượng (527 nữ, 
337 nam), kết quả cho thấy có giảm nhẹ về điểm số tự hủy hoại giữa các nhóm tuổi. Cá 
nhân có nguy cơ cao trong tự hủy hoại mãn tính là những người được điều trị thuốc hoặc 
lạm dụng rượu, đã phải trải qua một giai đoạn nổi loạn thời thanh niên (Kelley & cộng sự, 
1985, tr.151). 
Tiếp đến, tác giả Baumeister và Scher cũng là hai nhà Tâm lí học có những đóng góp 
sớm nhất cho vấn đề nghiên cứu này từ năm 1988. Hai tác giả đã chỉ ra được các biểu hiện 
và nguyên nhân của hành vi tự hủy hoại, trong đó nhấn mạnh đến cơ chế hi sinh cơ thể để 
phục vụ một mục tiêu xuất phát từ nhu cầu tâm lí, đơn cử như một thiếu niên muốn được 
khỏe mạnh và chăm sóc bản thân, nhưng để phù hợp với bạn bè của họ, để đạt được vị trí 
trong nhóm bạn bè thì họ phải sẵn sàng trải qua nghi lễ “bắt nạt” (Baumeister & Scher, 
1988, tr.22). 
Có thể nói, sau những năm 1990, hành vi tự hủy hoại bắt đầu được quan tâm nhiều 
hơn trên bình diện lí thuyết lẫn thực tiễn. Hành vi tự hủy hoại được nghiên cứu dần dần 
như một biểu hiện hành vi mang tính độc lập mà không còn nhìn nhận như một biểu hiện 
trong hành vi lệch chuẩn. Trong 20 năm trở lại đây, vấn đề nghiên cứu về hành vi THHBT 
được các nhà tâm lí học quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu là những trường hợp sau: 
- Các tác giả Van der Kolk, Perry và Herman trong đề tài “Nguồn gốc thơ ấu của hành 
vi tự hủy hoại” vào năm 1991 đã đưa ra kết luận: Những tổn thương về mặt tâm lí ở thời 
thơ ấu góp phần vào sự bắt đầu của hành vi tự hủy hoại, nhưng thiếu sự gắn bó vững chắc 
để duy trì nó. Những bệnh nhân nhiều lần tự tử hoặc tham gia vào hành vi tự cắt, làm đau 
bản thân kinh niên dễ bị phản ứng với căng thẳng hiện tại, đó như là sự trở lại của những 
tổn thương, sự thờ ơ, bỏ rơi, ruồng bỏ ở thời thơ ấu. Những kinh nghiệm gắn với sự an 
toàn cá nhân, sự giận dữ và những nhu cầu tình cảm có thể thúc đẩy sự phân li 
(dissociative episodes) và hành vi tự hủy hoại (Van der Kolk, Perry, & Herman, 1991, 
tr.1671). 
- Tác giả Boudewyn và Liem khi thực hiện nghiên cứu “Lạm dụng tình dục trẻ em như 
là sự dự báo của bệnh trầm cảm và hành vi tự hủy hoại ở tuổi trưởng thành” vào năm 
1995 đã tiến hành nghiên cứu trên mẫu khảo sát gồm 173 nam và 265 nữ, trong đó có 16% 
nam và 24% nữ cho biết họ đã bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ. Nghiên cứu cho rằng: 
Lạm dụng tình dục trẻ em, từ việc hôn không mong muốn đến việc vuốt ve để quan hệ tình 
dục không mong muốn, dự đoán bệnh trầm cảm, sự tự hủy hoại kinh niên, sự xuất hiện ý 
nghĩ tự hại, hành vi tự hại, ý tưởng tự sát, và cố gắng tự tử ở cả nam giới và nữ giới. Càng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Văn Sơn 
183 
bị lạm dụng tình dục thường xuyên và trong một thời gian dài thì càng có khả năng mắc 
chứng trầm cảm và dễ có nguy cơ tự hủy hoại hơn ở tuổi trưởng thành. Những căng thẳng 
khác kết hợp với việc bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ cũng góp phần dẫn đến những hậu 
quả tiêu cực lâu dài trong đời sống tâm lí. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định những 
nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa lạm dụng tình dục trẻ em với trầm cảm và sự tự 
hủy hoại ở người trưởng thành tồn tại với những minh chứng xác thực (Boudewyn & 
Liem, 1995, tr.459). 
Trong “Tiền sử thời thơ ấu của hành vi tự hủy hoại của người mắc chứng rối loạn 
nhân cách thể bất định” của nhóm tác giả Dubo, Zanarini, Lewis, và Williams vào năm 
1997 đã tiến hành nghiên cứu trên 42 bệnh nhân nội trú được chẩn đoán bị mắc chứng rối 
loạn nhân cách bất định (borderline persionality disorder) và 17 người mắc chứng rối loạn 
nhân cách khác cho rằng: “Việc lạm dụng tình dục của bố mẹ với con cái và việc bị bỏ bê 
tình cảm là một trong các nguyên nhân của hành vi tự hủy hoại của người mắc chứng rối 
loạn nhân cách thể bất định. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét 
ảnh hưởng của lạm dụng tình dục trong bối cảnh, môi trường sống của họ và cho rằng 
nguyên nhân của các triệu chứng bất định có thể do nhiều yếu tố nhưng những ám ảnh 
cưỡng bức là một nguyên nhân nổi trội dẫn đến hành vi tự hủy hoại” (Dubo, Zanarini, 
Lewis, & Williams, 1997, tr.69). 
Sự gắn bó không an toàn, sự chia li thời thơ ấu, sự bỏ mặc về tình cảm, lạm dụng 
tình dục và sự phân li là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi THHBT theo Gratz, Conrad, và 
Roemer. Nghiên cứu này được tiến hành vào năm 2002 với lượng mẫu nghiên cứu dựa trên 
biểu hiện hành vi THHBT của sinh viên. Kết quả nghiên cứu này là một đóng góp nhất 
định về lí luận của hành vi THHBT khi đã mô tả biểu hiện, lí giải nguyên nhân theo tiến 
trình trưởng thành của chủ thể (Gratz, Conrad, & Roemer, 2002 140). 
Nhóm tác giả Laye-Gindhu và Schonert-Reichl vào năm 2005 cũng đã có những 
nghiên cứu về bản chất, nguy cơ tiềm ẩn của hành vi THHBT ở trẻ vị thành niên. Nghiên 
cứu trên 424 khách thể cho thấy 15% thừa nhận có hành vi THHBT (Laye-Gindhu & 
Schonert-Reichl, 2005, tr.457). 
Cũng vào năm 2005, quyển sách gây chú ý “Buông khỏi hành vi tự hủy hoại” của 
Ferentz được tái bản vào năm 2014, đã nêu quan điểm rằng người tham gia vào các hành vi 
tự hủy hoại vì nó là một phương tiện để đối phó, họ đã không học được cách làm dịu bản 
thân trong những lúc đau khổ. Nó là phương thức duy trì cảm giác tội lỗi và xấu hổ, gây đau 
khổ trong mối quan hệ hoặc sự tổn thương về tâm lí. Trẻ em lớn lên trong hoàn cảnh bị lạm 
dụng tình dục, bạo lực gia đình, có bố hoặc mẹ nghiện ngập thường khó khăn trong việc tự 
làm dịu căng thẳng bằng những cách lành mạnh. Họ nhận thức rằng bản thân họ không quan 
trọng hoặc “khó ưa”, bản thân họ được thiết lập để tham gia vào các hành vi tự hủy hoại 
(Ferentz, 2014). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, S ...  hiện ban đầu của 
hành vi THHBT 
Tác giả Phạm Minh Hạc và các cộng tác viên đã tiến hành một nghiên cứu “Tìm hiểu 
nguyên nhân trẻ em phạm pháp và việc nghiên cứu nhân cách” đối với học sinh Trường 
Phổ thông Công - Nông nghiệp Thủy Nguyên ở Hải Phòng vào năm 1980 cho thấy có 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 10 (2017): 179-190 
186 
nhiều cơ sở để giải thích rằng giao tiếp nhóm (trẻ có quan hệ trong các nhóm bạn bè xấu) 
có thể là một trong những nguyên nhân cơ bản và trực tiếp đưa trẻ tới hành vi phạm pháp, 
học sinh từ 12 đến 14 tuổi dễ bị sa vào con đường phạm pháp (Phạm Minh Hạc, 1981, 
tr.12). 
Từ năm 1989, với sự ra đời của trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ và hàng loạt các phòng 
khám và chữa trị bằng liệu pháp tâm lí ở các bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Bạch 
Mai, có thể nói đó là sự khởi sắc cho việc nghiên cứu hành vi lệch chuẩn và trị liệu tâm lí. 
Trên cơ sở này, những nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn xã hội, hành vi THHBT nói chung 
và hành vi THHBT của học sinh bắt đầu được quan tâm. 
Người có công lao lớn trong việc nghiên cứu, phổ biến thực trạng, nguyên nhân và 
tác hại của các loại hành vi lệch chuẩn ở Việt Nam là cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Năm 
1996, trung tâm NT (nghiên cứu tâm lí trẻ em) đã sử dụng bảng phân loại bệnh của Pháp 
nghiên cứu và phân loại các rối loạn tâm lí ở Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã làm 
chủ nhiệm đề tài cấp Quốc gia: “Bước đầu nhận dạng và phân loại những biểu hiện tâm 
bệnh lí thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn hiện nay” được Hội đồng 
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đánh giá, xếp loại Xuất sắc và nghiệm thu ngày 
12/01/1997 (Nguyễn Khắc Viện, 1999). Đây không phải là nghiên cứu chuyên biệt về hành 
vi lệch chuẩn hay hành vi tự hủy hoại nhưng là một trong những nghiên cứu làm cho mối 
quan tâm đến vấn đề này trở nên phổ biến. 
Dưới góc độ nghiên cứu, chẩn đoán và trị liệu, bác sĩ Phạm Văn Đoàn thuộc trung 
tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em đã thống kê phân loại các rối loạn tâm lí của trẻ em và thanh 
thiếu niên qua 352 hồ sơ tính từ tháng 01/1989 đến tháng 10/1995 và đã đưa ra những 
nhóm cơ bản: loạn tâm, nhiễu tâm, bệnh lí về nhân cách và các rối loạn tiến triển ngoài 
loạn tâm và nhiễu tâm, các rối loạn phản ứng, các suy giảm tâm trí, các rối loạn chức năng 
công cụ và luyện tập, các rối loạn có biểu hiện thực thể và rối loạn ứng xử (Nguyễn Công 
Khanh, 2002, tr.17). 
Nghiên cứu của ngành Tâm thần học Việt Nam trong phạm vi cả nước năm 1992 
được tiến hành với trẻ em từ 10 - 17 tuổi, đã sử dụng theo chẩn đoán ở mục F91 của bảng 
phân loại bệnh ICD - 10, kết quả cho thấy có 3,7% trẻ có hành vi lệch chuẩn 
(21.960/124.194 em), trong đó nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ (Phạm Tiến Công, 2012, tr.21). 
Cũng có thể kể đến công trình nghiên cứu của Đặng Phương Kiệt từ 1997 - 1999 trên 
1266 học sinh tuổi từ 15 - 18 thuộc bốn trường trung học phổ thông ở Hà Nội. Kết quả 
nghiên cứu cũng cho thấy có 117 trẻ em có hành vi lệch chuẩn (chiếm 9,24%), trong đó 
hành vi lệch chuẩn chiếm tỉ lệ cao là nói dối, trốn học, bỏ tiết học (Đặng Phương Kiệt, 
1999). 
Một nghiên cứu thử nghiệm của Hội Tâm lí - Giáo dục Hà Nội về hành vi lệch chuẩn ở 
lứa tuổi THPT thuộc bốn trường ở Hà Nội đã phát hiện có khoảng 10% học sinh có ít nhất 
một biểu hiện hành vi lệch chuẩn (theo hệ thống phân loại của hội tâm thần học Mĩ DSM - 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Văn Sơn 
187 
IV). Đây cũng là đóng góp cụ thể cho những nghiên cứu thuộc hướng đi này (Phạm Tiến 
Công, 2012 tr.21). 
Nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh và cộng sự (tháng 4/2000) về rối nhiễu lo âu và 
kĩ năng thích ứng xã hội ở lứa tuổi trung học cơ sở (503 học sinh) thuộc ba trường trung 
học cơ sở khu vực Hà Nội cho thấy có ít nhất 17,74 - 18,81% học sinh có biểu hiện rối 
nhiễu lo âu và 17,65 - 19,21% học sinh thiếu kĩ năng thích ứng xã hội (có biểu hiện và 
hành vi kém thích nghi) trên tổng số học sinh điều tra (Nguyễn Công Khanh, 2002, tr.17). 
Hội thảo Việt - Pháp diễn ra tại Hà Nội (tháng 4/2000) với chủ đề “Trẻ em - Văn hóa 
- Giáo dục”, trong đó có rất nhiều báo cáo về tình trạng rối loạn tâm lí, hành vi của trẻ em 
Việt Nam như báo cáo của bác sĩ Hoàng Thị Cẩm Tú và cộng sự: “Các biểu hiện liên quan 
đến sức khỏe tâm thần ở trẻ em và vị thành niên ở hai phường dân cư thuộc Hà Nội”; Báo 
cáo của bác sĩ Đặng Phương Kiệt với nhan đề “Hành vi lệch chuẩn trong thanh thiếu niên học 
sinh”, làm cho vấn đề nghiên cứu về hành vi không “bình thường”, hành vi lệch chuẩn, hành vi 
có vấn đề trở nên được quan tâm nhiều hơn với những đầu tư nghiên cứu hệ thống, bài bản và 
cụ thể trên các nhóm đối tượng, trong đó có trẻ em, học sinh (Phạm Tiến Công, 2012, tr.22). 
Năm 2000, phòng thí nghiệm tâm lí cũng triển khai đề tài “Rối nhiễu tâm lí - chẩn 
đoán và trị liệu với học sinh trên địa bàn Hà Nội” do Nguyễn Phương Hoa làm chủ nhiệm. 
Nổi bật nhất đó là học sinh có một số biểu hiện rối nhiễu tâm lí và trong đó có những biểu 
hiện liên quan đến việc hành hạ bản thân mình, tự làm mình tổn thương (Nguyễn Phương 
Hoa, 2001). 
Theo điều tra: “Khảo sát hành vi có hại cho sức khỏe và các yếu tố bảo vệ ở học sinh 
trung học phổ thông nội thành Thành phố Hồ Chí Minh” do Trung tâm Truyền thông Giáo 
dục sức khỏe và Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Y tế thực hiện (07/4/2005) thì có 
đến 21% số học sinh được khảo sát từng bỏ học, 19% uống rượu, 16% hút thuốc lá, 11% 
đua xe. Tỉ lệ gây rối trật tự nơi công cộng, đánh nhau có vũ trang hoặc từng có quan hệ 
tình dục là 6% (Báo Tuổi trẻ, 2002). Tại hội thảo Sức khỏe thanh niên và vị thành niên tổ 
chức tại Hà Nội, ngày 30/6/2005, nhiều chuyên gia tâm lí cho rằng trong xã hội ngày nay 
đầy biến động, áp lực và cạnh tranh, trẻ em không chỉ cần được nuôi khỏe về thể chất mà 
cần được quan tâm về tinh thần. Hầu hết phụ huynh chưa nhận thức được giá trị của sức 
khỏe tâm thần của con cái để tự điều chỉnh hành vi (vừa làm bố mẹ, vừa làm bạn của con). 
Cách cư xử hà khắc của bố mẹ sẽ khiến con cái ngày càng xa rời bố mẹ về mặt tinh thần. 
Đặc biệt, có thể dẫn đến việc trẻ bỏ nhà đi theo bạn xấu và xuất hiện những hành vi tổn hại 
bản thân (Phạm Tiến Công, 2012, tr.23). 
Theo kết quả nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nhận thức về lối sống và hành vi đạo đức 
của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” của 
Thạc sĩ Đào Thị Vân Anh và cộng sự, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
thì mức độ vi phạm của học sinh trong trường học: đi học muộn, nghỉ học không xin phép 
mức độ không thường xuyên là 10,4%, thường xuyên là 1,2%; không học bài, làm bài đầy 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 10 (2017): 179-190 
188 
đủ mức độ không thường xuyên là 34,8%, thường xuyên là 2,3%; đọc truyện, làm việc 
riêng trong lớp mức độ không thường xuyên là 21,8%, thường xuyên là 1,6%; quay cóp 
trong giờ kiểm tra mức độ không thường xuyên là 24,1%, thường xuyên là 2,4%; hút thuốc 
lá mức độ không thường xuyên là 2,1%, thường xuyên là 0,5%; xem truyện, phim có nội 
dung bạo lực hoặc đồi trụy mức độ không thường xuyên là 4,7%, thường xuyên là 1,6%; 
trêu chọc bạn hoặc đánh nhau mức độ không thường xuyên là 15,8%, thường xuyên là 
2.1%. Theo kết quả trên thì số học sinh vi phạm các quy định của nhà trường là không 
nhiều, mức độ vi phạm của học sinh đối với một số hành vi đạo đức chủ yếu ở mức độ 
“không thường xuyên” (Đào Thị Vân Anh, 2005). 
Năm 2007, Đặng Thanh Nga đã nghiên cứu về đặc điểm người chưa thành niên có 
hành vi phạm tội. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập trạng thái cảm xúc, nhu cầu độc 
lập, nhận thức, sự quản lí và hiểu biết con cái của bố mẹ, ảnh hưởng của bạn bè đối với 
người chưa thành niên. Thực chất đó chính là những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi 
THHBT của người chưa thành niên (Đặng Thanh Nga, 2009). 
Nhìn chung, những nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn trong đó có hành vi tự hủy hoại 
bắt đầu được quan tâm, tuy nhiên, việc nghiên cứu chủ yếu đề cập những biểu hiện ban đầu 
của hành vi tự hủy hoại. 
Nhóm 2. Những nghiên cứu về hành vi THHBT và nguyên nhân của hành vi 
này 
Hủy hoại như là “xu hướng thể hiện sự tức giận, thù hằn hoặc xâm kích bằng cách hủy 
hoại bản thân và đây là một dạng hành vi lệch chuẩn (Vũ Dũng, 2008, tr.259). Đây là một 
trong những quan niệm khá chính thống nhìn về hành vi tự hủy hoại như một thuật ngữ 
chính thức trong tâm lí học ở Việt Nam. Có thể nói, thuật ngữ này đã minh chứng khá rõ nội 
hàm của hành vi này và các nhà tâm lí học hay các chuyên viên tư vấn, các giảng viên có thể 
sử dụng thuật ngữ này để lí giải các biểu hiện về dạng thức khá đặc biệt này trong hành vi 
của người vị thành niên hay giới trẻ. 
Nghiên cứu của Cao Minh Huệ, năm 2013, đã xác định thực trạng hành vi lệch chuẩn 
của trẻ vị thành niên ở Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình và nguyên nhân hình thành, 
cũng như xác định nhu cầu của trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn và đưa ra các biện 
pháp trợ để giúp quản giáo có thể dễ dàng tiếp cận và định hướng hành vi của trẻ. Tác giả 
đã tiến hành một số biện pháp thực nghiệm đem lại những hiệu quả đáng ghi nhận (Cao 
Minh Huệ, 2013, tr.8). 
Theo Phạm Hồng Tung, bên cạnh những đặc điểm và xu hướng lối sống tích cực, 
lành mạnh thì ở một bộ phận không nhỏ thanh niên Việt Nam đang có lối sống tiêu cực, 
THHBT. Nghiên cứu chỉ ra 4 đặc điểm và xu hướng tiêu cực trong lối sống của thanh niên 
hiện nay, đó là: (1) sống buông thả bản thân, (2) hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật, (3) 
sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm và nhiệt tình, (4) sống hời hợt, a dua theo các 
trào lưu “thời thượng”, tiếp thu xô bồ ảnh hưởng của văn minh, văn hóa bên ngoài (Phạm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Văn Sơn 
189 
Hồng Tung, 2007, tr.6). 
Trong những năm 2012 đến 2016, một số bài viết có liên quan cũng đề cập hành vi 
tự hủy hoại của học sinh trung học cơ sở từ lối sống emo, từ những xu hướng hành vi của 
giới trẻ nói chung trong đó có học sinh trung học phổ thông và học sinh trung học cơ sở. 
Có thể đề cập một số bài viết sau từ góc độ xã hội học, nhân học và cả tâm lí học: 
- Nguyễn Minh Ngọc cho biết, nhiều bạn trẻ cứ nghĩ rằng theo Emo (trào lưu sống 
theo cảm xúc) là phải rạch tay rồi hành hạ bản thân, nhưng chính những bạn đó cũng 
không hiểu bản chất của Emo. Họ đang nhầm lẫn giữa việc thể hiện cảm xúc và việc không 
kiềm chế được bản thân rồi nổi loạn (Báo An ninh Thủ đô, 23/06/2013). 
- Lê Minh Công cho rằng: “Thực chất của những người sống theo emo, đơn giản là vì 
họ muốn bộc lộ bản thân, muốn khẳng định hay là một cách lôi kéo bố mẹ, người lớn quan 
tâm đến họ. Mặt trái của emo là việc sống theo cảm xúc sẽ khiến cho bạn trẻ hành động 
theo cảm tính, rất dễ dẫn đến sai lầm. Đơn cử việc dùng dao lam, vật nhọn rạch lên tay, 
chân cho chảy máu trước mắt là hệ quả về thẩm mĩ. Không những thế, việc chung đụng 
những dụng cụ rạch sẽ có nguy cơ nhiễm các bệnh qua đường máu rất cao (Báo Công an 
Nhân dân, 20/04/2011). 
- Bên cạnh đó, quan điểm của Nguyễn Thị Hòa: Nguyên nhân của hành vi THHBT 
xuất phát từ việc cá nhân phải trải nghiệm các cảm xúc âm tính như giận dữ hoặc lo âu, cố 
ngăn chặn những kí ức đau buồn hoặc kêu gào được giúp đỡ. Tác giả đã đề cập một số 
triệu chứng của hành vi THHBT như sau: 
- Nỗ lực điên cuồng để tránh sự chối bỏ có thật hoặc chỉ là tưởng tượng. 
- Chuỗi các mối quan hệ liên cá nhân chóng vánh và không ổn định, đặc trưng bởi sự 
luân phiên giữa lí tưởng hóa và mất giá trị. 
- Nhận thức về bản thân bị nhiễu: hình ảnh bản thân không ổn định dai dẳng. 
- Xung động trong ít nhất hai lĩnh vực, xu hướng tiềm ẩn tự làm hại bản thân (như sử 
dụng chất gây nghiện/chất kích thích, lái xe liều lĩnh). 
- Hành vi tự sát tái diễn nhiều lần hoặc hành vi tự làm bản thân tổn thương; có thể bao 
gồm cả những lời đe doạ và cử chỉ, điệu bộ được lặp đi lặp lại. 
- Cảm giác trống rỗng dai dẳng. 
- Giận dữ quá mức một cách không thích hợp, khó kiểm soát cơn tức giận của bản 
thân. 
- Ý tưởng hoang tưởng liên quan đến stress ngắn hạn hoặc triệu chứng phân li trầm 
trọng. 
Theo thống kê, có đến 1/10 thanh thiếu niên tự hành xác mình, người bệnh luôn có 
khuynh hướng làm chính bản thân mình đau. Họ sẵn sàng dùng dao cắt vào tay, chân; bứt 
tóc, đốt da hoặc cào cấu cơ thể, đấm vào tường, tự tát vào mặt (Báo Sức khỏe và Đời 
sống, 02/7/2017). 
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Viên và Huỳnh Văn Sơn cũng cho thấy quan niệm khá rõ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 10 (2017): 179-190 
190 
về vấn đề hành vi THHBT. Thực tế, có không ít người cho rằng hành vi tự cắt tay chân, tự 
làm mình đổ máu, tự làm đau cơ thể hay tinh thần là biểu hiện của lối sống emo. Tuy nhiên, 
chính bản thể của biểu hiện này là hành vi THHBT. Thay vì cứ cho rằng đó là lối sống thì cần 
tiếp cận từ phương thức hành vi và biểu hiện cụ thể của nó trong cái nhìn của đời sống của cá 
nhân, những rối nhiễu và nguyên nhân của nó để tác động tích cực, nhằm giúp chủ thể có 
hành vi giải tỏa, cân bằng tâm lí và điều chỉnh hành vi (Nguyễn Văn Viên, 2012, tr.46). 
3. Kết luận 
Những nghiên cứu bước đầu về hành vi THHBT cho thấy việc nghiên cứu hành vi 
này được quan tâm ở nhiều góc nhìn. Thế nhưng ở một góc độ nhất định, hành vi tự hủy 
hoại cũng bắt đầu được nhìn nhận và lí giải một cách hệ thống và khoa học. Tuy vậy, các 
nghiên cứu này cho thấy việc phân loại và đề xuất giải pháp cho hành vi THHBT chỉ mang 
tích chất riêng lẻ như hành vi tự gây tổn thương, hành vi tự gây thương tích ở trẻ vị 
thành niên. Việc nghiên cứu sâu về biểu hiện và mức độ hành vi THHBT, đặc biệt ở trẻ vị 
thành niên, là một đóng góp có tính mới trong lĩnh vực nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn 
nói chung và hành vi THHBT nói riêng tại Việt Nam. Đây là hướng nghiên cứu xuất phát 
từ thực tiễn để tìm ra cách lí giải và đề xuất những biện pháp giáo dục sao cho phù hợp và 
hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Cao Minh Huệ. (2013). Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tiếp cận dưới góc độ công tác xã 
hội (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình). 
Nguyễn Văn Viên. (2012). Hành vi lệch chuẩn của vị thành niên tại các trường, trung tâm cai 
nghiện trực thuộc lực lượng thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh. (Luận văn 
Thạc sĩ), Trường Đại học Sư phạm TPHCM. 
Phạm Tiến Công. (2012). Thực trạng hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh trung học cơ sở thành 
phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu. (Luận văn Thạc sĩ), Trường Đại học Sư phạm TPHCM. 
Báo Công an Nhân dân. (20/4/2011). Nhiều người trẻ học đòi lối sống Emo “biến tướng”. Truy cập 
từ  
Báo Sức khỏe và Đời sống. (02/07/2017). Thích hành hạ bản thân, cảm giác muốn chết là bệnh gì?. 
Truy cập từ 
giac-muon-chet-la-benh-gi_700-536-182375.html 
Báo Tuổi trẻ. (2002). 21% học sinh trung học phổ thông ở TP HCM bị trầm cảm. Truy cập từ 
cam/10800089/248/ 
Ferentz, L. (2014). Letting Go of Self-destructive Behaviors: A Workbook of Hope and Healing: 
Routledge. 
Gail Fernandez. (2014). Teens Cutting and Other Self Injurious Behavior in Children and 
Adolescents. from https://childdevelopmentinfo.com/child-psychology/cutting-teens-
children/. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ve_hanh_vi_tu_huy_hoai_ban_than_huong_nghien_cuu.pdf